Thơ » Nga » Aleksandr Pushkin » Yevgeny Onegin (1833) » Chương một
Đăng bởi Tung Cuong vào 29/01/2022 05:47, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 02/02/2022 22:55
Служив отлично, благородно,
Долгами жил его отец,
Давал три бала ежегодно
И промотался наконец.
Судьба Евгения хранила:
Сперва Madame за ним ходила,
Потом Monsieur её сменил.
Ребёнок был резов, но мил.
Monsieur l’Abbé, француз убогой,
Чтоб не измучилось дитя,
Учил его всему шутя,
Не докучал моралью строгой,
Слегка за шалости бранил
И в Летний сад гулять водил.
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Tung Cuong ngày 29/01/2022 05:47
Đã sửa 7 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 19/09/2022 13:36
Bố chàng phụng sự tận tâm, cao thượng
Đã nhiều năm, ông mang công mắc nợ,
Thường mỗi năm, mở vũ hội ba lần
Và cuối cùng, ông khánh kiệt bần hàn
Số phận Evghênhi còn lưu giữ:
Hồi trước nhất, Madame trông nom ông chứ,
Rồi sau này, Monsieur đến thay cô.
Cậu bé con tinh nghịch, nhưng đáng yêu.
Monsieur l’Abbé, là người Pháp khuyết tật,
Ông không bắt trò lao tâm, quá mệt
Mà ông vừa dạy học, lại cho chơi,
Không nhét nhiều luân lý quá khắt khe
Chỉ trách mắng qua loa, khi nghịch dại,
Rồi còn dẫn đến thăm Vườn mùa hạ.
Gửi bởi Vanachi ngày 03/03/2022 22:22
Ông bố chàng vốn công tâm, trong sạch,
Đã về hưu, nay nợ ngập lút đầu,
Nhưng một năm đúng ba lần đãi khách,
Và cuối cùng đã phá sản rất mau.
Còn con ông, Epghênhi, từ bé
Được Madame luôn trông nom thay mẹ,
Rồi thay bà, được mướn một Monsieur.
Cậu hiền lành, hay nghịch ngợm ngây thơ,
Nên me-xừ, ông L’Abbé người Pháp
Chỉ vì thương, không bắt cậu học nhiều,
Không giáo huấn, không cho bài phức tạp –
Học mà đùa, thật dễ chịu bao nhiêu!
Ông chỉ mắng khi cậu nhà nghịch quá,
Rồi dắt cậu chơi Công viên Mùa hạ.
Gửi bởi Tung Cuong ngày 25/06/2023 09:18
Đã sửa 5 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 26/12/2023 20:22
Puskin có ghi chép vào năm 1835: ông đã nnẩm tính rất cẩn thận là ông bố của Bai rơn trong hai năm đã tiêu mất một khoản fun sterling chuyển đổi thành 587.500 rúp (nếu tính theo tỷ giá một fun sterling bằng 25 rúp). Con số này bằng khoảng chừng tổng số tiền mà người bạn của Puskin là Viademsky đã thua trong giai đoạn từ hai mươi đến ba mươi tuổi, số tiền này nhiều gấp ba số tiền mà Puskin còn nợ, do vay của tất cả các chủ nợ, sau khi ông mất (1837) vẫn chưa trả xong.
(Thêm: Theo nhà nghiên cứu Smirnốp Sôkôlski thì tổng số nợ của Puskin và bố ông là 140. 000 rúp. Theo thỉnh nguyện của gia đình Puskin và nhiều bạn bè của Puskin, Nga hoàng Nhikôlai I đã trích ngân khố, thanh toán hết số nợ này giúp gia đình quả phụ Natalia Puskina. (Theo nguồn: dichthuatlightway.cơm)
Đối với chính nhà thơ, việc xuất bản thơ càng kéo dài bao nhiêu, thì tác giả càng thu lợi nhuận kinh tế cao hơn bấy nhiêu: nhà thơ nhận tiền nhuận bút theo từng chương được in thành sách rời lẻ. “Chẳng có cái gì làm ra tiền nhanh dễ dàng như “Ônhêghin “được in từng chương một, nhưng ra cách quãng nhau hai hay ba tháng một lần”- chủ nhà xuất bản Piôtr Pletnhep đã viết cho Puskin như vậy. Nhà thơ đã thu được khoản nhuận bút tổng lại là 12 ngàn rúp hay 10,5 triệu rúp tính theo tỷ giá hiện nay.(Dựa vào giá thịt bò ở tk.XIX và năm 2016, Tổng cục thống kê Liên bang Nga đã tính chuyển đổi số tiền đó (12 ngàn rúp) sang thành (10.500.000 rúp) tiền hiện đại;
Năm 1837, sách “Evghênhi Ônhêghin “được tái bản, lượng sách in kỉ lục là 5000 bản, giá mỗi cuốn là 5 rúp, nhưng chỉ trong một tuần, mọi người đã mua hết sạch
Khi Puskin quyết định cưới vợ, người cha đã chia cho nhà thơ 200 nông nô. Puskin đã mang đi cầm cố và nhận về 38 ngàn rup. Puskin kể trong thư với người bạn P.Pletnhiôp như sau: tôi chuyển 10 ngàn rúp cho mẹ vợ dùng làm của hồi môn cho con gái bà; 17 ngàn định dùng cho việc lo chỗ ở và tiêu sinh hoạt một năm. Theo người khác kể lại thì, 11 ngàn rúp nhà thơ cho bạn Nasshôkin vay, ông này cũng là tay chơi bạc liều lĩnh, từng thua nhiều khoản lớn.