Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ.
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn, say chấp rượu,
Túi lưng phong nguyệt, nặng vì thơ.
Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ,
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.


Bài thơ này một số sách chép tác giả là Bà huyện Thanh Quan, một số sách chép là Hồ Xuân Hương.

Ở văn bản Landes 1893, bài thơ này không có đầu đề và có lời dẫn: “Ngày xưa Xuân Hương đi chơi gặp mưa, vào chơi thăm làng Văn Giáp, thấy có một chùa xưa, Xuân Hương và chùa lậy Phật, rồi đi xem ngoài chùa. Thấy bên chùa có cây đa. Ngửng lên xem thì cao ngút không biết tới đâu, cho nên làm bài thơ này (cây đa này đến nay còn).”

Ở bản Đông Châu 1917, có lời dẫn: “Một ngày kia đang mùa quý thu, giời lún phún dăm ba hạt mưa, hơi ngăm ngăm rét, quan phủ nhân vô sự, mới sai bày cuộc rượu, cho gọi cô hai ra cùng ngồi uống rượu để vịnh thơ. Xuân Hương vâng lời ra ngồi hầu rượu để vịnh thơ. Xuân Hương vâng lời ra ngồi hầu rượu. Đương khi chén quỳnh đầy vơi, chiều thu hiu hắt, quan phủ liền bảo Xuân Hương vịnh bài tức cảnh. Thơ rằng: [...]”

[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

thêm thơ của Bà Huyện Thanh Quan

Bài thơ trên xin khẳng định không phải của Bà Huyện Thanh Quan!( Còn của ai thì còn nghi vấn, có thể của HXH)

Dưới xin đăng một bài của Bà Huyện Thanh Quan, nhưng trong kho thơ của bà chưa thấy có( Khônng hiểu tại sao?)

Cảnh Hương Sơn

Đệ nhất nam thiên ấy cảnh này
Thuyền nan đón khách máy chèo lay
Hai bên quả núi lồng hương suối
Bốn mặt hoa ngàn rủ bóng cây
Cửa Phật lơ thơ tầng đá dãy
Chùa tiên bát ngát khói hương bay
"Nam vô" tiếng dậy thưa trần tục
Non nước Bồng Lai mới thấy đây!


bài thơ còn thiếu của Bà Huyện Thanh Quan
Thời lai đồ điếu thành công dị
Sự khứ anh hùng ẩm hận đa
94.22
Trả lời
Ảnh đại diện

Nguồn

Bạn có thể nói rõ bài thơ trên được chép ở đâu không.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

s

Bài này đảm bảo không phải của Bà Huyện Thanh Quan.

25.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Tức cảnh chiều thu

Mình khẳng định bài : "Tức cảnh chiều thu" và bài của bạn đăng là của Bà Huyện Thanh Quan. Mình còn nhớ như in lời cô giáo giảng bài : "Tức cảnh chiều thu" đã mấy chục năm mà mình vẫn nhớ. Mình chép nguyên bài thơ : "Tức cảnh chiều thu" đã in trong sách giáo khoa mà ngày trước mình đã học và nhớ như in lời cô giáo giảng :
                                                                       "Tức cảnh chiều thu"
                                                                Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa
                                                                Bút thần tô vẽ cảnh tiêu sơ
                                                                Xanh um cổ thụ tròn xoe tán
                                                                Trắng xoá trường giang phẳng lặng tờ
                                                                Bầu giốc giang sơn say chấp rượu
                                                                Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ
                                                                Ô hay! cảnh cũng Ma người nhỉ !
                                                               Cảnh đẹp người sao đứng ngẩn ngơ !
- Mình còn nhớ mãi lời cô giảng đi giảng lại câu : " Ô hay! cảnh cũng Ma người nhỉ" . Cảnh đẹp  hút hồn thi sĩ như bị Ma hút hồn, nên câu tiếp theo " Cảnh đẹp người sao đứng ngẩn

74.14
Trả lời
Ảnh đại diện

.

Bạn nói thế lại thiếu thuyết phục, và chưa chắc cô giáo của bạn đã đúng. Thậm chí ở các nhà lí luận, nghiên cứu tầm cỡ, họ vẫn chưa xác định được tác giả bài thơ, nên lấy sách và cô bạn làm khuôn mẫu là thiếu cơ sở.
Chưa kể tôi đọc nhiều dị bản của bài thơ này, nhưng chưa thấy bản nào ghi chữ ``ma``, và cách lí giải ấy hơi khiên cưỡng, thiếu thuyết phục

25.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Giải nghĩa câu 5,6

“Bầu dốc giang sơn say chấp rượu,
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.”
Câu này là câu hay nhất trong bài cũng là câu nói lên trình độ và sự đặc sắc của nhà thơ. ‘Bầu dốc’: bầu rượu uống hết, dốc xuống để lấy vài giọt cuối cùng. ‘Giang sơn say chấp rượu’: Dù đã uống hết cả một bầu rượu nhưng chưa say, chỉ có cảnh đẹp làm cho nhà thơ say, cảnh đẹp chấp cả bầu rượu. Nghĩa rằng chỉ có cảnh đẹp mới làm nhà thơ say được, cảnh đẹp chấp việc uống hết 1 bầu rượu nhưng không say. Còn câu sau: “Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ”. ‘Túi lưng’: tay nải đeo phía sau lưng nên gọi là túi lưng. ‘Phong nguyệt nặng vì thơ” gió và trăng đã làm cho chiếc túi nặng vì có gió trăng sẽ có thơ mà túi này chứa đầy thơ. Nghĩa rằng gió trăng đã làm cho chiếc túi nặng trĩu thơ văn vì người đeo túi là một thi sĩ. Hai câu thơ này có cùng một nhịp: giang sơn làm cho say chấp cả rượu, phong nguyệt làm cho nặng vì đầy thơ.
Bài phân tích thơ hay nhất là bài hiểu được nhà thơ viết về điều gì không phải là bài dùng cả tá từ hoa mỹ để nói hộ nỗi lòng nhà thơ, rồi chém nhăng chém cuội trên trời dưới đất. Giá rằng bọn trẻ đọc thơ vì thích thơ chứ chẳng phải vì con điểm cái chữ.

44.00
Trả lời