15/05/2024 06:49Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Phía sau điện Dae ung
대웅전 뒤쪽

Tác giả: Kim Kwang-kyu - 김광규

Nước: Hàn Quốc
Đăng bởi hongha83 vào 04/04/2013 08:18

 

Nguyên tác

크낙산 뒷절 돌계단에
목탁 소리 염불 소리
부처님께 절하는 대신
샘물 한 모금 마시고
싸리비 자국 무늬진
옛 마당을 거닌다
대웅전 뒤쪽 빛바랜
흰 소가 풀뜯는 처마 밑
깨어진 기왓장 나뒹굴고
석가탄신일 경축탑 버러져 있어
뒷골목 헛간처럼 응달진 곳
누군가 거기 있는 것 같아
걸음 멈추고 실고사리
잎을 흔들며 사라지는 기척
한 번도 본 적 없는 뒷모습이
마음을 언뜻 스쳐가고

Bản dịch của Lê Đăng Hoan

Tiếng mõ, tiếng cầu nguyện
vang đến bậc đá, đường lên chùa sau núi Ku-nak
Uống một ngụm nước suối
thay vái chào Phật tổ
Vết chổi cây đinh hương
còn chằng chịt trên sân chùa cũ kỹ
Phía sau điện Dae ung
dưới mái che, con bò trắng nhạt màu
đang gặm từng sợi cỏ
Ngói trên mái nhà đã vỡ, tả tơi rơi
Tháp kính chúc ngày Thích ca giáng sinh
đang dần dần đổ nát
như chuồng bò ở ngõ phía sau, nơi râm mát
Hình như có ai đang ở đó
Dừng bước lại, thấy chùm dây dương xỉ già nua
vẫy lá chào rồi dấu vết biến dần đi
Bóng dáng phía sau chưa một lần trông thấy
bỗng lướt qua trong tâm trí tôi
대웅전 (Daeung jeon - 大雄殿): Đại Hùng điện hay còn gọi là Đại Hùng Bảo Điện. Là vật thể kiến trúc trung tâm của toàn bộ ngôi chùa. Đó là nơi thờ giáo tổ Phật Thích Ca Mâu Ni. Vì là trung tâm chùa miếu, cho nên Đại Hùng Bảo Điện bao giờ cũng có khí thế hùng vĩ. Ngay giữa khu đại điện rất rộng có tượng Tam Tôn, hoặc tượng Phật tam thế : Quá khứ, Hiện tại, Tương lai, hoặc tượng Phật tam thân : hóa thân, cực thân, ứng thân. Đứng hầu hai bên là đệ tử của Phật là A Nan và Ca Diếp. Sát tường hai bên tả hữu đại điện có tượng mười tám vị La Hán hoặc hai mươi Chư Thiên. Trong hậu đường thì có tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, đứng hầu hai bên Quan Thế Âm có tượng Thiện Tài đồng tử và Long Nữ, lại còn có một số những bức tượng khác nữa. Chẳng hạn như thể hiện 53 chuyện Thiện Tài đồng tử tìm thầy hành đạo. "Đại Hùng" là cách gọi tôn trọng Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, ý ví ngài như một dũng sĩ không biết sợ, có sức mạnh hàng phục tứ ma : Ngũ ma, Phiền Não ma, Tử ma, Thiên Tử ma. Trong kinh Pháp Hoa có lời tán tụng như sau: "Thiện tai, thiện tai Đại Hùng Thế Tôn (tốt lành thay, tốt lành thay, Thế Tôn Đại Hùng). Vì gian chính điện trong chùa miếu là nơi thờ đức Thích Ca Mâu Ni nên gọi là Đại Hùng Bảo Điện. Ở Nhật Bản, Đại Hùng Bảo Điện còn được gọi là "Kim Đường" (nhà vàng).

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Kim Kwang-kyu » Phía sau điện Dae ung