Chưa có đánh giá nào
Ngôn ngữ: Tiếng Nga
9 bài trả lời: 2 bản dịch, 7 thảo luận

Đăng bởi Tung Cuong vào 28/01/2022 16:50, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 02/02/2022 22:55

I

«Мой дядя самых честных правил
Когда не в шутку занемог,
Он уважать себя заставил
И лучше выдумать не мог.
Его пример другим наука;
Но, боже мой, какая скука
С больным сидеть и день и ночь,
Не отходя ни шагу прочь!
Какое низкое коварство
Полуживого забавлять,
Ему подушки поправлять,
Печально подносить лекарства
Вздыхать и думать про себя:
Когда же черт возьмет тебя!»

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (9 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

“Bác tôi vốn thẳng ngay, cao đạo nhất,
Ông ốm nặng, đang xa trời, gần đất
Ông vẫn luôn bắt người khác kính trọng ông
Và lắm khi còn đòi hỏi điên khùng.
Buộc người khác noi gương ông mọi chỗ;
Nhưng trời hỡi, còn gì buồn hơn nữa
Suốt ngày đêm phải nâng đỡ bệnh nhân!
Không được rời người ốm một bước chân
Phải dùng đến bao mánh mung hèn thiệt,
Mới hy vọng được lòng người sắp chết,
Nào sửa sang đống lộn xộn gối chăn
Nào mặt buồn đưa thuốc uống vài lần,
Thở dài suốt, và nghĩ thầm trong óc:
Bao giờ quỷ rước ông đi cho thoát!”

23.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Phân tích khổ I, chương một, Evghênhi Ônhêghin

Dành cho các bạn quan tâm:

I.I. Phân tích khổ I, chương một, tiểu thuyết thơ Evghênhi Ônhêghin

Trong mấy dòng đầu tiên của tiểu thuyết thơ, Puskin miêu tả người bác của Evghênhi. Các từ “самых честных правил“được Puskin mượn từ bài ngụ ngôn của Krưlốp “Con lừa và người nông dân”. Khi so sánh người bác với nhân vật trong bài ngụ ngôn, Puskin ngụ ý rằng “vẻ thẳng ngay, cao đạo nhất“chỉ là vỏ ngoài che giấu sự khôn lỏi và tài xoay xở của người bác. Người bác đã sống giả tạo cho hợp với dư luận xã hội /…/ Như vậy, người bác vẫn được tiếng tốt và sự kính trọng.
Việc người bác lâm bệnh nặng lại là cái cớ thu hút sự chú ý về mình. Câu “И лучше выдумать не мог“càng làm rõ ý, ngay cả khi bị bệnh, có thể chết, người bác của Evghênhi vẫn cố (và đều thành công) thu về lợi ích thiết thực cho bản thân mình. Người xung quanh tin rằng ông bị bệnh do sao nhãng đến sức khoẻ của mình vì mải lo quyền lợi cho mọi người. Cái cách quan tâm có vẻ như không vụ lợi của người bác là nguyên nhân khiến mọi người kính trọng ông nhiều hơn. /…/ Khi nói về bệnh tật của người bác, Evghênhi không dùng lời châm biếm.
Trong dòng “Его пример другим наука“Puskin lại xử dụng lối châm biếm. Những đại diện tầng lớp thượng lưu, quý tộc ở Nga luôn biến các dịp bệnh tật của họ thành tin gây chấn động. Chủ yếu là do vấn đề thừa kế. Khi họ hàng bị ốm nặng, cả nhóm người được hưởng quyền thừa kế tập trung nhau lại. Họ tìm mọi cách để lấy lòng người ốm, với hy vọng được trao quyền thừa kế. Họ nhắc mãi công lao của người sắp chết, lòng tốt không có thật của người đó.
Evghênhi là người hưởng thừa kế của bác. Theo luật họ gần, chàng phải trực “И день и ночь“bên giường bệnh của bác, và hỗ trợ bác trong mọi việc. Chàng trẻ tuổi hiểu rằng mình phải làm việc này, nếu như không muốn mất quyền thừa kế. Ta không được quên rằng, Evghênhi chỉ là “Молодой повеса“Trong các suy nghĩ chân thành của mình, chàng thể hiện tình cảm thật sự, điều này thể hiện rõ qua cụm từ “Низкое коварство“. Cả chàng, cả người bác, tất cả người chung quanh đều hiểu, vì sao chàng không rời một bước khỏi giường của bệnh nhân sắp chết. Nhưng ý nghĩ thực được che đậy bằng lòng tốt giả dối. Evghênhi thấy rất buồn phiền và chán ngán. Chàng láy đi láy lại một câu “. Когда же черт возьмёт тебя!»
Việc chàng chỉ nói đến ma quỷ, mà không nhắc đến Chúa Trời, càng nhấn mạnh nhiều hơn tới cảm xúc không thật của chàng. Trên thực tế, “честные правила“của người bác cũng không xứng đáng được lên thiên đàng. Tất cả mọi người xung quanh, trước hết là Evghênhi chỉ nóng lòng chờ người bác chết. Chỉ có cái chết của người bác mới là đóng góp vô giá, thật sự, là giải thoát cho xã hội.
Nguồn: (Рустих.ру; Евгений Онегин; Анализ стихотворений Пушкина)


II. Mời bạn xem bản dịch khổ 1 của Ch. Johnston và V. Nabokov
1.A.S. Puskin; Eugène Onegin (tr. Ch. Johnston):

``My uncle -- high ideals inspire him;
but when past joking he fell sick,
he really forced one to admire him --
and never played a shrewder trick.
Let others learn from his example!
But God, how deadly dull to sample
sickroom attendance night and day
and never stir a foot away!
And the sly baseness, fit to throttle,
of entertaining the half-dead:
one smoothes the pillows down in bed,
and glumly serves the medicine bottle,
and sighs, and asks oneself all through:
“When will the devil come for you?“‘’

2.Pushkin A.S. Eugene Onegin. (Translated by V. Nabokov):

My uncle has most honest principles:
when he was taken gravely ill,
he forced one to respect him
and nothing better could invent.
To others his example is a lesson;
but, good God, what a bore to sit
by a sick person day and night,
not stirring a step away!
What base perfidiousness
to entertain one half-alive,
adjust for him his pillows,
sadly serve him his medicine,
sigh — and think inwardly
“When will the devil take you?»

Trên thế giới, trong số hơn 40 dịch giả từng chuyển “Evghênhi Ônhêghin “sang tiếng Anh, có hàng chục người đã công bố hai bản dịch khác hẳn nhau, vào nhiều thời kì khác nhau, đó là: V. Nabokov, V. Liberson, Tr. Johston, S.N. Kozolop v.v… Thậm chí có tác giả dịch và sửa tới ba lần, đó là Babeet Doichh. Xem hai bản dịch bốn dòng đầu khổ I của cùng một dịch giả:

My uncle’s shown his good intentions
By falling desperately ill;
His worth is proved; of all intentions
Where will you find one better still?
(Pushkin. Eugene Onegin. Tr. Deutsch 1936)

Và bản dịch công bố các năm 1943, 1964:
My uncle always was respected;
But his grave illness, I confess,
Is more than I could have expected:
A stroke of genius, nothing less.
(Pushkin. Eugene Onegin. Tr. Deutsch 1943; 1964)

III. Do sửa nhiều mà chưa vừa ý dòng thơ đầu tiên, khổ I, tôi đi tìm và dịch cả bài ngụ ngôn của Ivan Crưlôp, trong bài có câu: “Осел был самых честных правил”, để tìm hiểu nghĩa câu này và văn cảnh xử dụng.

Mời bạn đọc xem cả bản gốc, bản dịch, đoạn phân tích bài này:

Осел и мужик
Мужик на лето в огород
Наняв Осла, приставил
Ворон и воробьев гонять нахальный род.
Осел был самых честных правил:
Ни с хищностью, ни с кражей незнаком:
Не поживился он хозяйским ни листком,
И птицам, грех сказать, чтобы давал потачку;
Но Мужику барыш был с огорода плох.
Осел, гоняя птиц, со всех ослиных ног,
По всем грядам и вдоль и поперёг,
Такую поднял скачку,
Что в огороде всё примял и притоптал.
Увидя тут, что труд его пропал,
Крестьянин на спине ослиной
Убыток выместил дубиной.
«И ништо!» все кричат: «скотине поделом!
С его ль умом
За это дело браться?»

А я скажу, не с тем, чтоб за Осла вступаться;
Он, точно, виноват (с ним сделан и расчет),
Но, кажется, не прав и тот,
Кто поручил Ослу стеречь свой огород.

Con lừa và người nông dân

Nông dân là chủ vườn rau,
Hè thuê Lừa đến trông sao an toàn,
Không cho sẻ, quạ phá vườn.
Lừa theo nguyên tắc cứ làm phăng phăng:
Trộm - không, tắt mắt - không màng;
Lá rau của chủ càng không tơ hào,
Thấy chim, Lừa đuổi sát sao;
Nhưng mà chủ nhận vườn rau hỏng rồi.
Lừa xua chim chạy tung trời,
Xới bung mặt luống, cày tơi cả vườn,
Chân Lừa giẫm đạp thành tương,
Nào rau, nào củ nát bươm tanh bành.
Nhìn vườn mọi thứ tan tành,
Rau nhàu, củ nát mà lòng xót xa,
Chủ đành lôi cổ Lừa ta
Cứ lưng mà nện: gây ra tội này.
“Tội mày thật đáng đời thay!
Óc mày, sao nhận việc này, Lừa ơi?”

Tôi đâu bênh vực Lừa hoài;
Thì Lừa mắc tội làm sai, rõ rồi,
Nhỡ khi có lỗi là người
Đã thuê Lừa đến trông coi vườn nhà.

Ý nghĩa triết lý của bài thơ là gì?
Bài thơ ngụ ngôn “Con lừa và người nông dân” có ý nghĩa triết lý sau: ai đem một việc quan trọng nào đó giao cho một kẻ ngốc, vụng về, thì là người rất không thông minh. Nói khác đi là, không nên mong thấy người ngốc làm được việc thông minh, hợp lý; nhưng đã là người thông minh thì ít nhất phải biết không nên dính vào người ngốc. Chính Crưlôp giải thích rõ bài học đạo đức qua câu kết:
Nhỡ khi có lỗi là người
Đã thuê Lừa đến trông coi vườn nhà.
Các tác giả cuốn sách “Năm mươi bài ngụ ngôn của I.A. Crưlôp” giảng giải ý nghĩa bài ngụ ngôn này như sau: “Nói chung, một loạt bài ngụ ngôn tuyệt vời của Crưlôp đã kể lại chuyện ở thời của nhà thơ, thấy rất nhiều kẻ ngu ngốc được lên chức “lý trưởng, quan to”. (книга “Пятьдесят басен И. А. Крылова” с поясн. и примеч., СПб, издатель М. Н. Слепцова, 1908 г.)
(Theo nguồn: literaturus.ru/moral-básnI-asel-muzhic-krylov)

IV.Như vậy, sau khi học hỏi các bản dịch tiếng Việt, tiếng Anh hiện có trên mạng, chúng tôi có các kết quả dịch dòng một, khổ I như sau:

Ông bác tôi thẳng ngay, thanh cao nhất,
Bác tôi sống thẳng ngay, đức độ nhất,

V. Những khó khăn trong việc dịch tác phẩm kinh điển “Evghênhi Ônhêghin “của A. X. Puskin sang tiếng Anh và Pháp

Chúng tôi xin dịch lại một vài điểm chính trong công trình nghiên cứu của hai tác giả sau:
Ремчукова Е. Н., Недопекина Е. М.
Russian journal of linguistics, выпуск: Том 24, № 4, (2020)
Трудности перевода русской классики: роман А.С. Пушкина «Евгений Онегин» на английском и французском языках

(Các bạn có thể gặp một vài đánh giá khác với những gì đang có sẵn trong bộ nhớ của mình, mong mọi người bình tĩnh đọc, cảm nhận, suy ngẫm thêm, nếu cần, thì có thể tìm đọc hai tác giả này.)

Hai tác giả của công trình nghiên cứu đã sưu tập các bản dịch của khoảng 40 dịch giả sang tiếng Anh (có dịch giả là người Anh, có dịch giả là người Nga giỏi tiếng Anh) và hơn 10 dịch giả sang tiếng Pháp đã được công bố trong suốt các tk. XIX, XX, XXI. Hai tác giả đã tiến hành đối chiếu các bản dịch, cùng lời nói đầu và hệ thống chú thích đi theo bản dịch, và rút ra nhiều kết luận khá lí thú.

Một số nét đặc biệt khiến tác phẩm “Evghênhi Ônhêghin “thành tuyệt tác có một không hai và những mâu thuẫn có thể là trở ngại cho các dịch giả châu Âu trong việc chuyển ngữ:

1. Tiểu thuyết “Evghênhi Ônhêghin” là sáng tác của thiên tài Nga: A.X. Puskin tượng trưng không chỉ cho nền văn học Nga mà toàn bộ nền văn hoá Nga, ông là người đứng cùng hàng với nhiều vĩ nhân khác như A. Đante, W. Shakespeare, J. W. Goethe, J. Bairơn và nhiều danh nhân khác thuộc các nước châu Âu được xem là đỉnh cao thành tựu trí tuệ của các nước.
2. Chuyên ngành Puskin học kinh điển coi tác phẩm thơ “Evghênhi Ônhêghin “là công trình sáng tác quan trọng nhất của Puskin. Tác phẩm thơ này được đưa vào chương trình văn học bắt buộc phải dạy trong các trường phổ thông, học sinh được yêu cầu học thuộc một số đoạn trích từ tác phẩm này, việc đó có tác dụng ghi nhớ Evghênhi Ônhêghin trong ý thức ngôn ngữ của người Nga.
3. Tiểu thuyết thơ “Evghênhi Ônhêghin “có sự liên kết tài tình giữa hình thức và nội dung, điều này đã được giới phê bình văn học Nga luôn nhắc tới kể từ thế kỷ XIX (công đầu thuộc về V. G. Belinxki) và “Evghênhi Ônhêghin “cũng được yêu thích, khâm phục, ca ngợi trong suốt hai thế kỷ qua. Ngày nay, một số nhà nghiên cứu có ý kiến phê phán những mặt chưa được của tác phẩm này (đó là I. V. Kirreepxky, I. I. Nadezdin, sau đấy có D.I. Pixarep).; trong ngành lý luận văn học Xô viết, chuyên ngành Puskin học đã đạt trình độ cao nhất, nhưng ít nhiều mang hơi hướng huyền thoại hoá, nghĩa là, đề cao quá mức.
4. Là tiểu thuyết đầu tiên của Nga theo hướng hiện thực, “Evghênhi Ônhêghin “có tính cách tân rõ ràng. Tuy nhiên, đặc điểm này, cũng như nhiều đặc điểm khác, như tính sát thực lịch sử, tính dân tộc (tác phẩm phản ánh chân thực tính cách Nga, các thực thể trong đời sống của Nga và cách tư duy của tầng lớp quý tộc Nga) không giúp ích nhiều cho bạn đọc người châu Âu thấy rõ, trước hết là dịch giả châu Âu: họ thấy cốt truyện của Evghênhi Ônhêghin có lẽ đứng ở hàng hai, hay là xếp sau nền văn học của Anh và Pháp ở cuối tk. XIII và đầu tk. XIX. Có cách đánh giá như vậy là do không chỉ vì tuyến chính cốt truyện, mà cả việc Puskin đã gắn tính cách các nhân vật nam của ông với các nhân vật nam trong nhiều tiểu thuyết của J. Bairơn, và giới thiệu tính cách các nhân vật nữ của ông gần gũi với nhiều nhân vật nữ trong văn học Pháp (thí dụ, của Jean-Jacques Rousseau) và nhân vật Evghênhi được so sánh giống Traild Garold. Những dẫn chứng này, nhiều lần được nêu ra trong sách báo khoa học ngữ văn kinh điển (chẳng hạn, Vinogradop, năm 1999, Lotman, năm 1983…)
5. Tiểu thuyết bằng thơ của Puskin có mối liên hệ chặt chẽ với nền văn học Pháp và tiếng Pháp một cách phức tạp và bền vững do tình trạng dùng song ngữ (tiếng Nga và Pháp) vốn có trong giới quý tộc Nga thời đó. Thí dụ, trong sách báo lý luận văn học thường trích dẫn nhiều vi cảnh, nhiều chi tiết trích từ các văn bản văn học của nhiều tác giả người Pháp, và các vi cảnh và chi tiết này được gặp lại trong bức thư của Tachiana. Khi viết về việc này, chẳng hạn, IU. M. Lotman có dẫn theo lời L.X. Xergian, là người đã đưa ra giả thuyết rằng nguyên mẫu chính bức thư của Tachiana là thơ uỷ mị, ướt át của Marxelina Debord-Valmor (1786-1859), một nữ thi sĩ bậc trung người Pháp, bà có một tập thơ đã được xuất bản năm 1819 và sau đó còn được tái bản nhiều lần. Theo nhà nghiên cứu này, thì Puskin tìm đến thơ uỷ mị của nữ thi sĩ người Pháp là vì ông, rõ ràng, tìm thấy điều giá trị “trong thơ của A. Shenhia, đó là tính chân thực tự nhiên, không giả tạo, đến tuyệt vời.”(Xergian 1975:545). Quả thật thơ uỷ mị của Debord-Valmor có nhiều nét gần với bức thư của Tachiana, chúng cho phép ta khẳng định rằng, ông có biết các bài thơ của nữ tác giả này và Puskin luôn có trong trí nhớ của minh, khi sáng tác bức thư cho Tachiana “(Lotman 1983:228). Rõ ràng có sự phức tạp nhất định với người dịch, khi mà trong văn bản Evghênhi Ônhêghin “gặp rất nhiều từ, cách nói vay mượn từ tiếng Pháp (nhiều thực thể, nhiều từ, tên riêng), văn cảnh xử dụng các từ này, theo chúng tôi, không phải lúc nào cũng dễ hiểu với cả bạn đọc người Nga, lẫn người châu Âu, đặc biệt trong thời đại ngày nay.
6. Tiểu thuyết bằng thơ của A.X. Puskin được viết theo thể thơ kinh điển đối với bạn đọc người Nga, đó là thể yambơ, là điển hình cho thơ Nga tk. XIX. Thể thơ này và khổ thơ “Ônhêghin” độc đáo do Puskin sáng tạo dùng riêng cho tiểu thuyết bằng thơ của ông (gồm ba đoạn bốn dòng có cách gieo vần chặt chẽ, nghiêm ngặt, và hai dòng cuối giữ vai trò tổng kết nội dung cả khổ thơ - nghĩa là: bốn dòng đầu gieo vần cách, bốn dòng tiếp là vần liền, tiếp sau là bốn dòng vần ôm, hai dòng cuối là vần liền.) cách làm này giúp cho cả cấu trúc khổ thơ có được sự cân đối và độc đáo, mà muốn đạt tới sự hài hoà tuyệt vời như vậy, rất cần có ngòi bút thần kỳ của nhà thơ chạm vào mới viết thành tác phẩm tuyệt diệu đến vậy. “Tuy nhiên, ở phương Tây, Puskin được đánh giá thấp hơn nhiều tác giả khác, là vì người đọc châu Âu biết đến Puskin ít hơn so với nhiều tác giả Nga khác. Chắc không phải mất công tìm lý do ở đâu xa. Môi trường nuôi dưỡng sự nổi tiếng của ông là thi ca, mà thi ca lại khó dịch nhất, vì không đủ phương cách diễn đạt ra tiếng nước khác, và thơ của ông có cách tư duy đơn giản, ngây thơ, còn ma lực hấp dẫn trong thơ ông lại hoà trộn, ẩn trong sự diễn đạt chính xác, tính biểu cảm rõ ràng và tài nhào nặn ngôn từ ở trình độ tuyệt mỹ, vốn là thứ người Nga cảm nhận thật dễ dàng, rõ nhất, thì dịch giả lại khó có thể truyền đạt hết sang ngôn ngữ khác.”(Treluwshep, năm 2015). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thơ của Puskin, khi dịch ra tiếng nước ngoài, đã mất những nét đẹp, hay riêng trong thơ ông ở mức độ nhiều nhất.
7.…Vấn đề chủ yếu đặt trước dịch giả có thể diễn đạt gọn như sau: hoặc là dịch “Evghênhi “thành văn xuôi, thì mới có thể dồn hết chú ý vào việc thể hiện bức tranh đời sống nước Nga một cách sâu sắc, đầy đủ, hoặc cố truyền đạt sức hút ma mỵ trong hình thức thơ của Puskin và cố giữ được lối kể chuyện một cách sâu đậm. Và khi bắt tay vào dịch, người dịch phải quyết định xem, hình thức hay nội dung quan trọng hơn, nên việc chọn lựa thật không dễ dàng.

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Thái Bá Tân

Ông bác mình vốn rất nghiêm, điều độ,
Nhất là khi ông đang ốm liệt giường,
Thì mọi người xung quanh ông đến khổ:
Phải liệu bề mà kính trọng, yêu thương.
Ông rất tốt, ai cũng khen như vậy,
Nhưng thú thật, ai mà không phát ngấy
Phải ngồi yên bên giường bệnh đêm ngày,
Không được rời một phút, phải luôn tay
Hết đưa thuốc, lại vén chăn, sửa gối
Để mua vui cho một lão ốm già
Đang bất động, nằm bên ta, hấp hối –
Chẳng khác gì bị tra tấn, và ta
Không ít lúc phải thở dài ngao ngán:
Thôi, chết đi cho tôi nhờ, ông bạn!

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Chú thích

Tiếp phần trước:
V. Nhà văn V. V. Nabôkôp và khổ thơ “Ônhêghin”
Theo đúng niêm luật khổ thơ “Ônhêghin” do Puskin sáng tạo ra, gồm 118 âm tiết, nằm trong 14 dòng được gieo vần chặt chẽ, trình tự như sau: ababeecciddiff,bốn dòng đầu abab, hai dòng cuối ff được nhấn mạnh nhờ ý nghĩa, nhạc điệu, ngữ điệu riêng (gồm ba đoạn bốn dòng có cách gieo vần chặt chẽ, nghiêm ngặt, và hai dòng cuối giữ vai trò tổng kết nội dung cả khổ thơ - tức là: bốn dòng đầu gieo vần cách, bốn dòng tiếp là vần liền, tiếp sau là bốn dòng vần ôm, hai dòng cuối là vần liền.) cách làm này giúp cho cả cấu trúc khổ thơ có được sự cân đối và độc đáo, mà muốn đạt tới sự hài hoà tuyệt vời như vậy, rất cần có ngòi bút thần kỳ của nhà thơ chạm vào mới viết thành tác phẩm tuyệt diệu đến vậy.) V. V. Nabôkôp đã viết bài thơ “Bản dịch là gì?” bằng tiếng Anh và Nga. Bài thơ nói tới những kết quả khi dịch thơ Puskin, những mong muốn khiêm tốn trong dịch thơ, giống như cương lĩnh dịch của ông.

Bản tiếng Anh:
What is translation? On a platter
A poet’s pale and glaring head,
A parrot’s screech, a monkey’s chatter,
And profanation of the dead.
The parasites you were so hard on
Are pardoned if I have your pardon,
O Pushkin, for my stratagem.
I traveled down your secret stem,
And reached the root, and fed upon it;
Then, in a language newly learned,
I grew another stalk and turned
Your stanza, patterned on a sonnet,
Into my honest roadside prose —
All thorn, but cousin to your rose.

Reflected words can only shiver
Like elongated lights that twist
In the black mirror of a river
Between the city and the mist.
Elusive Pushkin! Persevering,
I still pick up your damsel’s earring,
Still travel with your sullen rake;
I find another man’s mistake;
I analyze alliterations
That grace your feasts and haunt the great
Fourth stanza of your Canto Eight.
This is my task: a poet’s patience
And scholiastic passion blent —
The shadow of your monument.

Bản tiếng Nga:
Что есть перевод? На блюде
Бледная, сияющая голова поэта,
Хриплый крик попугая, лопотание обезьяны,
И профанация мертвых.
Паразиты, с которыми ты был столь суров,
Прощены, если мне дано твое прощенье,
О Пушкин, за мою хитрость.
Я спустился по твоему тайному стеблю,
Добрался до корня и напитался от него;
Затем, используя этот новый язык,
Я вырастил другой стебелек и превратил
Твою строфу, созданную по образцу сонета,
В свою честную придорожную прозу —
Сплошь колючки, но сродни твоей розе.

Отраженные слова могут лишь дрожать
Подобно удлиненным огонькам, извивающимся
В черном зеркале реки
Меж городом и туманом.
Ускользающий Пушкин! С неизменным упорством,
Я все еще подбираю сережку твоей барышни,
Все еще путешествую с твоим угрюмым повесой;
Обнаруживаю чужую ошибку;
Анализирую аллитерации
Которые украшают твои пиры и обитают в великой
Четвертой строфе твоей восьмой песни.
Такова моя задача: терпение поэта
И страсть схолиаста, слившиеся воедино, —
Тень твоего памятника.

(Theo sách: Владимир Набоков - Комментарий к роману “Евгений Онегин”, bản rút gọn, trang 13;
Năm xuất bản: 1998)

Dịch thơ “Bản dịch là gì?” từ tiếng Nga sang tiếng Việt:

Bản dịch là gì? Là đầu thi sĩ
Da xanh mướt, cười tươi, bày trên đĩa,
Khỉ đang tru tréo, vẹt hót khàn khàn,
Người chết rồi, bị bôi xấu, khóc râm ran.
Đám ký sinh, mà ông luôn nghiêm khắc,
Nay được tha, nếu ông cho tôi thoát,
Thưa Puskin, tại tôi cố ma lanh
Lần theo thân cây bí mật của ông,
Bò xuống gốc, hút dưỡng sinh ngay từ rễ;
Nay học được ngôn từ mới để
Nuôi dưỡng dây leo khác, cố làm cho
khổ “Ônhêghin” của ông phỏng thơ sonet mà ra
Thành dây mọc ven đường - văn xuôi trung thực,
Đầy gai nhọn, nhưng gần thơ ông-hoa Hồng thật.

Những từ dịch ra trông run lẩy bẩy,
Như lưỡi lửa kéo dài bay phe phẩy
Trên mặt gương tối sẫm của dòng sông
Chảy giữa thành phố dưới màn sương.
Nắm bắt được ông, thưa Puskin, khó thật!
Ý đã định, nên tôi bền gan nhất
Quyết tìm khuyên vàng trên tai thiếu nữ thơ ông,
Tôi phiêu lưu cùng công tử mặt khó đăm đăm;
Tôi phát hiện bao lỗi sai người khác;
Tôi phân tích bao món ngon xuất sắc
Tiệc thơ - khổ IV tuyệt vời chương Tám của ông.
Tôi ráng làm một thi sĩ kiên trung,
Kiêm học giả say mê lùng kiến thức,
Nguyện thành bóng tượng đài ông in xuống.


VI. Nhà văn V.V. Nabôkôp nói về dịch “Evghênhi Ônhêghin”

“Tác phẩm của Puskin trước hết là hiện tượng thuộc phong cách học, và khi đứng trên đỉnh cao cả một vùng hoa nở rộ khoe sắc thắm muôn màu này, tôi đưa mắt bao quát khắp khoảng không bao la trên miền thôn dã Arcadia, thấy những dòng suối từ vay mượn, nước đầy tràn, chảy uốn lượn quanh vùng, ngắm những cụm bông tuyết nhỏ li ti sáng rực lên trong những viên kim cương hình quả cầu nhỏ và những đoạn văn nhái lại đầy màu sắc óng ánh trên khắp các cấp độ khác nhau, như được tan hoà trong khoảng không mờ ảo biến hoá liên tục. Trước mặt chúng ta hiện ra không phải “bức tranh đời sống nước Nga”, mà đó là bức tranh miêu tả một nhóm nhỏ người Nga sống ở những năm hai mươi của thế kỉ XIX. Họ có nhiều nét gần gũi với những nhân vật trong các tiểu thuyết của Tây Âu và được đặt vào nước Nga đang hiện đại hoá mạnh mẽ, hình ảnh nước Nga này sẽ vỡ vụn ra, nếu ta lấy đi nhiều điểm tựa của Pháp và nhiều văn sĩ quen sao chép lại các tác giả Anh và Đức dừng lại, không tiếp tục nhắc và ấn lời thoại vào miệng các nhân vật nam và nữ đang nói tiếng Nga.

Nhưng có một nghịch lý là, xét theo quan điểm của người dịch, thì thành tố thuần Nga có ý nghĩa quan trọng duy nhất trong tiểu thuyết thơ lại chính là tiếng nói, là ngôn ngữ Puskin, chính ngôn ngữ Puskin như từng đợt sóng trào, ào ạt dâng lên, tràn thẩm thấu qua những vần điệu, nhạc điệu, tiết tấu thơ Nga tuyệt mĩ. Một hiện tượng tương tự, trước đó, nước Nga chưa từng chứng kiến. Điều tốt lành nhất tôi được thực hiện là trong các chú thích của mình, tôi góp phần làm rõ hơn một số đoạn trong văn bản nguyên gốc. Tôi hy vọng rằng, các bạn đọc của tôi sẽ thích thú học ngôn ngữ Puskin và đọc được “Evghênhi Ônhêghin“không cần tới những chú thích của tôi nữa. Trong nghệ thuật, giống như trong khoa học, việc hưởng thụ chính là cảm nhận qua chi tiết, vì vậy, tôi muốn bạn đọc chú ý đặc biệt tới chi tiết. Tôi muốn nhắc lại rằng, nếu các chi tiết không được nắm vững và củng cố trong trí nhớ, thì tất cả mọi “ý chung chung” (là những thứ dễ dàng nắm bắt được và mua đi bán lại một cách vụ lợi) đó đều lập tức trở thành những thứ hành trang đã cũ mòn, bay hết giá trị, được mang theo bên mình cho những ai du ngoạn nhẹ nhàng từ một khoảng trống dốt nát này chuyển sang một khoảng trống ngu si khác.”
(V.Nabôkôp. Sách đã dẫn. Trang 13)

Theo Nabôkôp, có ba cách dịch:
“1) Dịch kiểu phỏng ý: là cách tự do chuyển nguyên bản, phỏng dịch, có thể thêm và bớt ý hay từ, do yêu cầu của hình thức, do đặc trưng ngôn ngữ của bạn đọc mà người dịch nhằm tới, và do chính sự dốt nát của người dịch. Một vài bản dịch kiểu này có thể có sức hấp dẫn do phong cách tạo ra và có sức biểu cảm bằng ngôn ngữ rất ấn tượng, nhà nghiên cứu không nên chạy theo dòng chảy ngôn ngữ trơn tru, hào nhoáng này, còn bạn đọc không nên buông xuôi theo mà thành bị lừa.

2) Dịch từ vựng (dịch cấu trúc) là truyền đạt nghĩa cơ bản của từ (kể cả giữ nguyên trật tự các từ). Cách dịch này thì máy móc do con người có trình độ, giỏi hai ngôn ngữ đang vận hành, vẫn thường làm.

3) Dịch chính xác từng từ là truyền đạt ý nghĩa chính xác của văn cảnh nguyên bản, truyền đạt gần đến hết mức của nó, tức là đưa lại mọi khả năng liên tưởng và mọi quan hệ cú pháp của nguyên bản. Chỉ có cách dịch này mới được xem là cách dịch thật sự.
Chúng tôi xin phép nêu thí dụ về từng cách dịch. Bốn dòng đầu, khổ I, chương Một, “Evghênhi Ônhêghin “là như sau:
Мой дядя самых честных правил,
Когда не в шутку занемог,
Он уважать себя заставил,
И лучше выдумать не мог…

Ta có thể thoải mái dịch kiểu phỏng ý tuỳ mình:
My uncle in the best tradition,
By falling dangerously sick
Won universal recognition
And could devise no better trick…

Dịch từ vựng (hay dịch cấu trúc) có kết quả như sau:
My uncle [is] of most honest rules [:]
when not in jest [he] has been taken ill,
he to respect him has forced [one],
and better invent could not…

Bây giờ ta nói đến cách dịch chính xác từng từ. Có thể, người dịch sẽ không nhấn mạnh thể động từ hiện tại, hoàn thành, điều ta ít nhiều ngầm hiểu, vẫn giữ «he… has forced» và thay «when… [he] has been» sang dùng «now that he has been»; người dịch có thể tuỳ hứng với từ «honorable» thay cho «honest» hay là phân vân có dùng «seriously» hay “not in jest», người dịch sẽ thay từ “rules” bằng “principles» nghe thích hợp hơn. Và thay đổi trật tự từ để đến gần cấu trúc câu tiếng Anh hơn, mà vẫn giữ được âm hưởng của vần điệu tiếng Nga, và kết quả là như sau:
My uncle has most honest principles:
when he was taken gravely ill,
he forced one to respect him
and nothing better could invent…

Nếu người dịch vẫn chưa hài lòng với phiên bản này, ít nhất, anh ta có thể hy vọng dựa vào việc cung cấp các chú giải cặn kẽ.

Bây giờ, ta sẽ nêu vấn đề một cách chính xác hơn, vậy những tác phẩm thơ có vần du dương như”Evghênhi Ônhêghin “, trên thực tế, có thể dịch sang tiếng khác, mà vẫn giữ được vần điệu, nhạc điệu, tiết tấu, nó vốn có hay không? Câu trả lời, tất nhiên, là không thể. Nói theo ngôn ngữ toán học, ta không thể cùng lúc truyền đạt vần điệu, nhạc điệu, tiết tấu và cả nội dung tác phẩm thơ một cách chính xác, đầy đủ. Nhưng khi mất đi vần điệu, nhạc điệu, tác phẩm thơ mất luôn hương sắc của mình, cái hương sắc đặc trưng này không có lời chú thích, bình giải nào bù lại được. Khi đó, liệu ta có thể thoả mãn với việc truyền đạt chính xác nội dung tác phẩm, và hoàn toàn bỏ qua mặt hình thức? Hay là đành cho phép việc phỏng theo cấu trúc tác phẩm thơ, mà thỉnh thoảng ta gắn chúng vào cấu trúc những mảnh nghĩa bị bóp méo, ta cố thuyết phục bản thân và bạn đọc rằng việc làm méo mó nghĩa của câu thơ là vì sự vần điệu mượt mà, để tô điểm cho chúng, hay loại bỏ vài đoạn phức tạp, khô khan đi? Tôi luôn cảm thấy buồn cười trước lời khen nghe nhẵn tai khi một nhà phê bình nói về tác giả một bản dịch mới. “Dễ đọc lắm”- nhà phê bình phát biểu. Nói khác đi là, nhà phê bình nửa mùa đó chưa hề đọc bản gốc và cũng không giỏi thứ tiếng của bản gốc, đã lên tiếng ca ngợi sự phỏng theo nhờ đặc điểm dễ đọc này, vì nhiều cách xử lí tầm thường, nông cạn đã thay đi nhiều đoạn khó dịch; như vậy đó là những thứ mà nhà phê bình không mảy may có một chút khái niệm nào trong đầu mình. “Dễ đọc” - làm sao có thể khen như vậy nhỉ! Một học sinh dốt còn có thái độ coi thường trước một tuyệt tác kinh điển như vậy ít hơn so với những tác giả của những bản dịch dùng các câu có vần như vậy trong các bản phòng dịch sặc mùi thị trường, trong khi người phiên dịch chân chính cố gắng truyền đạt “tinh thần” của nguyên bản, chứ không phải đơn giản chỉ có nghĩa của văn bản, thì nhà phỏng dịch quay ra đổ vấy cho tác giả đang được dịch.”
(V.Nabokov. Комментарий к роману «Евгений Онегин «краткое содержание. Издательство Искусство-СПб/ Набоковский фонд, 1998. Cтр. 10.)

VIII. Cá không ăn muối, cá ươn,
Cãi lời “Nabôkôp”, trăm đường “con hư”!!

Đọc xong vài suy nghĩ của nhà văn V. V. Nabôkôp về việc dịch “Evghênhi Ônhêghin”, chúng tôi thấy hơi hoảng, vì lo mình làm một việc quá sức mình. Chính Nabôkôp đã bỏ ra hàng chục năm để dịch “Evghênhi Ônhêghin” và biên soạn Chú thích cho bản dịch sang tiếng Anh và nói rõ quan điểm dịch của mình. Trước đó, ông mạnh lời phê nhiều dịch giả khác, do họ hoặc chỉ chủ tâm dịch phần hình thức của “Evghênhi “- tức là khổ thơ “Ônhêghin “do Puskin sáng tạo ra, mà lờ đi phần nội dung của “Evghênhi “hoặc chỉ truyền đạt phẩn nội dung của “Evghênhi “mà để mất đi phần tinh tuý đặc trưng làm “Evghênhi “thành tuyệt tác - đó là khổ thơ “Ônhêghin “. Nhưng người đọc, khi làm quen với hàng ngàn trang Chú thích của ông, lại chê ít hơn, và họ phê chính bản dịch của Nabôkôp sang tiếng Anh nhiều hơn!!

Đôi lời về việc dịch “Evghênhi Ônhêghin” ra văn xuôi có vần
Do tiếng Việt và tiếng Nga thuộc hai hệ thống ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau, đặc điểm ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, niêm luật thơ: quy định cách gieo vần, nhịp điệu, tiết tấu.v.v.. càng không giống nhau, nên chúng tôi chủ trương dịch “Evghênhi Ônhêghin” ra văn xuôi có vần. Bản dịch khổ thơ giữ nguyên 14 dòng, dòng ngắn nhất có 6 tiếng (= chữ), dòng dài nhất có 10 tiếng. Phổ biến nhất là dòng 7-8 tiếng, chúng tôi cố tuân theo mọi luật lệ của thể thơ 7-8 chữ trong tiếng Việt.
Cách phân bố các dòng như sau:
Dòng 1: trắc - bằng - trắc,
Dòng 2: trắc - bằng - trắc,
Dòng 3: bằng - trắc - bằng,
Dòng 4: bằng - trắc - bằng,…
Dòng 5, 6 lại giống dòng 1,2, dòng 7, 8 giống dòng 3,4, cứ như vậy cho tới dòng 14.

Tuy vậy, chúng tôi vẫn mạo muội dịch khổ I, chương Một, Evghênhi Ônhêghin, (chỉ đủ dũng cảm dịch một khổ thôi) sang thể lục bát tiếng Việt:
“Bác tôi đức độ, thanh cao,
Ốm nằm liệt chiếu, nháo nhào thất kinh,
Ông đòi phải kính trọng mình,
Coi mình là mẫu, muốn thành gương soi.
Nhưng mà khổ lắm, trời ơi!
Vui gì, sớm tối chăm người ốm đau,
Phải bên người bệnh sát sao
Bệnh nhân sắp chết, chạy theo không rời!
Mánh mung hèn bẩn mười mươi
Vẫn dùng để được lòng người ốm ngay,
Sửa chăn, kê gối đêm ngày,
Mặt buồn đưa thuốc luôn tay mấy lần,
Thở dài, chỉ dám lầm bầm:
“Bao giờ quỷ rước bác mình đi cho!”

Nếu ta coi những suy nghĩ của Nabôkôp là lời chỉ dẫn, như kim chỉ nam trong lĩnh vực dịch thơ, khi ông tuyệt đối hoá việc phải truyền đạt đầy đủ khổ thơ “Ônhêghin “- cái trình tự: ababeecciddiff - sang bản dịch, thì ta phải chấp nhận câu ca dao được “chế lại” như sau:
Cá không ăn muối, cá ươn,
Cãi lời “Nabôkôp”, trăm đường “con hư”!!

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Chú thích của Nabôkôp

II.
9 Онегин - Họ này được đặt theo tên một con sông của Nga là Ônhêghi, sông này bắt nguồn từ hồ Latra và đổ vào vịnh Ônhêghi của biến Bạch Hải. Còn có một hồ Ônhega ở tỉnh Ôlônheski.
Tiểu thuyết thơ được mang tên theo tên của nhân vật chính Evghênhi Ônhêghin theo đúng chủ ý của Puskin. Không phải tự nhiên mà cái tên này có tính chất tượng trưng. “Evghênhi” được dịch ra từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “cao thượng, cao quý”, và nhân vật chính đã thể hiện thái độ cao thượng với Tachiana Larina, khi chàng không muốn làm tổn thương trái tim thiếu nữ, chàng đã thổ lộ hết nỗi lòng mình, suy nghĩ của mình về tính cách của bản thân. Còn họ “Ônhêghin”, theo nhiều nhà nghiên cứu, có liên quan tới tên gọi con sông Ônhega, dòng sông này chảy trên miền Bắc và luôn lạnh lẽo. Nhà thơ muốn qua điều này khẳng định rằng, mặc dù nhân vật chính có nội tâm cao quý, nhưng Evghênhi Ônhêghin là người lạnh lùng và ích kỉ. Như vậy, nhà thơ muốn giới thiệu với bạn đọc bức chân dung của một thanh niên điển hình cho thời đại mình. Chàng là sự kết hợp giữa trí tuệ lạnh lùng sắc sảo và cuộc sống trống rỗng, vô vị. Ônheghin là con người thừa, lần đầu tiên xuất hiện loại nhân vật này trong văn học Nga như Petrôrin và Ôblômôp. Có thể nói rằng, Evghenhi là mở đầu cho loạt nhân vật “người thừa” trong văn học Nga sau này.
III.
1….отлично, благородно… Trong bản nháp (2369, tờ5) và bản chụp lại(ПБ 8) hai từ này cách nhau bởi dấu phảy. Các sách xuất bản năm 1833 và 1837 cũng in “отлично, благородно». Nhưng trong lần xuất bản các năm 1825 và 1829, dấu phảy đã bị bỏ đi, và các nhà xuất bản ngày nay đã không cưỡng được sức hút là làm theo N. Lerrner, Ông này cho rằng bỏ dấu phảy đi, thì cụm từ đã thành cách nói cổ xưa này lại có ý nghĩa hài hước rõ hơn (отлично благородно - cao thượng một cách đáng khen) với nghĩa là “,rất cao thượng”, thí dụ, cách nói này gặp trong các văn bản chính thức thời gian đó, và kết luận rằng, vị quan thanh liêm này không nhận hối lộ (khác một số vị khác) nên vì thế mà phải mang công mắc nợ. Trong lẩn xuất bản của Viện Hàn lâm 1937, người ta lại làm cái việc không muốn mất lòng ai là hai từ trên được in có gạch ngang ở giữa.
V.
5.Евгений - tên Evghênhi lần đầu tiên được nhắc tới ở đây, Pushkin dễ dàng tìm từ cùng vần với danh từ tận cùng bằng - Ений (danh từ cách hai, số nhiều sẽ có -Ений (Evghênhi cũng sẽ vần với từ гений. TRong tiếng Nga, không có từ nào vần với Ônhêghin.
VI.
2.Ямб-Thể thơ, trọng âm đặt ở các âm tiết chẵn:

“Мой дЯдя сАмых чЕстных прАвил…”.
(А.С. Пушкин)

2.Хорей-Thể thơ, trọng âm nằm ở các âm tiết lẻ:

БУря мглОю нЕбо крОет
Вихри снежные крутя
(А.С. Пушкин)

2.1.Vần đực hay vần nam (мужская рифма) - hai từ hiệp vần với nhau, cùng có trọng âm đặt ở âm tiết cuối của từ.. Thí dụ:

На заре ты её не будИ,

На заре она сладко так спИт;

Утро дышит у ней на грудИ,

Ярко пышет на ямках ланИт.
(Афанасий Фет)

2.2.Vần cái hay vần nữ (Женская рифма) - hai từ hiệp vần với nhau, cùng có trọng âm đặt ở âm tiết trước âm tiết cuối cùng. Thí dụ:

Засверкал огонь зарнИцы,

На гнезде умолкли птИцы,

Тишина леса объЕмлет,

Не качаясь, колос дрЕмлет;
(Афанасий Фет)

6…vale… Pushkin đã kết thúc bức thư đề ngày 13 tháng Năm 1823 bằng các từ “Vale, sed delenda est censura” [138] (do vậy, không thể rút ra là, như cách hiểu của các chuyên gia nghiên cứu “Evghênhi Ônhêghin” thời Xô viết, “vale” của Pushkin hay trong “Ônhêghin” là hành động cách mạng”); còn bức thư gửi Đenvich, tháng 11 năm 1828, có viết: “Vale et mihi favere [138], cứ như Evghênhi Ônhêghin đã nói”. Ở tk.XVII, đấy là mốt ngôn ngữ văn phòng như vậy (thí dụ, thư của Volte gửi Xidevill năm 1731 cũng dừng You lại bằng câu:” Vale, et tuum ama Voltairium”).

III.
Trong mười năm đầu đời của mình, Puskin đã được đối ba gia sư người Pháp: Monfor (hay là bá tước de Monfor), Russlo và Shedel. Còn một thầy giáo người Nga mang họ Đức Shiller. Chị gái nhà thơ, một dạo (trước năm 1809) có một gia sư người Anh là Cô hay Bà giáo Bêyli, chắc là có quan hệ họ hàng với Đgiôn Bêyli, một người từng dạy tiếng Anh tại Đại học tổng hợp Matxcơva, nhưng nếu bà có dạy Puskin mấy bài tiếng Anh, thì đến năm 1820, chắc ông cũng đã quên sạch.. Người dạy toán cho ông là cha Aleksandr Belikốp, một viên phó tế thuộc chính thống giáo. Một thời gian, khi Puskin còn chưa ghi tên học trường Litsêy, (trường được thành lập bởi Aleksander I tại Hoàng thôn ngày 12 tháng tám năm 1810 và mở cửa ngày 19 tháng mười năm 1811; hãy xem chú thích chương 8, I) nhà định gửi ông vào trường dòng thiên chúa giáo, nơi Viademxky và hàng loạt cá nhân kiệt xuất khác đã theo học. Năm 1815, trường này bị quy tội mưu toan bắt học sinh rời bỏ chính thống giáo và chuyển sang đạo thiên chúa bằng cách hạn chế chỉ dạy Verghili và Rasin. Tháng mười hai năm 1815, những người theo đạo thiên chúa bị trục xuất khỏi Peterburg và Matxcơva, còn 5 năm sau, họ bị đuổi hẳn khỏi nước Nga.
Đến cuối tk. XVII, là những năm ở Pháp diễn ra những thay đổi xã hội khốc liệt, đẫm máu, nhiều người Pháp đã trải qua quá nhiều sợ hãi, họ đã rời bỏ tổ quốc và bỗng nhiên lâm vào cảnh đi làm gia sư ở nước Nga rộng lớn bao la. Những nhà quý tộc Nga, phần lớn đều theo chính thống giáo, cũng không tốn kém nhiều lắm để thuê gia sư là các cha cố thiên chúa giáo, với mong muốn hợp pháp là cho con cái họ tiếp thu vẻ ngoài hào nhoáng của nền văn hoá Pháp. Những người Pháp đang thất cơ lỡ vận (outchitel (tiếng Pháp) như vậy thường cũng phải nếm trải cuộc sống chẳng ngọt ngào ở Nga. Nếu ta tin lời kể của Puskin là thật, (bức thư gửi vợ ngày 30 tháng chín năm 1830), chính đầu óc tưởng tượng đầy sáng tạo của ông đã tạo ra nhiều kiệt tác dựa vào các truyền thuyết trong gia đình, thì ông nội của Puskin tên là Lép (1723-1790) vốn là một địa chủ tính nóng như lửa (khi lên cơn ghen tuông, ông nổi khùng hung như thú dữ - và nói chung, cả Abram Gannibal, là cụ ngoại của Puskin, cũng vậy), một lần do nghi ngờ một gia sư người Pháp được thuê trong nhà, là cha tư tế Nikôl, đã tằng tịu với vợ mình, nên không cần tỏ ra lịch sự, khách sáo, đã lập tức treo ngược viên gia sư bất hạnh ở cuối vườn trong khu dinh cơ của dòng họ ở Bốlđinô.
Ở thời của Puskin đang sống, những nữ gia sư người Pháp có nguồn gốc quý tộc thường được gọi theo kiểu Nga là ma đam (cho dù cô giáo chưa có chồng) hay mamdel. Hãy so sánh trong truyện của ông “Tiểu thư nông dân”: “Cô con gái có gia sư là bà người Anh - cô giáo đã bốn mươi tuổi, tính tình cực kì nghiêm khắc”.
Giả thuyết cho rằng l’Abbé» — là họ viên gia sư, không đứng vững, khi trong bản nháp ban đầu (2369, л. 5): ta gặp “мосье l’abbé» (monsieur l’abbé).

V.Nabôkôp
Cấu trúc của “Evghênhi Ônhêghin”
!Chương Một
(Đặc điểm số khổ thơ, các sự kiện chính, các chủ đề, thời gian diễn ra sự kiện - theo phỏng đoán của V.Nabôkôp…, địa điểm xảy ra sự kiện.v.v..)
Chương một gồm 54 khổ thơ: I-VIII, X-XII, XV-XXXVIII và XLII -LX (dấu hoa thị chỉ các khổ thơ thiếu, có hai khổ XXXIX-XLI chúng ta hoàn toàn không biết lý do thiếu). Các nhân vật chính - “Tôi” tác giả (Là Puskin ít nhiều có phong cách riêng) và Evghênhi Ônhêghin. Trọng tâm của chương, phần cốt lõi được khai triển nhanh chóng và tuyệt vời, được trình bày trong 12 khổ thơ (XV-XVII, XXI-XXV, XXII-XXVIII, XXXV- XXXVI,) các khổ này miêu tả mười sáu giờ sinh hoạt nơi đô thành của Ônhêghin, một công tử hai mươi bốn tuổi. Thời gian - mùa đông năm 1819, địa điểm - thành phố Sankt-Peterburg, thủ đô nước Nga. Ônhêghin tham gia sinh hoạt xã hội thượng lưu được tám năm, chàng vẫn ưa mặc sành điệu và dự tiệc tùng trong các nhà hàng sang trọng, nhưng chàng đã bắt đầu không hứng thú đến nhà hát, và chấm dứt các chuyến phiêu lưu tình ái đầy giông bão. Xen vào giữa các khổ miêu tả một ngày sống của Ônhêghin là ba phần ghi lại các hồi tưởng và suy nghĩ của Puskin (XVIII-XX, XXVI, XXIX-XXXIV), việc điểm lại một ngày sinh hoạt của Ônhêghin có vị trí nằm giữa khổ thơ kể về học vấn của Ônhêghin và khổ về tâm trạng buồn nản của chàng. Trước khi cho biết về trình độ học vấn của Ônhêghin là một số nét chấm phá thuật lại việc chàng trên đường về dinh cơ của người bác bằng xe thư (vào tháng năm 1820), còn sau khổ thơ về tâm trạng chán nản của Ônhêghin là phần kể chuyến đi của Ônhêghin về ngôi làng nơi bác chàng đã mất. Chương một kết thúc trong mấy khổ thơ (LV-LX) để tác giả nói về bản thân mình.
(V.Nabôkôp, sách đã dẫn, tr. 16.)

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Cấu trúc của “Evghênhi Ônhêghin “

Tôi xin dịch phần lí thuyết chung về cấu trúc của V. Nabôkôp. Tôi chỉ dịch từng đoạn ngắn một, tuy vậy vẫn liền mạch ý tứ của tác giả.

…Trong nghệ thuật, mục đích và kế hoạch - không là gì hết: kết quả mới là tất cả. Chúng ta chỉ quan tâm tới cấu trúc một tác phẩm đã được công bố, chính tác giả sẽ chịu trách nhiệm về cái đó, vì tác phẩm của ông được ra mắt khi ông còn sống. Những thay đổi vào phút chót, kể cả những thay đổi buộc phải làm do hoàn cảnh bên ngoài - không quan trọng là Pushkin phải làm theo bất cứ động cơ nào - cần phải được bảo lưu, vì nhà thơ coi là cần phải giữ lại. Ngay cả các lỗi in sai rõ ràng cũng cần phải xử lý thận trọng, và sau cùng, không loại trừ một lý do là chính tác giả đã quyết định không sửa chữa chúng. Mục đích là gì và tại sao ông làm như vậy, chứ không phải làm cách khác, không liên quan tới công việc ở đây. Chúng ta có thể tìm ra sự thay đổi kế hoạch (dàn ý cốt truyện) việc không có kế hoạch hay ngược lại, bản năng thiên bẩm của một thiên tài, nhưng tất cả những điều đó là hiện tượng thuộc diện siêu hình. Tôi xin nhắc lại, đối với nhà nghiên cứu, cái có ý nghĩa chỉ là cấu trúc một tác phẩm đã hoàn chỉnh, và chỉ có ở một tác phẩm đã hoàn chỉnh mà thôi. Ít nhất, khi nhà nghiên cứu, giống trong trường hợp này, tiếp xúc với quá trình sáng tạo tại xưởng của nhà nghệ sỹ.
Cấu trúc của EO (Evghênhi Ônhêghin) là độc đáo, phức tạp và hài hoà đến mức kinh ngạc, mặc dù có thực tế là vào năm 1823, ngôn ngữ tiếng Nga còn ở giai đoạn khá thô sơ, với các đặc điểm là người ta không kiềm chế được và cũng có lý do đúng thôi, trong việc bắt chước, phỏng theo những thủ pháp được dùng nhiều nhất của văn học phương Tây, những thứ đó cũng mới được khởi động ở ngay các đại diện ưu tú nhất của họ. Tôi đã dừng lại để nói về thành tố cấu trúc cơ bản của EO, về khổ thơ “Ônhêghin” do Pushkin sáng tạo riêng cho tiểu thuyết bằng thơ của mình, và tôi còn quay trở lại việc này trong phần Chú thích, Các cách xuống dòng ngay trong phạm vi một khổ và giữa các khổ thường theo đúng chức năng và vì vậy, chúng ta phải nhắc đến chúng trong bản liệt kê các thành tố cấu trúc. Nhưng cách thức nhà thơ của ta sẽ được bàn tới đầy đủ nhất trong việc phân bố số tài liệu theo cốt truyện, sự cân đối giữa các phần, việc đổi chủ đề và đưa các đoạn chêm vào trong khi trần thuật, việc đưa nhân vật vào, việc đi xa chủ đề, việc chuyển đổi chủ đề v.v..
(Tr.14)
Được giới thiệu trong bản in hoàn chỉnh của Pushkin, EO là mẫu mực về sự hoàn thiện (tuy cũng có một vài khiếm khuyết về cấu trúc ở chương này hay chương khác, như chương 4 chẳng hạn.) Tất cả tám chương tạo thành công trình kiến trúc với hàng cột đỡ cân đối, hài hoà. Chương một và chương cuối gắn với nhau bởi hệ thống các tiểu chủ đề thường hô ứng nhau luôn, chúng phối hợp với nhau một cách tuyệt vời, hệt như các tiếng vọng đáp lại nhau. Petersburg ở chương một được vọng lại nhờ Petersburg của chương tám (trừ chủ đề múa ba lê và chuyện ẩm thực ngon, cộng thêm tình yêu kiều khổ hạnh và nhiều hồi tưởng đa dạng.). Chủ đề Matxcơva được kể bằng nhiều đường nét chấm phá sắc nét, rực rỡ ở chương hai, lại được khai triển, mở rộng thêm ở chương bảy. Có cảm tưởng rằng, toàn bộ các chương được chia ra hai phần, mỗi phần có bốn chương, lần lượt gồm 2552 và 2676 câu thơ thể iambơ tương ứng (trung tâm câu truyện là ở chương 5, V, 6-7, “Tất cả mọi thứ, cứ như theo một phép thần, đều góp tiếng nói lên một điều gì đó”.
Lời Ônhêghin nói với Tachiana ở chương cuối phần một được đáp lại bằng lá thư Tachiana trả lời Ônhêghin ở chương cuối phần hai. Chủ đề Lensky (chữ tài liền với chữ tai một vần, chữ tình đứng liền chữ tội, tài nở hoa cùng với ra ma một vần) được mở ra và giải quyết xong ở các chương hai của hai phần; còn nhiều phần khác được xây dựng một cách cân đối, nhịp nhàng, tuy ở mức ít rõ hơn, nhưng trình độ biểu hiện về mặt nghệ thuật không hề thua kém hơn. Thí dụ, lá thư trữ tình của Tachiana chương ba không chỉ được hưởng ứng bằng lời đáp ở chương tám dưới dạng thư Ônhêghin gửi Tachiana, mà còn được vọng lại qua thơ uỷ mị của Lensky nói với Ônga một cách thật tinh tế, ở chương 6. Giọng nói của Ônga được cất lên ba lần và mỗi lần là một câu hỏi ngắn (chương 5, XXI, 12-14, chương 6, XIV, 1, chương 6, XIX, 13)
Tỷ lệ phân bố các phần một cách nghiêm ngặt đúng tính chất cổ điển thể hiện tuyệt vời nhất qua thủ pháp của tiểu thuyết, là thủ pháp tiếp tục hay thủ pháp nhắc lại một chủ đề cấu trúc nào đó trong chương đi tiếp sau chương mà tác giả vừa đưa chủ đề vào.Thủ thuật này được sử dụng để khai triển chủ đề thôn quê trong các chương một và hai, chủ đề tình yêu lãng mạn- trong các chương hai và ba, chủ đề buổi gặp gỡ dưới bóng cây bên đường ở chương ba và bốn, chủ đề mùa đông ở chương bốn và năm, chủ đề lễ thánh ở chương năm và sáu, chủ đề nấm mộ của nhà thơ ở chương sáu và bẩy, chủ đề bão tố cuộc đời ở chương bảy và tám, chương tám có vai trò khép kín vòng tròn lại, do chủ đề cuối cùng này lại xuất hiện (nếu bắt đầu đọc lại tiểu thuyết bằng thơ này) ở chương một.
Cần phải nói rằng, “những cánh én (nhạn) này“và chúng còn vỗ cánh như báo hiệu nhắc lại trong nhiều chương thủ pháp xuống dòng ngay trong nhiều khổ thơ liền nhau, mà đến lượt nó, đã lặp lại trong phạm vi một khổ thơ những lần xuống dòng có giá trị về mặt chức năng hay như nét hoa văn trang trí.
Khi tiếp xúc với các thủ pháp cấu trúc được dùng trong các chương, chúng ta trước hết phải nghiên cứu việc Pushkin sử dụng thủ pháp xuống dòng, nghĩa là một tập hợp các thủ pháp mà tác giả cần có để chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác. Khi xem xét các phép chuyển đổi trong cấu trúc một tác phẩm và đánh giá chúng xét theo quan điểm thẩm mỹ và lịch sử, chúng ta, tất nhiên, phải phân biệt bản chất nội dung của chúng, và cách biểu hiện bằng hình thức, nghĩa là loại chuyển đổi mà nhà nghệ sỹ chọn lựa cho một mục đích nào đó, và yếu tố, nhà nghệ sỹ áp dụng thủ pháp này ra sao. Khi nghiên cứu phép chuyển đổi mà ta nhận thức rõ ràng nội dung và hình thức sẽ dẫn tới chỗ hiểu đúng một trong nhiều thành tố quan trọng nhất trong việc trần thuật ở các lĩnh vực thơ ca và văn xuôi.

Nói một cách thô thiển thì, có hai loại chuyển đổi chính: chuyển đổi trần thuật (hay là tự nhiên) và chuyển đổi tác giả (hay tu từ). Việc vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa các loại là không thể. Biểu hiện mạnh nhất của chuyển đổi tu từ là tác giả bỗng nhiên hướng vào bạn đọc, còn biểu hiện tự nhiên nhất của chuyển đổi tự nhiên có thể coi là sự phát triển ý tưởng một cách tuần tự, nó chuyển từ một đối tượng này, sang một đối tượng khác vốn có quan hệ chặt với nó. Cả hai loại chuyển đổi này đều được Pushkin sử dụng, cả hai cách chuyển đổi này cũng từng được dùng trước kia, bắt đầu từ cái thời tiểu thuyết hiệp sỹ cổ xưa, cho đến tận thời Bai rơn. Tôi chủ ý trích dẫn nhà thơ này, chứ không phải một nhà tiểu thuyết viết văn xuôi, vì một sự thật là, tiểu thuyết được viết bằng thơ sẽ ảnh hưởng tới việc hình thức các cách chuyển đổi đã sử dụng, mặc dù Pushkin vẫn gọi các nhóm bài thơ là các chương.
Như vậy, phép chuyển đổi tu từ (thí dụ, “Chúng ta trở lại với nhân vật của chúng ta”, “Xin bạn đọc cho phép…” được nhấn mạnh nhiều hơn là bởi cách chuyển đổi này được đi từ văn xuôi sang thơ ca và ở thời điểm xuống dòng này, nó có thể mang sắc thái như nhại để cười giễu một cách nhè nhẹ; hay, ngược lại, một phương thức mới giống như âm nhạc được hồi sinh lại, có thể làm cho cách biểu hiện cổ xưa nay được tươi mới hơn, còn các hình thức chuyển đổi trần thuật thường có vẻ như tinh tế hơn và thậm chí là thấy tự nhiên trong lĩnh vực thơ ca hơn là trong văn xuôi.

Những phép chuyển đổi đơn giản nhất được thực hiện khi đi từ cái chung sang cái riêng, và ngược lại,: đây là chuyển từ khẳng định chung sang một trường hợp riêng (thường được dùng với sự hỗ trợ của từ “nhưng”), hay đi từ một sự kiện cụ thể sang một ý kiến khái quát nhằm giáo huấn (thường được dùng với từ “như vậy”. Được dùng như một câu mẫu ưa thích là cách chuyển đổi thời gian, khi đưa một đối tượng mới vào nhờ cách nói “lúc đó” hay “thời gian qua đi”...

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

V.Nabôkôp,, Cấu trúc của Evghênhi Ônhêghin

Tiếp Theo:
Chúng ta sẽ dùng các khái niệm “Рассказ - câu truyện, viết tắt: P““Герой - nhân vật - viết tắt: Г”, “Пейзаж - Quang cảnh - viết tắt: П”, “Воспоминание - hồi ức, viết tắt: B” và “Дидактическое отступление - các đoạn chêm có hướng giáo huấn, viết tắt: Д» Bằng các chữ cái Р, Г, П, В, Д, khi đó chúng ta có thể giới thiệu tất cả các loại chuyển đổi, kể cả các chuyển đổi được thể hiện rõ ràng nhất, lẫn các chuyển đổi ít thể hiện ra hơn, từ Р đến Г, từ Г sang Р, đi từ Р đến П, từ Р sang В, chuyển từ Р sang Д, từ Г sang Д và cứ thế tiếp tục thông qua tất cả các tổ hợp và các chuỗi có thể có, với các cánh cửa bên trong và bên ngoài và các giá đỡ tự nhiên hay nhân tạo, bảo đảm có thể chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác.
Thuật ngữ “đoạn chêm” - “отступление”, theo tôi, là cần thiết. Chính Pushkin đã dùng từ này, tuy nhiên, ít nhiều theo nghĩa không được coi trọng đúng mức lắm (chương 5, XL,14). Thật sự mà nói, “отступление “- đoạn chêm chỉ là một trong nhiều dạng tham gia của tác giả. Sự tham gia như vậy, thông qua các đoạn chêm, có thể là một sự thâm nhập ngắn gọn, hay hầu như không phân biệt được với các chuyển đổi từ từ thông thường (“Hãy cho phép tôi…”) hay trong trường hợp biểu hiện cấp thiết nhất, nó có thể là cách giải thích “cái tôi” của mình có ý nghĩa về mặt chức năng sâu sắc, với tư cách là một trong nhiều nhân vật của tiểu thuyết, ngôi thứ nhất có phong cách riêng biệt, cũng có quyền được thể hiện và thừa nhận giống như những nhân vật thuộc ngôi thứ ba. Pushkin khi có phong cách riêng, nói chuyện với Ônhêghin do ông tạo ra và chia sẻ với chàng các hồi tưởng của mình, hay Nàng thơ cũng có phong cách riêng của Pushkin, người luôn lặng lẽ theo dõi buổi tập trung đông người, nơi Nàng thơ được thi sỹ dẫn đến,- giống như bá tước N cũng đưa vợ mình tới đấy,- tất cả những thứ đó đều là các thành tố trong cốt truyện như Ônhêghin và Tachiana. Nếu chúng ta phân nhỏ việc tham gia của Pushkin ra nhiều thành tố khác nhau, thì chúng ta phát hiện ra nhiều tài liệu có tính tiểu sử cá nhân (hay nói chính xác hơn là, thông tin cá nhân có phong cách riêng), có thể phân loại chúng ra các suy nghĩ (trữ tình, yêu đương, suy tư buồn nhớ) những nhận xét cụ thể về phong cách sống của tác giả trong thời gian viết tiểu thuyết hay trong các thời kỳ trước, những gợi nhớ giọng lạnh lùng hay đùa cợt về các hoàn cảnh thật sự và những con người thật, những lời hứa và các hồi ức về các sự kiện được sáng tác ra và tình bạn theo giả định với những nhân vật được tạo dựng như vậy. Các yếu tố có tính tiểu sử cá nhân có phong cách riêng hoà nhập và kết hợp với các chủ đề về nghề nghiệp, bao gồm các nhận xét thật về quá trình sáng tác, về các nhân vật trong tiểu thuyết như những nhân vật được tạo dựng, về nhiều tác phẩm của chính tác giả, kể cả thuộc quá khứ, hiện tại, theo giả định v.v.. Cuối cùng, hình thức tác giả tham gia được thể hiện qua các suy tư triết lý, bằng các lời thoại ít nhiều có tính giáo huấn nghiêm khắc, nửa nghiêm nửa không hay đùa vui tếu táo, như nói “bâng quơ”, lắm khi được thể hiện dưới dạng các nhận xét xen vào, thường được diễn đạt ngắn gọn, và nghe như cách ngôn. Pushkin là người có trí tuệ thông minh kiệt xuất (điều này thể hiện đặc biệt rõ qua các lá thư ông viết), nhưng trong thể loại giáo huấn, ông tỏ ra không chói sáng lắm, và tài năng của ông dành cho các lập luận chung chung được mài dũa kỹ càng tại thời của ông, nói chính xác hơn là thời kỳ trước đó, đôi khi thấy rõ một cách không bình thường trong nhiều nhận xét khá tầm thường về các chuyện bão tố cuộc đời, phụ nữ, các thói quen và tính cách, được trải đều từ đầu đến cuối văn bản EO.

Nhìn chung, tiểu thuyết thơ kể về tình cảm, suy nghĩ, các việc làm và số phận của ba con người. Ônhêghin một công tử trẻ tuổi đang trong tâm trạng buồn chán; Lenski một nhà thơ, là tác giả những bài thơ uỷ mị tầm tầm, không có gì đặc biệt; và Puskin có phong cách riêng biệt, xuất hiện với tư cách là bạn của Ônhêghin. Trong tiểu thuyết có ba nhân vật nữ: Tachiana, Ônga và Nàng thơ của Puskin. Các sự kiện được diễn ra trong khoảng cuối năm 1819 ở Peterburg (chương một) và mùa xuân năm 1825, rồi lại quay về Peterburg (chương tám). Địa điểm xảy ra hành động chuyển từ thủ đô xuống thôn quê, giữa đường đi từ Ốpôtrka tới Matxcơva (từ chương hai cho đến tận đầu chương bảy), còn từ đó đi tiếp đến Matxcơva (cuối chương bảy). Các đoạn kể về Chuyến du lịch của Ônhêghin được gắn kèm theo (đúng ra phải được đặt vào vị trí giữa chương bảy và chương tám) đưa chúng ta đến Matxcơva, Nhigiownhi Nôpgôrốt, đến vùng dọc sông Volga, đi Capkaz, Crưm, và Ôddessa.

Các chủ đề và các thủ pháp bố cục của chương tám luôn có sự tung - hứng, gọi - đáp lại với các chủ đề và thủ pháp của chương một. Trong mỗi chương, đều có một chủ đề được trình bày thật rõ nét, đặc sắc: chủ đề một ngày sinh hoạt của công tử trẻ tuổi trong chương một (XV-XXXVI), nhà thơ trẻ bị chết sớm ở chương hai (VI-XXXVII), chuyện Tachiana yêu say đắm Ônhêghin ở chương ba, làng quê và các vấn đề về hoạt động sáng tạo ở chương bốn, giấc mơ như báo mộng trước nhiều thứ và lễ thánh ở chương năm, cuộc đấu súng ở chương sáu, việc chuyển nhà về Matxcơva ở chương bảy, chuyện Ônhêghin đam mê Tachiana ở chương tám. Từ đầu đến cuối văn bản còn rải rác nhiều đoạn chêm có tính lãng mạn, châm biếm, đậm màu tiểu sử và hướng thư mục, chúng có vai trò làm cho tiểu thuyết trở nên càng sâu sắc và phong phú sắc màu đến mức kỳ diệu. Trong các chú thích của tôi, tôi cố gắng làm bạn đọc thấy rõ việc Puskin đã sử dụng một cách tuyệt vời nhiều chủ đề và nhịp điệu, tiết tấu nhất định, chẳng hạn như, thủ pháp “vượt lên báo trước và để lại báo sau” (chương một), thủ pháp xuống dòng giữa hai khổ đi liền nhau (chuyện Tachiana chạy tránh gặp Ônhêghin trong vườn và việc Ônhêghin đến thăm nhà nữ bá tước N) và mô tip chủ đạo được thể hiện một cách nhẹ nhàng, không gây khó chịu một câu nói, được phát ra trong suốt tiến trình cuốn tiểu thuyết. Nếu không nắm vững các thủ pháp nào đó, cũng như không nhận thức rõ các chi tiết cực kì nhỏ nhặt trong văn bản, bạn đọc sẽ không thể hiểu sâu sắc EO.
Sự triển khai các chủ đề
I.Độc thoại nội tâm của Ônhêghin trên đường đi từ Petersburg về dinh cơ người bác.
1-5.Năm dòng đầu chương một thể hiện sự bất định đầy hấp dẫn. Tôi cho rằng, trên thực tế, đó là chủ định của nhà thơ chúng ta: bắt đầu câu truyện từ một điểm không rõ ràng để rồi sau đó tác giả dần dần làm rõ hơn tình trạng mờ mịt đó. Vào tuần đầu tháng năm 1825, chàng thanh niên hai mươi tư tuổi Evghênhi Ônhêghin đã nhận được thư do người hầu của ông bác họ báo tin bác đang ốm nặng, xa trời, gần đất (xem XLII). Ônhêghin lập tức lên đường về nhà bác - về phía nam Sant Peterburg…. Dinh cơ mà chàng được nhận, theo tôi, là ở ranh giới hai tỉnh cũ Tver và Smolensk, cách hai trăm dặm về phía Tây Matxcơva, nghĩa là khoảng đoạn giữa Matxcơva và dinh cơ Mikhailopxkoie của nhà Puskin…
Ônhêghin đang trên xe, và chúng ta làm quen với chàng. Khổ một kể lại những ý nghĩ dứt đoạn, rời rạc, nửa thức nửa ngủ…”Bác tôi….vốn thẳng ngay và cao đạo nhất…một quý tộc thật sự…nhưng nói chung thì hơi ngốc,..khi ốm nặng mới bắt mọi người kính trọng mình… không nghĩ ra cách tốt hơn là bắt mọi người tôn kính mình…nhưng đã muộn… đúng là bài học tốt cho người khác..chính ta cũng có thể rơi vào tình huống này….”
Đoạn độc thoại nội tâm đại khái như vậy diễn ra trong ý nghĩ của Ônhêghin và sang nửa hai của khổ thơ đã có đường nét cụ thể hơn. Ônhêghin sẽ được giải thoát khỏi cảnh bị tra tấn bên giường bệnh nhân đang hấp hối, mà chàng tự vẽ ra cho mình với sự biếng lười kinh tởm: ông bác mẫu mực của chàng đang bệnh nặng ở mức độ trầm trọng hơn theo suy nghĩ của đứa cháu trắng trợn. Quy tắc cư xử bắt buộc phải phục vụ, chăm sóc âm thầm, lặng lẽ…
Qua những dòng đầu, khi chuyện này, lúc chuyện khác làm nảy sinh trong đầu bạn đọc nhiều cách phản ứng lại, khi họ nhớ đến việc“ông bác vốn thẳng ngay và cao đạo nhất”.

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Lịch sử dịch Evghenhi Onheghin ở Trung Quốc

(Chúng tôi xin giới thiệu bài đăng tạp chí của hai tác giả sau:
Н.Г. Мельников, канд. филол. наук, доц., Московский государственный университет имени М.В. Ломоносова, г. Москва, E-mail: alcect@yandex.ru
Чжу Янь, соискатель, Московский государственный университет имени М.В. Ломоносова, г. Москва, E-mail: zhuyan5148@yandex.ru
Tạp chí: МИР НАУКИ, КУЛЬТУРЫ, ОБРАЗОВАНИЯ. No 2 (99) 2023

ИСТОРИЯ ПЕРЕВОДА РОМАНА В СТИХАХ
«ЕВГЕНИЙ ОНЕГИН» А.С. ПУШКИНА В КИТАЕ
(Lịch sử dịch tiểu thuyết thơ “Evghênhi Ônhêghin” của A.X. Puskin ở Trung Quốc)

(Chúng tôi chỉ dịch vài ý quan trọng, tên người Trung Quốc được giữ nguyên theo cách phiên âm sang tiếng Nga)
Những khó khăn khi dịch từ tiếng Nga sang tiếng Trung:
Hai ngôn ngữ thuộc hai ngữ hệ khác nhau, nên có rất nhiều điểm không giống nhau.
Khổ thơ Ônhêghin là trở ngại rất lớn.
Tiếng Nga có loại vần đực, vần cái. Tiếng Trung không có.
Tiếng Trung thường dùng vần cách, chữ cuối dòng vần với nhau nhờ phát âm giống nhau, gần giống nhau, trừ câu thơ đầu có thể tính đến chuyện hiệp vần, vần luôn rơi vào câu thơ số chẵn. Những câu thơ số lẻ không bao giờ hiệp vần.
Tiếng Nga có trọng âm, tiếng Trung không có, mà có thanh điệu., nên khó áp dụng luật thơ iamb, kho rây, daktil, v.v.
Với tiếng Trung, các khái niệm như: đổi âm -luật bằng trắc, đổi ý, niêm, vần (các chữ có cách phát âm giống nhau, gần như nhau, tạo ra âm điệu), bố cục là rất quan trọng.

Sơ đồ khổ thơ Ônhêghin là: AbAb CCdd EffE gg, bốn dòng đầu là vần cách, bốn dòng tiếp theo vần liền, bốn dòng tiếp dùng vần ôm, hai dòng cuối là vần liền («a» thường là vần đực - hai từ hiệp vần cùng có trọng âm ở âm tiết cuối, «A» hoa là vần cái- hai từ hiệp vần cùng có trọng âm ở âm tiết trước âm tiết cuối)
Ван Шисе không dùng hệ thống vần khổ thơ Nga, vì không hợp tiếng Trung, mà dùng luật vần cách, vần ở chữ cuối dòng, theo mẫu: “xa xa xa xa xa xa xa” («x»là dòng không vần). Tuy nhiên kiểu gieo vần này, trong tiếng Trung, dễ gây ra hiện tượng lặp từ.
ФениЧунь dùng luật thơ tiếng Trung, có thể đổi vần vài lần trong một khổ.
xa xa -xbxb-xc-xc-dd,
xa-xa- xbxb-xcc-dxd (x là dòng không vần)
Cách gieo vần này làm bản dịch nghe mượt mà hơn, có nhiều khả năng chọn lựa từ dịch phong phú hơn.

Дин Лу dùng luật thơ tiếng Trung:
xaxa- bbcc- xdd- xee (“x” là dòng không vần)

“Vậy là, từ lúc công bố bản dịch đầu tiên tiểu thuyết thơ Evghênhi Ônhêghin (1942) ở Trung Quốc, đến nay đã 80 năm.
Như đã nói ở trên, hiện Trung Quốc có 15 bản dịch “Evghênhi Ônhêghin” sang tiếng Trung. Tuy có một số khiếm khuyết, 11 bản vẫn có thể coi là đủ giá trị tương đương với bản gốc, phản ánh “bách khoa toàn thư về cuộc sống Nga”, có giá trị nghệ thuật, còn 4 bản không đạt yêu cầu về dịch thuật: dịch thiếu, chất lượng dịch kém,, tự ý thay nội dung văn bản, cắt xén văn bản, dịch thiếu nhiều khổ thơ, thêm lời của djch giả vào bản dịch, dịch sai nhiều chi tiết trong văn bản, do hạn chế khối lượng nên bàn dịch cắt bớt nội dung, cắt các đoạn xa đề, chêm, chỉ giữ cốt truyện, dùng lại nhiều đoạn dịch tốt của các tác giả đi trước, bản dịch ra sau mà mắc lỗi dịch nhiều hơn bản ra trước, thay chi tiết v.v…

Ngoài ra, nhiều thế hệ dịch giả tiếp bước nhau đều đặt vấn đề về việc làm thế nào để truyền đạt được những đặc điểm của khổ thơ Ônhêghin. Ở Trung Quốc, quá trình dịch EO cố gắng giữ nguyên khổ thơ trên đã trải qua nhiều giai đoạn: hồi đầu, có dịch giả dùng thơ tự do; sau đó đi theo nguyên tắc dịch thơ - tức là dùng luật thơ tiếng Trung. Đa số các bản dịch chỉ ở mức gần giống khổ thơ Ônhêghin mà thôi. Tuy nhiên cũng có một số dịch giả đã truyền đạt được đến mức tối đa đặc điểm hình thức của “Evghênhi Ônhêghin”. Phải thừa nhận rằng, tiếng Nga và tiếng Trung có đặc điểm rất khác nhau, nên việc tái lập hết mọi đặc điểm của khổ thơ Ônhêghin sang tiếng Trung là điều không thể. Có lẽ, chỉ có thể tiệm cận gần với nguyên bản ngày càng sát hết mức mà thôi.

L.X. Barkhuđarôp trong tác phẩm “Ngôn ngữ và dịch thuật” đã nhận xét: “Nói đúng ra thì bản dịch phải đạt trình độ tương đương bản gốc ở mức độ khác nhau, nghĩa là bản dịch phải ít nhiều đạt tới tương đương hoàn toàn, nhưng trên thực tế, đó chỉ là một bản dịch lý tưởng nào đó, chứ không phải thực tế đạt được “[24, trang 189]. Để tiệm cận gần tới bản dịch lý tưởng, yêu cẩu phải cần đến sự nỗ lực vô cùng, mà có lẽ, phải nhiều thế hệ dịch giả kế tiếp cùng góp sức thì mới có thể đạt tới.”

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

“Épghenhi Onheghin” được dịch ra bao thứ tiếng?

Evghênhi Ônhêghin” đã được dịch ra bao nhiêu thứ tiếng trên thế giới?

Theo thống kê sơ bộ của tác giả bài báo, cho tới năm 2023, “Evgenhi Ônheghin” đã được dịch ra 75 thứ tiếng trên thế giới. Tiểu thuyết thơ được giới thiệu thông qua 308 bản dịch khác nhau: dịch đầy đủ, không đủ, theo trích đoạn, có sửa đổi, có hiệu đính lại v.v..

* Tiếng Anh: Các bạn đọc tiếng Anh có dịp làm quen với tiểu thuyết thơ “EO” của Puskin nhờ trên 40 tác giả đã dịch sang tiếng Anh vào nhiều thời gian khác nhau: Г. Сполдинг (H. Spalding) (1881), К. Филипс-Уолли (C. Phillipps-Wolley) (1883), Б. Дойч (B. Deutsch) (bản dịch đầu tiên được công bố năm 1936, còn hai bản dịch có chỉnh sửa được xuất bản các năm 1943, 1963), О. Элтон (O. Elton) (1937), Д. Радин (D.P. Radin) và Дж. Патрик (G.Z. Patrick) (1937), Б. Симмонс (В. Simmons) (1950), У. Арндт (W. Arndt) (1964 và bản dịch có sửa in năm 1992), Е. Кайден (E. Kayden) (1964), В.В. Набоков (1964 và in lại năm 1975), Дж. Хардинг (J. Harding) (1967), В. Либерсон (W. Liberson) (1975 và bản chỉnh sửa in năm 1987), Ч. Джонстон (Ch. Johnston) (1977 và bản in lần hai năm 2003), С.Д.П. Кло (S.D.P. Clough) (1988), С.Н. Козлов (1994 và một bản khác in năm 1998), Дж. Фален (J.E. Falen) (1995), М. Шерер (M. Sharer) (1996), К. Кайл (C. Cahill) (1999), Р. Кларк (R. Clarke) (1999 và tái bản năm 2011), Э. Корр (A. Corre) (1999), Д. Хофштадтер (D.R. Hofstadter) (1999), О. Эммет (O. Emmet) và С. Макуренкова (1999), Дж. Леджер (G.R. Ledger) (2001), Д. Литошик (D. Litoshick) (2001), Т. Бек (T. Beck) (2004), Е. Бонвер (E.Y. Bonver) (2004 và tái bản năm 2005), М. Стоун (M.K. Stone) (2005), Г. Хойт (H. Hoyt) (2008), С. Митчелл (S. Mitchell) (2008), Э. Клайн (A. Kline) (2009), Дж. Лоуэфельд (J.H. Lowenfeld) (2010), Д. Томас (J.D. Thomas) (2011), М. Хобсон (M. Hobson) (các bản in năm 2011 và 2016), Э. Бриггс (A. Briggs) (2016), Н. Потной (N. Portnoi) (2016). Ta phải lưu ý tới trình tự xuất bản các bản dịch sang tiếng Anh: bản dịch đầu tiên sang tiếng Anh được xuất bản ở thế kỉ XIX, tức là 40 năm sau ngày Puskin đã mất, vào năm 1881 là của Генри Сполдинг (Henry Spalding). Xin nói thêm: đây là một trong vài bản dịch đầu tiên đã cố gắng truyền đạt lại nhiều đặc điểm của khổ thơ “Ônheghin” độc đáo.
Bản dịch năm 1963 của Walter W. Arndt (ISBN 0-87501-106-3) lưu giữ được cách gieo vần nghiêm ngặt của khổ thơ Ônhêghin. Tác phẩm này đã được trao Giải thưởng Bollingen dành cho lĩnh vực dịch thuật. Hiện đây vẫn được coi là một trong những bản dịch sang tiếng Anh thành công nhất.
* Tiếng Ý: Луиджи Делате (1856, chuyển sang văn xuôi), Джузеппе Кассоне (1906), Этторе Ло Гатто (1925, văn xuôi), Этторе Ло Гатто (1937), Эридано Баззарели (1960, văn xuôi), Giacinta De Dominicis Jorio (1963, văn xuôi), Giovanni Giudici (1975), Фиорнандо Габбриэлли (2006)[27];
* Tiếng Trung Quốc: — Су Фу (1942), Люй Инь (bản dịch đầu tiên từ nguyên bản tiếng Nga) 1944), Му Дань (Чжа Лянчжэн) (1954, 1983), Ван Шисе (1982), Ван Чжилян (1985, 2004), Фэн Чунь (1982, 1991), Тинь Лу[имя?] (1996), Лю Цзунцзи (2002), Гу Юньпу (2003), Тянь Гобин (2003), Цзянь Пин (2004)[33]
* (…..)
(Theo nguồn: Wikipedia.ru và tác giả Виктор Кушниренко, nhà Puskin học)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời