Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Buổi sáng (Phan Huyền Thư): ..về chữ feeling blues (!)

dòng "FeelingBlues" thật có nằm trong nguyên tác bài thơ của Phan Huyền Thư?

Ảnh đại diện

Kèn trompet năm mới (Joko Pinurbo): Bản dịch của Tam Diệp Thảo

Thành phố đêm giao thừa
tôi dạo đến trung tâm
cùng mẹ mừng năm mới.
Cha riêng mình lặng lẽ
bên tấm lịch ở nhà
ông chẳng nỡ rời xa
nặng lòng câu giã biệt.

Này, cây kèn trompet
ai rớt lại bên đường
tím màu, tôi chợt thấy
Tôi nhanh tay nhặt lấy
bằng vạt áo sạch lau
rồi đặt miệng thổi vào
mấy lần đều im tiếng.

Mẹ ơi sao lại thế
kèn năm mới lặng câm
?
Sau thoáng chốc trầm ngâm
có lẽ, mẹ thì thầm,
vì làm từ giấy lịch.


(Yogyakarta, 08.12.2008)
(Dự án dịch thơ của TV)
Ảnh đại diện

Đê vồ (Nguyễn Thế Hoàng Linh): Bản đầy đủ bài thơ "Đề vồ" của Nguyễn Thế Hoàng Linh

Đê vồ

trước khi tôi bị đê vồ*
xin "trăng trối"** lại vài câu vô đề:

nếu là tiên tôi xin thề
không để ai sống ê chề nữa đâu
nếu tôi làm kiếp ngựa trâu
cũng xin đá húc trụi râu cường hào
có ai húc với tôi nào
gãy sừng vẫn húc, đồng bào ta ơi

đồng bào ta ới ta ời
ta đem xây lại cuộc đời cho nhau
đồng bào ta nhé cùng đau
hôm nay và những mai sau cùng cười

chém cha cái thói biếng lười
chém cha cái thói tính người về mo
chém cho cái thói vô lo
chém cha cái thói reo hò thét suông

hãy yêu cuộc sống điên cuồng
gióng lên đi những hồi chuông bụi mờ
bằng tim bằng máu bằng thơ
bằng tay trắng bằng đơn sơ lòng mình
bằng bao dung bằng hy sinh
góp công góp của góp tình. Vậy thôi...

chuột chù chê khỉ rằng hôi
khỉ ta liền đáp: "Biết rồi. Bỏ qua
xin tặng anh chuột bó hoa"
chuột ta sượng sịu, khóc oà: "Sorry"

người ta sống bởi lẽ gì
thứ tha-ân hận, từ bi-mềm lòng

tôi yêu người lúc trắng trong
cả khi vẩn đục hằng mong đường về
tôi yêu cả những anh hề
và tôi yêu cả những nghề lặng câm
yêu nhưng chẳng để yêu nhầm
hợt hời cao ngạo hiểm thâm đớn hèn

tôi yêu người lấm đất đen
tôi khinh những kẻ hơi men ngập mồm
tôi yêu những giọng ồm ồm
tôi khinh lưỡi dẻo ngọt đờm phát nôn

trên đời còn lũ ác ôn
nghĩa là còn kẻ bám trôn ăn tàn
trên đời còn kẻ dã man
nghĩa là còn kẻ bàng quan với đời
trên đời còn kẻ hợt hời
nghĩa là còn kẻ buông lơi, sáo mòn
trên đời còn kẻ héo hon
nghĩa là còn kẻ béo tròn túi tham

khó chi giữa nói và làm
một khi lòng đã chẳng ham sống thừa

Dã Tràng đâu phải thân lừa
một khi lấp bể phòng ngừa bão dông
Đankô đâu phải cạn nông
một khi cháy để sưởi hồng nhân gian

làm sao sống được an nhàn
một khi diều quạ từng đàn bâu quanh?
làm sao cười ngắm trăng thanh
một khi con trẻ tái xanh lề đường?

cao siêu rồi cũng tầm thường
một khi đã tắt tình thương ngóm ngóm

thắp lên lẽ sống tối om
trước khi máu chảy đỏ lòm nhân gian...


(2002)
Bài này, theo phân loại của chính Nguyễn Thế Hoàng Linh, là bài thứ 6 nằm trong nhóm Thơ tình cho cuộc sống, nhóm con của nhóm Mầm sống.
(Nguồn: Trang web Gio-O)

*Đê vồ: phát âm của từ  devourtrong Anh ngữ
**"trăng trối": viết sai của từ "trăn trối", một trò đùa của Hoàng Linh???
Ảnh đại diện

Sau cơn bệnh (Joko Pinurbo): Bản dịch của Phan Đức Dũng

Lâu ngày chưa tắm nên thèm
Bước vào hối hả êm đềm giác quan
Băng lòng nay cũng đã tan
Niềm vui cảm giác đã hàn với nhau

Vết bầm xưa cũng đã lâu
Bây giờ khép lại gãy cầu bệnh xưa
Chưa tắm mà như dội mưa
Trong tim reo múa ướt thừa niềm vui

Thân tàn lá rụng đen thui
Giờ đây nảy lộc đâm chồi ra hoa
Ai cầm tặng một món quà
Mà tôi không rõ dẫu là rất vui

Ngày qua bệnh đã chôn vùi
Niềm tin mỗi lớn đẩy lùi vết thương.


(02.11.2008)
Ảnh đại diện

Sau cơn bệnh (Joko Pinurbo): Bản dịch của Tam Diệp Thảo

Tôi tìm thấy tôi trong phòng tắm
tưởng rằng thoả khát, lại múa say.
Và một, hai, ba và mạnh chuyển
im lặng vòng quay kim đã xoay.

Những vết bầm thời gian đã quất
nay lặng câm khép miệng trên lưng
cơ thể tôi, xơ xác vẫn múa hoài
ướt đẫm nước mà chưa cần phải tắm.

Cơ thể tôi như trụi lá loài cây
bỗng non xanh đâm chồi trở lại
vì quanh đây tay ai đã viết
để tình yêu lại thắm một ngày.

Cơ thể tôi là ký ức, loay hoay
ngày lại ngày tự chữa lành vết nhói.


(Yogyakarta, 31.10.2008)
Ảnh đại diện

Ước mơ (Joko Pinurbo): Bản dịch của Phan Đức Dũng

Vui thay có một ngôi nhà
Nỗi niềm mơ ước còn là nhỏ thôi
Chỉ mong bên cửa sổ ngồi
Nhậm trà tĩnh lặng đón lời hoàng hôn  
Tiếc rằng đời người bận rộn
Đam mê vật chất rồi vồn vã tham
Đường tiền tắc nghẽn ngỡ ngàng
Chủ nhà lại tưởng khách làng ghé chân
Vội nằm xả mệt phong trần
Vẳng nghe hồi lại những lần đã qua
Thời gian đã lớn cùng ta
Cần cù nhẫn nại đưa ta thành người
Nhưng trong hỗn loạn cuộc đời
Đắp tôi đấy ắp những lời nhân gian
Thầm bên lặng lẽ chẳng tàn
Mẹ thời gian cứ dạy vần thông khơi
Thẳm sâu phía cuối cuộc đời
Mẹ tôi lặng lẽ kết lời cho tôi
"Con ơi hang ổ gọi mời
Ánh tây ấm lặng cuối đời chờ con"


(05.11.2008)
Ảnh đại diện

Ước mơ (Joko Pinurbo): Bản dịch của Từ Nguyễn

Xây được nhà rồi, lòng còn ước mơ chi?
Bé nhỏ thôi! Ước cứ mỗi chiều về...
Bên cửa sổ, kịp cùng hoàng hôn đối ẩm
Chén trà...thong thả đếm giờ đi...

Ôi ước mơ! Nào dễ cùng đời thực!
Mải miết đua chen với bạc tiền
Lối nghẽn, tắc đường, lê gót nhọc
Về nhà như khách lạ tìm quên!

Hỡi thời gian, người đã ban phúc cho tôi!
Qua mấy buồn-vui, sướng-khổ thành người...
Tôi đã thấy trong ngôi nhà thân thuộc
Mẹ thời gian đang chờ đợi, khẽ lời:
"Hoàng hôn ghé xuống trời tây ấy
Ấm cúng cho con cuối cuộc đời"


(Huế, 26.10.2008)
Ảnh đại diện

Ước mơ (Joko Pinurbo): Bản dịch của Phan Đức Dũng

Ngôi nhà có, ước mơ dần bé nhỏ
Tôi chỉ cần ngắm bóng hoàng hôn trôi
Ngồi bên cửa nhậm trà hồn nhẹ thổi, trong lòng tôi tĩnh lặng đến tuyệt vời,
Ước mơ nhỏ mà sao không đạt nổi
Vật chất tham chật chội góc thảnh thơi
Trở về nhà ngả lòng sao quá vội
Nằm nơi đây chưa ấm đã buông lơi
Mẹ thời gian dạy khắc mãi trong tôi
Mẹ chậm thôi con hưởng phúc trọn đời
Thời gian lớn nhưng hồn tôi cũng lớn
Thì thào gọi mẹ thời gian khẽ nói:
"Ở nơi ấy phía tây bên con đấy
Luôn mời con, chôn ấm cúng, quên đời"


(27.10.2008)
Ảnh đại diện

Ước mơ (Joko Pinurbo): Bản dịch của Tam Diệp Thảo

Sau khi dựng được ngôi nhà, còn mơ ước điều chi?
Nhỏ bé thôi: buổi hoàng hôn tôi kịp bước về nhà
cùng ánh tà thưởng trà nơi ô cửa.

Ôi, ước mơ.
Mỗi ngày thêm công việc mỗi chất chồng,
tiền muốn càng nhiều, ngõ lộ người đông, cuối buổi
chân bước trễ. Như kẻ lữ hành lầm lũi
ngôi nhà quen, ghé nghỉ phút dừng chân.

Ban phúc cho tôi, hỡi thời gian nhẫn nại
từ hỗn loạn, ngôi nhà - người dựng lớn trong tôi
nơi có mẹ đợi chờ. Người-mẹ-thời-gian thầm khẽ,
"Phía tây hang ổ mẹ đào,
hoàng hôn ấm cúng nằm vùi đợi con."

Ảnh đại diện

Đêm trên cát (Thanh Thảo): Vài dòng về Cao Bá Quát

Cao Bá Quát 高伯适 (1809-1855), danh sĩ đời Tự Đức. Ông có tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Thơ văn của ông được vua Tự Đức, một người giỏi văn thơ, đã phải ngợi khen: Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán(Văn như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát, đời Tiền Hán không có ai bằng). Cao Bá Quát là bạn thơ văn với Nguyễn Văn Siêu, tạo nên cặp nhà thơ Thần Siêu Thánh Quát.

Ông sinh năm 1809 tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay là thôn Phú Thị, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Có tài liệu cho rằng quê gốc của ông ở xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.

Năm 1832 ông thi hương đỗ Á Nguyên, nhưng thi hội mãi vẫn không đỗ. Nhưng ông không đỗ, không phải vìkém tài mà là vì bị quan trường đánh hỏng. Năm 1841 ông được bổ giữ chức Hành tẩu bộ lễ.

Tháng 8 năm 1841 ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay nhưng phạm huý, ông cùng bạn chữa giúp. Việc bị phát giác, tội ông đáng chém nhưng sau được xét lại, chỉ cách chức và tù 3 năm. Năm 1847 ông được mời làm ở Viện hàn lâm, sưu tầm văn thơ. Cảm kích trước thái độ ân cần giúp đỡ của hai vị công khanh là Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương, ông gia nhập Mạc Vân Thi xã (do hai công khanh sáng lập).

Do tính khinh miệt triều đinh và vua quan, Cao Bá Quát bị đầy về làm giáo học ở vung quê Quốc Oai rồi làm Quốc sư cho Lê Duy Cự, dòng dõi nhà Lê, nổi lên chống triều Nguyễn năm 1854. Lúc đầu quân khởi nghĩa dành được một số thắng lợi ở Sơn Tây, Nam Định, nhưng rồi bị quân triều đình đánh tan.

Theo Thư mục chính biên thì ông bị bắn chết trong một trận đánh, nhưng có tài liệu cho rằng ông bị bắt giải về triều và bị chém đầu. Vua Tự Đức ra lệnh tru di tam tộc dòng họ Cao.

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: