同明仲遊錫山寺題壁

島嶺西成片片龍,
天然秀出小孤峰。
潭開江勢環三面,
山抱村居鬱幾重。
黛色半欗橫翠幛,
濤聲一枕落寒松。
醉遊不覺懷蒲藹,
度盡闍黎百八鐘。

 

Đồng Minh Trọng du Tích Sơn tự đề bích

Đảo lĩnh tây thành phiến phiến long,
Thiên nhiên tú xuất tiểu cô phong.
Đàm khai giang thế hoàn tam diện,
Sơn bão thôn cư uất kỷ trùng.
Đại sắc bán lan hoành thuý trướng,
Đào thanh nhất chẩm lạc hàn tùng.
Tuý du bất giác hoài bồ ái,
Độ tận đồ lê bách bát chung.


Minh Trọng: xem chú thích bài Đồng Bùi nhị Minh Trọng Trà giang dạ bạc. Tích Sơn không rõ ở đâu, có thể tên Nôm là núi Thiếc.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (5 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Thái Trọng Lai

Vụ mùa lớp lớp vảy rồng
Trơ vơ mỏm núi giữa vùng thiên nhiên
Sông, đầm giăng mắc ba bên
Núi ôm xóm nhỏ, xanh thêm mấy lần
Nền xanh, kẻ nửa vệt than
Sóng ru gối mộng, reo hàng thông êm
Say rồi thèm chiếc chiếu mềm
Chuông chùa trăm tám tiếng rền chẳng hay

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trương Việt Linh

Núi đảo thành tây lớp vảy rồng
Đất trời tô điểm ngọn cô phong
Đầm liền sông tiếp vây ba mặt
Núi  bọc thôn ôm khép mấy vòng
'Sắc thẩm bóng cây loang trướng biếc
Sóng ru khói mộng lạnh hàng thông
Chiều êm chợt nhớ cơn vui thú
Trăm tám hồi chuông tiếng vọng ngân

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Tích Sơn tự ở đâu

Chú của bài có ghi “Tích Sơn không rõ ở đâu, có thể tên Nôm là núi Thiếc”. Xin bàn việc này.

Trong bài Đồng Minh Trọng du Tích Sơn tự đề bích tác giả mô tả quang cảnh chùa “Đảo lĩnh tây thành phiến phiến long, Thiên nhiên tú xuất tiểu cô phong”, nghĩa là dưới chân Tam Đảo, một mạch (long) dải nhỏ mảnh ở phía tây kinh thành trên đỉnh nhỏ cô độc. Rồi “Đàm khai giang thế hoàn tam diện, Sơn bão thôn cư uất kỷ trùng” nghĩa là đầm mở thế sông quanh ba mặt, núi ôm mấy thôn xóm sấm uất. Từ đó ta có thể đoán được chùa quanh khu vực Tam Đảo, Vĩnh Yên.

Hãy xem bản đồ Vĩnh Yên thành phố dưới chân Tam Đảo. Điểm chú ý là Phường Tích Sơn ba mặt là Đầm Vạc rộng lớn, có thể Tích Sơn tự ở đây.

Trích bài giới thiệu cho khách du lịch Vĩnh Yên:
“Chùa Tích Sơn - Di tích lịch sử văn hoá quốc gia

Chùa Tích Sơn được xây dựng từ lâu đời (cuối giai đoạn Nhà Lý). Tên tự gọi là “Ngũ Phúc Tự” (nghĩa là chùa Ngũ Phúc) hay còn gọi là chùa của 5 làng Tích Sơn cổ (gồm làng Tiếc, làng Hạ, làng Khâu, làng Đậu, làng Sậu). Hiện nay Chùa Tích Sơn thuộc phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là ngôi Chùa duy nhất được xếp hạng di tích Lịch Sử Quốc Gia tại thành phố Vĩnh Yên.

Theo cứ liệu Lịch sử:
- Thế kỷ VII – X: Tích Sơn thuộc huyện Tân Xương – Phong Châu.
- Thời Lý (XI – XII): Tích Sơn thuộc phủ Đại Thông.
- Thời Trần (XIII – XV): Tích Sơn nằm trong huyện Dương (tức Tam Dương)

Tích Sơn 錫山 xưa kia nghĩa là dãy núi hình cây gậy Tích Trượng của Nhà Phật (dãy núi này còn gọi là núi Phượng Hoàng hay Phượng Lĩnh).

Chùa toạ lạc ở phần cao nhất của ngọn núi hình đầu gậy, có vị trí địa lý rất đẹp và thơ mộng, có đầm nước bao bọc xung quanh, bốn mùa mát mẻ rất thích hợp cho động thực vật phát triển phồn thịnh.

Đến năm 1890, thực Dân Pháp đến chiếm đóng tại Chùa, lấy đất Chùa xây dựng toà nhà Quan Chánh xứ và thành lập tỉnh lỵ Vĩnh Yên nên Chùa phải di chuyển về vị trí hiện nay.”

Từ căn cứ trên ta có thể nói Tích Sơn tự mà cụ Cao Bá Quát mô tả nằm ở đỉnh đồi toà Quan Chánh xứ Pháp, chùa Tích sơn nay đã ở vị trí mới gần vị trí chùa cũ.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Văn Dũng Vicar

Tam Đảo tây thành mạch long phơi
Thiên nhiên cẩm tú đỉnh non côi
Đầm nối thế sông quanh ba mặt
Núi ôm thôn xóm rậm mấy đồi
Sắc xanh nửa thẫm trùm trướng biếc
Sóng reo một gối lạnh thông rơi
Khách say chưa tỉnh mong chiếu đẹp
Nghe hết sư chuông trăm tám hồi.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Núi đảo thành tây xếp vảy rồng,
Thiên nhiên tô điểm một chòm non.
Thế sông đầm mở bao ba mặt,
Núi  bọc nơi thôn khép mấy vòng.
Xanh sẫm nữa hiên loang trướng biếc,
Sóng ru khói mộng phủ quanh tùng.
Cơn say chợt nhớ nằm trên cỏ,
Trăm tám hồi chuông vọng tiếng rung.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời