秋晚靈雲寺鍾樓閒望其一

今古閒中付一沙,
小欗杆倚梵王家。
江通闤貴征帆過,
飛礙遙村旅雁斜。
幽徑舊裁千里樹,
畫詹初放一枝花。
登高誰會吾心曲,
應有秋山曉暮遐。

 

Thu vãn Linh Vân tự chung lâu nhàn vọng kỳ 1

Kim cổ nhàn trung phó nhất sa,
Tiểu lan can ỷ Phạm vương gia.
Giang thông hoàn hội chinh phàm quá,
Phi ngại giao thôn lữ nhạn tà.
U kính cựu tài thiên lý thụ,
Hoạ thiêm sơ phóng nhất chi hoa.
Đăng cao thuỳ hội ngô tâm khúc,
Ưng hữu thu sơn hiểu mộ hà.

 

Dịch nghĩa

Xưa nay nhàn rỗi thường ra bãi cát (ngồi chơi)
Có hàng lan can nhỏ tựa vào ngôi chùa
Dòng sông thông với chợ triền, cánh buồm lướt qua
Đám mây che khuất thôn xa, con chim nhạn lẻ xa nhà chao nghiêng
Rậm rạp xưa trồng ngàn dặm cây (trúc)
Vẽ vời nay phỏng một cành hoa (mai)
Lên cao ai hiểu khúc tâm tình của ta
Sớm chiều vời vợi cánh rừng thu xa.


Chú thích của tác giả: Chùa ở góc Vĩnh Doanh phía trước một con khe bao quanh.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Bùi Văn Chất

Xưa rỗi thường ra bãi cát chơi
Dựa lan can nhỏ thảnh thơi ngồi
Sông thông triền chợ buồm qua bến
Mây khuất thôn xa nhạn chéo trời
Rậm rạp xưa trồng ngàn dặm trúc
Lẻ loi nay phỏng một cành mai
Lên cao ai hiểu lòng ta nhỉ
Hôm sớm rừng thu ngóng dặm ngoài

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Văn Dũng Vicar

Xưa nhàn hồn gửi bãi phù sa
Lan can chùa tựa, vọng yên hà
Sông thông bến chợ thuyền qua lại
Bay khuất thôn xa nhạn nghiêng sà
Lối tĩnh xưa trồng cây nghìn dặm
Mắt nhìn vừa vẽ một cành hoa
Lên cao ai biết lòng ta quạnh
Sớm chiều vời vợi núi thu xa.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Vĩnh Doanh.Linh Vân tự ở đâu?

Chùa ở góc Vĩnh Doanh phía trước một con khe bao quanh (chú của tác giả).Để hiểu các bài thơ và bản dich
về"Nhàn vọng, từ trên gác chuông chùa Linh Vân vào chiều thu"thì cần biết về ngôi chùa về địa danh và bối cảnh tác giả viết,xin cung cấp để bạn đọc tham khảo:
Vĩnh Doanh vốn là vùng kẻ Vang hoặc kẻ Vịnh ngày xưa.Sau đó,lần lượt đổi thành Kẻ Vinh,Vĩnh Giang,Vĩnh Doanh,Vinh Thi.Vĩnh Doanh là tên trấn thời nhà Lê,có thôn Vĩnh Yên và thôn Yên Vinh,nay là địa bàn thành phố Vinh.Thôn này sau là làng Vĩnh Yên,thuộc xã Yên Trường,tổng Yên Trường,huyện Chân Phúc,phủ Đức Quang,trấn Nghệ An.Đến thời nhà Nguyễn,thuộc huyện Nghi Lộc.Nơi đây có chợ Vĩnh và làng Yên Vinh,còn gọi là làng Vang, là nơi có Toà Công sứ Pháp được xây dựng năm 1897 ở ngoài thành Nghệ An,phía tây thành,cạnh sông Vĩnh Giang và chợ Vĩnh. Theo Đinh Xuân Vịnh, trong Sổ tay địa danh Việt Nam,thì vì Toà Công sứ Pháp đóng ở thôn Yên Vinh, nên về sau tên gọi Vinh dần dần thay thế cho tên gọi cũ là Vĩnh (tiếng địa phương gọi là Vịnh).
Về chùa Linh Vân.Theo“Đại Nam Nhất Thống Chí”chép rằng:“chùa cổ Linh Vân ở xã An Trường,huyện Nghi Lộc,tỉnh Nghệ An (nay thuộc Thành phố Vinh),tương truyền do Cao Biền,đời Đường Ý Tông (841-873)được cử làm Tiết độ sứ cai quản Giao Châu là một người rất giỏi về phong thuỷ xây dựng.Khi đặt chân lên đất Nghệ An,nhận thấy long mạch ẩn vào dãy núi Đại Huệ kéo dài về phía Đông,tạo thành phần đầu của con rồng,biểu hiện tụ khí địa linh nhân kiệt,năm 886 Cao Biền đã cho dựng chùa ở đây để cầu may, đặt tên chùa là Linh Vân tự.Phía đông và phía nam chùa có sông Cồn Mộc chảy qua sông này được nối với sông Lam,Chùa hướng ra bến sông cạnh chùa có giếng đá,cảnh trí đẹp mắt,được coi là danh thắng”.Thời vua Tự Đức nhà Nguyễn ban phong khi vua đến thăm chùa cho đổi tên thành Cần Linh tự.Với diện tích trên 6000m2 toạ theo hướng Đông–Tây,gồm tổng thể kiến trúc tam quan,bái đường,thượng điện, nhà tổ, tả hữu vu,nhà phụ,tháp mộ, sân chùa, vườn hoa cây cảnh, phía ngoài có ao sen tạo nên cảnh thanh túc nghiêm thanh tịnh, thắng cảnh trang nghiêm và tráng lệ.Trải qua các cuộc chiến tranh nhưng chùa Cần Linh vẫn giữ được vẻ trang nghiêm,tịch mặc, đúng tinh thần của một Già Lam Phật cảnh.Chùa còn được gọi là Chùa Sư Nữ toạ lạc tại phường Cửa Nam,thành phố Vinh,tỉnh Nghệ An.
Những bài thơ Thu vãn Linh Vân tự chung lâu nhàn vọng làm vào thời kỳ tác giả ở Nghệ an.Năm 1777,ông vào lĩnh chức Đốc đồng Nghệ An rồi lại phụng sai vào Thuận Hoá tuyên dụ.Trong thời gian này ông đã có công bình loạn giặc Mường Thai ở miền tây Nghệ An.
Sau công trạng đó,năm 1780 ông được thăng lên Hiệp trấn Nghệ An kiêm thụ lĩnh chức tham chính.Đến năm Tân Sửu (1781), ông được chúa Trịnh Sâm triệu về triều

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Xưa nhàn ra bãi cát ngồi,
Có lan can nhỏ tựa ngôi chùa vào.
Sông thông thuyền chợ dạt dào,
Thôn xa nhạn lẻ xa nhà chao nghiêng
Dặm ngàn rậm rạp trúc liền
Vẽ vời nay phỏng một cành hoa mai
Lên cao ai hiểu tâm này
Sớm chiều vời vợi rừng bày thu xa.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời