29/04/2024 04:37Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Phụng Hán Trung vương thủ trát
奉漢中王手札

Tác giả: Đỗ Phủ - 杜甫

Thể thơ: Ngũ ngôn cổ phong; Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Thịnh Đường
Đăng bởi tôn tiền tử vào 19/04/2015 06:32

 

Nguyên tác

國有乾坤大,
王今叔父尊。
剖符來蜀道,
歸蓋取荊門。
峽險通舟過,
水長注海奔。
主人留上客,
避暑得名園。
前後緘書報,
分明饌玉恩。
天雲浮絕壁,
風竹在華軒。
已覺良宵永,
何看駭浪翻。
入期朱邸雪,
朝傍紫微垣。
枚乘文章老,
河間禮樂存。
悲秋宋玉宅,
失路武陵源。
淹薄俱崖口,
東西異石根。
夷音迷咫尺,
鬼物傍黃昏。
犬馬誠為戀,
狐狸不足論。
從容草奏罷,
宿昔奉清樽。

Phiên âm

Quốc hữu càn khôn đại,
Vương kim thúc phụ tôn.
Phẫu phù[1] lai Thục đạo,
Qui cái thủ Kinh Môn.
Giáp hiểm thông chu quá,
Thuỷ trường chú hải bôn.
Chủ nhân lưu thượng khách,
Tị thử đắc danh viên.
Tiền hậu giam thư báo,
Phân minh soạn ngọc ân.
Thiên vân phù tuyệt bích,
Phong trúc tại hoa hiên.
Dĩ giác lương tiêu vĩnh,
Hà khán hãi lãng phiên.
Nhập kỳ chu để tuyết,
Triêu bàng tử vi viên.
Mai Thặng[2] văn chương lão,
Hà Gian[3] lễ nhạc tồn.
Bi thu Tống Ngọc[4] trạch,
Thất lộ Vũ Lăng[5] nguyên.
Yêm bạc câu nhai khẩu,
Đông tây dị thạch căn.
Di âm mê chỉ xích,
Quỷ vật bạng hoàng hôn.
Khuyển mã thành vi luyến,
Hồ ly bất túc luân.
Tòng dung thảo tấu bãi,
Túc tích phụng thanh tôn.

Dịch nghĩa

Nước có trời đất rộng,
Vua đương thời là người chú kính mến.
Theo sắc chỉ nhà vua đi theo đường vào xứ Thục,
Khi về với đất của ông cha, giữ lấy Kinh Môn.
Trong vùng kẽm gây hiểm trở cho thuyền qua lại,
Dòng sông dài tuôn nước về biển.
Vị chủ nhân đã giữ lại khách quí,
Có được khu vườn nổi tiếng để hóng mát.
Trước sau đều có thư bẩm báo,
Rõ ràng là ơn cho ăn ngon.
Mây trời trôi trên tường cao vút,
Nơi hàng hiên đẹp có gió thổi từ khóm trúc tới.
Đã biết rằng buổi chiều mát mẻ sẽ còn mãi mãi,
Thì sao lại coi cái làn sóng đầy kinh sợ kia cuồn cuộn.
Vào kỳ hẹn chỗ cửa nhà sang có tuyết,
Khi chầu thì ngang cạnh ngai vua.
Có tài văn chương lão luyện như Mai Thặng,
Lễ nhạc còn tồn tại là nhờ ở Hà Gian.
Trong mùa thu buồn thảm có nhà của Tống Ngọc,
Bị lạc lối đi vào nguồn Vũ Lăng.
Cứ lần lữa quanh vùng cửa hang, động,
Đây đó qua những chân núi khác nhau.
Tiếng khèn mê hoặc của tộc vùng này nghe ngay bên tai,
Chập tối ma quỷ đã hiện ra rồi.
Do lòng trung thành mà chó với ngựa tỏ ra lưu luyến,
Còn cái bọn hồ ly kia thì nói làm gì.
Cứ thủng thẳng lờ cái bản thảo tờ tấu đi,
Qua đêm ta hãy nâng chén rượu trong.

Bản dịch của Phạm Doanh

Đất nước ta bao la rạng rỡ,
Vua hiện thời bậc chú kính yêu.
Sắc chỉ lối Thục đi vào,
Quay về đất tổ mà cầu Kinh Môn.
Vùng kẽm hiểm, các thuyền qua lại,
Dòng sông dài chảy tới biển xanh.
Chủ nhân giữ khách lòng thành,
Tránh nóng vườn đẹp đã dành một nơi.
Trước sau thư đưa lời loan báo,
Rõ ràng là món báu đem trao.
Mây trời lãng đãng tường cao,
Hàng hiên gió trúc rì rào hiu hiu.
Đã biết cả một chiều vui vẻ,
Sao còn coi sóng sợ lật nhào.
Tuyết nhà sang lúc khởi đầu,
Ngôi tử vi khi vào chầu lại ngang.
So Mai Thặng, văn chương già dặn,
Hà Gian, lễ nhạc vẫn còn truyền.
Nhà Tống Ngọc, cảnh thu buồn,
Đã quên mất lối tới nguồn Vũ Lăng.
Ghé đậu tạm cửa hang góc núi,
Chân đá hình biến đổi, đó đây.
Bên tai âm mọi ngất ngây,
Ma quái chập tối hiện đầy quẩn quanh.
Chó ngựa vì trung thành nên nhớ,
Nói làm chi cái lũ hồ ly.
Thản nhiên bỏ tờ tấu đi,
Chén trong ta sẽ tì tì cùng nhau.
(Năm 766)

[1] Chia thẻ tre, cũng như "phẫu trúc" 剖竹. Xưa vua lúc chia đất phong cho chư hầu, hay công thần, lấy ống trúc viết chứng từ, rồi chẻ đôi, mỗi bên giữ một nửa làm tin. Sau này cụm từ dùng chỉ việc chia đất phong vương.
[2] Mai Thặng hay Mai Thúc 枚叔, thời Hán Cảnh Đế làm quan với Ngô, dâng thư can vua Ngô, bất mãn bỏ sang phục vụ Lương Hiếu Vương Lưu Vũ 劉武. Có biệt tài viết chúc văn.
[3] Hà Gian Hiến Vương 河間獻王 tên là Đức 德, được phong vương xứ Hà Gian, là con của Hán Cảnh Đế. Khi chết có tên thuỵ là Hiến 獻. Người am hiểu văn học thời tiên Tần, các nhà nho vùng Sơn Đông cầu học nơi ông.
[4] Người nước Sở cuối thời Chiến Quốc, làm nhiều bài phú có tiếng. Tống Ngọc có nhà tại Quy Châu thuộc Nghi Xương, Hồ Bắc.
[5] Vùng Vũ Lăng có 5 khe: Hùng, Lưỡng, Tây, Vu, Thần. Còn được gọi là Vũ Lăng nguyên hay Đào Nguyên, chỉ nơi sống yên ả bên ngoài cuộc đời, hoặc là nơi ẩn dật.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Đỗ Phủ » Phụng Hán Trung vương thủ trát