茅屋為秋風所破歌

八月秋高風怒號,
卷我屋上三重茅。
茅飛渡江灑江郊,
高者掛罥長林梢,
下者飄轉沉塘坳。
南村群童欺我老無力,
忍能對面為盜賊。
公然抱茅入竹去,
唇焦口燥呼不得,
歸來倚杖自歎息。
俄頃風定雲墨色,
秋天漠漠向昏黑。
布衾多年冷似鐵,
驕兒惡臥踏裡裂。
床頭屋漏無干處,
雨腳如麻未斷絕。
自經喪亂少睡眠,
長夜沾濕何由徹!
安得廣廈千萬間,
大庇天下寒士俱歡顏,
風雨不動安如山!
嗚呼!何時眼前突兀見此屋,
吾廬獨破受凍死亦足!

 

Mao ốc vị thu phong sở phá ca

Bát nguyệt thu cao phong nộ hào,
Quyển ngã ốc thượng tam trùng mao.
Mao phi độ giang sái giang giao.
Cao giả quải quyến trường lâm sao,
Hạ giả phiêu chuyển trầm đường ao.
Nam thôn quần đồng khi ngã lão vô lực,
Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc.
Công nhiên bão mao nhập trúc khứ,
Thần tiều khẩu táo hô bất đắc.
Qui lai ỷ trượng tự thán tức.
Nga khoảnh phong định vân mặc sắc,
Thu thiên mạc mạc hướng hôn hắc.
Bố khâm đa niên lãnh tự thiết.
Kiêu nhi ác ngoạ đạp lý liệt.
Sàng đầu ốc lậu vô can xứ,
Vũ cước như ma vị đoạn tuyệt.
Tự kinh táng loạn thiểu thuỵ miên,
Trường dạ triêm thấp hà do triệt.
An đắc quảng hạ thiên vạn gian,
Đại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan,
Phong vũ bất động an như san.
Ô hô! Hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc,
Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc!

 

Dịch nghĩa

Tháng tám, trời thu cao, gió giận dữ gào thét,
Cuốn đi ba lớp cỏ tranh trên mái nhà ta.
Cỏ tranh bay qua sông, rải xuống miền đất bên sông.
Cao thì vắt vẻo treo trên ngọn cây rừng;
Thấp thì tả tơi rơi chìm xuống ao nước.
Lũ trẻ xóm nam khinh ta già yếu,
Nhẫn tâm làm giặc cướp ngay trước mặt ta.
Chúng công khai ôm cỏ tranh đi vào trong xóm trúc;
Ta khô môi rát miệng, kêu thét mà không được.
Trở về, chống gậy, thở than.
Một lát sau, gió yên mây đen như mực.
Trời thu bát ngát đen tối lúc chiều tà.
Chiếc chăn vải dùng nhiều năm, lạnh như sắt,
Bị đứa con thơ khó ngủ đạp rách toang.
Ở đầu giường mái nhà dột, không chổ nào khô;
Vết mưa nhiều như gai vẫn còn chưa hết.
Từ khi gặp cơn loạn lạc, mình ít ngủ,
Suốt đêm dài ướt đẫm, biết làm sao hết được!
Mong sao có được ngàn vạn gian nhà lớn,
Để giúp cho các hàn sĩ trong thiên hạ đều được vui vẻ,
Không bị kinh động vì mưa gió, yên ổn như núi non!
Hỡi ôi, biết bao giờ được trông thấy nhà này đứng cao sững trước mắt,
Dù cho riêng nhà ta bị phá vỡ, mình có chịu rét đến chết, cũng thoả lòng!


(Năm 761)

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (15 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Minh

Gió mùa thu hú cơn cuồng nộ
Cuốn phăng ngay mái cỏ nhà tôi
Qua sông cỏ rải tơi bời
Trên cao vướng mắc khơi khơi trên cành
Dưới thấp thì chìm trong ao nhỏ
Trẻ xóm nam khi dễ ông già
Nỡ làm giặc cướp trước nhà
Ngang nhiên ôm cỏ mang qua nhà mình
Kêu khô cổ không giành được chúng
Trở về nhà gậy chống thở than
Lát sau gió mạnh cũng tan
Trời chiều đen tối, không gian mịt mù
Chăn vải cũ lạnh như tấm sắt
Con cưng nằm đạp rách tan hoang
Đầu giường nước rột mênh mang
Hạt mưa không ngớt rơi tràn thâu đêm
Từ khi loạn ít đêm ngủ được
Nay mưa rơi ướt át chịu sao
Uớc chi có một toà nào
Rộng ngàn căn hộ, bọc bao muôn người
Mưa gió lớn khôn lay chuyển nổi
Vững như non mãi mãi an toàn
Bao giờ toà đó thành hoàn
Thì nhà mái lật, cũng cam lòng này.

53.20
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trương Việt Linh

Tháng tám đang thu gió thét gào
Nhà tranh mấy lớp thốc tung cao
Ven sông lác đác dăm ba tấm
Dưới vũng trên non tấp lộn nhào
Xóm nam lũ trẻ khinh ta già
Cướp giật tranh nhau trước mặt ta
Rồi chạy ẩn vào bờ trúc rậm
Kệ mình rát họng tiếng kêu la
Chống gậy lần quay tiếng thở dài
Gió yên mây tối bủa tơi bời
Hơi thu hiu hắt lòng thêm tủi
Mờ mịt đêm về não dạ ai
Chăn cũ lâu năm lạnh tựa đồng
Con thơ xấu nết đạp lung tung
Khắp giường dột ướt đâu khô ráo
Rả rích mưa rơi mãi chẳng ngừng
Từ lúc loạn ly ít ngủ rồi
Suốt đêm dầm nước khổ chao ôi!
Ước sao có được ngàn gian rộng
Dân rét che đều khắp mọi nơi
Mơ ấy bao giờ mới thoả nguyền?
Toà cao ước được dựng xây nên
Lều ta dẫu tốc bay theo gió
Lạnh cóng, lòng vui chết chẳng rên!

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Chỉnh sửa 1 số chữ

Trong câu: "CAO GIÀ QUÁI QUYẾN TRƯỜNG LÂM SAO" chữ 者 phiên âm là "giả" mới đúng chứ nhỉ, còn chữ 掛 là "quải" mà ad

Tamy
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”

Sau bao nhiêu năm vất vả, lận đận, cơm không có ăn, áo không có mặc và nhà không có ở, năm 760 (lúc này 48 tuổi), được bạn bè giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng tạm được một mái nhà lợp bằng cỏ ở bên một bờ khe phía tây Thành Đô, thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Sau thời gian chạy loạn, nay có túp lều che tạm, Đỗ Phủ và cả gia đình rất phấn khởi. Âm cúng dưới mái nhà cỏ chưa được bao lâu, thì mùa thu năm sau, qua một trận gió to, mái nhà của ông bị tốc sạch, không còn có nơi nương tựa. Xót xa trước cảnh tượng này, ông đã làm bài thơ Mao ốc vị thu phong sở phá ca.

Tháng tám, thu cao, gió thét già,
Cuộn mất ha lớp tranh nhà ta.
Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.
Mở đầu bài thơ, Đỗ Phủ giới thiệu thời gian là vào tháng tám, đang bước vào mùa thu. Tháng tám, mùa thu, đặc điểm nổi bật nhất của thời tiết lúc này là bầu trời cao và gió thổi rất lớn. Gió thổi làm tốc hết lớp nhà cỏ của ông. Bằng biện pháp kể và tả, nhà thơ đã dựng dậy trước mắt người đọc bức tranh về nhà tốc mái rất cụ thể và sinh động. Bốn câu thơ đầu, tác giả hoàn toàn dùng bút pháp miêu tả. Chỉ thông qua từ ngữ, ông nêu bật những trận cuồng phong, cảnh nhà tốc mái, cảnh mái tranh gió cuốn bay đi khắp nơi. Cái “bay rải khắp ven sông”, “cái “mắc cành cao”, cái “giữa dòng”. Cách tả của nhà thơ rất gọn, cô đọng nhưng gây rất nhiều ấn tượng cho người đọc.

Những câu thơ tả của ông không khác gì những thước phim chân thực về gió thổi nhà tốc mái.
Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
Quay về, chống gậy lòng ấm ức!
Từ việc nhà tốc mái dẫn đến nhiều cảnh đời đau khổ, xót xa. Lợi dụng gió thổi tốc mái, trẻ con nghèo khổ, hàng xóm ngỗ ngược khi thấy Đỗ Phủ già yếu mà chạy đến cướp tranh mang về. Tác giả đành bất lực đứng nhìn lũ trẻ con cướp giật từng cọng tranh. Mặc dù ông cố sức quát tháo “khản tiếng, rát hầu” nhưng cũng không giữ lại được những cọng tranh đã mất vào tay lũ trẻ.

Trước cảnh cướp giật tranh của lũ trẻ, Đỗ Phủ chỉ biết “quay về, vịn gậy thở than hoài”, ông giận mà không ghét lũ trẻ nghèo khổ. Vì ông biết rằng, cũng vì hoàn cảnh cùng cực, túng thiếu mà chúng phải làm thế! Lòng thông cảm những con người nghèo khổ ở Đỗ Phủ được thể hiện dưới những câu thơ mủi lòng, kín đáo.
Giây lát, gió lặng, mây tối mực,
Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.
Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,
Con nằm xấu nết đạp lót nát
Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu
Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt.
Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
Đêm dài ướt át sao cho trót?
Chốc lát gió yên, mây đen kịt. Trời thu mờ mịt, tối sập rồi. Đó là những câu thơ tác giả tả cảnh trời sắp mưa. Ban ngày thì gió thổi tốc mái. Đêm đến thì mưa đổ nước xuống mái nhà dột. Hết cảnh khổ nhà tốc mái, gia đình ông lại chịu cảnh nhà dột suốt đêm. Cảnh rét, với cái chăn đã rách nát, cảnh nhà dột ướt không sao nhắm mắt được... Tất cả đều được nhà thơ kể bằng những câu thơ ngắn gọn, súc tích, xúc động lòng người. Nghệ thuật dựng cảnh ở đoạn thơ này thật tài tình. Đỗ Phủ vừa kể vừa tả. Tác giả khéo lựa chọn những chi tiết cụ thể và rất gợi hình: mây đen kịt, chăn vải lâu năm lạnh hơn sắt, con thơ nằm hỗn đạp rách toang đều là những chi tiết thực, gây ấn tượng cho người đọc. Cảnh đêm rét, trời mưa, nhà dột, nhà thơ ngồi suốt đêm không ngủ được với bao cơ cực, tủi nhục, ê chề, đau đớn của một thiên tài có thể là gây nhiều xúc động nhất. Ớ dây, hình ảnh của một con người suốt đời nghèo khổ và tật bệnh lại hiện lên, làm xoáy gan, chảy ruột bao nhiêu người. Giá trị của bài thơ chính là từ nỗi đau của riêng một người, nỗi bất hạnh của một gia đình, đại quần chúng nhân dân thời Đường lúc bấy giờ.

Vấn đề lớn nhất được đặt ra bức thiết và nhức nhối trong bài thơ này là tình trạng nghèo khổ, cơ cực đến mức tủi nhục của nhân dân, trong đó có người trí thức, người nghệ sĩ. Một con người vĩ đại như Đỗ Phủ, xuất thân từ gia đình quan lại, tôn thờ đạo Nho, làm quan suốt mấy dời, thơ phú bậc nhất thiên hạ và được hưởng đặc quyền dặc lợi của xã hội phong kiến thế mà nhà không có ở, hoặc có chăng cũng chỉ là túp lều tranh tạm bợ, chỉ cần một trận gió cũng “bốc sạch không”. Một con người được mệnh danh là “Thi thánh” để cho dời hơn 1400 bài “Thi sử” thế mà đêm mưa dột, không có chỗ nằm, không có chăn mà đắp.
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ kể sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!
Nhà ở và cớm áo là những điều mà Đỗ Phủ hằng mong ước. Sống trong những điều kiện khốn khổ không còn là con người, nhưng nhà thơ vẫn nêu cao tính người, tình người, giữ được bản chất tốt đẹp của con người. Bài thơ chẳng những mang giá trị hiện thực lớn mà còn chứa đựng giá trị nhân đạo cao cả. Đầu bài thơ, Đỗ Phủ nêu hoàn cảnh bi đát của mình do thiên nhiên và xã hội gây nên thì phần cuối bài thơ, ông có quyền đề cập đến yêu cầu và ước muốn của cá nhân. Đó chính là lô-gích của sự việc. Nhưng đằng này, nhà thơ không giải quyết như thế. Cuối bài thơ, tác giả không đề cập đến “cái tôi” cá nhân mà nói đến “cái ta” tất cả.

Từ một mái tranh nhà tốc mái, ướt dột, không đủ che thân, nhà thơ ước mơ đến “ngàn vạn ngôi nhà rộng. Ngôi nhà ấy không phải cho riêng mình Đỗ Phủ mà là để “che khắp thế gian, dân rét mừng”. Ước mơ của nhà thơ thật lớn lao, cao đẹp! Ong ước mơ cho toàn nhân loại, nhất là những người đói rét đều có nhà cao, cửa rộng để họ thoát khỏi cảnh cơ hàn. Toà nhà Đỗ Phủ mơ ước chẳng những nhiều, rộng rãi, vô số “ngàn vạn gian” mà nó phải là những ngôi nhà cao ngất, chắc chắn “vững như núi, gió mưa chẳng chuyển”. Ước mơ của ông thật là thực tế, cụ thể, nhưng cũng đầy tính chất lãng mạn của một nhà thơ.
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững, dựng trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
Hai câu cuối bài thơ là hai câu chân thành, xúc động phát ra từ trái tim yêu thương con người của Đỗ Phủ. Giá trị nhân đạo cao cả của tác giả cũng được thể hiện ở hai câu thơ này. Mơ ước, niềm tin và hy vọng được diễn tả bằng thơ ca: “Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt?”. Đó là lời cảm thán, tự hỏi của Đỗ Phủ. Có thể ông tự hỏi mình đồng thời tự vấn xã hội. Ông vừa tin mà vừa không tin. Nhưng dù hiện thực hay không hiện thực thì ước mơ của Đỗ Phủ vẫn là chính đáng, cao đẹp, phù hợp với ước mơ của nhân dân nghèo khổ thời nhà Đường.

Khi nhìn thấy ngôi nhà to lớn sừng sững trước mắt và dân nghèo khổ có nơi an cư thì dù cho túp lều của ông bị đổ và bản thân bị chết rét, ông vẫn cam lòng. Đây chính là một hình tượng đẹp đẽ của toàn bài. Từ bút pháp hiện thực ở phần đầu, nhà thơ chuyển sang bút pháp lãng mạn ở phần cuối. Vì vậy, bài thơ này có thể được coi là bài thơ tiêu biểu kết hợp hai phương pháp nghệ thuật phổ biến của thơ Đỗ Phủ. Lòng thương mình và thương người của Đỗ Phủ thể hiện rất rõ ở trong bài thơ này. 

Ngôn ngữ bài thơ giản dị, dễ hiểu. Hình tượng thơ đẹp đẽ, gợi cảm. Hình tượng nhân vật dược tác giả miêu tả rất sinh động, gây xúc dộng người đọc. Yếu tố hiện thực và lãng mạn kết hợp rất hài hoà. “Cái Tôi” cá nhân và “cái Ta” rộng lứn được nhà thơ diễn tả khéo léo qua từng câu thơ, ý thơ. Điểm đặc sắc của bài thơ là từ nỗi khổ “gió thu tốc nhà” của mình, Đỗ Phủ đã liên tưởng đến bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình cũng có nỗi khổ đó. Bài thơ này là một ước mơ vĩ đại bắt nguồn từ thực tế của nhà thơ.

tửu tận tình do tại
15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Tạ Trung Hậu

Tháng tám trời thu gió thét gào
Mái nhà ba lớp cỏ bay mau
Qua bao sông bãi rơi tan tác
Lớp vắt vẻo treo trên ngọn cao
Lớp tơi tả rớt chìm ao thấp
Thành Nam bọn trẻ khinh ta già
Trước mặt đang tâm cướp giật ta
Ôm cỏ ngang nhiên vào xóm trúc
Môi khô, miệng rát khó kêu la
Chống gậy quay về thêm uất ức
Khoảnh khắc gió dừng mây tựa mực
Chiều thu mù mịt tối như bưng
Tấm chăn bố cũ lạnh hơn đồng
Thằng bé ngủ say đạp rách bung
Nhà dột đầu giường khắp chỗ ướt
Mưa như gai nhọn đâm không ngớt
Trãi bao loạn lạc giấc không tròn
Cái ẩm thâu đêm sao dứt được
Nhà rộng ước sao chứa vạn phòng
Để người nghèo khó sống yên chung
Chở che mưa gió như non vững
Hỡi ôi!
Nhà ấy bao giờ tận mắt trông
Sập lều rét chết cũng cam lòng

Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 2 trang (15 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]