713.59
Nước: Việt Nam (Hiện đại)
439 bài thơ, 30 bài dịch
28 bình luận
25 người thích
Tạo ngày 19/01/2007 16:01 bởi Nguyễn Trọng Tạo, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 07/01/2019 20:52 bởi Vanachi
Nguyễn Trọng Tạo (25/8/1947 - 7/1/2019) là nhà thơ, nhà văn, kiêm nhạc sĩ, hoạ sĩ, sinh tại Diễn Châu, Nghệ An, đi lính năm 1969, học Đại học viết văn Nguyễn Du khoá 1, làm thơ từ năm 14 tuổi. Ông là Uỷ viên Hội đồng thơ của Hội nhà văn Việt Nam, Trưởng ban biên tập báo Thơ (2003–2004), từng được các giải thưởng thơ của Nghệ An năm 1969, và giải thơ của các báo Văn nghệ, Văn nghệ quân đội, Nhân dân (1978), hai lần được Giải thưởng Văn học nghệ thuật cố đô (Huế), Giải thưởng Văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương, Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc các hội văn học nghệ thuật Việt Nam về thơ và văn xuôi. Thơ và truyện ngắn của ông dịch ra tiếng Pháp, Anh, Nga, Tây Ban Nha...

Ngoài thơ, ông còn là nhạc sĩ, công tác tại Tạp chí Âm nhạc và Thời đại của Hội nhạc sĩ Việt…

 

  1. 10 bài thơ và một lời ước muốn
    4
  2. A men Nô-Em
  3. Anh không muốn mất em
  4. Bài thơ không đặt tên gửi Phan Lạc Hoa
  5. Bài thơ tình tặng người trồng cây trong thành phố
    2
  6. Bất tử
  7. Bên kia sông Hồng
  8. Bóc đi nỗi nhớ mùa
  9. Bút Như-ý
  10. Các anh chưa mất trí
  11. Cây gậy Nguyễn Quang Lập
  12. Chàng hâm ngẫu hứng
  13. Chiếc lá phong cuối cùng
  14. Chiến sĩ và vầng trăng trên điểm chốt
  15. Chủ nhật không bình yên
  16. Chuyện trong nhà hàng
  17. Chưa kết thúc
  18. Con chim đen
    1
  19. Con đê trên Bán Đảo
  20. Còn mãi một chân dung
    2
  21. Cô gái chăn bò hát trên đồng cỏ
  22. Đã chiều rồi
  23. Đảo bão
  24. Đề tặng xa khơi
  25. Đêm âm u tiếng kèn Pha-gốt
  26. Đêm sông Hồng
  27. Đến Nga nghe tiếng Việt
  28. Đi bộ cùng quá khứ
  29. Đừng đốt - thông điệp 24 hình/giây
  30. Em bé tật nguyền biểu tình trên phố
  31. Giấc mơ
  32. Giấc mơ không hoàn hảo
  33. Gửi anh Hoàng Ngọc Hiến
  34. Gửi ông Bùi Giáng
  35. Hà Nội của tôi
  36. Hà Nội kiến
    1
  37. Hàn Mặc Tử
  38. Hát ru em bé Campuchia
    1
  39. Hãy thắp nhang tưởng niệm những hàng cây
  40. Hẹn xuân
  41. Họ là ai
  42. Hoa hồng
  43. Hoa mạc trắng
  44. Hoa xanh âm thầm dưới cỏ
  45. Khi cánh đồng có thêm một dòng sông
  46. Không biết ngày mai anh thích mây hay gió
  47. Không đề
  48. Không đề 72
  49. Không đề năm mới
  50. Khúc hát những người giữ đất
  51. Làng có một ngày như thế
  52. Lê Đinh Chinh, tôi đã gặp anh
  53. Lệch đêm
  54. Lời ru của người đứng tuổi
  55. Mai giỗ Trịnh Thanh Sơn
  56. Mây mặc yếm nâu
  57. Mẹ tuổi 85
  58. Một buổi sáng bình thường
  59. Một thoáng Praha
  60. Mời Obama bia hơi Hà Nội
  61. Mùa bình thường
  62. Mùa đông có bao giờ độc thân
  63. Mùa mới
  64. Mùa thu nước Nga vàng
  65. Mưa xa
  66. Mười năm cô Tấm...
  67. Nếu ngày mai khi tiệc cưới của em
  68. Ngẫu hứng status
  69. Nghẹn nước miền Trung
  70. Ngoại tình anh
  71. Ngoảnh lại hư vô
  72. Ngọn gió
  73. Ngôi nhà không có gì
  74. Ngủ với mây
  75. Người chất máu làm mực viết thành thơ
  76. Người đàn bà xa lạ
  77. Người đàn ông trong túi đàn bà
  78. Người làm sống lại người
  79. Người ơi mùa lúa
  80. Nhà thơ thuở ấy
    1
  81. Nhân dân
  82. Nhân xem bức chân dung Tướng Giáp do Hà Vũ vẽ trong tù
  83. Nhớ Phan Lạc Hoa
  84. Nhớ rờn rợn xa
  85. Những con chữ biểu tình
  86. Những người lính đi qua thành phố
  87. Núi lớn qua...
  88. Phụ nữ
  89. Quan họ sông Thương
  90. Quên tình yêu
  91. Rét đêm
  92. Ru mẹ
  93. Rút từ sổ tay thơ
  94. Rượu Thành
  95. Sáo trúc
  96. Sen trắng
  97. Sinh nhật
  98. Tạm biệt Cần Thơ
  99. Tản mạn thời tôi sống
    2
  100. Tặng nhà thơ Hoàng Cát
  101. Tập cổ
    1
  102. Tết này nhớ mẹ
  103. Tết nhớ cha
  104. Thay đổi địa chỉ
  105. Thèm được anh viết thơ lên ngực
  106. Thơ đeo tang trắng
  107. Thơ lục bát viết ở Vinh
  108. Thơ rời lẩm nhẩm ở nhà sàn
  109. Thơ tặng Ngô Minh
  110. Thời mạt
  111. Tình điên
  112. Tổ quốc ở biên giới
    1
  113. Tôi cũng có thể là một Phạm Viết Đào
  114. Tôi đã gặp anh
  115. Tổng thống
  116. Trái tim - tình yêu và lá chắn
    1
  117. Truyền thuyết về hoa violet
  118. Tuyết hát trong đầu tôi
  119. Tuyết Moskva
  120. Tương lai có tên là Tốt
  121. Uống rượu với Nguyễn Du
  122. Viếng Phan Lạc Hoa thân yêu
  123. Viết cho em
  124. Viết cho tôi
  125. Xem tranh Đinh Cường
  126. Yêu hết mình

Bé tập nói vần

Tình yêu sáng sớm (1973)

Sóng thuỷ tinh (1988)

Đồng dao cho người lớn (1994)

Nương thân (1999)

101 bài thơ tình (2005)

  1. Sonnê buồn
    2
    1
  2. Không đề (I)
    2
  3. Đôi lời với anh
  4. Bức tranh đen
    2
    1
  5. Hoa ơi ta yêu nàng
    2
  6. Định nghĩa
    2
  7. Sonnê lá non
    2
  8. Sonnê ngọn lửa
  9. Người đẹp nhìn tôi
    2
  10. Chợt
    2
  11. Nến trắng
    2
  12. Cuối năm ngẫu hứng chợ chiều
    2
  13. Cây ánh sáng
    2
  14. Bí ẩn La Joconde
    2
  15. Cỏ và mưa
    2
  16. Đồng hồ cát
  17. Thiên An
    2
  18. Ngôi sao buồn
    2
  19. Thiên thần
    2
    2
  20. Tặng mối tình cuối của Goethe
    2
  21. Quà sinh nhật
    2
  22. Cuộc sống
  23. Sắm vai
  24. Khói cay
    2
  25. Mùa thu áo ấm
    2
  26. Rượu cần
    2
  27. Bây giờ yêu
    2
  28. Đĩa hát bốn mùa
    2
  29. Không dưng
    2
  30. Không đề (II)
  31. Cảm giác biển hồ hay là thơ bên miệng núi lửa
    2
  32. Em (I)
    1
  33. Ngã sáu chiều mưa
  34. Đợi...
  35. Không em
  36. Hoa ly vàng
  37. Chiêm cảm
    2
  38. Bạch hoa
    2
  39. Đêm cổ điển
    2
  40. Quy Nhơn không đề
    2
  41. Tạ từ
    2
  42. Ấn tượng Huế
  43. Một mình Thiên Mụ
  44. Chia
    2
    2
  45. Một mình
    2
  46. Tình yêu qua
  47. Nỗi nhớ không tên
    2
    1
  48. Nếu ngày mai
    1
  49. Thời gian 2
    2
  50. Hương Sơn
    2
  51. Quỳnh hoa
    2
  52. Gửi
    2
  53. Gửi em trong cơn mưa
  54. Cây hoa phượng tình cờ
    2
  55. Đào phai
    2
  56. Bài thơ khác
    1
  57. Bài thơ trắng
  58. Diễm xưa
    2
    1
  59. Bài hát lá chua me
  60. Cỏ xanh đêm trước
  61. Tìm hoa
    3
  62. Ý nghĩ
    2
  63. Thành phố sau đêm nói yêu em
  64. Thơ gửi người không quen
  65. Anh đã yêu như vậy
  66. Tuổi ba mươi
  67. Thơ tình người đứng tuổi
    1
  68. Tâm trạng
  69. Chỉ một mình em
  70. Câu chuyện tình yêu nghe gió trời kể lại
  71. Tết sớm gọi tuổi mình
    2
  72. Đi chợ Tết
    2
  73. Năm bài ví dụ tặng Kh.
    2
  74. Người đang yêu
    2
  75. Tôi còn mắc nợ áo dài
    2
  76. Rượu chát
    2
  77. An ủi (I)
  78. Mắc cạn
    2
  79. Nỗi buồn kiêu
    2
  80. Hình như
    2
  81. Giới thiệu
    1
  82. 2
  83. Ru hoa
    3
    1
  84. Không đề cho Đỗ Toàn
    2
  85. Khát
    2
  86. Bức tranh tình
    2
  87. Ghép lại trái tim
    2
  88. Bức tranh giêng
    2
  89. Cổ tích thơ tình
    2
  90. Qua miền gái đẹp
    2
    1
  91. Gửi H.
    2
  92. Tình rơi
    2
    1
  93. Tôi không hiểu
  94. Anh yêu em
  95. Chia xa
    3
  96. Những tấm ảnh thời thanh xuân

Thế giới không còn trăng (2006)

Con đường của những vì sao (2008) - Trường ca Đồng Lộc

Em đàn bà (2008)

Biển mặn (2015)

Tuyển tập chung

Thơ dịch tác giả khác

Andrey Voznhesenski (Nga)

Lý Bạch (Trung Quốc)

Mikhail Lermontov (Nga)

Minh Mệnh hoàng đế (Việt Nam)

Sergei Yesenin (Nga)

Trương Diệp (Trung Quốc)

 

 

Trang trong tổng số 3 trang (28 bình luận)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]

Ảnh đại diện

Cộng cảm với Nguyễn Trọng Tạo

Tác giả: Văn Công Hùng


Trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam hiện nay, người đa tài như Nguyễn Trọng Tạo rất hiếm. Anh vừa là nhà thơ, là nhạc sĩ, viết văn, viết phê bình, viết báo, trình bày sách báo rất đẹp và mới đây là... làm Blog... và lĩnh vực nào anh cũng có thành tựu. Anh vào làng Blog khá muộn, do một nhà thơ trẻ là Đào Phong Lan "thù" anh mà lập cho. Tưởng cái lão ham chơi này sẽ... nổi cáu. Té ra chỉ sau vài ngày nhịn... nhậu để mày mò, không chỉ anh thành thạo mà còn sáng tạo ra rất nhiều chức năng của Blog mà bản thân tôi, có "thâm niên" hơn anh (thâm niên Blog thôi, đâu trước... mấy tháng) cũng còn mù tịt. Đặc biệt cái giao diện của anh rất đẹp, xứng danh với sự "bất hư truyền" khả năng đồ hoạ của anh. Còn nhớ cái thời bài thơ "Tản mạn thời tôi sống" của anh nổi đình nổi đám như thế nào, cánh sinh viên say mê như lên đồng ra làm sao. Rồi bài hát "Làng quan họ quê tôi" của anh phổ thơ Nguyễn Phan Hách được tỉnh Bắc Ninh chọn làm nhạc hiệu và bao nhiêu người đều tưởng anh là "liền anh" Quan họ, trong khi quê thực của anh là ở Diễn Châu, Nghệ An, và mới cách đây khoảng mươi năm thôi anh mới có điều kiện lên thăm đất Quan họ để nhận... quê. Mới đây nhất là "cơn sốt" "Khúc hát sông quê" anh phổ thơ Lê Huy Mậu. Nó khiến cả anh và Mậu bắt tay gật đầu mệt nghỉ, nhậu mệt nghỉ, nghe điện thoại mệt nghỉ, anh thì còn hát mệt nghỉ vì cuộc nhậu nào có anh thì người ta cũng đề nghị anh hát bài này và anh hát khá hay (cả lời một và lời hai), còn Lê Huy Mậu hát như thế nào thì tôi không biết vì chưa bao giờ tôi nghe nhà thơ Lê Huy Mậu hát. Có người bạn ông Mậu ở Vũng Tàu rỉ tai tôi: Đấy là... may mắn của ông? Có một thời, anh cùng nhà thơ Hữu Thỉnh, chỉ hai người, thực hiện tờ báo Thơ, một tờ báo mà giới yêu thơ bao nhiêu năm ao ước nhưng chưa thực hiện được vì sợ... bán không được. Đến khi báo Thơ ra ba số và tia ra trên một vạn và đang tăng nữa thì được chính thức ra một tháng một số. Hôm gặp nhà thơ Tổng thư ký hội Nhà Văn kiêm Tổng biên tập báo Văn Nghệ ở cuộc họp báo chí Văn nghệ các tỉnh phía nam tại Nha Trang cách đây mấy năm, nhà thơ Hữu Thỉnh khoe với tôi khi cùng đi bộ buổi sáng ven bờ biển: Làm báo với Tạo vô cùng khoẻ. Sau khi biên tập thống nhất, Tạo tự làm maquette và theo dõi in. Nguyễn Trọng Tạo chính là tác giả của măng sét báo Thơ hồi ấy và Tạp chí Sông Lam, Sông Hương... trước đó. Nhưng tiếc rằng sau đó cuộc "hôn phối" này cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, giờ báo thơ thành Tạp chí Thơ và hình như nó chỉ được hội viên nhà văn Việt Nam biết vì... được biếu. Các minh hoạ báo của anh cũng rất đẹp với bút danh Nguyễn Vũ Trọng Thi. Rất nhiều nhà văn nhà thơ nước ta khi in sách nhờ anh làm bìa. Nghe đâu anh đã làm đến... 500 cái bìa. Mới nhất anh vừa vẽ cho tôi cái bìa tập thơ "Gõ Chiều vào bàn phím" đang chuẩn bị in, tôi post lên Blog và được... khen rối rít. Và ai cũng bảo là nó... đẹp nhất trong số sách đã xuất bản của tôi. Thú thực là các hoạ sĩ chuyên nghiệp có thể làm giàu bằng vẽ bìa, Nguyễn Trọng Tạo vẽ bìa như một hoạ sĩ chuyên nghiệp nhưng vẫn bị coi là tài tử, nghiệp dư, vì hình như... chả ai có ý định trả tiền cho anh. Chỉ "chân thành cám ơn" và... hẹn gặp sẽ... nhậu, mà khi gặp nhậu thì có khi anh lại... trả tiền. Trong khi đó, biên chế chính của anh hiện nay vẫn là ở Tạp chí Âm Nhạc, và anh cũng là người thực hiện chính tờ tạp chí của hội Nhạc sĩ Việt Nam này.

Tôi được quen nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo từ khi anh còn ở Huế (Anh mới chính thức chuyển ra Hà Nội khoảng chục năm nay). Chính anh là người viết lời giới thiệu cho tập thơ đầu tay của tôi, tập "Bến Đợi" và động viên tôi rất nhiều trong việc làm thơ. Anh đọc thơ rất tinh và luôn ủng hộ cái mới, ủng hộ lớp trẻ, nhiều khi đến cực đoan. Tôi mê thơ của anh, nó sâu thẳm nhưng lại đầy bất ngờ, thông minh và khắc khoải, ngùn ngụt như hoả diệm sơn nhưng lại trầm tĩnh đến từng chi tiết... Cách đây mười mấy năm, tự nhiên một cú điện thoại gọi đến nhà tôi ở khu tập thể sở Văn Hoá đúng chiều ngày chủ nhật: Tạo đây, chú đến nhà khách sở Văn hoá. Anh mới lên, một cơn đi ngẫu hứng, vui thì ở lại vài ngày, còn buồn thì mai "phắn". Tôi "triệu tập" thêm hai "nhà thơ trẻ" Hương Đình và Phạm Đức Long (hồi bấy giờ, chứ giờ Long đã là tác giả của 8 đầu sách, Hương Đình 3 cuốn và là tiến sĩ toán học, phó giám đốc sở Giáo dục) đến để "hầu" nhà thơ đàn anh. Tất nhiên là chúng tôi gầy độ nhậu. Hồi ấy nghèo lắm, Long đang làm trưởng trạm truyền giống gia súc bèn phóng ra cơ quan... mượn tiền. Tối ấy, tại làng Kép có một cái lễ bỏ mả (Pơ thi). Chúng tôi mời anh Tạo ra chơi cho biết. Và chính cuộc "chơi" này đã giúp anh làm được hai bài thơ rất hay trong chùm 3 bài anh làm trong đợt này. (Bài kia là bài "Rượu cần" anh viết tặng một nữ thi sĩ cũng rất hay, được in đi in lại ở rất nhiều nơi). Hai bài thơ làm trong đêm ấy là bài "Cảm giác Biển Hồ hay là thơ bên miệng núi lửa" với những câu như:

Rơi vào miệng núi lửa bao giờ mà anh không hay
toàn thân ngập chìm hun hút
ngỡ bên kia cũng đầy trời đầy nước
nước ừng ực anh, nước đẩy tung anh...


Anh nín thở đến kiệt cùng máu ứa
cột lửa phun nham thạch phì nhiêu
rồi chết lịm trong vỗ về mơn trớn
mười ngón dài thon của gió chiều...

và bài "Đêm cộng cảm", xin chép ra đây toàn bộ mời bạn đọc thưởng thức:

Múa hát với ma đêm nay ăn uống với ma đêm nay ngủ với ma đêm nay
ngày mai vĩnh viễn chia tay.

nhà ta đã làm cho ma trâu ta đã giết cho ma
ngày mai gạo ta sẽ rắc ngày mai gà con ta sẽ thả
ngày mai chỉ còn bên ma những tượng mồ
đêm ái ân lần cuối.

đêm cộng cảm sáo đàn cồng chiêng trống cái
lục lạc rung dây chuỗi tiếng hú dài

rồi những con quỷ đen vui nhộn sẽ ngủ vùi
những ghè rượu cần sẽ nhạt
rồi sừng trâu sẽ treo trước cây nêu rồi mặt trời sẽ mọc
đừng trách gì nhau đừng nhớ gì nhau...

múa hát với ma đêm nay ăn uống với ma đêm nay ngủ với ma đêm nay
ngày mai vĩnh viễn chia tay!

Tôi nhớ, hôm ấy chúng tôi lang thang ở khu nhà mồ làng Kép đến tận hơn 12 giờ đêm mới lếch thếch đi bộ về, vừa đi vừa đọc thơ và hát inh ỏi. Khoảng hai giờ sáng mới về đến nhà, và tôi ngủ vùi. Sáng hôm sau khi đi uống cà phê thì anh Tạo khoe với tôi hai bài thơ trên. Sau đấy nó được in ở nhiều báo và ở tập "Đồng dao cho người lớn" của anh, một tập thơ sang trọng, dầy dặn, đúc kết...

...Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có bài thơ "Chia" rất hay. Hôm anh đọc thơ ở trường đại học Hồng Đức Thanh Hoá đã làm tôi hết hồn. Chiều ấy tôi với anh có nhâm nhi tí ti. Tối anh đi giầy Adidas lên đọc thơ trong tiếng vỗ tay như muốn sập hội trường của sinh viên. Trước tiên anh tự hát mộc bài "Làng Quan họ quê tôi" theo yêu cầu của sinh viên (hồi ấy chưa có món "sông quê"). Bài này khi ngồi riêng với nhau, chúng tôi và cả anh nữa thường tếu táo hát lời hai rất vui. Tôi cứ lo anh quen mồm thì chết. May mà anh thuộc hết, không lẫn lời hai. Sau đó anh đọc bài "Chia" rất hào sảng và đắm đuối Chia cho em một đời tôi, một cay đắng/ một niềm vui/ một buồn đến câu Tôi còn cái xác không hồn, cái chai không rượu... thì anh bỗng lúng túng, có hiện tượng quên. Chết cha, sao mà lại quên ác ôn thế hả trời? Cả hội trường lặng phắc, tôi nín thở. Cái tử vận này dễ chết lắm. Trong thơ, anh lách tử vận này một cách rất tài tình, ai cũng biết rồi, nhưng lạ thế, lúc này ai cũng nín thở. Năm giây, mười giây... hai mươi giây... anh vẫn đứng lặng phắc rồi bỗng giọng anh oà ra Tôi còn vỏ chai. Tiếng vỗ tay như pháo, kéo dài và rền thắm. Lúc về trên xe tôi thăm dò: hình như khi nãy bác có hiện tượng... quên. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cười hiền lành: Định quên nhưng rồi lại không quên. Và như thế, bài thơ nặng hơn, bất ngờ như ảo giác. Thơ anh Tạo là thế, nhiều khi nó cứ mấp mé bờ vực giữa thực và hư, giữa đời và đạo, giữa cái mong manh và vĩnh cửu, giữa khoảnh khắc và trường tồn, giữa có thể và không thể, giữa chỉn chu và phá cách, giữa nhất thời và mai hậu... và như thế nó làm nên một Nguyễn Trọng Tạo tài hoa trẻ trung, một Nguyễn Trọng Tạo thu hút, một Nguyễn Trọng Tạo "Ham chơi" - chữ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhưng lại có một lượng tác phẩm đồ sộ, đa tài ở nhiều thể loại. Chính vì "ham chơi" nên mới đây trên Blog rộn ràng chuyện anh "đánh đu" với mấy Bloggers là những trí thức, nhà thơ như Nguyên Hùng (từ Sài Gòn ra), Phan Chí Thắng, Hoàng Cát... Nguyễn Trọng Tạo có biệt tài là... ngồi. Anh uống ít, chừng mực chứ không ào ào ừng ực như mấy người khác, nhưng khả năng "ngồi" thì vô địch. Có thể ngồi từ sáng đến chiều, xong đến tối có bạn ở đâu đó gọi, anh lại "tiếp tục chiến đấu" suốt đêm. Tôi có vài lần "được" hầu anh như thế, và đều... gục ngã trước bình minh, để đến bình minh lại thấy ông Nguyễn Trọng Tạo đã tề chỉnh chuẩn bị đi ăn sáng, và chưa biết chừng, trong cuộc ăn sáng lại có vài ly... Thế nhưng "ngồi" thì "ngồi", anh làm việc vô cùng khủng khiếp và chất lượng công việc cũng thuộc hàng thượng thặng. Nguyễn Trọng Tạo chơi rất thân với nhà thơ Nguyễn Hoa, nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha và nhà thơ Thanh thảo. Với Nguyễn Thuỵ Kha thì có hẳn một câu... vè: "Ông B nói với ông A/ Văn chương không có Tạo Kha thì buồn" (Câu sáu tôi có đổi tí chút- hình như ai cũng nghe rồi), hai ông cặp kè tung hứng, nhiều điểm tương đồng về chơi và... nghịch, và đều... không bắt nạt nhau. Nhưng "mối tình" với Nguyễn Hoa thì rất lạ. Một trăm phần trăm người tôi hỏi thì đều nói rằng: Gặp Nguyễn Hoa lần đầu tiên đều rụt rè đưa tay bắt và mồm lí nhí chào... đồng chí. Trông ông giống hệt một cán bộ tổ chức mẫn cán (và ông làm phó ban tổ chức hội viên hội Nhà Văn Việt Nam thật, ai chọn ông khéo thế- Nhưng thơ ông thì khác người hoàn toàn, cách tân, hiện đại, kiệm lời...) thế mà lại rất thân với Nguyễn Trọng Tạo, tất nhiên hai ông đồng niên, và tôi thấy ông Tạo rất nể và lễ phép với ông chứ không tếu táo như với người khác. Nguyên cái đoạn không uống rượu, không hút thuốc, không... nói, ít... cười... mà ngồi giữa một nhóm có đầy đủ các yếu tố trên là quá giỏi rồi. Mà cái giống "rượu vào lời ra", ngồi uống, hát, nói, vung tay vung chân, văng... tục... mà lại có một anh hoàn toàn tỉnh táo ngồi... quan sát là bực lắm, là ép uống cho kỳ được. Thế mà bao nhiêu năm nay tình bạn của họ vẫn vững bền. Từ khi chuyển ra Hà Nội, Nguyễn Trọng Tạo mua một căn phòng ở trên tầng 6 khu tập thể Trung Tự. Hồi tôi vào thăm lúc anh vừa sửa xong nhà, khá đẹp và tiện nghi. Anh Tạo bảo: Bác Hoa giúp đấy. Tối ấy trong cuộc nhậu tại nhà Nguyễn Trọng Tạo có cả hai vợ chồng "bác Hoa" và bác Hoa cũng chịu trận như thế, thảnh thơi, vui vẻ, hết mình. Và tại căn phòng tầng sáu này, anh có bài thơ "Cỏ may trên sân thượng" nhiều người rất thích.

Nguyễn Trọng Tạo vẫn một chốn đôi quê. Thi thoảng anh vẫn dằng dặc những chuyến tàu xuôi Huế thăm vợ và con. Còn các chuyến đi của anh thì vẫn bất tận. Trước mắt là chuyến bay vào Nha Trang làm giám khảo "Sao Mai Điểm hẹn" cho Truyền hình Việt Nam hứa hẹn nhiều... hoành tráng. Anh giao thiệp rất rộng và rất ít từ chối các cuộc hò hẹn "ngồi" của bạn bè từ khắp nơi, chỉ trừ trường hợp bất khả kháng. Thỉnh thoảng tôi lại nhận điện thoại của một người quen từ một phương mù mù nào đó khoe đang ngồi với "đại ca" Nguyễn Trọng Tạo. Hoặc chính anh Tạo gọi cho tôi bảo "đang ngồi với bạn của chú"... Đấy không chỉ là "ham chơi"- chữ dùng của Hoàng Phủ Ngọc Tường gọi Nguyễn Trọng Tạo- Người ham chơi- mà nó còn là cái tình của người viết với người viết, của người viết với bạn đọc mà không phải ai cũng làm được vì nhiều lý do phải phụ thuộc như lòng tốt này, sự chia sẻ này, đức hy sinh này, sức khoẻ này, sự... lơi lỏng của cảnh sát này, sự thúc ép của công việc này... Nhiều lắm để ta, nhiều khi muốn mà không làm được...

Rốt cuộc, với Nguyễn Trọng Tạo, Tin thì tin, không tin thì thôi...


Theo Blog Văn Công Hùng
chia cho em một đời say
một cây si/ với/ một cây bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô
Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Có thể nào Thơ bật gốc giữa hồn anh?

Tác giả: Thanh Thảo


Mượn câu thơ Nguyễn Khoa Điềm, chỉ thay chữ em bằng chữ THƠ, tôi đã có một nhận định đầu tiên về Nguyễn Trọng Tạo và thế hệ thơ của anh mà người ta hay gọi là “thế hệ thơ chống Mỹ”. Hôm qua, ngồi với hai người bạn học cũ thời phổ thông Chu Văn An, hai cựu binh từng nhiều năm ở chiến trường, chúng tôi đã nói với nhau: “Thế hệ bọn mình tưởng đã bỏ đi, may mà còn lại”. Bây giờ, mỗi khi ngồi với Tạo, với Kha, với Thỉnh, với các bạn thơ cùng lứa tuổi, cùng khoác áo lính một thời, chúng tôi cũng có thể nói y như thế: “Thế-hệ-thơ bọn mình, tưởng đã xong đi, may mà còn lại chút gì”. Cái chút gì đó, chính là tình yêu vô tư và đầy day dứt đối với thơ, với nhân dân mình, với con người, nhất là những con người bị thua thiệt vì chiến tranh, bởi đói nghèo, bởi áp bức, bởi bất công… Vâng, có thể nào tình yêu ấy, những ẩn ức ấy, những vò xé ấy “bật gốc” khỏi hồn chúng tôi được.

Với Nguyễn Trọng Tạo, một người tôi chơi đã lâu, tưởng cũng đã hiểu khá nhiều về anh, về thơ về nhạc về vẽ của anh (Tạo là người trình bày sách và vẽ minh họa rất có gout, có nét), vậy mà khi cầm rồi đọc tập tiểu luận VĂN CHƯƠNG CẢM VÀ LUẬN của anh, tôi lại thêm một lần ngạc nhiên: Thì ra, còn một Nguyễn Trọng Tạo – nhà phê bình, một Nguyễn Trọng Tạo vừa tỉnh táo vừa đam mê khi đi vào những vùng khí hậu Thơ khác nhau, đi vào những số phận Thơ khác nhau. Đây là một nhà phê bình khá dân chủ: anh có thể viết về Thơ của một đứa bé (Hoàng Dạ Thi) cùng một giọng trang trọng như khi anh viết về Thơ Hoàng Cầm hay Văn Cao – những “cây đa cây đề” trong làng thơ Việt. “Yêu nên tốt”, có thể vì quá yêu Thơ, quá yêu bạn, nên giọng chủ trong tập tiểu luận về Thơ của anh là giọng khen. Tôi biết anh là người nhạy cảm và khó tính khi thẩm Thơ, nhưng khi đã khen, anh khen khá mạnh tay, nên nhiều khi những người được anh khen (trong đó có tôi) nếu không biết lấy hơi để trụ thì dễ bị choáng. Nhưng đặc biệt anh khen không phải để lấy lòng ai, hay để “được việc” gì, như một số nhà phê bình “khôn ngoan” khác. Anh khen Thơ vì anh yêu Thơ, trọng Thơ, khen bạn vì anh yêu bạn, trọng bạn, vì mong muốn bạn có được nhiều câu thơ hay, bài thơ hay. Đó là những lời ca ngợi Thơ, ca ngợi Tình yêu Thơ, nó vô tư và vì thế, cảm động. Nhất là khi những người làm thơ ấy cùng thế hệ với anh, thì những luận đã nhường chỗ cho những cảm, và Nguyễn Trọng Tạo vụt có những nhận xét xuất thần, những định giá xác đáng mà không cần dùng tới lý luận, thậm chí ít dùng tới lý trí phân tích là vũ khí mạnh nhất của nhà phê bình. Những cảm nhận của anh thường bất ngờ và sâu sắc hơn là những nhận định hay nhận xét thông minh của một nhà phê bình chuyên nghiệp. Nếu có những nhà triết học rất am hiểu Thơ như N. Heidegger, những nhà văn rất am hiểu thơ như J. Borges… thì chuyện những nhà thơ am hiểu Thơ nên được coi là “chuyện thường ngày”. Nguyễn Trọng Tạo là trường hợp như vậy.

Đọc những trang anh viết về Thơ, dù là thơ của ai, vẫn lấp lánh lên chỗ này chỗ nọ những cảm nhận, những ý tưởng, những cảm xúc của riêng anh, như thể một lần nữa Thơ gọi anh thử sức bằng một thể loại khác.

Một điều rất đáng quí của anh trong tập sách này, là thái độ thẳng thắn của anh trong nhận định. Dù là khen, là khẳng định cũng thẳng thắn, hay là chê, là phủ định, cũng thẳng thắn. Như khi anh khẳng định tính dám chơi của thơ trẻ, anh cũng đồng thời cảnh báo rằng, đi kèm nó phải là sự dám chịu, chứ chỉ chơi không rồi chạy thì những gì để lại cũng chẳng được bao nhiêu. Như có người làm thơ trẻ, đầu vào còn khá tù mù đã đòi ngay “đầu ra của tôi đâu?” thì e khó cho các “cơ quan đoàn thể” (?!). Tất cả với Tạo chỉ để dẫn tới một khẳng quyết: Làm Thơ là mộtchuyện “không phải đùa”, là chuyện một đời, chuyện sống chết, và trước khi muốn “cùng sống”, “cùng bất tử” với Thơ, hãy nghĩ đến việc “dám chết” cho Thơ, vì Thơ. Có những nhà thơ thành đạt, nhưng cũng có những nhà thơ thành người. Nói như Văn Cao: “Người ta yêu những người cố mở đường mà thất bại, yêu những người biết thất bại mà dám mở đường”, nghĩa là nhân thế vẫn đánh giá rất cao những hy sinh vì Thơ, những người “mở đường”, thậm chí lót đường, những người dám mở những đột phá khẩu cho Thơ tràn lên. Vì mọi sáng tạo đều có thể đồng nghĩa với chịu đựng, nên người sáng tạo đích thực nào cũng tự học được chữ “nhẫn’, nhất là người làm thơ.

Khi ở khắp nơi đang vang lên những lời “tiên báo” rằng Thơ đang chết, thì nên hiểu ngược lại, rằng Thơ đang sống đấy! Bởi những lời tiên tri không thể dành cho quá nhiều miệng người một lúc, vì khả năng tiên tri là khả năng rất đặc biệt. Nguyễn Trọng Tạo hiểu điều ấy, nên giọng văn của anh bao giờ cũng điềm tĩnh, không áp đặt. Nếu có lúc nó dễ dãi thì lập tức nó “tự điều chỉnh” để trở lại sự sáng suốt không thể thiếu đối với nhà phê bình. Và những gì Nguyễn Trọng Tạo kỳ vọng ở Thơ Việt, không phải không có lý do. Ở một đất nước có quá nhiều đau khổ như thế, nhiều vinh quang và cay đắng như thế, không phải là trường (the field) cho những bài thơ dễ dãi. Số phận của đất nước, thân phận của dân tộc, cùng chính cuộc đời của các nhà thơ Việt là những cơ sở, những tương tác đặc biệt giúp họ tìm đến Thơ như một cứu cánh, như một nguồn vô tận của an ủi, của tranh đấu và của giải thoát.

VĂN CHƯƠNG CẢM VÀ LUẬN của Nguyễn Trọng Tạo là một tập sách nghiêm túc, ngay từ thái độ đầu tiên của tác giả đối với Thơ. “Có thờ có thiêng”, quả thật, khi anh đã thờ Thơ, thì không lý do gì mà Thơ không trở nên thiêng liêng. Trước hết là với anh. Sau đó, đến những người đồng cảm cùng anh. Nguyễn Trọng Tạo đã tạo nên được sự đồng cảm, khi anh “lẫn” được vào Thơ, thơ bạn bè đồng nghiệp, thơ của những nhà thơ lớn, và thơ của những người mới làm thơ. Với anh, chỉ có Thơ.


Quảng Ngãi, 8.6.1999
chia cho em một đời say
một cây si/ với/ một cây bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô
Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Sông Hương hoá rượu...

Tác giả: Mai Văn Hoan


Đỗ Phủ có lần tự nói về mình “Hạ bút như có thần !”. Các thi sĩ trong những giây phút “xuất thần” thường để lại cho đời những câu thơ bất hủ. Những giây phút “xuất thần” ấy rất hiếm hoi nên thơ hay còn lại không nhiều. Nhưng giây phút “xuất thần” ấy lóe sáng khá bất ngờ. Trường hợp Nguyễn Trọng Tạo làm hai câu thơ về Huế là một ví dụ. Nghe nói trong một cuộc rượu tại nhà bạn bè, lúc đã ngà hơi men, thi sĩ buột miệng đọc:

Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say

Hôm sau, có người đọc lại hai câu thơ trên, Nguyễn Trọng Tạo gật gù khen hay mà không nhớ đó là thơ của mình. Trước khi in trên tạp chí “ Cửa Việt” và đưa vào tập “Đồng dao cho ngưòi lớn”, hai câu thơ đã có một cuộc sống riêng. Nó được xuất bản bằng miệng và lưu truyền khá rộng rãi. Tôi đã từng nâng niu trên tay chiếc bình rượu bằng sứ khá đẹp có đề hai câu thơ trên của Nguyễn Trọng Tạo.
       
Đọc hàng trăm bài thơ viết về Huế nhưng hiếm thấy bài thơ nào cô đọng như “ Sông Hương hóa rượu... ”. Nhà thơ tài cao, chí lớn Cao Bá Quát ngắm Sông Hương thấy dòng sông như thanh kiếm dựng giữa trời xanh. Thi sĩ đa tình, lãng mạng Nguyễn Bính thì ví sông Hương như mái tóc buông hờ của cung nga, còn Nguyễn Trọng Tạo –  theo cách gọi vui của anh Hoàng Phủ Ngọc Trường - là “người-ham-chơi” lại nhận ra “Sông Hương hóa rượu”. Trong Bình Ngô đại cáo, có đoạn Nguyễn Trãi viết:

Tướng sĩ một lòng phụ tử
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào
        
Hòa rượu vào nước sông chia nhau uống là một cách nói thể hiện sự gắn bó, trên dưới đồng lòng của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. “ Sông Hương hóa rượu ” là một cách  nói khác của Nguyễn Trọng Tạo để ca ngợi những vẻ đẹp, sức hấp dẫn của sông Hương nói riêng và cảnh người xứ Huế nói chung. Ở đây không phải hòa rượu vào nước sông mà nước sông tự nó đã là một thứ rượu. Trên đất nước ta có hàng trăm dòng sông nhưng không phải dòng sông nào cũng “hóa rượu” như sông Hương. “Rượu sông Hương” có chất men đặc biệt nên làm say lòng bao nhiêu du khách. Nguyễn Trọng Tạo đã đến Huế và nếm chất men ấy, thi sĩ đã say bởi chất men mà “Sông Hương hóa rượu...” ban tặng cho anh. Làm “say” một người “ham chơi” không phải dễ. Nhưng lần này thì anh say thật, say đến mức cả đền đài, lăng tẩm như đang “ngả nghiêng” trước mặt anh. Chỉ có điều người đang say ít ai chịu nhận mình say. Thi sĩ cũng vậy, anh nói: “Ta tỉnh đến đài ngả nghiêng say” nghĩa là anh gián tiếp thú nhận là mình đã say. Nghĩa là anh thú nhận anh đã mê cảnh người xứ Huế. Nguyễn Trọng Tạo đã có lần bộc lộ:

Sao cứ ước một người yêu ở đó
Để suốt đời quê ngoại cũng quê hương
       
Điều ước ấy sau này đã trở thành hiện thực có lẽ một phần cũng do anh đã lỡ nếm cái chất men đăc biệt ấy như ăn phải “quả cấm” ở vườn địa đàng. “Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say” là cách nói chống chế hết sức thông minh. Cách nói chống chế này khiến tôi liên tưởng đến một giai thoại về nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Hôm ấy sau cơn mưa, đường trơn, nữ sĩ không may bị trượt chân ngã. Mấy gã đàn ông ngồi trong Tửu quán nhìn nữ sĩ cười khoái trá. Nữ sĩ đã ứng tác ngay lúc đó:

Giơ tay với thử trời cao, thấp
Xoạc cẳng  đo xem đất vắn dài
       
Giai thoại này có thể do người đời bịa ra rồi gắn cho nữ sĩ vì bà là một người đối đáp hết sức sắc sảo và bản lĩnh hơn người. Ở đây, Nguyễn Trọng Tạo đang say lại đổ cho “đền đài ngả nghiêng say” thì thật là hết sức bất ngờ. Anh nói tỉnh mà thực chất là say. Anh nói say mà lại rất tỉnh. Cách nói mập mờ nửa đùa nửa thật ấy tạo nên nét độc đáo mới lạ của hai câu thơ. “Ta” say là chuyện bình thường. Điều đáng nói là “đền đài” cũng say. Một chút kiêu ngạo đáng yêu của thi sĩ. Mà sao đền đài lại không “say” nếu thi sĩ thực sự là một bậc tài hoa. Xưa nay đâu chỉ là tài tử say mê giai nhân. Giai nhân cũng rất ngưỡng mộ và say  mê tài tử. “Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say” đã thể hiện một phần nào bản lĩnh của thi sĩ.
      
Tôi nhớ mãi cái ấn tượng ban đầu khi nghe Nguyễn Trọng Tạo đọc “Sông Hương hóa rượu...”. Thời ấy anh chua “kết” với Huế như bây giờ. Nghe tin anh vào Huế, tôi đèo một người bạn, trên chiếc xe đạp cọc cạch săn lùng anh khắp chốn. Khoảng hơn chín giờ đêm chúng tôi mới “bắt” được anh đang ngà ngà ở nhà Ngô Minh. Anh rót rượu mời hai chúng tôi và gật gù.

Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say
      
Bằng trực giác, tôi mới cảm ngay cái hay của hai câu thơ. Trí nhớ lập tức ghi lại. Từ đó trong những cuộc rượu, khi đã chếnh choáng hơi men tôi lại gật gù: “Sông Hương hóa rượu...”. Cũng nàơ hai câu thơ xuất thần ấy mà tôi làm được bài thơ  “Tìm bạn” tặng anh với đoạn kết:

Nào ta cùng chạm cốc
Nhịp thở nồng hơi men
Thơ say mày cứ đọc
Cho đền đài ngả nghiêng!
      
Nếu một số câu thơ của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính... đã may mắn được dân gian hóa thì “Sông Hương hóa rượu...” của Nguyễn Trọng Tạo cũng có cái may mắn đó. Tôi biết rất nhiều người thuộc và đọc “Sông Hương hóa rượu...” mà không hề biết tác giả. Thơ khắc vào trí nhớ và lưu truyền bằng miệng chắc chắn sẽ sống mãi với thời gian. Tôi tin “Sông hương hóa rượu...” của Nguyễn Trọng Tạo sẽ được thời gian lưu giữ trong tâm hồn những người yêu thơ, yêu Huế...


Tháng 8-1995
chia cho em một đời say
một cây si/ với/ một cây bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô
Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Hai nhà thơ đối thoại về âm nhạc

Tác giả: Lê Mỹ Ý


(Trích ĐỐI THOẠI NGẪU NHIÊN)

Khi tôi đến, hai ông đang ngồi chiếu rượu trong căn hộ chung cư sáu tầng cao ngất ngưởng. Căn phòng như được ghép bằng sách. Trên tường, ảnh Văn Cao đang nâng ly và bức sơn dầu "Tuổi Đá Buồn" Bửu Chỉ vẽ Trịnh Công Sơn dựa vào cây đàn ghita ngóng nhìn vô định. Ngẫu nhiên tôi trở thành người hầu rượu, nói đế cho cuộc đối thoại ngẫu nhiên của hai ông vào ngày 29.3.2003…

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Âm nhạc của Nguyễn Thuỵ Kha có những bài viết về trẻ con rất thích, như bài Mùa xuân bao điều lạ. Chính Kha là người có một tâm hồn rất trẻ con, nghe nhạc của Kha thấy rất rõ điều này. Kha viết nhạc về trẻ con hay hơn viết nhạc cho người lớn. Tất nhiên khi Kha viết về người lớn cũng đầy kỹ thuật, đầy tình cảm nhưng viết về trẻ con như Kha lại là một điều rất lạ.

NGUYỄN THUỴ KHA: Không phải lạ mà cái ấy là thành công của mình đã được mắt xanh quần chúng công nhận . Chính vì tôi nghĩ tôi chưa thể thành công ở lĩnh vực nhạc người lớn nên tôi viết cho trẻ con.

NTT: Có những bài hát trẻ con của Kha không thấy phổ biến nhưng hát lên rất thích. Như bài “Ông trăng” là rất hay. ..(Hai nhà thơ song ca bài Ông trăng). Kha viết về trẻ con ít hơn người lớn nhưng lại thành công hơn. Hay có khi Kha lại là trẻ con thật? (cười)

NTK: Nên tôi cũng hay vòi vĩnh lắm. Còn nói về nhạc Tạo, nhạc Tạo thắng lợi ở mỗi chỗ là nhà quê. Mỗi nhạc sĩ không cần đếm xỉa đến những thành công hay không, nhưng mà Tạo thuyết phục, áp đảo tôi vẫn là ở điểm này. Tất nhiên là không cần kỹ thuật, nhạc Tạo ẩn dấu kỹ thuật như vô chiêu.

NTT: Sao lại không cần kỹ thuật được? Nếu không có kỹ thuật sao người ta lại đem “Làng quan họ quê tôi” ra dạy ở Nhạc viện Hà Nội?

NTK: Đúng, “Làng quan họ quê tôi” là một mẫu mực, nhưng nó vẫn bị ẩn đi cái phần nội lực bên trong. Người ta có thể nói anh dùng nốt si-bê-mon (nốt sáu giáng) là một sáng tạo rất hiệu quả. Nhưng nốt này nhiều người vẫn dùng lâu rồi, ông Nhuận cũng đã dùng rồi. Trong dân ca cũng đã có dùng nốt này. Thực ra bài "Làng quan họ quê tôi”, nếu người ta mang ra làm một mẫu mực kỹ thuật cũng tốt, bài hát đó nó thành công ở chỗ khi hát lên tất cả mọi người đều thích, không cần biết kỹ thuật hay không kỹ thuật. Anh Tạo đã có bài hát này để đời, có nhiều người có rất nhiều bài hát khá nhưng nếu lấy mỗi người một bài hát hay cho sau này thì lại không có. Nguyễn Đình Thi chỉ có hai bài thôi nhưng cả hai bài đều hay, tất nhiên ông cũng có nhiều bài khác nhưng người ta không nhớ, và chỉ cần hai bài đó là đủ rồi. Còn nói về nhạc Nguyễn Thuỵ Kha, cũng chỉ cần bài “Mùa xuân bao điều lạ”. Tôi có câu này không biết có nên nói không, ông trời cho anh Tạo và tôi có quá nhiều khả năng cho nên đôi khi giữa miếng ăn rất chật chội của đất nước này cũng rất phức tạp...Bọn tôi bây giờ là người kiếm ăn lương thiện, có thể dùng thơ và nhạc để kiếm tiền được nhưng lại làm báo để sống, còn thơ và nhạc là vui thì làm, nó là nghiệp. Cho nên có ai nói gì cũng chẳng ảnh hưởng đến chúng tôi. Tôi chê ai cứ chê, như bài “Về quê” của Phó Đức Phương tôi nói không thích là không thích.

NTT: Tôi thì lại nghĩ khen chê không quan trọng, vấn đề là anh có quan tâm đến các giá trị thực sự hay không. Nếu anh quan tâm giá trị thực thì anh có chê, thậm chí có chửi người ta cũng được. Hoài Thanh có nói “Nếu mà anh khen đúng thì anh là bạn, nhưng nếu anh chê đúng thì anh là thầy”, nhà phê bình đã nói vậy. Mà câu ấy là của Hoài Thanh hay là bắt chước một ông phương Tây nào đó nhỉ?

NTK: Về ông Hoài Thanh chúng ta cần biết điều này, những thi sĩ cùng thời với ông Hoài Thanh phê bình, như ông Lan Sơn viết: “Thợ may Hoài Thanh đã may sẵn chiếc áo anh anh em em và bắt các thi sĩ mặc vào, và ông ta không nghĩ rằng các thi sĩ đã lớn vượt hơn chiếc áo đó”.

NTT: Không hẳn hoàn toàn như thế. Chức năng của các nhà phê bình thực tế là người khơi gợi, các nhà nghiên cứu mới chính là người đi nghiên cứu cái mà nhà phê bình đã khơi gợi ra. Ông Hoàng Ngọc Hiến là một nhà nghiên cứu, nhưng ông lại có biệt tài khơi gợi ra những ý tưởng sắc bén như một nhà phê bình tài năng, nên ông có những bài phê bình mà các nhà sáng tác rất đáng đọc.

LMY: Xin lỗi hai nhà thơ, nhạc sĩ cho phép tôi được hỏi: Những bài viết về âm nhạc của hai ông là phê bình hay là bài báo?

NTT: Bản chất của phê bình là thấy hay thì khen, thấy dở thì chê nhưng với điều kiện anh phải nhạy cảm. Tôi không phải là một nhà phê bình âm nhạc, tôi chỉ viết báo về âm nhạc. Nhưng nhiều khi trong những bài báo đó cũng có phê bình.

NTK: Hiện nay có những người vẫn nói ông Kha với ông Tạo không học âm nhạc gì cả. Thực ra đấy là những điều thị phi. Tôi nói cho nhanh, anh có học nhưng anh viết được cái gì? Tôi có thể tự học, khi tôi đã tự hiểu thì tôi còn học làm gì? Còn nếu để phân tích về âm nhạc, VN ta cũng chưa ai làm được điều đó đúng nghĩa. Bây giờ tôi phải nói điều này: Cô có thể gặp ông Nguyễn Thiên Đạo, ông Đạo nói bài tôi viết về “Sóng nhất nguyên” của ông, báo Lao Động lên mạng, những nhà phê bình Pháp đọc được và nói với ông "Từ trước đến nay chưa có ngưòi nào viết về âm nhạc của ông Đạo hay như vậy". Đấy là đánh giá của những người rất khách quan, người ta biết ông Kha là ai. Tôi chưa bao giờ khẳng định tôi là một người viết âm nhạc hay, nhưng phải nói là tôi có ý thức trong công việc chứ không phải là một người mù kiến thức.

NTT: Ngay như một Đêm giao hưởng của một nhạc sĩ, bao tiến sĩ học ở Tây ta đủ  thứ, có ai viết không, ngoài hai bài của Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Thuỵ Kha. Ông Vĩnh Cát tác giả đêm nhạc ấy thì bảo: Không ngờ Kha với Tạo lại viết đúng về tôi đến thế. Chỉ như vậy cũng đủ vui rồi.

NTK: Muốn hiểu âm nhạc giao hưởng thì anh phải có cái nền triết học. Các nhà phê bình âm nhạc ta chưa đủ tầm cỡ triết học để hiểu những cái đó. Từng làm biên tập ở Tạp chí Âm Nhạc của Hội nhạc sĩ VN, Hội chuyên ngành về âm nhạc, chúng tôi biết rằng, người viết về âm nhạc giỏi ở ta rất hiếm. Khi tôi về tờ này làm người biên tập chuyên môn, các nhà phê bình không đồng ý, họ cứ phản đối tổng biên tập Hồng Đăng. Mà bây giờ cái sêri báo chúng tôi làm từ năm 1990 đến nay, khối người viết về âm nhạc VN cũng phải trích từ đó ra. Anh đừng khinh thường những cái người ta tự học. Ví dụ Nguyễn Cường bảo “Ông Văn Cao nói gì thì nói chứ nói về pianô thì quá kém”, nhưng khi ông dùng cùi tay để chơi piano ngẫu hứng trong ngày lễ sinh nhật tuổi 60, thì cái đó rất hợp với âm nhạc hiện đại. Vậy ông học như Đặng Thái Sơn để làm gì?

NTT: Mà ông đâu thích làm nhạc công.

NTK: Nếu ông bảo ông đánh pianô giỏi hơn ông Văn Cao thì đó là sự vớ vẩn, thử giỏi hơn Đặng Thái Sơn xem nào. Ở đây nên bàn về tầm cỡ tri thức chứ không phải là những hiểu biết nhỏ nhặt.

NTT: Thực chất cách đánh đàn của Văn Cao là thể hiện một nhân cách chứ không phải là kỹ thuật. Ông muốn đập tan đàn pianô ra vì ông không thích những thứ âm nhạc dớ dẩn. Ông đấm, đánh bằng cùi tay...để cho những âm thanh tự do vang lên.

NTK: Đấy là họ quen bắt nạt những người tự học. Nhưng... quên đi, nếu anh giỏi anh cứ thử sức mình, đánh hay hơn Đặng Thái Sơn đi. Bằng cấp bây giờ cứ loạn cả lên mà tài sao quá hiếm.

NTT: Đấy là một thói hư, thói hư của người “có học” mà chả biết gì. Có khi chỉ biết một mà vống lên mười.

LMY: Với nhạc sĩ Văn Cao, chắc hẳn hai ông còn nhiều điều muốn nói về âm nhạc cũng như con người?

NTK: Phải nói Văn Cao là người mà phẩm chất...

NTT: Nói cho gọn, đó là một nhân cách, một bản lĩnh, có thể nói là số một trong những người  văn nghệ sĩ VN mà tôi quen biết chứ không phải đùa. Tôi khâm phục nhân cách Văn Cao.

NTK: Hôm qua nói chuyện về bản quyền âm nhạc, tôi nói Trung tâm bản quyền Âm nhạc VN có giỏi thì đòi bản quyền “Quốc ca” cho Văn Cao đi. Cứ mỗi lần hát, tiền bản quyền là 250 nghìn đồng, một ngày người ta hát Quốc ca trên đất nước VN bao lần, ông có tính được không? Không thể đòi nổi, trung tâm bản quyền nên nghĩ lại mình. Mình phục vụ cho ai và phục vụ thế nào để đáng mặt anh hào.

LMY: Và hai ông cũng đã có nhiều kỷ niệm với nhạc sĩ Văn Cao?

NTK: Nhiều kỷ niệm, không thể kể hết được, mà thật ra có điều cũng không kể ra được, kể ra thì rất buồn và cũng không phải là thời điểm…

LMY:  Còn những kỷ niệm với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?

NTK: Khi nói về điều này người tôi đang run lên, tức là sáng nay tôi có viết một bài để tưởng nhớ anh Sơn nhân ngày giỗ. Anh là người nghệ sĩ đã có tác động rất mạnh mẽ đến chúng tôi. Từ năm 1965, nghe trộm đài địch, tôi đã thấy nhạc anh Sơn lạ, nhưng lúc đó vẫn không biết, sau này vào Sài gòn mới nghe lại “Uớt mi” và biết đó là bài đầu tiên của Trịnh Công Sơn. Vào năm 1972, tôi vào Sài Gòn, từ miền Bắc vào miền Nam lúc đó như đi qua một nước khác, uống bia laze, nghe nhạc tiền chiến, rồi đến năm1974 tôi nhặt được một tập ca khúc "Đại bác ru đêm" bị vứt ở hè đuờng của một anh lính nguỵ nào đó, mới biết có nhạc Trịnh Công Sơn và những huyền thoại Khánh Ly ngồi trên xe zeep đi hát nhạc Trịnh dọc cao nguyên...Nhưng tôi lại gặp anh Sơn vào sau này tại Nhà văn hoá Thanh Niên trong đêm nhạc Trần Tiến, Trần Long ẩn, Trịnh Công Sơn. Thế là gặp nhau và đến nhà anh Sơn chơi.

NTT: Thế nếu bây giờ gọi anh Sơn bằng một tên gọi khác, thì Kha gọi thế nào?

NTK: Đến lúc này, gọi anh Sơn bằng một cái tên chính xác, thực lòng mình chưa gọi được. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Bửu ý...đã gọi anh bằng những cái tên được quá nhiều người biết rồi, mình chỉ biết gọi là Trịnh Công Sơn, thế thôi.

NTT: Buồn cười là vào năm 1987 tại Huế, khi hát nhạc Trịnh Công Sơn, tôi đề nghị mỗi người chọn một câu hát thích nhất của anh, và mỗi người đã chọn một câu. Người thì chọn “Chợt một chiều tóc trắng như vôi”, người thì chọn “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”, tôi cũng chọn một câu làm mọi người hết sức bất ngờ và thích thú là “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi...” Nếu gọi tên Trịnh Công Sơn là gì, thì tôi sẽ gọi là “Để Gió Cuốn Đi”. Kha viết nhiều bài về anh Sơn rồi nhưng không bài nào thật hay, mà rất quý nhau, đó là một điều rất kỳ lạ.

NTK: Cái đấy tôi biết chứ. Nhưng có lẽ vì mặc cảm tự ti đã có Hoàng Phủ Ngọc Tường và Bửu ý viết về anh Sơn hay quá. Viết về Văn Cao mình dám đọ ngay, còn về anh Sơn thì mình nghĩ mấy ông kia còn hiểu những chuyện sâu sắc không ai biết được. Còn có những chuyện mà mình chưa muốn viết, đó là những điều ngạc nhiên về đời anh mà mình sợ khi viết người ta lại hay bảo “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Có những chuyện tình thật mà mình viết ta người ta sẽ lại cho là dớ dẩn.

NTT: Nhưng tại sao Kha lại sợ?

NTK: Mình thiếu tự tin thôi. Chưa nghĩ là mình sẽ viết hay hơn những người đã viết về anh Sơn.

NTT: Nghe Kha nói thiếu tự tin nhiều người sẽ ngạc nhiên.

NTK: Ông Tường với ông Sơn sống với nhau quá dài, gắn bó với nhau kinh khủng, rồi Bửu ý, Bửu Chỉ, Tôn Thất Lập...viết về Trịnh Công Sơn hay, chứ  mấy ông ấy lại không sống nhiều với ông Văn Cao bằng tôi với ông Tạo. À, chết rồi, Tạo đọc bài “Có một Trịnh Công Sơn phản chiến” của tôi, bài ấy được, tất nhiên chưa phải bài hay, tôi bị "dí" bài ấy đấy.

NTT:  Thế mà khi làm cuốn Trịnh Công Sơn, lại chẳng nhớ mà đưa vào. Tiếc quá.

LMY: Sau “hai người yêu” là Văn Cao và Trịnh Công Sơn?

NTT: Nhà văn Nguyễn Khải có lần nói: Làm nhà văn ở ta khôn nhất là mình tự biên tập mình, khôn thứ hai là không để lộ cái điều khôn của mình. Cái này không chỉ nói riêng cho mình mà còn nói cho cả một nền văn nghệ hiện tại. Nhiều giá trị được định giá hiện nay bị loạn chuẩn. Nhiều giải thưởng Khuyến khích lại tồn tại hơn cả giải chính thức. Ví dụ như  Trên đỉnh Phù Vân hay Ca dao em và tôi… Hôm ông Hữu Thỉnh đi nhận giải thưởng Asean về, chiêu đãi mấy anh em, tôi nói: Nếu ngày mai tôi còn sống, tôi sẽ tiếp tục bàn câu chuyện gía trị với anh. Giải thưởng chỉ mang tính nhất thời, còn tác phẩm mang giá trị thực bền vững hơn cả những giải thưởng. Nói về giải thưởng, Đặng Thái Sơn rất chân thành: Giải thưởng giúp tôi nổi tiếng để dễ dàng tiếp xúc với công chúng; còn P. Nêruđa thì nói: Giải thưởng như phấn trang điểm trên cánh bướm, khi con bướm bay phấn màu rơi rụng và tôi vẫn bay như một con bướm. Nêruđa thì nói cao siêu, Đặng Thái Sơn thì nói thực dụng, nhưng đều nói đúng những giá trị. Có những giải thưởng hay sự nổi tiếng chỉ là phù phiếm, cuối cùng anh có để lại điều gì giá trị hay không, điều ấy mới quan trọng.

NTK: Chúng ta đang sống trong những giá trị giả và đầy rẫy những giá trị giả .

LMY: Xin được hỏi thật ngắn là: Hai ông có phục tài nhau không?

NTT: Tài của Kha rất lớn, nhưng “tai” cũng không nhỏ. Chơi với nhau, cái tâm cái tính là quan trọng nhất. Nhưng phục nhau thì chơi với nhau mới lâu bền.

NTK: Tôi cũng nghĩ về Tạo vậy thôi.        

NTT: Khôn thế. Thôi thì cạn ly nhé!

NTK: OK!


Hà Nội, 29.3.2003
chia cho em một đời say
một cây si/ với/ một cây bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô
Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Sông Hương hoá rượu của Nguyễn Trọng Tạo

Tác giả: Nguyễn Lâm Cúc


Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo là một trong những Nghệ sĩ đa tài. Ông thành công ở cả ba lĩnh vực, thơ, nhạc và họa. Về nhạc, ca khúc "Khúc hát sông quê", phổ thơ của người bạn chí thiết Lê Huy Mậu, là một trong những bài hát được công chúng yêu mến rộng rãi.
     
Nhà văn Nguyễn Quang Lập viết về nhà thơ, người bạn Nguyễn Trọng Tạo với giọng văn thân mật: "Năm 1980... bài thơ Tản mạn thời tôi sống được cả nước bàn tán xôn xao, đó là bài thơ có cái nhìn mới mẻ và xót xa về đất nước. Nhắc đến văn chương thời kì đổi mới không thể không nhắc đến bài thơ này.  Năm 1987 văn chương nước nhà mới bảo nhau rục rịch đổi mới, thế mà từ năm 1981 anh Tạo đã dám  viết những câu thơ bỏng rát, nhức buốt như vậy, quả là gan trời.
     
Anh Tạo đa tài, kẹt đường này thì phát đường khác. Thơ đang kẹt thì phát nhạc, bài Làng quan họ quê tôi thời đó cả nước hát râm ran, nổi tiếng đến nỗi hễ nhắc đến Nguyễn Trọng Tạo thì lập tức có người hát được đôi câu bài hát ấy ngay".
       
Trong cái gia tài sáng tác đồ sộ của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, bên cạnh những tác phẩm dài hơi, có kích thước và giá trị nghệ thuật như nhau, thì vẫn có những tác phẩm mang hình dạng cô đặc, hệt như tác giả đã rút hết tấm lòng, cái tình người viết rồi như chim Yến, từ máu thịt làm nên sự kết tinh vô giá, đó là bài thơ hai câu:

Sông Hương hóa rượu, ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say.

Có giai thoại kể rằng, trong một lần thù tặc với bạn văn chương, nhà thơ đã cao hứng đọc lên hai câu thơ trên. Ngay sau khi ra đời, bài thơ đi vào lòng bè bạn, được truyền từ người này sang người khác, và cứ thế dòng sông Hương này của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo chảy rào rạt, ngây ngất trong lòng những ai có dịp biết đến bài thơ.

Người Việt Nam, ai cũng biết đến Huế, bằng hình thức này, hay hình thức khác. Nhiều người say những điệu hát Nam ai, Nam bằng.  Và ao ước một lần được đặt chân đến Cố đô, soi mình trên dòng sông Hương đã đi vào lịch sử, đi vào văn chương, nghệ thuật Việt Nam, với bóng dáng thiếu nữ đài các, trang nhã, và yểu điệu nhất qua mọi thời đại.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã tắm linh hồn trong dòng sông Hương thơm ngát. Và sông Hương, dưới cái nhìn bay bổng của  nhà thơ, đã được thiên nhiên, được hồn thiêng đất Việt chưng cất "hóa rượu". Rượu này linh khí  núi sông, chắt lọc từ tinh túy của trời đất mà thành.

"Sông Hương hóa rượu ta đến uống"

Dòng rượu sông núi chảy tràn trong huyết quản. Liệu có cơn say nào ngây ngất hơn cơn say này nữa không? Trong kho tàng ca dao có hai câu:
Chẳng chè chẳng chén sao say
Chẳng thương chẳng nhớ sao hay đi tìm?

Cái say trong câu ca dao là chàng say nàng, cái say tình say nghĩa. Cái say trong câu thơ Nguyễn Trọng Tạo là say non nước, cái say của bậc trượng phu với non sông. Và cái say này không phải say không biết gì, mà cái say của người tĩnh.

"Sông Hương hóa rượu, ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say"

Uống  hồn thiêng sông núi. Càng uống, càng tĩnh. Tĩnh để thấu súôt, để bồi đắp, để hy vọng, để ngân lên rung cảm, để nung nấu thôi thúc, tự đòi hỏi bản thân làm một điều gì đó cho xứng với non sông.
 
Đất Huế, một nơi trải qua bao biến cố lịch sử. Những đền đài còn lại là những chứng tích, ở một phương diện nào đó, đền đài kia từng nghiêng ngả. Đó là nhận định của một người tĩnh nhìn về thời cuộc, nhìn về lịch sử một vùng đất qua một bài thơ hai câu.

"Sông Hương hóa rượu" còn được chưng cất bởi cái tình của người làm thơ, vì vậy người đọc sẽ chuếnh choáng say bởi cái ma mị của nó. Bởi đằng sau ngôn ngữ không chỉ ẩn hiện hình ảnh non sông, còn mang cả bóng dáng của giai nhân và nam tử hán, những con người ngạo nghễ thời đại nào cũng có, thời đại nào cũng lưu dấu tích, thời đại nào cũng say non xanh, nước biếc.
Có thể nói, "Sông Hương hóa rượu"  xoay chiều nào cũng lấp lánh. Góc độ nào cũng chiếu sáng lung linh.
       
Rất nhiều đọc giả và cả giới văn chương đều nhìn nhận, Thơ là đỉnh cao của ngôn ngữ, của tư duy hình tượng, sự thăng hoa về tưởng tượng và biểu cảm. Nói cách khác, người làm thơ là những lao động cực nhọc, bòn đãi từ bùn đất ngôn từ để chắt lọc ra những viên kim cương. Viết được một bài thơ hay đã khó. Viết một bài thơ hay chỉ vẻn vọn hai câu, càng khó. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi người ta phải chạy đua với thời gian để kịp chiếm lĩnh kiến thức, kịp lao động để thành đạt, thì việc thưởng thức văn chương nghệ thuật lại càng cần sự tinh túy, cô đọng và giá trị cao, hơn bao giờ hết.
       
Chúng ta biết rằng, không có gạo, có muối thì mới chết. Chứ không thơ, không hoa hồng chẳng ai chết cả, mà vẫn  người ta vẫn sinh con, đẻ cái. Nhưng đó là cái nhìn hạn hẹp. Chẳng phải ở một góc độ nào đó, lẽ sống của con người chính là Thơ và Hoa hồng. Lịch sử loài người cũng đã chứng minh, biết bao dân tộc vì Thơ và Hoa hồng, hay nói cách khác, vì cái Đẹp mà chiến đấu không khoan nhượng. Một dân tộc, một đất nước không có kho tàng văn hóa thì dân tộc đó thật sự nghèo nàn và báo hiệu sự suy vong! Mà thơ, văn chính là báu vật trong kho tàng văn hóa của một đất nước.
       
Xin mượn câu nói nổi tiếng của nhà văn Bra- Xin Paulo Coelho để kết thúc bài viết này: "Văn chương là những hạt muối giữ cho cuộc đời này khỏi những ươn thiu". Kết tinh thành đá quí đã khó, nhưng làm được hạt muối mặn càng quí lắm thay!


Blog Nguyễn Lâm Cúc
chia cho em một đời say
một cây si/ với/ một cây bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô
Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Nguyễn Trọng Tạo: "Dành tình yêu cho thơ"

Tác giả: Nguyễn Trọng Tạo


(Giao lưu tại Nhà Văn Hóa Thăng Long – Warszawa, 22.4.2006)

Trưởng ban tổ chức: BÙI ANH THÁI
Khách mời: Nhà thơ – Nhạc sĩ NGUYỄN TRỌNG TẠO
Dẫn chương trình (MC): BÙI HÙNG
Với sự tham gia của: Ns. NGUYỄN VĂN TOÀN, KIM KHUÊ, THANH TÙNG, ĐỨC HẠNH, NGUYỄN CHƯƠNG THIẾP,…


Nhà thơ – Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo là một tên tuổi nổi tiếng như một nghệ sĩ đa tài Cầm Kỳ Thi Họa trong làng văn học nghệ thuật VN. Ông là Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà Văn Việt Nam, người sáng lập và phụ trách tờ báo Thơ, nay là tạp chí Thơ; ông cũng là một trong những ngưới sáng lập ra Ngày Thơ VN. Như chúng ta đều biết, với tư cách là một nhà thơ, ông từng giật giải “Tam nguyên” thơ ca năm 1979 của 3 tờ báo lớn là báo Văn Nghệ, báo Nhân Dân và tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, và đặc biệt với tập thơ Đồng dao cho người lớn dành 2 giải thưởng trong nước. Thơ Nguyễn Trọng Tạo được dịch ra tiếng nước ngoài, trong đó có tiếng Ba Lan, và đã được Hội Nhà Văn Ba Lan mời sang thăm và làm việc năm 2004. Ông cũng là tác giả của 4 tập văn xuôi, và cuốn tiểu luận phê bình  Văn chương Cảm & Luận có số lượng bản in rất lớn. Với tư cách là nhạc sĩ, ông là tác giả của nhiều bài hát rất nổi tiếng như Làng Quan Họ quê tôi, Khúc hát sông quê, Đôi mắt đò ngang, v.v… Nguyễn Trọng Tạo đã 5 lần đoạt giải thưởng Hội Nhạc sĩ VN, và hiện nay ông làm việc tại Tạp chí Âm Nhạc và Thời Đại của Hội Nhạc sĩ. Ông cũng là Họa sĩ vẽ bìa sách và trình bày báo, với 500 mẫu bìa sách và 2 giải thưởng về bìa sách… Nhân chuyến đi thăm và làm việc tại Ba Lan, ông đã có cuộc giao lưu với cộng đồng người Việt tại Nhà Văn hoá Thăng Long – Warszwa vào đêm 22.4.2006. Dưới đây là nội dung cuộc Giao lưu đó.   

MC: Thưa Nhà thơ - Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo (ntns NTT), Ở nước ta có một số nghệ sĩ nổi tiếng đa tài như Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Trịnh Công Sơn…người ta cũng gọi anh là một nghệ sĩ đa tài. Anh có nghĩ như vậy không?

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Tôi nghĩ tôi là một người bình thường như mọi người, và tôi làm tất cả những gì phù hợp với khả năng của mình. Nghĩa là thích làm thơ thì làm thơ, thích viết văn xuôi thì viết văn xuôi, thích làm nhạc thì làm nhạc, thích vẽ thì vẽ, thích viết phê bình tiểu luận thì viết phê bình tiểu luận. Hồi mới vào quân đội, tôi còn viết cả kịch nói và đã có vở kịch Tiếng súng do đội văn công xung kích biểu diễn cho nhiều đơn vị bộ đội và tham gia Hội diễn văn nghệ Quân khu. Có lẽ vì thế mà người ta cho tôi là “Người không bình thường”. Nhưng tôi vẫn nghĩ tôi là người bình thường. Thực ra làm một người bình thường “tự nhiên nhi nhiên” cũng không dễ. Tôi có quen biết và chơi thân với những người đa tài như Văn Cao, Trịnh Công Sơn… như là bạn vong niên, và tôi thấy họ cũng dễ thương, dễ gần như người bạn cùng lứa với tôi, nghĩa là không bao giờ họ tỏ ra mình là một “người đặc biệt” hay lập dị. Chính những người như thế đã dạy cho tôi phải làm một người bình thường như thế nào. Điều quan trọng là phải vượt qua sự ngộ nhận về bản thân mình.

MC: Thưa anh, anh đeo đuổi cả thơ ca nhạc họa, vậy anh có dành “tình cảm riêng” cho bộ môn nào không, hay là anh có một tình yêu chung cho tất cả? Và anh đã sáng tác tác phẩm đầu tiên như thế nào?

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Người ta thường yêu thương tất cả những đứa con do mình sinh ra, nhưng chắc tình yêu với từng đứa có khác. Tôi cũng vậy thôi. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, tôi dành tình yêu cho thơ nhiều nhất. Từ nhỏ tôi đã thích đọc sách, nhưng lại dị ứng với thơ trong sách giáo khoa, bởi khi thì nó quá đơn giản như “Hà Nội có cầu Long Biên/ Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng”, khi thì nó quá cầu kỳ đến kỳ quặc như “Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt/ Đảng ta đây xương sắt da đồng”… Phải đến năm tôi 14 tuổi, tình cờ đọc được cuốn sách rất hay của Trần Thanh Mại viết về thi sĩ Hàn Mặc Tử trong tủ sách còn sót lại sau Cải cách ruộng đất của cậu tôi (tôi gọi bố là cậu), tôi mới thực sự yêu thơ. Những câu thơ, bài thơ Hàn Mặc Tử được trích dẫn trong cuốn sách đó đã cuốn hút tôi như một ma lực kỳ diệu. Thơ và cuộc đời thi sĩ Hàn Mặc Tử đã ám ảnh tôi đến rơi lệ. Tôi chép những câu thơ của ông vào sổ tay: “Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”, “Bây giờ tôi dại tôi điên? Chắp tay tôi lạy cả miền không gian”… Và tôi bị nhiễm bệnh thi sĩ từ đó. Ngay đêm hôm đó, tôi bắt chước Hàn Mặc Tử như bắt chước một người thầy tự chọn, làm ra một bài thơ lục bát không đề. “Tôi nằm nhoài giữa ánh trăng/ Lưng tôi thảm cỏ rối hăng hương nồng/ Bạn ơi, trăng hoá dòng sông/ Tôi như thuyền nhỏ trôi trong nỗi niềm/ Bây giờ tôi dịu tôi hiền/ Biết đâu tôi dại tôi điên bao giờ/ Mai sau tôi chết trong thơ/ Hay là thơ chết bên bờ hồn tôi/ Trăng trên ngọn liễu trăng ngồi/ Tôi trên ngọn liễu tôi rơi bây giờ/ Bạn ơi, trăng quá ngây thơ/ Còn tôi cằn cỗi già nua thế này/ Bao giờ tôi hoá làn mây/ Hẳn tôi muôn thuở sum vầy cùng trăng…”. Mấy hôm sau tôi đưa bài thơ cho cậu tôi đọc. Cậu tưởng là tôi chép lại của ai đó, vì bài thơ lục bát rất chuẩn, lại có vẻ người lớn quá. Nhưng sau khi tôi nói là tôi đọc thơ Hàn Mặc Tử rồi bắt chước, thì ông đọc lại bài thơ, rồi nói: “Con làm thơ lục bát được đấy. Học Hàn Mặc Tử nên có ý lạ. Nhưng thời nay người ta không thích loại thơ này đâu. Cất đi. Còn con thích làm thơ thì cứ làm cho vui, chứ thành nhà thơ thì khổ lắm. Cổ kim có nhà thơ nào sung sướng gì đâu. Hàn Mặc Tử tài là thế mà đâm bệnh chết trẻ. Cụ Nguyễn Du nói rồi: Đã mang lấy nghiệp vào thân/ Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.

Tôi nghe lời cậu tôi, cất kín bài thơ không đọc cho ai nghe nữa. Đến khi trở thành nhà thơ, tôi đưa bài thơ đó vào tập thơ để in, nhưng bị nhà xuất bản Quân Đội loại ra. Mãi đến những năm “Đổi Mới”, bài thơ đầu tiên của tôi mới được in trong tập thơ Gửi người không quen. Cậu tôi không bao giờ được đọc bản in bài thơ đó. Ông đã mất trước khi bài thơ được in ra đúng 12 năm.

MC: Vâng, từ nhỏ, từ năm 14 tuổi anh đã làm thơ lục bát rất hay. Chúng tôi đọc thơ anh, và thấy thơ anh rất giàu nhạc điệu, nó rất khác với thơ của các bạn trẻ hôm nay, hình như họ không cần chú ý đến nhạc điệu nên rất khó thuộc. Anh có thể nói gì về nhận xét đó của bạn đọc?

NGUYỄN  TRỌNG  TẠO: Người xưa nói: Thi trung hữu hoạ, nghĩa là trong thơ có nghệ thuật hội hoạ bằng ngôn ngữ hình ảnh. Người ta rất chú trọng hình ảnh trong thơ. Bây giờ tôi có thể nói thêm: Thi trung hữu nhạc. Không có nhạc điệu thì thật khó thành thơ. Mỗi nhà thơ có điệu nhạc riêng của mình. Đấy là điệu nhạc tâm hồn. Ngay cả làm thơ lục bát cũng vậy, cứ tưởng thơ lục bát chỉ có một điệu nhạc duy nhất. Không phải. Lục bát Nguyễn Du khác lục bát Nguyễn Bính. Lục bát Bùi Giáng khác lục bát Bút Tre. Lục bát Nguyễn Duy khác lục bát của tôi… Khi ý thức trở thành nhà thơ, tôi đã có ý thức “làm mới” thơ lục bát bằng cách ngắt câu và bằng hình ảnh của thời đại mới. Trước Nguyễn Bính, chưa ai đưa hình ảnh “khuy bấm” vào thơ lục bát cả. Vì thế mà câu thơ “Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi” xuất hiện rất mới, rất ấn tượng. Trong cuốn “Ngôn ngữ thơ” của nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Cảnh xuất bản năm 1987 có nói tới cấu trúc hiện đại của thơ lục bát, và đã dẫn khá nhiều thơ lục bát của tôi viết những năm 70 với lối ngắt câu bậc thang. Sau này, trong bài thơ Chia, tôi vẫn dùng lối ngắt câu bậc thang ấy, và gây được hiệu quả rất tốt:

…Chia cho em một đời say
một cây si
               với
                   một cây bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô…

Ngay cả trong thơ tự do, thơ không vần người ta vẫn phải chú trọng đến nhạc điệu. Đọc văn xuôi cũng thấy phải lên bổng xuống trầm mới có sức truyền cảm, huống hồ là thơ. Nhạc điệu trong thơ là thứ nhạc điệu nội tại, khi du dương khi réo rắt, khi mông lung khi gấp gáp, khi ngập ngừng ý nhị, khi trần trụi thét gào… Nghĩa là nó tuỳ theo cung bậc của tình cảm mà điều khiển ý, lời. Tôi thích nhịp chẵn của lục bát, đồng dao Viêt, có lẽ vì thế mà thơ tôi nặng về nhịp chẵn. Tập thơ Đồng Dao Cho Người Lớn và sau đó là tập Nương Thân của tôi đều mang nhạc điệu chủ đạo là nhịp chẵn: “Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi/ có con người sống mà như qua đời/ có câu trả lời biến thành câu hỏi/ có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới…”.

Thơ của bạn trẻ hôm nay có nhạc điệu không? Theo tôi là có. Nếu họ có hồn thơ thì ắt họ sẽ có nhạc điệu. Chúng tôi cũng đã có một thời tuổi trẻ, và biết rằng, chúng tôi phải thoát khỏi nhạc điệu thơ của người trước, vì thế chúng tôi mới quyết cách tân bằng phá cách, phá luật, phá nhạc, phá nếp nghĩ quen thuộc. Nhưng khi “phá cái cũ” mà chưa xây được cái mới hoàn chỉnh thì anh chưa là gì cả. Anh chỉ là thằng phá bĩnh mà thôi. Anh bóp méo cái cũ cho có vẻ lạ. Anh sơn phết bên ngoài cho có vẻ mới. Thực ra là cái mới phải khởi ra từ nội tại cảm xúc mới và tư tưởng mới của thi sĩ. Cũng nghĩa là anh phải có một nhạc điệu mới. Từ Rock đến Rap (hát nói) là một biểu hiện của bước đi hiện đại trong âm nhạc, nhưng nên nhớ rằng trong chèo cổ đã có hát nói, và trong Opera cũng đã có hát nói từ lâu. Thơ không vần không phải bây giờ mới có trong thơ trẻ, nhưng tại sao không nhập vào người đọc? Bởi nó chưa là thơ thứ thiệt, chưa phải thơ hay. Thơ mới lạ chưa hẳn đã là thơ hay, nhưng thơ hay tất nhiên phải chứa đủ cả yếu tố mới lạ. Thế mới gọi là sáng tạo. Ở trong nước có người cho rằng tôi ủng hộ lăng xê thơ trẻ có khi thái quá, nhưng thực ra tôi biết sự nhạy cảm của tôi, và tôi đã lăng xê những Vi Thuỳ Linh, Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly… từ rất sớm, cách đây hơn chục năm. Và giờ đây họ đã trở thành những tên tuổi nổi tiếng trong làng thơ. Hai năm làm trưởng ban biên tập báo THƠ (2003-2004), tôi luôn tìm cách giới thiệu thơ của những cây bút trẻ dù bị áp lực khá nặng nề của ban lãnh đạo. Những cái tên như Lê Vĩnh Tài, Khương Hà Bùi, Trương Quế Chi, v.v… lần đầu tiên xuất hiện đĩnh đạc trên báo của Hội Nhà Văn với ảnh chân dung và lời nhận định… Và còn nhiều nhà thơ trẻ khác nữa. Tôi không tiếc lời khen tụng những giá trị tươi non của thơ trẻ. Bởi tôi nghĩ rằng, thời trẻ của chúng tôi xuất hiện quá khó khăn trước quá nhiều những cây đa cây đề, và đến thời không nên để cho thế hệ trẻ có mặc cảm ấy nữa, mặc cảm “ngày xưa ai cấm duyên bà/ Bây giờ bà già bà cấm duyên tôi…”, mà cần làm cho họ và cả xã hội  thấy phải mở ra dân chủ thực sự trong văn chương. Công kênh trẻ là hành động của người lớn. Cưỡi lưng trẻ là hành động của trẻ con. Tuy nhiên, các nhà thơ trẻ muốn trưởng thành, cũng phải tự ý thức mình là ai. Hơn nữa, người thưởng thức thơ cũng phải tự nâng cao mình để cảm thụ thơ hiện đại.

Còn bây giờ, để không khí thơ hơn, tôi xin mời quý vị nghe chị Kim Khuê ngâm hai bài thơ lục bát của tôi mà chị đã lựa chọn.
(Kim Khuê ngâm bài thơ Cỏ may trên sân thượng, và bài Mẹ tôi. MC Bùi Hùng ngẫu hứng trình bày thêm bài thơ Chia mà anh đã thuộc từ lâu).  

MC: Chúng tôi vừa nhận được một số câu hỏi của khán giả hỏi ntns NTT. Đây là câu hỏi của anh Thịnh,  một người yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo, đang bán hàng ở Trung tâm Tàu: “ - Thưa ntns NTT, tôi nhớ cuối năm 1981, hồi tôi còn là sinh viên Tổng hợp văn Hà Nội, sinh viên chúng tôi đã rất thích bài thơ Tản mạn thời tôi sống, và đã chuyền tay nhau chép vào sổ tay bài thơ ấy. Bây giờ tôi vẫn còn nhớ mấy câu: Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi/ Câu trả lời thật không dễ dàng chi! Nghe nói bài thơ đầy ấn tượng đó đã gây nên một sự cố lớn đối với tác giả bài thơ. Người ta đã đối xử với tác giả lúc đó như thế nào? Và bây giờ nhà thơ có thể đọc lại bài thơ đó được không?  

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Đúng là vào một đêm hè tại Vân Hồ (Hà Nội), tôi đã viết xong bài thơ Tản mạn thời tôi sống vào lúc 1 giờ sáng. Viết xong, đọc lại thấy mình bị ớn lạnh. Tôi gọi nhà thơ Nguyễn Hoa ở cùng phòng dậy pha trà và đọc cho anh ta nghe để xem bạn nói gì. Nguyễn Hoa nghe xong, im lặng đến nổi da gà. Một lát sau mới nhận xét là bài thơ gây chấn động mạnh cho anh, một bài thơ mà anh chưa từng thấy trong thơ hiện tại, nhưng anh sợ khó được đăng lên báo. Một tuần sau, trong cuộc họp các nhà văn quân đội tại Vân Hồ do nhà văn Nguyễn Trọng Oánh tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quân Đội chủ trì, tôi đã đọc bài thơ này, và ông Oánh cũng khẳng định là không thể in trên tạp chí của ông. Mấy tháng sau, trong một cuộc gặp gỡ 3 nhà báo nước ngoài (Việt kiều) tại báo Văn Nghệ, tôi đã đọc bài thơ này thay cho câu trả lời mà họ đặt ra: Các nhà văn Việt Nam có né tránh sự thật hay không? Bài thơ đã được mọi người vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt, và nhà văn Nguyễn Tuân đã tự tay rót cho tôi một chén rượu. Ba nhà báo nước ngoài xin tôi bài thơ để đăng báo. Tôi tặng họ, nhưng cẩn thận đề nghị họ để báo trong nước in trước. Quả thực sau đó một tuần, bài thơ được in trang trọng trên báo Văn Nghệ số 38 ra ngày 19.9.1981. Nhà thơ Hoàng Minh Châu trực Ban biên tập lúc đó hào hứng nói với tôi là bài thơ rất được bạn đọc thích, báo vừa ra đã bán hết, nhiều người đến toà soạn hỏi mua báo nhưng không còn báo để bán. Quả là đúng như vậy, bài thơ được truyền đi nhanh chóng vào cả các trường đại học, nhiều người chép tay lưu giữ, học thuộc dù nó khá dài - gần 80 câu. Bỗng tôi rất bất ngờ khi ghé toà soạn báo Quân Đội Nhân Dân thấy bài thơ của tôi trên tờ báo Văn Nghệ đó bị gạch mực đỏ nhiều câu với những dấu chấm hỏi, chấm than bên cạnh. Vậy là bài thơ “có vấn đề”. Tôi ghé tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, nhà văn Nguyễn Trọng Oánh lạnh lùng trách tôi: Đã bảo đừng in, ông lại cứ in; bây giờ biết làm sao? Tôi ngơ ngác trở về Vân Hồ. Nhà thơ Hữu Thỉnh lúc đó là Lớp trưởng kiêm Bí thư chi bộ lớp nhà văn chúng tôi ở trường Viết Văn Nguyễn Du nói với tôi là bài Tản mạn thời tôi sống “có vấn đề nghiêm trọng”. Tôi cãi lại. Hữu Thỉnh khẳng định: “Ông viết: Như con chiên sùng đạo chợt bàng hoàng/ Nhận ra Chúa chỉ ghép bằng đất đá, là ông đã phủ nhận thần tượng, phủ nhận Đảng, còn nói gì nữa”. Và trong một cuộc họp nội bộ, người ta đã chỉ trích bài thơ tôi để qui tội chống chế độ, đến nỗi người trung thực như Nguyễn Hoa bạn tôi không thể chịu nổi, đã phát biểu trong cuộc họp: “Nếu đồng chí Tạo có tội phải vào tù, tôi là bạn, tôi sẽ đưa cơm đến nhà tù cho đồng chí ấy. Nhưng đồng chí Tạo không có tội. Đồng chí ấy chỉ nói lên một sự thật đau đớn mà thôi”. Trong khi đó, báo Văn Nghệ bỗng đăng một bài nhìn lại thơ trên báo nhà, và tự phê là đã cho đăng bài thơ của tôi, “một tác giả đang được bạn đọc yêu thích mà lại có biểu hiện lệch lạc, non tay”. Cách tự phê bình như vậy trái với thái độ hào hứng ban đầu, như là để chuẩn bị chạy tội với sự phê bình của trên sắp tới. Tôi nghe nhiều thông tin là sẽ “đánh” bài thơ Tản mạn thời tôi sống. Để tự vệ, tôi ngồi viết vào sổ tay “Bức thư gửi Bộ chính trị và ông Lê Đức Thọ” dài 10 trang, chứng minh tôi là một nhà thơ Quân đội yêu nước và chỉ nói lên sự thật dù là sự thật đau đớn, nhưng cả dân tộc phải vượt qua như một qui luật tất yếu. Nhưng bức thư đã không phải gửi đi. Nghe đồn là Liên Xô đã dịch và in bài thơ Tản mạn thời tôi sống, nên trong nước đã dừng lại việc định “đánh” bài thơ này. Chả là hồi đó, hai nước vừa ký hiệp định Việt – Xô, và tất nhiên, Liên Xô là anh cả trong phe XHCN. Em phải nghe anh. Nhưng rồi Quân đội vẫn không để tôi yên ở Hà Nội. Có ý kiến cho rằng, nếu để Nguyễn Trọng Tạo ở Tổng Cục Chính Trị, nhỡ nó lại làm một bài Tản mạn nữa thì sao? Thế là tôi “được” điều động đi nhận nhiệm vụ mới: Trở lại Cục Chính trị Quân khu Bốn.

5 năm sau, đến thời kỳ “Đổi mới”, bài thơ của tôi được in lại, được phát trên Đài, và năm 1987 chính báo Văn Nghệ đã đăng bài của Phạm Quang Long nhận định rằng: “Dòng văn học Đổi mới đã được khơi nguồn từ nhiều năm trước Đổi mới, với bài thơ Tản mạn thời tôi sống của Nguyễn Trọng Tạo”. Có thể nói, bài thơ đó là một sự kiện “nguy hiểm suýt chết người” đối với tôi. Và quả thật, tôi đã phải xa Hà Nội trọn 15 năm mới quay lại được. Thời gian ấy bằng thời gian lưu lạc của Thuý Kiều trong kiệt tác của Nguyễn Du. Bây giờ nhắc lại chuyện này, tôi vẫn còn thấy ớn lạnh. Nhưng đọc lại bài thơ, tôi càng thấy tin ở sự anh minh của công chúng, và tin ở mình hơn: “Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa/ Như thời đã đi qua, như thời rồi sẽ đến…”.

MC: Quả đúng là một bài thơ giám nhìn thẳng vào sự thật, làm chấn động tâm hồn của nhiều độc giả trước cả thời kỳ đổi mới đến 5 năm. Bây giờ sau 25 năm nghe tác giả đọc lại, chúng ta thấy bài thơ vẫn còn nóng hổi tính thời sự của ngày hôm nay. Theo tôi biết thì anh Tạo vẫn tiếp tục dòng chảy đó trong bài thơ rất hay là bài Đồng dao cho người lớn. Tôi còn nhớ một câu thơ của anh trong bài thơ này, đó là câu: Có câu trả lời biến thành câu hỏi. Anh có thể đọc bài thơ này tại đây được không ạ?
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Vâng, bài Đồng dao cho người lớn và một loạt bài thơ khác của tôi vẫn tiếp tục dòng chảy Tản mạn thời tôi sống mà người ta vẫn thường gọi là “trữ tình công dân”. Thực ra thì sau chiến tranh (1975), tôi chủ trương “Thơ đời thường”, nghĩa là tôi muốn thơ len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống thường nhật lam lũ của con người, thơ đứng về phía những con người bất hạnh, những vẻ đẹp bị trù dập. Tôi có cả một tập thơ nói về quan điểm nghệ thuật này có tựa đề là Thư trên máy chữ và Tản mạn thời tôi sống (viết xong năm 1983, xuất bản năm 1995). Từ đó, thơ tôi phát hiện ra những nghịch lý mà bây giờ người ta vẫn gọi là “nghịch lý Việt Nam”. Sau Đồng dao cho người lớn là một loạt bài thơ viết về những nghịch lý xã hội như Tin thì tin không tin thì thôi, Mộng du, Bóng, Độc thoại, Tái diễn, Thế giới không còn trăng, v.v… Qua dòng thơ này, tôi muốn cảnh báo và đánh thức lương tri trước cái xấu, cái ác đang hoành hành xã hội. (NTT đọc bài Thơ Đồng dao cho người lớn, và giới thiệu Bùi Hùng đọc bài Thế giới không còn trăng).

MỘT KHÁN GIẢ: Chú Tạo ơi, cháu rất thích thơ tình của chú. Đọc tập thơ tình của chú xuất bản ở trong nước, cháu chép lại rất nhiều bài. Cháu thấy thơ tình của chú rất hợp với cháu, vì nó thường rất buồn. Chắc nhà thơ phải thất tình mới làm được thơ hay, phải không ạ? Chú có thể kể ra một vài bí mật tình yêu và đọc cho cháu nghe mấy bài thơ thất tình được không?

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có một quan niệm rất độc đáo: “Nỗi buồn là căn nhà ở đời của Thơ”. Tôi rất thích quan niệm của anh Tường. Nhưng với tôi, nỗi buồn cũng là lửa. “Buồn đừng đi! Buồn đừng tan!/ Mất Buồn còn lại tro tàn mà thôi!”. Nếu con người mất hết khả năng buồn, có nghĩa là con người sẽ trở nên độc ác hơn cả thú dữ. Chính vì thế mà trong thơ tôi ngay cả khi viết về niềm vui cũng ẩn chứa một nỗi buồn truyền kiếp. Riêng về đề tài tình yêu thì nỗi buồn càng đậm đặc. Xuân Diệu từng bộc lộ: Yêu thì nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu. Tình yêu không phải lúc nào cũng song phương mà phần lớn là đơn phương. Nhất là khi đang song phương bỗng quay ngoắt thành đơn phương, thì nỗi buồn cứ phải gọi là đen tối. Nhiều người tự tử vì tuyệt vọng trong tình yêu. Nhưng nếu anh đã làm được thơ về nỗi buồn tuyệt vọng, thì có nghĩa là anh đã giải toả được nỗi buồn ấy. Người ta quan niệm “làm thơ là tự giải thoát” cũng có lý của nó. Nếu đọc thơ của tôi mà bạn cảm thấy buồn thì nỗi buồn của tôi đã được chia sẻ. Chia vui là một phép nhân, còn chia buồn mới đúng nghĩa là một phép chia. “Chia cho em một đời tôi/ Một cay đắng/ một niềm vui/ một buồn…” là với ý nghĩa của phép chia ấy.

Tôi có trên 100 bài thơ tình, và nhiều bài được bạn trẻ chép vào sổ tay hoặc thuộc lòng. Trên 100 bài thơ ấy có phải để dành cho trên 100 đối tượng tình yêu hay không thì chính tôi cũng không giải thích được. Nhà thơ Neruda viết 100 bài thơ tình chỉ để dành tặng riêng cho một người phụ nữ ông yêu. Còn tôi thì không phải như vậy. Có bài thơ sinh ra chỉ vì một đối tượng tình yêu duy nhất, nhưng cũng có khi đối tượng chỉ là cái cớ của bài thơ tình tôi viết, bởi nó khơi dậy toàn bộ ký ức tình yêu của tôi. Có một bài thơ tình rất nhiều thế hệ sinh viên thuộc, đó là bài Không đề, mở đầu bằng câu “Anh trót để tình yêu tuột mất…” lại là bài thơ tôi viết tặng cho mối tình đầu của một anh bạn nhà thơ có thời sống ở Qui Nhơn. Đó là nhà thơ Ngô Thế Oanh. Sau cuộc chia tay với mối tình đầu, Oanh chỉ còn yêu những cô gái có đôi mắt giống đôi mắt của người yêu đầu tiên. Điều đó ám ảnh tôi rất ghê. Cái đôi mắt đó cũng đẹp như đôi mắt người yêu đầu tiên của tôi, nó luôn ám ảnh tôi.  Và nó ám ảnh vào đoạn kết bài thơ: “Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát/ Biếc xanh em mãi chớp sáng vòm trời/ Điều CÓ THỂ đã hóa thành KHÔNG THỂ/ Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi”. Nhưng cũng có bài thơ sau khi công bố, tôi nhận được điện thoại của “đối tượng thứ thiệt” nói rằng: “Có nhiều người tặng thơ cho em nhưng em nghĩ họ tặng ai cũng được; chỉ bài thơ của anh là tặng riêng em”. Khi ấy, tôi thấy mình thật hạnh phúc. Đấy là trường hợp bài thơ Nỗi nhớ không tên.

Lang thang đường phố Huế
nhớ chiều nào xa Vinh
trời thắp vì sao xanh
thương nhớ về mắt biếc

Đường xưa toàn người đẹp
Nay đỏ trời phượng bay
Huế dầm mưa Nguyễn Bính
Vinh nắng hừng phương ai

Còn chi là rượu nữa
uống hoài mà không say
bia biệt ly quán lạ
ngả nghiêng bao tháng ngày

Ngỡ sông là cánh tay
Mát mềm như ngà ngọc
ngỡ chiều như chiều nay
gió thổi mùa xanh tóc

Có một chàng Đơn Độc
bước trên đường Không Tên
có một nàng Hạnh Phúc
ở số nhà Lãng Quên…

Nói về thơ thất tình thì thiên hạ nhiều vô kể. Thất tình cũng sinh ra nhiều thơ hay (và cả thơ dở nữa). Tôi cũng có thơ thất tình, nhưng là viết sau khi đã “biển lặng sóng yên” rồi. Ví dụ như bài thơ Tình rơi chẳng hạn, nỗi buồn đã lắng lại: “Em giờ sợ cả hình anh/ Lệ rơi ngày trước đã thành cơn mưa/ Si mê cũng thể trò đùa/ Muốn tu lại sợ gặp chùa vắng sư…”. Tôi xin gửi tặng các bạn bài thơ thất tình này qua giọng ngâm thơ rất tâm trạng của chị Kim Khuê. (Kim Khuê ngâm bài thơ Tình rơi).

MC: Thưa ntns NTT, có ba câu hỏi cùng quan tâm đến những chuyến đi nước ngoài của anh. Bạn NTMH ở quầy hàng nữ trang chợ Sân Vận Động hỏi:  Chú đến Ba Lan mấy lần rồi, và chú đã làm được bài thơ, bài hát nào về Ba Lan chưa? -Một bạn không ghi tên, đang học ở trường Pháp hỏi: Chú Tạo ơi, chú đi nhiều nước chưa? Nước nào khiến chú nhiều cảm xúc thơ ca nhất? Chú đọc 1 bài thơ làm ở nước ngoài được không? -Một bạn khác hỏi: Khi đến với Ba Lan, ntns NTT nghĩ gì về đời sống cộng đồng người Việt ở Ba Lan?

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Tôi đi nước ngoài không nhiều. Hồi chiến tranh tôi có thời gian đi Lào với những người lính tình nguyện, viết được cả nhạc lẫn thơ. Tôi còn nhớ mấy câu thơ trong bài Câu chuyện tình yêu nghe gió trời kể lại: “Chăm Pa ơi, thôi em đừng nhắc lại/ Những năm nằm ngủ mơ thấy anh/ Tỉnh dậy lại thấy toàn người khác”. Tôi cũng đã cùng những người lính vào Ăngko Thom, Ăngko Vát, và may mắn hơn nhiều người là được chiêm ngưỡng Ăngko từ trên máy bay trực thăng lượn đúng 5 vòng trên ngôi tháp 5 ngọn. Chính vì thế mà tôi đã làm thơ về Ăngko: “tôi đi từ Địa ngục tới Thiên đường/ từ Xác đá tới Linh hồn của đá/  ôi Ăng-ko! thăng trầm bao thế kỷ/ đỉnh máu xương hóa đá dựng lâu đài”. Tôi cũng đã “đáo Trường Thành”, lên tháp Eiffen, tháp truyền hình Berlin, ghé phố đỏ Hà Lan, xem tượng thằng Cu Đái ở Brucxen, và đặc biệt là Ba Lan với hai chuyến đi khá dài ngày. Người Việt ở Ba Lan không nhiều mà tôi có cảm giác là nhiều vô kể. Đấy chính là tình người, tình quê vô cùng sâu đậm và ấm áp. Chúng tôi đã có đêm giao lưu văn nghệ với cộng đồng người Việt tai nhà hàng Quê Hương của anh Nguyễn Khắc Sinh gần như trắng đêm. Tôi cũng đã gặp nhiều người Việt trên chợ Sân Vận Động và các trung tâm thương mại của Ta, của Tàu, của Thổ, hay ở Nhà Văn hoá Thăng Long, v. v… và đã đến thăm nhà nhiều người bạn. Dù là dân “soái” hay dân “bộ đội” họ đều thương nhớ quê nhà, và chia sẻ với câu hát của tôi: “Ơi con sông quê, con sông quê/ Sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ/ Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng”. Người Việt đã góp phần làm cho thị trường thương mại Ba Lan thêm sôi động, nhưng cũng làm cho văn hoá Ba Lan thêm phong phú. Tôi rất tự hào về hai chị em gái Thanh Thảo và Thu Quỳnh (cháu ngoại của nhạc sĩ lớn Văn Cao), hai cháu đã nhiều lần đoạt giải Chopin tuổi nhỏ. Tôi tự hào về nhà thơ Lâm Quang Mỹ bạn tôi được trao giải thưởng về những cống hiến trong lĩnh vực văn học của UNESCO cùng với các nhà thơ Ba Lan và nhiều nước khác. Hôm qua tôi có hân hạnh được dự lễ trao giải thưởng đó, và anh Lâm Quang Mỹ là người gây được ấn tượng mạnh nhất khi anh tự hát những bài thơ của mình bằnh tiếng Việt Nam. Tôi cũng tự hào về anh Bùi Anh Thái, người đã có sáng kiến và có công lớn trong việc xây dựng Nhà Văn hoá Thăng Long, và đặc biệt là xây dựng lên ngôi chùa Một Cột, một biểu tượng văn hoá của Việt Nam trên đất bạn. Trong chuyến trước, tôi đã viết được một số bài về Ba Lan, và sau chuyến này chắc tôi còn viết nữa. Còn bây giờ, tôi xin đọc tặng các bạn bài thơ Tượng thằng Cu Đái, một bài thơ mà tôi cho là rất ấn tượng trong những chuyến đi nước ngoài của tôi.

Đến Bỉ thăm thằng Cu Đái
nhỏ con mà nghịch quá trời
nó đứng trên cao c¬ười tít
đái qua đầu bạn đầu tôi
hoa hậu ngư¬ớc nhìn vẫy vẫy
chính khách khoanh tay mỉm cư¬ời
người già thấy mình trẻ lại
trẻ con gọi "Bạn Đái ơi !"...

Cu Đái cứ cười không nói
vòi n¬ước cứ tuôn không ngừng
những bàn tay tranh nhau hứng
nu¬ớc trời n¬uớc thánh r¬ưng r¬ưng
ở đâu con ng¬ười thiếu nư¬ớc
đến đây cầu ư¬ớc phúc lành
ở đâu con ng¬ười bất hạnh
đến đây cầu lộc cầu vinh...

Mỗi năm một ngày cu Đái
đái toàn bia Bỉ đắt tiền
mùi bia làm say thế giới
sâu bia sâu r¬ượu ngả nghiêng
cu Đái đứng c¬ười ngặt nghẽo
cu Đái đứng cư¬ời triền miên
chụp ảnh với thằng cu Đái
thật vui, không phải trả tiền.

Chia tay với thằng cu Đái
dạo quanh phố cổ một vòng
thấy trong cửa hàng cửa hiệu
ắp đầy cu Đái bằng đồng
cu Đái to cu Đái nhỏ
nghìn năm chẳng chịu mặc quần
cu Đái đã thành biểu t¬ượng
vĩnh hằng sự sống trần gian...

MC: Vâng, đúng là một bài thơ giàu chất humorous vô cùng ấn tượng và độc đáo theo kiểu Nguyễn Trọng Tạo. Nhưng anh Nguyễn Trọng Tạo còn có một bài thơ rất giàu tình cảm viết tặng nhà thơ Lâm Quang Mỹ và bạn bè ở Ba Lan sau chuyến đi trước đây, đó là bài Một người già thông báo mùa xuân. Nhà thơ Lâm Quang Mỹ có thể trình bày bài thơ này được không ạ?

NHÀ THƠ LÂM QUANG MỸ: Tôi hơn anh Nguyễn Trọng Tạo mấy tuổi, nhưng về thơ thì anh là bậc thầy của tôi. Tôi nói thật lòng như vậy, vì trước đây khi chưa quen anh, tôi đã tìm mua được mấy tập thơ của anh. Tôi cũng đã cùng những nhà thơ Ba Lan dịch thơ anh sang tiếng của bạn, và họ rất thích thơ anh Tạo. Tết vừa qua tôi về bên nhà, anh Tạo nói là anh rất nhớ bạn bè ở Ba Lan, và anh đưa tặng tôi bài thơ mới làm xong. Tôi đọc bài thơ, và lặng người vì cảm động. Tôi nhớ ngay những câu: “Tuyết vẫn rơi và tuyết tan ra trên chồi non vừa nhú/ Gió nguyện làm chổi quét lá vàng xưa/ Gió không quét nổi thời gian chết/ Ta mấy tuổi rồi em nhớ chưa… Đừng thông báo vé tàu xe đã hết/ Cho tôi về kịp Tết với trẻ thơ/ Cho tôi về úp mặt vào dâu bể/ Úp mặt vào Tin Yêu không trở lại bao giờ”. Tôi thấy tôi có thể hát lên bài thơ của anh được. Và bây giờ tôi xin được hát tặng anh Tạo và quí vị. (Nhà thơ LQM hát bài thơ theo ngẫu hứng).  

ÔNG BÙI ANH THÁI: Nghe anh Lâm Quang Mỹ hát thơ, máu nghe hát của tôi nóng lên. Tôi rất muốn nghe anh Tạo hát những ca khúc của anh. Nhưng trước khi nghe hát, tôi xin hỏi anh Tạo mấy câu: Anh không phải người Quan họ mà sao anh viết bài hát Làng Quan Họ quê tôi hay thế? Hay là anh có một mối tình nào đó với người Quan họ? Nếu có thì “người ấy” của anh bây giờ đang ở đâu?
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Thú thực là tôi đã viết bài hát đó khi tôi chưa hề đặt chân đến đất Quan họ Bắc Ninh lần nào, và cũng chưa có một “mảnh tình” nào cả. Ấy là vào năm 1978 ở Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Phan Hách (quê Hà Bắc cũ) đưa cho tôi một bài thơ và nhờ tôi phổ nhạc. Bài thơ làm cho tôi nhớ tới những điệu hát Quan họ mà tôi rất thích. Nhưng điều quan trọng là bài thơ ấy cũng làm cho tôi nhớ tới làng quê của tôi bên dòng sông Bùng xứ Nghệ. Làng tôi cũng có những làn điệu dân ca trữ tình, những đêm trăng trai gái hát dặm vè đối đáp thật yêu đời. Và làng tôi cũng bị “bom Mỹ dội” như bao làng quê thân yêu khác. Nhưng làng quê và người quê vẫn vươn lên tồn tại và vui sống, chẳng đạn bom nào xoá nổi. Và tôi đã viết bài hát đó bằng cả tình yêu làng quê của tôi, có thể nói rộng ra là tình yêu làng quê Việt Nam. Chỉ có khác một chút, là tôi đã lấy chất liệu dân ca Quan họ để viết nên bài hát đó mà thôi. Vì thế giai điệu bài hát rất mượt mà bóng bẩy, dễ đi vào lòng người. Bài hát vừa ra đời một tuần đã được Đài Tiếng nói Việt Nam phát trên chương trình ca nhạc theo yêu cầu thính giả, và được dạy hát trên Đài. Bây giờ ở Ba Lan vẫn có nhiều người thuộc bài hát này. Hôm qua tôi đã nghe anh Thanh Tùng hát rất hay Làng Quan Họ quê tôi. Tôi xin giới thiệu giọng hát trẻ Thanh Tùng hát tặng các bạn bài hát này. (Thanh Tùng hát, Nguyễn Văn Toàn đệm đàn Acoocdeon).

MC: Anh Thanh Tùng có giọng hát rất đẹp, rất truyền cảm. Nhưng khán giả cũng lại rất thích nghe nhạc sĩ hát. Nhạc sĩ tự hát bài của mình, chắc chắn sẽ khác với ca sĩ hát. Anh có thể cho bà con nghe giọng hát của anh được không ạ?
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Nhạc sĩ hát thì chắc là không sai nhạc. Nhưng tôi muốn hát một bài hát khác, đấy là bài Đôi mắt đò ngang. (hát).

MC: “Chìm trong đôi mắt ấy, đò đầy anh cứ sang…”. Câu kết của Đôi mắt đò ngang quả là “lấy liều mạng làm căn bản” như anh vẫn hay đùa. Nó làm cho người nghe cũng chòng chành rạo rực theo tiếng hát của nhạc sĩ. Anh có thể cho biết, “đôi mắt” nào đã làm cho tâm hồn nhạc sĩ chòng chành đến phải sáng tác ra bản nhạc rất hay mà nhạc sĩ vừa hát?

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Có rất nhiều đôi mắt phái đẹp đi qua cuộc đời tôi, nhưng phải đến những đôi mắt của các cô gái Nam Đàn trên đò sông Lam hôm ấy mới giúp tôi viết ra bài hát này. Hôm ấy huyện Nam Đàn mời 10 nhạc sĩ đến sáng tác bài hát về Bác Hồ (Bác Hồ quê ở Nam Đàn), và đoàn nhạc sĩ đã đi đò dọc trên sông Lam nghe các cô gái hát dân ca của quê hương họ. Mắt cô nào cũng đen lay láy như hạt nhãn lồng Hưng Yên, rất ấn tượng, đến nỗi khi lên đê, tôi nhìn xuống sông Lam thấy những con đò lại cứ tưởng là những con mắt. Con đò và con mắt hôm ấy cứ ám ảnh tôi mãi. Và tôi chợt nhớ câu ca dao mẹ ru con thuở nào: “Con ơi mẹ dặn câu này/ Sông sâu chớ lội đò đầy chớ sang”. Mẹ yêu con quá và mẹ cẩn thận quá. Tôi lại cũng nhớ một câu ca dao khác nói về tình yêu: “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo/ Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”. Thế là thay vì viết một bài hát ngợi ca Bác Hồ, tôi đã viết một bài tình ca ca ngợi tình yêu đôi lứa. Không ngờ cái bài tình ca này lại sống lâu, nó hiện diện trong cả các đám cưới thời hiện đại. Có người còn đổi cả tên bài Đôi mắt đò ngang thành ra Đò đầy cứ sang!

MC: Vâng, đúng là mỗi bài hát ra đời đều có cơ duyên của nó. Thưa ntns NTT, tôi đã được nghe 14 ca khúc của anh qua CD có tên là Tình khúc Bốn Mùa. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy trong CD đó có quá nửa số ca khúc được anh phổ nhạc từ thơ của người khác. Tại sao anh không phổ nhạc thơ của mình, mà lại đi phổ nhạc thơ của người khác? Anh có thể nói cho khán giả rõ về điều đó được không?

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Có những nhạc sĩ tự làm lấy ca từ rất hay, nhưng họ vẫn có những ca khúc phổ thơ của người khác. Nhạc sĩ Phú Quang giải thích là làm như thế đỡ tốn công làm lời ca, để dành cả thời gian sức lực cho sáng tạo âm nhạc. Tôi là nhà thơ, tôi biết rất rõ rằng, khi làm thơ là khi nhà thơ đã dồn hết tâm huyết của mình vào thơ rồi, thật khó có một cảm xúc khác để thổi hồn vào nó nữa. Coi như cảm xúc sáng tạo của anh đã hoàn chỉnh rồi. Chính vì thế mà khi đọc thơ của người khác tôi rất chú ý đến rung cảm âm nhạc. Mỗi khi thấy rung cảm âm nhạc đến khi đọc thơ là tôi không bỏ qua, tôi cố duy trì nó, nuôi nấng nó cho đến khi nó trở thành sáng tạo âm nhạc, nghĩa là biến bài thơ trở thành tác phẩm âm nhạc của mình. Thú thực tôi không phải là người cố tình làm nhạc sĩ, tôi chỉ sáng tác nhạc theo cảm hứng, như lúc đầu tôi đã nói “thích thì làm”, thế thôi. Tất nhiên khi sáng tác phải biết hướng tới cái mới, cái lạ, cái truyền cảm nhất. Phổ nhạc cho thơ phải biết chủ động về âm nhạc, nếu không anh sẽ bị thơ dắt đi, và lúc đó nhạc sĩ chỉ còn là một “người hát thơ” mà thôi. Phổ thơ có nhiều cách: Phổ trọn vẹn bài thơ; phổ một số đoạn thơ; phổ theo ý thơ; thậm chí lấy cảm xúc từ bài thơ để làm thành ca khúc như trường hợp ca khúc Sao em vội lấy chồng của Trần Tiến lấy cảm xúc từ bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm. Tôi có lợi thế khi phổ thơ vì tôi là một nhà thơ nên có thể chủ động điều khiển được phần lời khi cần phải sửa chữa cho hợp với sự phát triển của nhạc. Và khi không phổ thơ của người khác, nghĩa là tôi tự làm lấy lời ca, thì ca từ trong ca khúc của tôi chính là những bài thơ song sinh cùng âm nhạc.  
MC: Tôi xin nói thêm, thơ của Nguyễn Trọng Tạo cũng đã có nhiều bài được phổ nhạc. Riêng bài thơ Chia đã có đến 5 nhạc sĩ phổ thành ca khúc mà ca khúc phổ biến nhất là của Phú Quang với một tựa đề khác là Một dại khờ một tôi. Thưa ntns NTT, trong những bài hát của anh phổ thơ của bạn bè, tôi rất thích bài Con dế buồn anh phổ thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường. Anh có kỷ niệm gì khi phổ nhạc bài thơ này không ạ?

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Hồi tôi còn ở Huế, anh Tường làm xong bài thơ Con dế buồn liền mang đến nhà tôi đọc cho tôi nghe. Anh Tường nói rằng làm xong bài thơ thấy nó cứ vang lên âm nhạc, nhưng không biết viết nhạc, nên đem cho Tạo đọc xem có phổ nhạc được không. Tôi rất thích bài thơ này vì nó giàu tính ẩn dụ, thân phận con dế cũng là thân phận con người hoài niệm trong đời sống hiện đại. Con dế bò ngược dòng suối tìm về quê hương của văn minh xưa, chỉ còn thấy những dấu chân của nó “trên dấu đá rêu mờ/ của những con suối Hy Lạp đã khô”. Đấy là “con dế buồn sầu của linh hồn ta”. Bỗng một giai điệu thánh ca vang lên trong đầu tôi, tôi bảo anh Tường về để tôi phổ nhạc. Một giờ sau, tôi đến nhà anh Tường và hát cho anh ấy nghe. Nghe xong, anh Tường nói đùa: “Tường có cặp mắt xanh đấy chớ!”. (Bùi Hùng hát bài Con dế buồn).

MC: Có nhiều câu hỏi của khán giả hỏi ntns NTT về bài hát rất nổi tiếng gần đây của anh. Đó là bài hát Khúc hát sông quê phổ thơ Lê Huy Mậu. Vâng, đây là câu hỏi của bạn Trần Nguyễn Phan Cao (cười). Một cái tên mà mang đến 4 họ. “Mấy lần tôi về nước, đều được nghe bài hát Khúc hát sông quê của anh. Khi thì nghe trong đám cưới, khi thì nghe trong nhà hàng. Lần nào nghe bài hát này tôi cũng đều xúc động đến ứa nước mắt. Bài hát làm cho tôi thương mẹ tôi và thương quê tôi lắm. Cảm ơn ntns đã nói giùm tình cảm của tôi với mẹ và quê. Anh có thể nói một chút về bài hát đó được không?”.

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Bài Khúc hát sông quê mới ra đời hơn 3 năm nhưng đã có một đời sống riêng trong lòng công chúng. Tôi không bất ngờ về điều đó vì ngay khi tôi vừa viết xong, tác giả lời ca là nhà thơ Lê Huy Mậu đã bàng hoàng xúc động tuyên bố là bài hát này sẽ “làm cho Lê Huy Mậu nổi tiếng!”. Quả đúng như vậy, sau khi Đài Truyền hình Việt Nam đưa lên chương trình Tác Phẩm Mới với giọng hát Anh Thơ, thì cả thành phố Vũng Tàu nơi anh Mậu ở đã có đĩa VCD bài hát này. Hầu như ngày nào tôi cũng được nghe Khúc hát sông quê qua điện thoại di động, khi thì ca sĩ hát, khi thì trí thức hát, khi thì lãnh đạo hát… Ai cũng có một làng quê, một dòng sông, một người mẹ tần tảo nuôi con khôn lớn. Giờ thì đời sống đã đầy đủ, con cái đã sung sướng thì mẹ không còn nữa. Tình thương mẹ của những đứa con như nghẹn lại và dồn chảy vào âm nhạc, lời ca, như dòng sông quê mãi mãi tuôn chảy tới vô cùng biển cả. Đây là một bài thơ thương quê thương mẹ của anh Lê Huy Mậu, nhưng cũng là bài hát thương quê thương mẹ của tôi, của các anh các chị, của tất cả chúng ta. Bài hát không chỉ phổ biến trong nước, mà nhiều người từ nước ngoài về cũng cố tìm cho được CD để mang đi. Vì thế mà Khúc hát sông quê đã có mặt trong các CD, VCD của hơn chục ca sĩ trong nước như Anh Thơ, Thu Hiền, Phương Thảo, Tố Uyên, Minh Phương, Hồng Năm, Thanh Loan, v.v... Tôi rất xúc động khi được biết anh Đức Hạnh và anh Nguyễn Chương Thiếp từ chợ Sân Vận Động đến dự đêm giao lưu và xin được hát tặng bà con cộng đồng bài Khúc hát sông quê. Để kết thúc cuộc trò chuyện thân thương này, và cũng là để thay lời cảm ơn các bạn, tôi xin mời hai anh cùng hát với tôi bài Khúc hát sông quê.
(Bài Khúc hát sông quê).

ÔNG BÙI ANH THÁI (Giám đốc Nhà Văn hoá Thăng Long, Trưởng ban tổ chức): Ngót 3 tiếng đồng hồ, bà con cộng đồng chúng ta đã sống trong một không gian đầy ắp nghệ thuật của tình người do Nhà thơ - Nhạc sĩ đầy tài hoa và tâm huyết từ nước nhà mang tới. Anh thực sự là một nhà thơ tài năng và dũng cảm, một nhạc sĩ thấm đẫm tâm hồn Việt, một nghệ sĩ đa tài cầm kỳ thi hoạ, một người bạn chân thành của tất cả chúng ta. Thay mặt Nhà Văn hoá Thăng Long và cộng đồng người Việt, tôi xin chân thành cảm ơn Nhà thơ – Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, cảm ơn các quý khách và bà con cộng đồng; xin chúc Nhà thơ - Nhạc sĩ có thêm nhiều cống hiến cho nghệ thuật nước nhà.


Ba Lan, 4.2006

Nguồn: Văn hoá Thăng Long Online
chia cho em một đời say
một cây si/ với/ một cây bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô
Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Những vần thơ trên "con đường chạy thẳng vào tim"

Tác giả: Nguyễn Trọng Tạo


(Kỷ niệm 50 năm Đường Trường Sơn 559)

Mỗi lần nhớ về Trường Sơn, tôi lại nhớ về con đường mòn ấy. Con đường mòn từng nâng bước những đoàn quân kháng chiến. Con đường mòn huyết mạch nối hậu phương miền Bắc với chiến trường miền Nam nước Việt. Con đường mòn  - CON ĐƯỜNG CHẠY THẲNG VÀO TIM  những người yêu nước luôn khát khao đất nước mình thống nhất, hòa bình và giàu mạnh. Con đường ấy giờ đã thành đại lộ Hồ Chí Minh xuyên Việt. Giờ chạy xe bon bon trên con đường ấy, tâm trí của tôi luôn hiện lên ký ức xa xưa của một thời làm anh bộ đội vượt đèo lội suối với balo trên lưng và khẩu súng trên vai cùng với những bài thơ bài hát như một hành trang tinh thần không thể thiếu trong cuộc chiến tranh vệ quốc hào hùng và đau thương của dân tộc.

Có thể nói, Trường Sơn là đề tài nổi bật trong thơ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dòng văn học chiến tranh cách mạng. Những người thanh niên của miền Bắc XHCN thuở ấy luôn ấp ủ giấc mơ “vượt Trường Sơn” đánh giặc. Và họ đã “vượt Trường Sơn” trên con đường mòn ấy. Họ không chỉ là người lính cầm súng, mà chính lòng yêu nước và tâm hồn lãng mạn cách mạng đã chắp cánh cho họ làm nên những bài thơ lưu danh vào sử sách. Và cũng có thể nói, Trường Sơn đã “đẻ” ra cho đất nước thật nhiều nhà thơ lính, mà Phạm Tiến Duật là một nhà thơ hàng đầu của thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Chính nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng thú nhận điều đó: “Tôi gắn bó máu thịt với Trường Sơn và có thể nói Trường Sơn đã “đẻ” ra nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trước đây, bây giờ và sau này nếu tôi viết được chút gì neo lại trong lòng bạn đọc chính là nhờ những năm tháng ở Trường Sơn". Vâng, tâm hồn những người lính Trường Sơn thời ấy thật đẹp, họ nhìn cuộc chiến đấu đầy gian khổ hy sinh với cái nhìn lạc quan, và luôn tin vào chiến thắng:

Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân, trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Ðông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn.

Và:

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Những người lính ra trận hầu hết là lính trẻ, nhưng họ đã có những suy nghĩ thật sâu sắc về tình yêu nước:

Trời không mây mà lạ lắm hôm nay
Đường ra trận lòng ta thành náo động
Sờ lên súng thấy bàn tay mình nóng
Hiểu đốt lòng người đâu chỉ lúc xung phong.

Và họ luôn mang theo truyền thống hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc:

Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...

Và họ biết phải dồn nén tất cả những gì cho ngày về chiến thắng:

Đất Nước
Của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng cứng như sắt thép
Xa nhau không hề rơi nước mắt  
Nứơc mắt để dành cho ngày gặp mặt

Những nhà thơ trên con đường sinh tử ấy luôn hiểu được cái giá máu xương của cả dân tộc phải trả cho hòa bình thống nhất:

Trong đời mỗi người cũng có những ngã ba đường quyết định,
Trong đời mỗi dân tộc cũng có những ngã ba
Những ngã ba vận mệnh
Những cái nút trên dặm dài lịch sử
Gặp những ngã ba đời, con sẽ nghĩ suy
Và con ơi, muốn tìm đúng hướng đi
Con sẽ nhớ đến ngã ba Đồng Lộc
… ngã ba Đồng Lộc làm bằng xương máu.

Ngay cả với cái chết, luôn được coi là sự hy sinh, là cao cả, là đẹp – vẻ đẹp của sự dâng hiến cho lý tưởng chung của cuộc chiến đấu:

Cái chết em xanh khoảng trời con gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng.

Cái chết của đồng đội, của người thân luôn là lời kêu gọi đối với người đang sống:

Em ra đi chẳng để lại gì
Ngoài ánh mắt cười lấp lánh sau hàng mi
Và anh biết khi bất thần trúng đạn
Em đã ra đi với mắt cười thanh thản
Bởi được góp mình làm ánh sáng ban mai
Bởi biết mình có mặt ở tương lai.
Anh sẽ sống đẹp những ngày em chưa kịp sống…

Thơ Trường Sơn cũng là thơ nói lên ý chí của cả một dân tộc trong cuộc chiến đấu chung. Vì vậy mà nó đồng điệu về tư tưởng, nó lạc quan về tinh thần và nó mạnh mẽ về giọng điệu. Nó như một giàn hợp xướng nhiều bè, nhưng lại quán xuyến trong tổng thể của giai điệu chính.

Những “nhà thơ Trường Sơn” thời đó làm thơ cho mình, nhưng cũng là làm thơ cho đồng đội, cho dân tộc mình trong dòng mạch cả dân tộc “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Thời mà nhiều câu thơ cũng là câu khẩu hiệu, là lời hiệu triệu cho kháng chiến thành công. Thời mà thơ ào ào chất liệu cuộc sống chiến đấu. Thời của gian khổ, hy sinh, trên bom, dưới đạn, nhưng cũng đầy tính lạc quan thường trực của người lính chiến. Thời “có những ngày vui sao / cả nước lên đường” với những “tiếng cười hăm hở đầy sông đầy cầu” để rồi những câu thơ như reo lên suốt đường ra trận: “Ðường ra trận mùa này đẹp lắm”, “Gì vui hơn đường ra trận mùa xuân!”… Cái nhìn của người lính vào cuộc chiến như vậy có lạc quan quá hay không? Có là sự thật hay không? Sau cuộc chiến nhìn lại thấy có gì như là tô hồng lên, nhưng thử sống lại tâm trạng những người lính thời đó thì quả là đúng như vậy. Những người lính ra đi từ cổng trường đại học, từ cổng trường trung học… vốn nhiều mơ mộng, lại sải chân tới những vùng quê, vùng rừng tươi đẹp của đất nước quả là gặp nhiều bất ngờ thú vị. Thời của “cái chết nhẹ như lông hồng” đối với những chàng trai cô gái tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân cho lý tưởng chung. Đó cũng là thời mà chính anh lính Trường Sơn Phạm Tiến Duật cũng bất ngờ phát hiện ra một “định luật” mang tính vật lý của cuộc sống: “Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ”.

Nhưng không chỉ có mộng mơ, lạc quan và chiến thắng, thơ của những người lính Trường Sơn viết về Trường Sơn vẫn còn rỏ máu trong từng con chữ. Hàng vạn người lính đã nằm lại với Trường Sơn hùng vĩ. Hàng vạn bài thơ khóc bạn đã ra đời. Và hình như càng lùi xa cuộc chiến, nỗi đau càng thấm đẫm vào con chữ. Những người lính Trường Sơn xưa, nay trở lại Trường Sơn tìm bạn. Rừng đã khép lại vết thương chiến tranh, nhưng vết thương trong lòng người thì mãi còn rỉ máu. Những ngôi mộ có tên và không tên. Những bài thơ có đề và không đề. Tất cả đều hiện lên nỗi niềm người lính:
"Chết - Hy sinh cho Tổ quốc" Hùng ơi
Máu thấm cỏ, lời ca bay vào đất
Hy sinh lớn cũng là hạnh phúc
Một cây xuân thành biển khắc tên Hùng.

Đến cả tiếng ve cũng kêu “mất – còn”, cũng khắc khoải gọi người:

Ve kêu mất - còn
Tiếng kèn chiêu tập
Ve kêu mỏi mòn
Nhắc thời máu ứa

“Về chưa… về chưa?”
“Về chưa… về chưa?”
Cũng đành nhắc lại
Với mồ không tên và mộ có tên

Đến cả cỏ cũng xanh vì người đã khuất:

Những bó hoa đến viếng đã tàn đi
Chỉ sắc cỏ vẫn sinh sôi mãnh liệt
Xanh đến rợn người
Xanh đến nhức mắt
Xanh như là vì máu đỏ mà xanh

Và Trường Sơn là núi, là đường, là mộ, là con đê chở che cho bạn hữu, chở che cho dân tộc trường tồn:

Ở đó, những con sóng chiến tranh dai dẳng không mùa
như răng kẻ xâm lược
cắn vào dân tộc tôi
cắn vào lục địa này…
bốc lửa cánh đồng bốc lửa rừng cây
dãy Trường Sơn máu ứa
dân tộc tôi mang thương tích đứng lên
trùng trùng rừng xanh núi đỏ
bao người con hy sinh
                                 sóng dạt vào đất đá
nhập với Trường Sơn dựng lũy thành…

Rồi những đời sau sẽ hiểu tâm hồn người lính một thời qua những bài thơ Trường Sơn thuở ấy, những bài thơ như những cột mốc, hoa tiêu hay tượng đài của sự hy sinh cao cả trên dọc dài lịch sử. 50 bài thơ tuyển chọn trong cuốn sách này chỉ thể hiện một phần tâm hồn của những người lính, những nhà thơ gắn bó với Trường Sơn trong cuộc chiến tranh qua. Còn hàng nghìn, hàng vạn những bài thơ, những trường ca của lính và những người kháng chiến đã công bố hoặc chưa công bố. Và chúng ta đọc thơ họ, đọc tâm hồn lẽ sống của họ, đọc quá khứ vinh quang và cay đắng của dân tộc mình những năm ngàn cân treo sợi tóc, hẳn không khỏi tự hào về thời oanh liệt ấy, thời con đường 559 – đường Hồ Chí Minh -  đã nối liền đất nước bị cắt chia, đã làm nên chiến thắng vẻ vang trong công cuộc bảo vệ và kiến thiết Tổ quốc mình.


(Bài viết cho phần THƠ trong tập sách TRƯỜNG SƠN - ĐƯỜNG KHÁT VỌNG)
chia cho em một đời say
một cây si/ với/ một cây bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô
Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Vì sao lạc

Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Trọng Tạo không hề dễ dãi.
(HOÀNG NGỌC HIẾN)


Có thể “Thế giới không còn trăng”, nhưng đâu đó có một “Vì sao lạc”.

Ở tận trời Tây, nữ sĩ Thuỵ Khuê viết về Nguyễn Trọng Tạo quá thú vị: “Anh làm mới thơ, đôi khi bằng nhịp điệu khác thường trong thơ lục bát, bằng một từ đột xuất, một đảo ngữ chênh vênh, hay một hư từ đặt không đúng chỗ, hoặc bằng một hình ảnh không giống ai: ta như sao lạc giữa ban ngày. Những câu thơ hay như thế bất chợt đến, bất chợt gặp trong thơ anh rất nhiều…Chúng ta may mắn nhặt được những Vì Sao Lạc ấy, và thấy sáng lại lòng mình...”. Nhận xét thú vị này làm tôi thấu hiểu anh hơn.

Mười năm trước, trong chuyến thăm Thành Nhà Hồ, tôi có dịp trở lại làng Quần Tín – làng nổi danh một thời với các làng Yên Lộ, Cổ Bôn, Hậu Hiền… tỉnh Thanh Hoá. Ngược thời gian 50 năm nữa – hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, thì đây là nơi hội ngộ của giới trí thức văn nghệ sĩ từ Hà Nội và các tỉnh khác về. Trong đó có nhiều người nổi tiếng như Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Xuân Sanh, Đồ Phồn, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Thị Kim, Bửu Tiến… Có người có vẻ như “ở phía trung gian” như Nguyễn Đức Quỳnh [1]. Và những vị khách thường lui tới như cụ Hồ Tùng Mậu, Tướng Nguyễn Sơn, Hải Triều, Hoàng Minh Thảo, Phạm Duy, Xuân Diệu… Ba lớp huấn luyện Văn nghệ, một lớp Dự bị Đại học được mở với hàng trăm học viên. Bên cạnh là trường Trung học Lam Sơn của tỉnh. Từ đây, nhiều người trở thánh văn nghệ sĩ như Hoàng Trung Thông, Xuân Hoàng, Trần Hữu Thung, Hoàng Mnh Châu, Vũ Tú nam, Minh Đức, Vũ Giáng Hương… Trở thành giáo sư như Nguyễn Tài Cẩn, Đặng Thanh Lê, Trần Quốc Vượng…

Có lần tôi được nghe cô tôi [2] vui vẻ “phê phán nhẹ” thái độ phất phơ chính trị” của bác Nguyễn Đức Quỳnh: Tháng 9 1945 cả Hà Nội treo cờ mừng Đọc Lập thì bác Quỳnh lại bâng quơ: “Hôm nay là cái ngày gì ấy nhỉ?”!... Còn chị Minh Đức sớm tài sắc một thời, 17 tuổi đã có thơ hay, sau này chị là nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh [3] nổi tiếng ở hải ngoại. Hồi đó ngoài Bắc chuyển vào Thanh Nghệ nhiều vải dù chiến lợi phẩm, chị Minh Đức khâu một cái túi đựng, và ghi nhật ký: “Ta sẽ bỏ cả nhân loại vào đây, rồi thắt lại…”! Gia đình hai bác Vũ Ngọc Phan – Hằng Phương đào ao lấy nước làm xưởng giấy thủ công. Bác Trương Tửu chép thơ vào vở cho con trai nhỏ học “Bài ca vỡ đất”… Tướng Nguyễn Sơn rất thích “Lôi Vũ”, cộng tác với bác Đặng Thai Mai dịch dở dang vở kịch “Người Nga-La-Tư” của văn học Xô-viết… Các bài thơ Tây tiến, Màu tím hoa sim được nhiều người đua nhau chép tay trong thời gian này… Một xã hội nhỏ tản cư thời chiến, nơi đồng bào địa phương rất tốt, hàng ngày có quá nhiều sự việc diễn ra….

Sau khi thăm Thành Nhà Hồ, buổi tối tại nhà khách Mặt trận Tổ quốc tỉnh, gặp gỡ một số bạn văn Thanh Hoá, chúng tôi vui vẻ ôn lại thời học sinh Trung học Lam Sơn. Câu chuyện thơ văn dẫn dắt đến một số nhân vật hậu sinh tên tuổi, trong đó có Nguyễn Trọng Tạo và các nhà thơ thân thiết của anh: Nguyễn Hoa, Thanh Thảo, Nguyễn Thuỵ Kha, Nguyễn Đỗ, Ngô Minh, Lê Huy Quang… Nhiều năm qua, một hình ảnh lặng lẽ ám ảnh tuổi thơ tôi mãi tới giờ, xem ra tôi lại nhớ rõ hơn cả: Một chiều trên đê sông Chu dọc làng Yên Lộ có hồ sen, lèn đá; trong gió mưa dữ dội trùm lên con sông hiền lành này, bóng dáng một cậu bé kiên cường chống đỡ, áo mũ cậu tả tơi, cả người ướt cóng, bị dạt sang bên trái, bị xô sang bên phải, bị đẩy lùi, lại bước lên, và cậu không hề bị quật ngã trên một đoạn đê dài… Gần 60 năm sau, đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo, tôi nghĩ ngay tới hình ảnh cậu bé này, dù sông Bùng đâu phải là sông Chu! Cũng không hẳn vì câu thơ của anh khi tuổi đời đã cao: “Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say”. Mà vì một lẽ - có thể là tưởng tượng mơ hồ - nhưng không phải vô nghĩa khi khái niệm ảo đã là hiển nhiên: Từ hai phía Nguyễn Trọng Tạo vừa ngưỡng mộ, vừa có phần nào là hiện thân của những con người khả kính nổi tiếng ở không gian Văn hoá Kháng chiến cuối những năm 40 đầu những năm 50 thế kỷ trước – chính khoảng thời gian mà Nguyễn Trọng Tạo đã chào đời.

Nhà thơ Vũ Cao viết: “Ta thấy thơ anh không nhằm phục vụ một nhiệm vụ hoặc cổ vũ một trào lưu gì. Anh như một người lẻ loi đứng trên các nẻo đường, mặc cho các lớp người cứ trùng điệp ồn ào qua lại... Thật khó có thể xếp Nguyễn Trọng Tạo vào một lớp nhà thơ nào. Ngòi bút anh thoải mái với những điều không phải dễ nói ra...”. Có thể hiểu Nguyễn Trọng Tạo là con người thanh thoát, kiên trì và đầy tự tin. Anh vừa đàng hoàng ngoài đời, vừa có thể vui chơi ở ẩn trong chính kiến cung đình. Thấp thoáng một Đông Phương Sóc nói lên những điều không ít người e ngại. Nói câu lẻ và có khi cả bài dài “Tản mạn thời tôi sống”.. Anh vui chơi cao sang: “Sông Hương hoá rượu ta đến uống/ Ta tỉnh đền đài ngẻ nghiêng say”. Sông Hương mỹ nhân làm Cố đô nghiêng nước nghiêng thành. Sông Hương rượu, sông Hương Thơ làm người thơ Nguyễn trọng Tạo tỉnh trong say, say trong tỉnh. Cũng như “Đồng dao cho người lớn”, anh “Tự vấn” (cho người khác) nhắc nhở những ai đã mất chỗ đứng trong lòng người: “ngày vung vãi đức tin/ đêm gặp mình đơn độc/ ranh khôn giữa muôn nghìn/ trở về thành thằng ngốc”, hoặc: “nghe nói từ xưa làm vua sướng lăm/ mà đôi khi ta cũng sợ làm vua”. Anh vui chơi yêu người, đau cho người: “có anh hề đã nói với tôi/ đời thằng hề buồn lắm anh ơi/ và tôi đã khóc”. Anh nhìn con người ở phía có nhiều cấp dạng: cãi vã nhau, chán chề nhau, lúc quá khôn, khi quá dại… Có khi lại đầy phẫn uất: “Tôi vốn tin Con Người hơn tin chó/ niềm tin như đá tảng trong mình/ nhưng đọc Đoạn Đầu Đài [4] niềm tin tôi tan vỡ/ người ác hơn chó sói chốn rừng xanh!”… Và lời cầu mong thiết tha là xin đừng ác ý, xin đừng cố chấp, sự dại khờ chưa chắc đã là khờ dại. Hãy bình tâm hy vọng: “ở đâu đó Người vẫn yêu Người lắm/ dẫu tình yêu có lúc chỉ âm thầm”…

Xót xa nóng lòng chưa làm nhúc nhích lẽ sống được gì nhiều, anh buồn bã: “Tin thì tin không tin thì thôi!”. Song, giải bày sự bất lực, lại thành lời nhắn nhủ sâu xa thầm kín: “Sao anh bỗng thèm chết đuối cùng trăng/ đừng ai vớt, đừng hoan hô đả đảo…”. Thơ anh không phải “không phục vụ một nhiệm vụ, một trào lưu gì”, mà cao hơn, phục vụ nhiệm vụ của mọi nhiệm vụ, mọi trào lưu cần phục vụ - đó là gây lòng tin yêu Con Người, bật đèn xanh đèn đỏ giúp họ sống bằng tâm hồn, bằng ngôn ngữ mơ hồ, tỉnh táo của Thơ.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường xếp anh vào bậc “Người Ham Chơi” thông thái, “mang nỗi cô đơn nguyên uỷ của con người, rằng Người Ham Chơi chính là hiện thân của ý thức lưu lạc”. Người Ham Chơi không hề mất gốc: “ngác ngơ giữa phố/ một thằng nhà quê/ nhớ thương Mộ Tổ/ biết bao giờ về”. Nhìn lại những từ Thuỵ Khuê đã viết: “vì sao lạc”, “chênh vênh”, “nhịp điệu khác thường”, “hình ảnh không giống ai”… thì càng thấy trong sự ham chơi nẩy sinh bao nhiêu là câu hỏi vui buồn, bức xúc. Những câu hỏi bàng bạc khắp các trang viết nỗi lo, hy vọng… Anh đứng trên mọi nẻo đường, hoà trong mọi dòng người , có cái nhận cái nhìn chi li, rộng lớn, toàn cảnh và nghiêng nghiêng như dòng sông Hoàng Cầm. Nghiêng nghiêng trong vui chơi, ham chơi, gây ngạc nhiên bất ngờ, làm bật ra nhiều cảm xúc xã hội xót xa. Có khi người đọc hồi hộp thật đấy nhưng lại rất yên tâm, biết là không thể đổ ngã, vì thơ đã gắn chặt với người. Trình độ vui chơi bông đùa luôn nhìn người, nhìn đời chạm đáy, đầy suy nghĩ ngược xuôi. Hướng nội cũng là hướng ngoại cho ngòi bút mệt mỏi! Cuộc đời thơ, rượu, vui, buồn có bao nhiêu anh chia hết: “Tôi còn cái xác không hồn/ cái chai không rượu tôi còn vỏ chai”. Như người ta thường nói, tâm hồn con người ta toát ra từ tiếng cười, có tiếng cười kín đáo, cười ra nước mắt… Vui chơi bông đùa hoàn toàn xa lạ với những giọng điệu vờ vĩnh dạy đời, đạo đức giả; và chính đó là cách buồn, cách đi qua buồn, cách cảnh báo, cách thơ của anh.

Thuỵ Khuê viết tiếp: “Anh chàng ấy thỉnh thoảng tung ra một vì sao để soi rạng Cõi Đi…”. Những vì sao, những câu thơ đầy tự tin âm thầm xây dựng hoặc dữ dội công phá – cả hai cách đều đưa đến hiệu quả, an toàn, vì nó có tình. Trong tiếng tù và âm vang hoàng hôn núi rừng, thơ anh vút đi diệt thú rồi bình tĩnh vòng trở về trong tay người sử dụng như một vũ khí thân yêu. Đó là quỹ đạo con căng bô-me-răng – thứ vũ khí kỳ lạ của thổ dân châu Úc, thứ vũ khí mà ngày nay người ta đã biết học nó để làm ra đồ chơi đĩa bay hiện đại hấp dẫn. Còn anh thì kiên trì chuyển thể nó vào thi pháp, vào sức mạnh ngôn từ của thơ với đầy đủ ý thức trách nhiệm: “Nhưng tôi người cầm bút, than ôi/ không thể không tin gì mà viết!”…

Trở lại làng Quần Tín, làng có ruộng, đồi, khe suối, đình chùa, khoa bảng và nhiều mẹ chiến sĩ… Bây giờ con đường nhựa chạy qua, bê tông hoá xoá cảnh nên thơ ngày trước, ngày mà các nữ văn nhân thi sĩ tương lai như chị Đặng Thị Hạnh [5], chị Minh Đức ở tuổi thanh nữ hay hát những lời ca dễ mến có âm hưởng gần như Quan họ: “Lắng trầm tiếng chiều ngân, nhạc dặt dìu ái ân… Người ơi nhớ mãi cung đàn, năm tháng phai tàn, duyên kiếp không hề lỡ làng…” – Lại một sự mơ hồ liên quan nữa – Nguyễn Trọng Tạo nhất quán hoài nghi cho tin yêu, chao đảo trong vững vàng, có tiền có hậu mang hồn hướng thiện, nhân văn. Thơ anh bay trên tầng bình lưu.

Đầy ám ảnh…


Đại Lải, Xuân 2009
Hồ Phi Phục

[1] Tác giả: Thằng Phượng, Thằng Cu So, Thằng Kình…
[2] Bà Hồ Thị Toan, phu nhân Đặng Thai Mai.
[3] Tác giả: Thư sinh, Bài thơ cho ai, Trường hận ca…
[4] Tác phẩm của Tr. Aitmatop.
[5] Tác giả: Cô bé nhìn mưa.
chia cho em một đời say
một cây si/ với/ một cây bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô
Chưa có đánh giá nào

Trang trong tổng số 3 trang (28 bình luận)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]