20/05/2024 20:00Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Vi chi phú
為之賦

Tác giả: Ngô Thì Nhậm - 吳時任

Thể thơ: Phú; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Tây Sơn
Đăng bởi Hiền Tư vào 16/02/2024 21:48

 

Nguyên tác

居不知所為兮行不知所之,
為所不當為兮我心疑,
之所不當之兮吾腳遲,
我心疑兮吾不為,
吾腳遲兮我不之。
夫何為兮當為?
綴吾文兮吟吾詩,
奉王言兮演綸絲,
夫何之兮當之?
早吾朝兮晚吾歸。
勤職務兮戒奔馳。

君不見:
時雨來兮田疇沃,
一犁春兮千頃足。
凱風吹兮江海平,
片帆張兮扁舟盈。
材木具兮君將作,
斧斤揮兮成樑桷。
為當為兮農工商,
豈吾儒兮不思量。

又不見:
雷雨作兮龍乃躍,
震山靈兮驚海若。
朝陽出兮鳳乃鳴,
蹈九韶兮舞六英。
芝草生兮麟乃至,
虎無威兮狼失勢。
之當之兮龍鳳麟,
豈吾人兮不席珍。
畏世途兮最傾險,
言當束兮行當檢,
居不知其所為兮誰蟭螟之足厭。
傷人情兮太深幽,
博宜約兮放宜收,
行不知所之兮何鷦鷯之多求。

吾靜吾心,
居吾隱約。
蓋所為之順命兮衡天下而不以為綽。

吾保吾身,
行吾康莊。
蓋所之之適道兮履虎尾而所能為傷。

吾觀之乾,
終始大明。
何莫不為,
雨施雲行。
乾為父兮吾作怙,
雲從龍兮風從虎。

吾觀諸坤,
行地無彊。
何莫不之,
西南陰方。
坤稱母兮吾斯恃,
戒履霜兮防冰至。

吾觀諸離,
中虛乃烈。
寸煙焚林,
火殘灰滅。
何如太陽之健行兮西寅餞而東寅賓,
惟隱現之有節兮更二八而度不差分。

吾觀諸坎,
內實則強。
一滴潰堤,
水涸塵揚。
何如太陰之恆貞兮晦載生而弦載死,
惟盈缺之有度兮歷三五而纏不離次。

吾觀震巽,
雷風相泊。
為不失則,
恆德無怍。
戒莫益之偏辭兮心不恆而受惡。

吾觀兌艮,
山澤通氣。
之不易方,
咸中有喜。
損三行之一人兮位不當而取厲。

其小無內,
惟深故通。
人欲無涯,
造化無窮。
為之在心,
持守在志。
小人為人,
君子為己。
蓋吾隱於宦路兮戒勇退夫急流,
非緣崖之射利兮恐觸石而驚舟。
但沉潛以自守兮冀周漩于晚路,
學康節之打乖兮聊寓情而作賦。
歸以吿夫子弟兮無以易夫吾言,
知往來之能閒兮須參月窟以攝天根。
繼又為呼寬之吟曰:
寬矣寬!
上灘易下灘難。
舟中靜酌三杯酒,
進退我生觀。
寬乎寬!
下灘深上灘艱。
舟中好唱滄浪曲,
能靜後能安。

Phiên âm

Cư bất tri sở vi hề, hành bất tri sở chi,
Vi sở bất đương vi hề, ngã tâm nghi,
Chi sở bất đương chi hề, ngô cước trì,
Ngã tâm nghi hề, ngô bất vi,
Ngô cước trì hề, ngã bất chi.
Phù hà vi hề đương vi?
Xuyết ngô văn hề, ngâm ngô thi,
Phụng vương ngôn hề, diễn luân ti[1],
Phù hà chi hề đương chi?
Tảo ngô triều hề, vãn ngô quy.
Cần chức vụ hề, giới bôn trì.

Quân bất kiến:
Thời vũ lai hề, điền trù ốc,
Nhất lê xuân hề, thiên khoảnh túc.
Khải phong xuy hề, giang hải bình,
Phiến phàm trương hề, thiên chu doanh.
Tài mộc cụ hề, quân tương tác,
Phủ cân huy hề, thành lương giác.
Vi đương vi hề, nông công thương,
Khởi ngô nho hề, bất tư lượng.

Hựu bất kiến:
Lôi vũ tác hề, long nãi dược,
Chấn sơn linh hề, kinh hải nhược.
Triêu dương xuất hề, phụng nãi minh,
Đạo cửu thiều[2] hề, vũ lục anh[3].
Chi thảo sinh hề, lân nãi chí,
Hổ vô uy hề, lang thất thế.
Chi đương chi hề, long phụng lân,
Khởi ngô nhân hề, bất tịch trân.
Uý thế đồ hề, tối khuynh hiểm,
Ngôn đương thúc hề, hạnh đương kiểm,
Cư bất tri kỳ sở vi hề, thuỳ tiêu minh chi túc yếm.
Thương nhân tình hề, thái thâm u,
Bác nghi ước hề, phóng nghi thu,
Hành bất tri sở chi hề, hà tiêu liêu chi đa cầu.

Ngô tĩnh ngô tâm,
Cư ngô ẩn ước[4].
Cái sở vi chi thuận mệnh hề, hành thiên hạ nhi bất dĩ vi xước.

Ngô bảo ngô thân,
Hành ngô khang trang.
Cái sở chi chi thích đạo hề, lý hổ vĩ nhi sở năng vi thương.

Ngô quan chi Càn,
Chung thuỷ đại minh.
Hà mạc bất vi,
Vũ thí vân hành.
Càn vi phụ hề, ngô tác hỗ,
Vân tòng long hề, phong tòng hổ.

Ngô quan chư Khôn,
Hành địa vô cương.
Hà mạc bất chi,
Tây nam âm phương.
Khôn xưng mẫu hề, ngô tư thị,
Giới lý sương hề, phòng băng chí.

Ngô quan chư Ly,
Trung hư[5] nãi liệt.
Thốn yên phần lâm,
Hoả tàn hôi diệt.
Hà như thái dương chi kiện hành hề, tây di tiễn nhi đông di tân,
Duy ẩn hiện chi hữu tiết hề, cánh nhị bát nhi độ bất sai phân.

Ngô quan chư Khảm,
Nội thực[6] tắc cường.
Nhất tích hội đê,
Thuỷ hạc trần dương.
Hà như thái âm chi hằng trinh hề, hối tái sinh nhi huyền tái tử,
Duy doanh khuyết chi hữu độ hề, lịch tam ngũ nhi triền bất ly thứ.

Ngô quan Chấn, Tốn,
Lôi phong tương bạc.
Vị bất thất tắc,
Hằng đức vô tạc.
Giới mạc ích chi[7] thiên từ hề, tâm bất hằng nhi thụ ác.

Ngô quan Đoài, Cấn,
Sơn trạch thông khí.
Chi bất dịch phương,
Hàm trung hữu hỉ.
Tổn tam hành chi nhất nhân[8] hề, vị bất đáng nhi thủ lệ[9].

Kỳ tiểu vô nội,
Duy thâm cố thông.
Nhân dục vô nhai,
Tạo hoá vô cùng.
Vi chi tại tâm,
Trì thủ tại chí.
Tiểu nhân vị nhân,
Quân tử vị kỷ.
Cái ngô ẩn ư hoạn lộ hề, giới dũng thoái phù cấp lưu,
Phi duyên nhai chi xạ lợi hề, khủng xúc thạch nhi kinh chu.
Đãn trầm tiềm dĩ tự thủ hề, ký chu tuyền nhi vãn lộ,
Học Khang Tiết[10] chi đả quai hề, liêu ngụ tình nhi tác phú.
Quy dĩ cáo phù tử đệ hề, vô dĩ dịch phù ngô ngôn,
Tri vãng lai chi năng nhàn hề, tu tham nguyệt quật dĩ nhiếp thiên căn[11].
Kế hựu vi hô khoan chi ngâm viết:
Khoan hĩ khoan!
Thướng than dị, há than nan.
Chu trung tĩnh chước tam bôi tửu,
Tiến thoái ngã sinh quan.
Khoan hô khoan!
Há than thâm, thướng than gian.
Chu trung hảo xướng Thương Lang khúc,
Năng tĩnh hậu năng an.

Bản dịch của Trần Duy Vôn

Khi rỗi, ở không, biết làm gì, khi đi không biết đâu mà đi,
Làm việc không nên làm chừ, lòng ta sinh hồ nghi!
Đi lúc không nên đi chừ, bước chân ta chậm trì trì!
Lòng ta hồ nghi chừ, việc đó ta làm chi!
Chân ta bước chậm trì trì chừ, lúc đó ta không đi,
Ôi! Làm việc gì là nên làm?
Ta nói câu văn chừ, ta ngâm câu thi,
Vâng lời vua truyền chừ, diễn từ sợi luân sợi ti
Ôi! Đi đâu mà nên đi?
Buổi sớm ta vào chầu vua chừ, buổi chiều ta về
Siêng năng chức vụ chừ, răn những điều chạy, đi.

Người thấy chăng:
Mưa xuống phải thời chừ, ruộng nương màu mỡ,
Mùa xuân một trâu cày chừ, muôn khoảnh đầy đủ.
Gió mát thổi chừ, mặt sông mặt biển phẳng bằng,
Giương lá buồm chừ, con thuyền nhỏ chạy băng băng.
Tre gỗ đầy đủ chừ, nhà vua sẽ kiến thiết,
Huy động rìu búa chừ, làm thành cột rường cung khuyết.
Làm việc nên làm chừ: làm ruộng, làm thợ, làm nghề buôn,
Làm nho sĩ như ta chừ, chẳng lo lường.

Lại chẳng thấy:
Sấm mưa ập tới, rồng vươn mình,
Thần núi sợ chừ, thần bể cũng kinh.
Mặt trời buổi sớm mọc chừ, chim phượng hoàng hót,
Nghe nhạc anh nhạc thiều vui chừ, cất cánh vung chân nhảy nhót.
Cỏ chi mọc chừ, muôn kỳ lân tới chơi.
Lang sói phải thất thế chừ, hổ báo cũng mất oai.
Đi nên đi chừ, như rồng phượng và kỳ lân.
Lẽ nào người ta không cho là quý báu vô ngần.
Sợ đường đi chừ, rất là nguy hiểm,
Lời nói phải dè dặt chừ, nết na phải kiểm điểm.
Khi rỗi, ở không, biết làm việc gì chừ, như loài sâu nhỏ kia chừ, cũng đáng chán đáng khiếp.
Buồn cho tình của con người chừ, rất là hiểm sâu,
Rộng quá nên rút hẹp lại chừ, buông thả thì nên thu.
Ai không biết đi đâu chừ, sao chẳng như chim sẻ kia, có quá nhiều môi cầu.

Ta trấn tĩnh tấm lòng của ta,
Ta ở chốn sơ sài.
Vì việc làm thuận theo mệnh trời chừ, dẫu dọc ngang thiên hạ cũng không lấy gì làm vui.

Ta giữ gìn chiếc thân của ta,
Ta đi con đường khang trang.
Bởi ta đi thích hợp với đạo lý chừ, dẫu dày đạp trên đuôi hổ chừ, không gì làm đau thương.

Ta xem tượng quẻ Kiền,
Sau trước rất sáng tỏ,
Chẳng gì là không làm,
Mây thì bay, mà mưa thì rỏ.
Kiền là đạo cha chừ, ta làm chốn dựa đó,
Như mây theo rồng chừ, mà gió thì theo hổ.

Ta xem tượng quẻ Khôn,
(Như ngựa cái) đi trên đất mãi mãi,
Chẳng đâu là không đi,
Phương Tây nam là phương âm (đi thì có lợi).
Khôn là đạo mẹ chừ, ta làm chốn trông cậy.
Dày đạp trên sương phải răn sợ chừ, để phòng khi băng giá sẽ đến vậy.

Ta xem tượng quẻ Ly,
Vì trong trống rỗng, nên mới bốc cháy tràn.
Một ngọn lửa nhỏ, cũng đốt được rừng,
Khi lửa đã tắt rồi, thì tro tàn tiêu tan!
Sao bằng mặt trời đi mạnh chừ, tiễn đưa đến phương tây, mà đón rước từ phương đông,
Bởi khi ẩn khi hiện có điều độ chừ, trải hai tám là mười sáu ngày mà độ số không sai vòng.

Ta xem tượng quẻ Khảm!
Vì trong đông đặc nên hùng cường thay.
Một giọt nước nhỏ cũng làm vỡ đê,
Khi nước đã bị khô, thì bụi cát lầm bay!
Sao bằng vừng thái âm là mặt trăng thường vững bền chừ, đầu tháng nảy nở, mà cuối tháng tiêu dần đi,
Bởi lúc đầy lúc vơi có điều độ chừ, trải tam ngũ là mười lăm đêm, mà đường đi không xa lìa.

Ta xem tượng Chấn, Tốn là quẻ Hằng,
Sấm với gió cùng quyến luyến.
Làm không sai nguyên tắc,
Đức sẵn có, chẳng chút hổ thẹn.
Phải răn cấm “đừng ích thêm nó, lời nói thiên lệch” chừ, vì lòng không thủ thường mà phải chịu điều xấu xa đưa đến.

Ta xem Đoái, Cấn (là quẻ Hàm),
Núi và đầm cùng thông khí.
Có đi mà không thay đổi phương hướng,
Trong chốn cảm ứng, có điều hoan hỉ.
Ba người cùng đi, mà tổn (bớt) một người chừ, vì ngôi không chính đáng mà phải chịu chuốc lấy tai lệ.

Vì các vật nhỏ không gì không ở trong,
Duy nhất sâu thẳng cho nên thường lưu thông
Sự ham muốn của người không bờ bến,
Mà tạo hoá thì vô cùng.
Làm và đi là do ở tâm,
Mà sự giữ gìn thì do ở chí.
Kẻ tiểu nhân thì vị người,
Bậc quân tử thì vị kỷ.
Ví ta ẩn thân ở trong đường làm quan chừ, phải răn đe gặp dòng nước chảy mạnh kia, phải rút lui cho nhanh.
Không phải leo sườn núi mà kiếm lợi chừ, chỉ sợ va chạm vào đá núi mà thuyền bị tan tành.
Nhưng cần điềm tĩnh mà tự mình giữ yên thân mình chừ, mong sao loanh quanh thù ứng ở trong lúc tuổi già.
Học theo thầy Khang Tiết kiểm điểm mọi sự trái ngược chừ, tạm làm bài phú để gửi gắm chút tình của ta…
Trở về bảo rõ cho con em ta chừ, những lời nói của ta chớ có nên đổi cùng thay.
Biết rõ sự đi đi lại lại thì nhàn hạ, tìm tới cung trăng thì tới sát chân trời.
Tiếp theo đây lại làm bài thơ hò khoan rằng:
Khoan hỡi khoan!
Lên thác dễ dàng, xuống thác gian nan.
Lặng rót giữa thuyền ba chén rượu,
Cuộc tiến lui ta phát đạt quan.
Khoan hò khoan!
Xuống thác thì sâu, lên thác gian nan.
Giữa thuyền đem khúc Thương Lang hát,
Đã tĩnh rồi, sau mới có an.
[1] Ý nói những lời chiếu chỉ vua, dù nói nhỏ bằng sợi tơ nhưng ảnh hưởng ra như sợi lớn, do câu “Vương ngôn như ti, kỳ xuất như luân” từ Kinh Lễ.
[2] Nhạc thiều, khúc nhạc của vua Thuấn, thường gọi là Tiên thiều.
[3] Nhạc anh, khúc nhạc của vua Nghiêu hay Lục anh.
[4] Ở chốn sơ sài. Nguyên chú: “Hoặc vấn ư Bàn Ngung tử viết: Phu tử hà kỳ ước lược dã. Viết: Phu tử cư nhất thất nhi bất dĩ vi trách, hành thiên hạ nhi bất dĩ vi sước, kế kì ước lược dã.” (Có kẻ hỏi Ngao Ngung tử rằng: Nhà thầy ta sao mà sơ sài vậy? Trả lời rằng: Nhà thầy ở một túp mà chẳng cho là chật hẹp, ngang suốt cả thiên hạ mà cũng không cho là vui, là rộng.)
[5] Trong trống rỗng, vì tượng quẻ Ly là “trung hư”, ở hào giữa nó trống rỗng.
[6] Trong đông đặc, vì tượng quẻ Khảm “trung mãn”, ở hào giữa đông đặc.
[7] Câu ở hào Thượng của quẻ Ích theo Chu Hy chú giải có nói: “Mạc ích chi” (Đừng ích thêm nó, là nói thiên lệch vậy). Nghĩa là nó cứ cầu lợi thêm mãi, ta đừng thêm cho nó, đó là lời nói thiên lệch, là mới nói có một bên, chứ nói thật cả ra, thì nên đánh cho nó.
[8] Theo Chu Hy chú giải, câu này do ở hào Lục trong quẻ Tổn Kinh Dịch nói: “Tam nhân hành, tắc tổn nhất nhân; nhất nhân hành tắc đắc kỳ hữu” (Ba người đi thì tổn một người, một người đi thì được gặp bạn). Hành là tổn là bớt chỗ thừa, thêm chỗ chưa đủ. Quẻ Tổn dưới Tốn là Kiền, trên Tốn là Khôn, ba người cùng đi mà tổn đi một người, nghĩa là bớt hào tam mà thêm cho hào thượng, âm dương thay đổi, thành ra quẻ Tốn, một hào dương ở trên và một hào âm ở dưới, thế là một người đi được gặp bạn. Nếu ba người cùng đi thì hỗn tạp mà rối loạn.
[9] Ý nói phải thêm bớt như thế nào mới chính đáng, nếu không chính đáng thì không tốt.
[10] Tức Thiệu Ung, nhà triết học lớn đời Tống, trong tập thơ Kích nhưỡng của ông có bài Đả quai ngâm.
[11] Thơ Dịch ngâm của Thiệu tử có câu “Tu tham nguyệt quật phương tri vật, vị nhiếp thiên côn khổng thức nhân” (Nên tìm tới cung trăng thì mới biết được vạn vật, chưa đi sát chân trời, đâu đã nhận thức được loài người) và câu “Thiên căn nguyệt quật thường lai vãng, tam thập lục cung đô thị xuân” (Chân trời cung trăng cứ đi lại thường mãi, nên ba sáu cung đều là cảnh xuân). Chân trời cung trăng (thiên căn nguyệt quật) là trỏ vào hào dương và hào âm.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Ngô Thì Nhậm » Vi chi phú