16/04/2024 14:21Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Di Hoa Dương Liễu thiếu phủ
貽華陽柳少府

Tác giả: Đỗ Phủ - 杜甫

Thể thơ: Ngũ ngôn cổ phong; Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Thịnh Đường
Đăng bởi tôn tiền tử vào 24/02/2015 09:51

 

Nguyên tác

系馬喬木間,
問人野寺門。
柳侯披衣笑,
見我顏色溫。
並坐石下堂,
俯視大江奔。
火雲洗月露,
絕壁上朝暾。
自非曉相訪,
觸熱生病根。
南方六七月,
出入異中原。
老少多暍死,
汗逾水漿翻。
俊才得之子,
筋力不辭煩。
指揮當世事,
語及戎馬存。
涕淚濺我裳,
悲氣排帝閽。
郁陶抱長策,
義仗知者論。
吾衰臥江漢,
但愧識璵璠。
文章一小技,
於道未為尊。
起予幸斑白,
因是托子孫。
俱客古信州,
結廬依毀垣。
相去四五裏,
徑微山葉繁。
時危挹佳士,
況免軍旅喧。
醉從趙女舞,
歌鼓秦人盆。
子壯顧我傷,
我歡兼淚痕。
餘生如過鳥,
故里今空村。

Phiên âm

Hệ mã kiều mộc gian,
Vấn nhân dã tự môn.
Liễu hầu phi y tiếu,
Kiến ngã nhan sắc ôn.
Tịnh toạ thạch hạ đường,
Phủ kiến đại giang bôn.
Hoả vân tẩy nguyệt lộ,
Tuyệt bích thượng triêu thôn.
Tự phi hiểu tương phỏng,
Xúc nhiệt sinh bệnh căn.
Nam phương lục thất nguyệt,
Xuất nhập dị trung nguyên.
Lão thiếu đa hát tử,
Hãn du thuỷ tương phiên.
Tuấn tài đắc chi tử,
Cân lực bất từ phiền.
Chỉ huy đương thế sự,
Ngữ cập nhung mã tồn.
Thế lệ tiễn ngã thường,
Bi khí bài đế hôn.
Úc đào bão trường sách,
Nghĩa trượng trí giả luân.
Ngô suy ngoạ Giang Hán[1],
Đãn quí thức dư phan.
Văn chương nhất tiểu kỹ,
Ư đạo vị vi tôn.
Khởi dư hạnh ban bạch,
Nhân thị thác tử tôn.
Câu khách Cổ Tín châu[2],
Kết lư ỷ huỷ viên.
Tương khứ tứ ngũ lý,
Kính vi sơn diệp phồn.
Thì nguy ấp giai sĩ,
Huống miễn quân lữ huyên.
Tuý tòng Triệu nữ vũ,
Ca cổ Tần nhân bồn.
Tử tráng cố ngã thương,
Ngã hoan kiêm lệ ngân.
Dư sinh như quá điểu,
Cố lý kim không thôn.

Dịch nghĩa

Cột ngựa dưới đám cây cao,
Hỏi thăm người ở cửa chùa quê.
Ông Liễu phanh áo ra cười,
Thấy tôi có sắc mặt đỏ phừng.
Cùng ngồi trên tảng đá dưới mái nhà,
Nhìn xuống dưới thấy dòng sông lớn chảy.
Mây nóng như lửa làm khô hạt sương đêm,
Ánh nắng ban mai ở trên bức tường cụt.
Tới thăm nhau đâu phải là từ sáng sớm,
Thế mà chạm hơi nóng là mầm bệnh lại lan.
Nơi miền nam vào tháng sáu tháng bảy,
Tới lui khác với vùng trung nguyên.
Tôi ít hay nhiều bị cảm nắng,
Mồ hôi ra như nước chảy.
Anh là một người có tài,
Sức lực chẳng nề hà chi.
Lãnh đạo đương được với việc đời,
Câu nói còn truyền trong đám quân đội.
Nước mắt thấm áo tôi,
Không kí buồn phủ đầy cửa nhà vua.
Kế lâu dài hừng hực mang trong lòng,
Người hiểu biết đều đề cao việc trượng nghĩa.
Tôi đau yếu trong vùng Giang Hán,
Tự thấy thẹn khi quen biết một viên ngọc quý như anh,
Văn chương chỉ là một cái nghề mọn,
Đối với cái đạo làm người, chưa được tôn trọng.
May cho tôi tới được cảnh già,
Nhân đó văn thơ để gửi lại con cháu mà thôi.
Cùng với người bạn từ Cổ Tín châu,
Cất mài nhà tranh dựa vào chân khu thành đổ vỡ.
Cách nhau chừng bốn năm dặm,
Lối đi hẹp lá núi tùm lum.
Gặp thời thế gian nguy, người hiền lánh đời,
Hơn thế nữa còn tránh được việc quân sự phiền phức.
Khi say thì theo cô gái vùng Triệu mà múa,
Hát theo điệu gõ chậu của người Tần.
Anh mạnh khoẻ, thấy tôi gầy yếu,
Tôi vui nhưng nước mắt cứ tràn trề.
Đời sống thừa như con chim bay ngang trời,
Làng cũ của tôi nay là một thôn hoang vắng.

Bản dịch của Phạm Doanh

Cột ngựa vùng cây cao,
Người cửa chùa quê, hỏi,
Ông Liễu tung áo cười,
Thấy tôi, mặt mệt mỏi.
Đá dưới nhà cùng ngồi,
Thấy sông lớn chảy dưới.
Mây nóng gột sương đêm,
Ánh mai trên tường cuối.
Chẳng phải sáng tới thăm,
Mầm bệnh bị nóng khới.
Tháng sáu, bảy miền nam,
Khác mạn trên lui tới.
Già cảm nắng ít nhiều,
Mồ hôi như nước rưới.
Anh vốn là người tài,
Gân sức chẳng từ chối.
Lèo lái việc ngoài đời,
Lời còn trong quân đội.
Áo tôi nước mắt đầm,
Cửa vua khí buồn thổi.
Nung náu mang kế dài,
Giữ nghĩa bàn kẻ giỏi.
Giang Hán tôi đau nằm,
Ngọc quý gần thấy hối.
Nghề mọn chốn văn chương,
Theo lẽ đâu đủ nói.
Tôi may sống đến già,
Cháu con đôi chút gửi.
Với dân Cổ Tín châu,
Bên tường tạm cất mái.
Bốn năm dặm cách nhau,
Đường nhỏ um lá núi.
Lánh đời loạn, người hiền,
Còn thoát được quân đội.
Cùng gái Triệu, múa say,
Với người Tần, ca gảy.
Anh khoẻ, thấy tôi gầy,
Tôi vui mà lệ chảy.
Sống thừa như chim hoang,
Làng cũ, nay xóm trụi.
(Năm 766)

Hoa Dương ở tây bắc Thành Đô, Tứ Xuyên.

[1] Chỉ Quỳ Châu vì nơi này nằm trong lưu vực sông Trường Giang và Hán Thuỷ.
[2] Nay là Thượng Nhiêu, Giang Tây.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Đỗ Phủ » Di Hoa Dương Liễu thiếu phủ