Thơ » Pháp » Charles Baudelaire » Hoa khổ đau (1857) » Nhân cảnh Paris
Đăng bởi hongha83 vào 13/01/2010 01:56
À Victor Hugo
I.
Dans les plis sinueux des vieilles capitales,
Où tout, même l'horreur, tourne aux enchantements,
Je guette, obéissant à mes humeurs fatales,
Des êtres singuliers, décrépits et charmants.
Ces monstres disloqués furent jadis des femmes,
Eponine ou Laïs! Monstres brisés, bossus
Ou tordus, aimons-les! ce sont encor des âmes.
Sous des jupons troués et sous de froids tissus
Ils rampent, flagellés par les bises iniques,
Frémissant au fracas roulant des omnibus,
Et serrant sur leur flanc, ainsi que des reliques,
Un petit sac brodé de fleurs ou de rébus;
Ils trottent, tout pareils à des marionnettes;
Se traînent, comme font les animaux blessés,
Ou dansent, sans vouloir danser, pauvres sonnettes
Où se pend un Démon sans pitié! Tout cassés
Qu'ils sont, ils ont des yeux perçants comme une vrille,
Luisants comme ces trous où l'eau dort dans la nuit;
Ils ont les yeux divins de la petite fille
Qui s'étonne et qui rit à tout ce qui reluit.
-- Avez-vous observé que maints cercueils de vieilles
Sont presque aussi petits que celui d'un enfant?
La Mort savante met dans ces bières pareilles
Un symbole d'un goût bizarre et captivant,
Et lorsque j'entrevois un fantôme débile
Traversant de Paris le fourmillant tableau,
Il me semble toujours que cet être fragile
S'en va tout doucement vers un nouveau berceau;
A moins que, méditant sur la géométrie,
Je ne cherche, à l'aspect de ces membres discords,
Combien de fois il faut que l'ouvrier varie
La forme de la boîte où l'on met tous ces corps.
-- Ces yeux sont des puits faits d'un million de larmes,
Des creusets qu'un métal refroidi pailleta ...
Ces yeux mystérieux ont d'invincibles charmes
Pour celui que l'austère Infortune allaita!
II.
De Frascati défunt Vestale enamourée;
Prêtresse de Thalie, hélas! dont le souffleur
Enterré sait le nom; célèbre évaporée
Que Tivoli jadis ombragea dans sa fleur,
Toutes m'enivrent; mais parmi ces êtres frêles
Il en est qui, faisant de la douleur un miel,
Ont dit au Dévouement qui leur prêtait ses ailes:
Hippogriffe puissant, mène-moi jusqu'au ciel!
L'une, par sa patrie au malheur exercée,
L'autre, que son époux surchargea de douleurs,
L'autre, par son enfant Madone transpercée,
Toutes auraient pu faire un fleuve avec leurs pleurs!
III.
Ah! que j'en ai suivi de ces petites vieilles!
Une, entre autres, à l'heure où le soleil tombant
Ensanglante le ciel de blessures vermeilles,
Pensive, s'asseyait à l'écart sur un banc,
Pour entendre un de ces concerts, riches de cuivre,
Dont les soldats parfois inondent nos jardins,
Et qui, dans ces soirs d'or où l'on se sent revivre,
Versent quelque héroïsme au coeur des citadins.
Celle-là, droite encor, fière et sentant la règle,
Humait avidement ce chant vif et guerrier;
Son oeil parfois s'ouvrait comme l'oeil d'un vieil aigle;
Son front de marbre avait l'air fait pour le laurier!
IV.
Telles vous cheminez, stoïques et sans plaintes,
A travers le chaos des vivantes cités,
Mères au coeur saignant, courtisanes ou saintes,
Dont autrefois les noms par tous étaient cités.
Vous qui fûtes la grâce ou qui fûtes la gloire,
Nul ne vous reconnaît! un ivrogne incivil
Vous insulte en passant d'un amour dérisoire;
Sur vos talons gambade un enfant lâche et vil.
Honteuses d'exister, ombres ratatinées,
Peureuses, le dos bas, vous côtoyez les murs;
Et nul ne vous salue, étranges destinées!
Débris d'humanité pour l'éternité mûrs!
Mais moi, moi qui de loin tendrement vous surveille,
L'oeil inquiet, fixé sur vos pas incertains,
Tout comme si j'étais votre père, ô merveille!
Je goûte à votre insu des plaisirs clandestins:
Je vois s'épanouir vos passions novices;
Sombres ou lumineux, je vis vos jours perdus;
Mon coeur multiplié jouit de tous vos vices!
Mon âme resplendit de toutes vos vertus!
Ruines! ma famille! ô cerveaux congénères!
Je vous fais chaque soir un solennel adieu!
Où serez-vous demain, Éves octogénaires,
Sur qui pèse la griffe effroyable de Dieu?
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi hongha83 ngày 13/01/2010 01:56
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi hongha83 ngày 13/01/2010 02:21
Tặng Victor Hugo
I
Trong ngõ phố quanh co các đô thành cổ kính
Mà tất cả dù ghê tởm cũng hoá say sưa
Để lòng nghe những thói quen nghệp chướng
Tôi rình mò theo dõi những bà lão già nua
Những thân hình tàn tạ ấy xưa đã là thiếu phụ
Eponine, Laïs... nay tiều tuỵ lom khom
Hãy yêu họ vì dưới những manh quần rách tã
Những lần áo mỏng manh vẫn là những tâm hồn
Lết lê trong những cơn bão táp, lạnh lùng, tàn bạo
Khập khiễng, nẩy người, khi những chiếc xe buýt chạy qua
Tay nắm chặt bên mình những di vật xưa quý báu
Một cái túi con thêu hình đố với thêu hoa
Chân thấp chân cao lò cò như những con rối
Mệt mỏi, lết lê như những con thú bị thương
Không muốn múa mà cứ phải nhay hoài, ôi hình tội
Như có con quỷ ác nào giật những dây chuông
Tàn tạ thế nhưng mà sao đôi mắt
Vẫn sắc, vẫn sâu, xoắn như chiếc dùi khoan
Sáng như hố nước trong đêm đen u uất
Đẹp như mắt thơ ngây em gái nhỏ ngỡ ngàng
Bạn có để ý chăng những chiếc quan tài bên lão
Cũng chỉ bé như của những thiếu nhi
Thần chết tinh ranh trong những chiếc quan tài giống nhau kia muốn đến
Một biểu tượng say mê, đặc biệt, dị kỳ
Và mỗi khi thoáng thấy, một bóng ma yếu ớt
Qua đường phố Paris nhộn nhịp như kiến đông người
Tôi mường tượng như bóng người kia lả lướt
Đang lừ lừ đi trở lại một chiếc nôi
Rực cháy phải là tôi đang tìm để giải
Một bài toán hình và tính thử để xem
Người thợ quan tài mấy lần phải đổi
Kích thước chiếc hòm cho những xác nhỏ hom hem
Những con mắt như giếng khơi đầy muôn dòng lệ
Những nồi nung long lanh ánh kim khí đã nguội rồi
Những đôi mắt u huyền có trăm ngàn thi vị
Chỉ những ai đã từng uống đau khổ tự trong nôi
II
Frascati, lầu xưa, những nàng trinh nữ
Khát khao tình yêu, những nàng ca kỹ, than ôi
Chỉ người nhắc vở chết rồi biết tên, biết họ
Vườn Tivoli xưa, những sắc đẹp lả lơi
Tất cả tôi đều say mê nhưng trong những thần linh gày yếu ấy
Có những con người nếm đau khổ ngọt như đường
Và đã mượn đôi cánh dài vĩ đại
Của hy sinh để bay tới thiên đường
Người thì vì tổ quốc quê hương chịu cực
Người thì vì chồng mang nặng đau thương
Người thì vì con lòng đau như cắt
Mỗi một người nước mắt chảy thành sông
III
Tôi đã đi theo gót, bao nhiêu bà già còm cõi ấy
Có một bà trong những buổi chiều tà
Khi ánh dương hồng biến chân trời thành vết thương dài máu chảy
Đến ngồi một mình trên chiếc ghế vườn hoa
Lắng tai nghe một dàn nhạc đồng sang sảng
Nơi những nhạc binh dội ngập các công viên
Trong những buổi chiều vàng mà lòng thêm khoái sảng
Rót vào lòng người thành thị chút dũng cảm cương kiên
Bà già này đường bệ, hiên ngang, lưng còn thẳng
Ngồi lắng nghe từng tiếng nhạc bản hùng ca
Đôi mắt có lúc sáng ngời như mắt phượng
Vầng trán đẹp như trán cẩm thạch để mang hoa
IV
Cứ thế đi trên đường, nhẫn nhục không than không thở
Qua những đô thành đông đúc, huyên náo, hỗn mang
Những lòng mẹ máu trào, những ca nhi, tiết phụ
Mà ngày xưa tên tuổi, tiếng đồn vang
Những nàng đã một thời nổi danh tài sắc
Nhưng bây giờ chẳng ai biết, chẳng ai hay
Một lão say nhè đi qua ghẹo một lời thô tục
Một thằng nhãi con theo chân chế giễu mỉa mai
Nuốt tủi ngậm hờn, chán chường cuộc sống
Các bà đi hổ thẹn, lách men tường
Chẳng ai hỏi, chẳng ai chào, ôi số phận
Lạ lùng, tàn tạ như từ lâu trọn kiếp đoạn trường
Nhưng mà tôi, tôi vẫn dõi theo, xót thương, cảm động
Từ đằng xa, mắt dính mỗi bước người đi
Như một người cha, theo bước con chập chững
Tôi một mình vui thầm những lạc thú huyền bí, dị kỳ
Tôi thấy cả những tình duyên xưa, thơ ngây, chói lọi
Tôi sống cả những mối tình âm thầm hay như hoa nở thắm tươi
Trái tim tôi nhân lên, say sưa những điều lầm lỗi
Tâm hồn tôi rực sáng những đức hạnh của người
Ôi! Điêu tàn, một hội một thuyền với ta, cốt nhục
Mỗi buổi chiều tôi lại long trọng tạm biệt các người
Ngày mai, nàng sẽ đến đâu, hỡi những nàng Evơ già tám chục
Quằn quại đau thương trong nanh vuốt chúa trời