Nơi đất khách, tôi là người xa lạ
chìm vào đêm, càng thấy quá lạ xa,
dường như tôi bị giết ở quê nhà
và họ ném xác tôi xa khuất mắt.

Và thân xác tôi còn hơi ấm áp
không chờ mong dù một chút cầu may,
khi bay lên đâu đó khắp trời này,
lúc vật vã, quật quăng ngay mặt đất.

Chả có lẽ tôi không là người đã
từng di cư một nửa, dở dang,
tránh cảm giác kinh tởm vì ước mong
ném đi hết quả không kết trái?

Tôi che mắt như khi tôi bị đánh,
để quạ đàn không mổ nát mắt tôi.
Thế hệ tôi là chính đoàn quân
bị đánh bại nát tan vì chiến thắng.

Này đợt sóng thứ năm – khởi đầu biển cả-
cảnh di cư dang dở xua đuổi ta đến đâu,
Trốn đi đâu, chạy tránh những khổ đau,
tránh vỡ mộng, xấu xa, xấu hổ?

Tôi rời bỏ cái hạnh phúc kiểu đó,
cái niềm vui chỉ có chọn một trong hai,
hoặc ở đây, nước Mỹ, Măcđônan,
hay ở đó, Matxcơva, Puskin.

Ở Quê hương, Tổ quốc ngày một ít,
muốn thấy người trong quán nước ngâm nga,
trong hình hài gái chính thống giáo – ghêi sa,
nhưng bị kẹp nằm trong tay bạo chúa.

Những gấu Nga trên sàn diễn xiếc
đấm đá nhau, phát chết vì buồn.
Rời Quê hương, Tổ quốc bỏ đi luôn,
Nếu tất cả chạy quê hương đi hết.

Thiếu Tổ quốc, lòng trống không khủng khiếp
suy nghĩ buồn bám theo bước chân ta.
Ta muốn gì trong cuộc sống của ta –
muốn được hiểu ở đây và ở đó.

Nhưng ở Nga, mỗi quả dưa chuột nhỏ
dính trên mình chút đất bở ướt mềm
như con người bé nhỏ mới ra đời
cứ cắt rốn – đều coi là thân thiết.

Nhưng ở Nga có Iatxnaia Paliana- Rừng sáng
bởi bất kì vùng đất khách tôi đi,
tôi suốt đời không rời nó một ly,
tôi phỉ nhổ tất những gì mua chuộc.

Gì đi nữa, ta trung thành với Tổ quốc
dù phải chôn bao mơ ước, cầu mong
Không nhận thấy, chúng ta thành Tổ quốc.
Vậy làm sao, ta bỏ được ta đi?