Chưa có đánh giá nào
Ngôn ngữ: Tiếng Nga
3 bài trả lời: 2 bản dịch, 1 thảo luận

Đăng bởi Tung Cuong vào 17/02/2022 05:43

XXXVII

Нет: рано чувства в нем остыли;
Ему наскучил света шум;
Красавицы не долго были
Предмет его привычных дум:
Измены утомить успели;
Друзья и дружба надоели,
Затем, что не всегда же мог
Beef-steaks и стразбургский пирог
Шампанской обливать бутылкой
И сыпать острые слова,
Когда болела голова;
И хоть он был повеса пылкой,
Но разлюбил он наконец
И брань, и саблю, и свинец.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Không, tình cảm chàng mau ra lạnh giá;
Chàng thấy chán giới thượng lưu ồn ã;
Các bóng hổng khiến chàng phải bận tâm
Nhưng nghĩ suy về họ chẳng được lâu:
Chuyện phản bội kịp làm mau mỏi mệt;
Rồi bè bạn và tình yêu đều chán hết,
Vì làm gì có thể bất cứ khi nào
Cũng nốc sâm panh cả chai vào
Cùng món beef-steaks và patê gan Strasburg
Và thêm nếm gia vị - những câu đùa sâu sắc,
Khi trong đầu đã đau nhức ong ong;
Và cho dù chàng trẻ tuổi còn hăng,
Nhưng sau chót, chàng bắt đầu phát chán
Cả đấu súng, kiếm gươm, và súng đạn.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Thái Bá Tân

Không, quá sớm trái tim chàng giá lạnh
Chỉ buồn thêm vì xã hội ồn ào.
Các cô gái luôn vui tươi, kiêu hãnh
Chẳng làm chàng phải vương vấn là bao.
Sự giả dối khiến chàng thêm thấm mệt,
Cả tình bạn, tình yêu chàng chán ghét,
Vì mấy ai không thấy chán, bao giờ
Cũng ngon lành chén bit-tết và bơ,
Uống sâm-panh, ăn pa-tê Strasburg,
Nói những câu hóm hỉnh, sáo hàng ngày
Khi, xin lỗi, đầu đang đau, đau buốt,
Nên dù chàng đang độ tuổi hăng say
Mà cuối cùng cũng chán chường tất cả -
Cả súng gươm, cả đánh nhau, đập phá…

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Chú thich dòng 14

14.Aleksandr Penkopski, một nhà nghiên cứu, tác giả sách: “Những câu đố trong các văn bản và từ điển của Puskin “, đã chứng minh rằng, cách giải thích cũ không hợp lí. Đúng thật, giả thử, Ônhêghin, mà sinh năm 1795, thì người tuổi này không hề tham gia quân đội, không ra trận mạc đối đầu với Napoleon, nhưng ở đây không hề đả động tới chuyện đấu kiếm hay đấu súng. Nên phải hiểu dòng thơ này là: thậm chí thôi mơ ước được ra trận, được vung kiếm và nổ súng thì mới đúng: “Hết mộng tòng quân, gươm vung, súng bắn”
$.Gươm kiếm và đạn chì
Dòng thơ cuối cùng trong khổ XXXVII, chương I: “Но разлюбил он наконец и брань и саблю и свинец» gây khó khăn cho nhiều nhà nghiên cứu, trong số này có cả Vladimir Nabôkôp, vỉ không rõ ý. Trước và sau dòng thơ này, Puskin không hề nói tới kinh nghiệm chiến đấu của Evghênhi Ônhêghin.
Chuyên gia ngữ văn học Ôlêg Barski đã nêu giả thuyết rằng, các từ “chiến trận, gươm kiếm, đạn chì” không nên hiểu theo nghĩa đen, mà phải hiểu là phép ẩn dụ về tình yêu. “Việc so sánh tình trường với chiến trường đã có nguồn gốc từ xa xưa. Ai cũng biết bài thơ uỷ mị IX Ôvidia “Mỗi người đang yêu đều là một người lính…”, - nhà nghiên cứu phát biểu như vậy.
Còn chuyện “đạn chì”, thì theo tác giả này, nếu nghĩ sâu một chút, sẽ thấy rằng, có thể giới thượng lưu dùng chì cho mục đích khác. Theo lời tác giả này, ở đây nói tới việc dùng chì là một trong nhiều cách chữa bệnh giang mai được xử dụng rất phổ biến ở đầu thế kỉ XIX. Người ta trộn vísmút với chì rồi quấy đều thật lâu, có thể dùng để chữa có kết quả tốt nhiều dạng bệnh xã hội. Đường chì chữa được các viêm nhiễm bệnh xã hội.
§.Theo V.V Nabôkôp thì, Puskin bị một trong nhiều dạng bệnh giang mai ít nhất là ba lần (vào tháng giêng năm 1818 ở Peterburg, vào mùa Xuân năm 1819 cũng ở thành phố này và vào giữa tháng bảy 1826 sau một lần đến nhà chứa ở Pskov.)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời