Chưa có đánh giá nào
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Ngũ ngôn bát cú
Thời kỳ: Thịnh Đường
11 bài trả lời: 11 bản dịch
1 người thích
Từ khoá: ly biệt (51) anh em (53)

Đăng bởi Vanachi vào 12/06/2005 15:36, đã sửa 5 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 08/03/2006 02:13

憶弟其一

喪亂聞吾弟,
飢寒傍濟州。
人稀書不到,
兵在見何由。
憶昨狂催走,
無時病去憂。
即今千種恨,
惟共水東流。

 

Ức đệ kỳ 1

Táng loạn văn ngô đệ,
Cơ hàn bạng Tế châu.
Nhân hi thư bất đáo,
Binh tại kiến hà do?
Ức tạc cuồng thôi tẩu,
Vô thì bệnh khứ ưu.
Tức kim thiên chủng hận,
Duy cộng thuỷ đông lưu.

 

Dịch nghĩa

Thời buổi loạn lạc,nghe tin em
Đói rét nương náu ở châu Tế
Vắng người thư không đến nơi
Còn giặc biết làm sao gặp nhau ?
Nhớ xưa cuống cuồng giục chạy
Không lúc nào biết ốm đau và lo lắng
Hiện nay hàng nghìn mối hận
Phó mặc cùng dòng nước chảy về đông


(Năm 759)

Lời tự: "Thì quy tại nam Lục Hồn trang" 時歸在南陸渾莊 (Lúc này về ở nhà tại phía nam Lục Hồn).

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu

Loạn lạc nghe tin chú
Cơ hàn náu Tế Châu
Vắng người thư chẳng tới
Còn giặc, gặp nơi đâu ?
Nhớ thuở xưa cuồng chạy
Đau thôi lại thảm sầu
Bây giờ muôn hối hận
Phó mặc nước xuôi mau


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phụng Hà

Nghe em nương châu Tế,
Loạn lạc đói rét luôn.
Người thưa, thư không tới,
Muốn thăm, đường chẳng suông.
Nhớ xưa giục nhau chạy,
Đau ốm cộng lo buồn.
Nay mang nghìn nỗi hận,
Phó mặc dòng nước tuôn.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn phước Hậu

Nghe tin em
lưu lạc
đói khát
ở Tế châu.
Người rầu
thư không đến.
Buổi binh biến
biết làm sao
gặp được nhau?
Nhớ lại ngày
cuồng dại
giục chạy mau!
Lúc nào
cái bịnh dính cái lo.
Đành phó cho
nước xuôi dòng.
Đến nay nghìn nổi hận lòng còn đây.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của mailang

Nghe em ta, lúc lạc,
Châu Tế lắm cơ hàn.
Người vắng, thư không tới,
Đánh hoài, gặp sao đang?
Nhớ xưa cuồng giục chạy,
Bệnh, sầu cũng biến tan,
Như nay nghìn mối hận,
Về đông, thảy nước tràn.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nam Trân

Chạy loạn sang châu Tế,
Nghe em đói rét hoài.
Đường thăm còn vướng giặc,
Thư gửi biết nhờ ai?
Lủi trốn khi lo vẩn,
Buồn phiền lúc ốm dai.
Phó cho dòng nước chảy,
Nghìn vạn mối sầu dài!

tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Anh Nguyên

Loạn ly, nghe được tin em,
Tế Châu nương náu, lạnh kèm thiếu ăn.
Vắng người, thư gửi khó khăn,
Giặc còn, sao biết có lần gặp nhau.
Nhớ xưa, giục chạy cho mau,
Có đâu còn tưởng ốm đau, lo buồn.
Nay nghìn mối hận nhớ luôn,
Phó dòng nước chảy theo nguồn về đông...

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phạm Doanh

Nghe em, khi chạy loạn,
Đói rét ở Tế Châu.
Neo người, thư chẳng tới,
Loạn còn, sao gặp nhau.
Nhớ lúc cuống cuồng chạy,
Rề rề lo với đau.
Tới nay ngàn mối hận,
Hướng đông nước chảy mau.

tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trương Việt Linh

Loạn ly nghe được tin em
Ốm đau đói rét nương mình Tế Châu
Người thưa thơ chẳng tới đâu
Chiến chinh còn biết làm sao được mà
Nhớ khi chạy loạn bôn ba
Buồn đau bệnh tật cho qua tháng ngày
Muôn ngàn mối hận còn đây
Dàu dàu con nước chảy xuôi miên trường

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Minh

Nghe tin em trong thời loạn lạc
Đói rét nay lưu lạc Tế Châu
Ít người thư có đến đâu
Vẫn còn giặc giã gặp nhau sao giờ?
Nhớ lúc xưa bơ phờ thúc chạy
Có lúc nào nghĩ lại ốm đau
Bây giờ ngàn thứ âu sầu
Thôi thì trút hết qua cầu xuôi đông.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phan Ngọc

Nghe tin em giữa ngày loạn lạc,
Ở Tế Châu đói rét sống nhờ.
Người thưa, thư chẳng tới nhà,
Binh đao còn đó sao mà gặp nhau?
Nhớ trước đây đành liều chạy trốn,
Chẳng cách nào khỏi ốm khỏi lo.
Nay ngàn mối hận giày vò,
Đành trao mặt nước mặc cho xuôi dòng!


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối