Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Chế Lan Viên » Ánh sáng và phù sa (1960) » Tiếng hát con tàu
Trước hết cần phải thấy rằng đây không phải là bài thơ ra đời ngẫu nhiên do tư biện về con tàu và Tây Bắc. Theo Hà Minh Đức trong Nhà văn nói về tác phẩm, khi ấy Chế Lan Viên đau yếu, không đi đâu được. Trong khi các bạn đồng nghiệp đi thực tế ở nhiều nơi. Bài thơ được viết ra như là để tự an ủi mình, nhan đề đầu tiên của nó là Con tàu Tây Bắc.
Bốn câu đề từ cho thấy cách suy nghĩ hợp lí của Chế Lan Viên:
Tày Bắc ư? Có riêng gì Tây BắcNhư vậy Tây Bắc chỉ là một địa danh, là một miền đất mà nhà thơ cần đi tới. Nhưng có nhất thiết phải tới không, phải đi bằng một chuyến tàu khách hành từ Hà Nội hay không? Khi mà lòng nhà thơ đã hoá những con tàu? Khi mà tiếng hát từ bốn bề đang phơi phới. Nhà thơ cho rằng như thế, Tây Bắc đã ở trong hồn minh.
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi tổ quốc bốn bề lèn tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu
Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà NộiThế là nhà thơ đi Tây Bắc bằng con đường riêng, bằng con tàu tâm tưởng. Bởi nếu lòng đóng khép thì sẽ chẳng có thơ đâu.
Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?