Trang trong tổng số 12 trang (116 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cammy

Cái đẹp và thơ hiện nay
Hồ Sĩ Vịnh
chú thích: Bài này em đọc thấy tương đối tâm đắc với một vài chỗ, những chỗ em có thể hiểu, còn những chỗ khác thì... Mọi người đọc và thử nhận xét xem nhé! Đỡ mất công em Type ;))

Là nhà thơ phải có tài đã đành, nhưng đồng thời phải có lý tưởng xã hội; lý tưởng xã hội là năng lượng của nhà thơ, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất với anh ta.

Viết cho ai, viết để làm gì? Vẫn là hai câu hỏi tưởng như không khó trả lời, nhưng thực tiễn sáng tạo thơ là ở một số hiện tượng làm cho người đọc không yên lòng. Những hiện tượng một số nhà thơ trẻ tự khẳng định mình sớm, muốn nổi danh ngay (như một số ca sĩ bên sân chơi nhạc trẻ), những tuyên ngôn thơ vừa cao ngạo vừa ngậm ngùi, thậm chí vô trách nhiệm đối với bạn đọc, những câu thơ buông tuồng, thô thiển thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên những trang báo.

Trau dồi lý tưởng xã hội là tiền đề của sự hình thành lý tưởng nghề nghiệp. Trong ba điều bất hủ của một đời thơ thì lập đức được coi là hàng đầu rồi mới nói đến lập công, lập ngôn. Bản chất xã hội của nhà thơ là con người xã hội, là hơi thở của thời đại. Cái đẹp của câu thơ phải đến với nhiều người, càng nhiều người càng tốt. Còn chuyện đi tìm cái tự do tuyệt đối của nhà thơ, coi thơ ca chỉ là ảo ảnh của cuộc đời, thơ ca được viết không cho ai cả - thú thật chỉ là chuyện viển vông. Đó chưa kể khi tâm hồn nguội lạnh, thái độ dửng dưng của nhà thơ trước những hiện tượng nóng bỏng của xã hội, thì nói gì đến câu thơ đẹp, có ích cho đồng loại. Nói bản chất xã hội của nhà thơ hiện nay cần sòng phẳng hai chuyện: Giới phê bình, có lúc lẽ ra phải hướng dẫn kỹ thuật, kỹ xảo làm thơ, thì họ lại đi dạy lập trường chính trị; minh họa chủ trường chính sách bằng thơ vần vè là chuyện của các báo cáo viên tuyên huấn thì một số nhà thơ lại sa vào xu hướng chính trị thơ ca một cách dễ dãi và lộ liễu. Hai căn bệnh đó vốn tồn tại đã lâu, nhưng nay đã được đẩy lùi, nhờ sự tự ý thức sáng tạo. Nhưng từ đó có người ngây thơ nông nổi nghĩ rằng, chỉ cần mới, cần lạ, cần hay là được, không cần gì lý thuyết, không cần gì bản sắc dân tộc, không cần những giá trị truyền thống..., họ ném ra ngoài xã hội nhiều câu thơ vụng về, khó hiểu, thậm chí có hại, đánh tráo cảm thụ thẩm mỹ của người đọc. Người làm thơ có quyền viết bất cứ đề tài nào, nhưng khi bài thơ ra đời, nó không còn là của anh (chị) nữa mà là của xã hội, là đối tượng cảm thụ của hàng trăm nghìn thị hiếu khác nhau. Khen – chê, chấp nhận – từ chối là chuyện của dư luận xã hội. Nhà thơ không vì thế mà cao ngạo khi được khen và trách cứ, thậm chí là chán nản lúc bị chê. Hiệu quả của sự khen – chê nằm ở tài năng, trước hết là ở tấm lòng người viết, ở lý tưởng mà nhà thơ đam mê. Linh hồn của thơ ca hai cuộc kháng chiến chống xâm lược được thắp sáng bởi lý tưởng xã hội của nhiều nhà thơ và sự cảm thụ cái đẹp của người cùng thời đại. Chính vì vậy mà nó có sức sống lâu dài.

Trong thơ ca, tài năng gắn liền với sự chân thật. Trong văn học kháng chiến của ta ở hai giai đoạn có nhiều bài thơ viết về đề tài mất mát, bi thương, mặc dầu kỹ thuật chưa được điêu luyện, ngôn ngữ chưa thật trau chuốt, nhưng vẫn đọng lại sâu thẳm trong lòng người đọc nhiều thế hệ, kể cả thế hệ hôm nay: Màu tím hoa sim, Núi đôi, Quê hương, Hương thầm, Cuộc chia li màu đỏ,... Bí quyết thành công của những câu thơ hay, đầy xúc động nói trên là gì vậy? – Tài năng. Vậy là tài năng trong sáng tạo thơ ca nằm ở đâu? Trước hết là ở sự chân thật. Có đau thì  nói đau, nỗi đau của người trong cuộc. Sự giả dối trong thơ dễ bị người đọc lật tẩy. Loại hình nghệ thuật nào cũng cần có sự chân thật và sự chân thật trong nghệ thuật thường là cái được phản ánh sự thật cuộc sống, nhưng ở thơ đòi hỏi sự chân thật tối đa. Vì ở đây nhà thơ và nhân vật trữ tình là một, trùng khít đến mức khó tách làm hai. Mọi thứ giả tạo, làm dáng, cường điệu cảm xúc của người viết thành xa lạ với tính chân thật trong thơ.

Có nhà mỹ học nói, mọi thể chế chính trị rồi sẽ qua đi, nhưng câu thơ đẹp thì vẫn còn. Điều đó đúng khi cái đẹp trong thơ phải gắn liền với đạo đức xã hội. E.Căng có lần nói đại ý là: Lý tưởng của chân lý là của Trời còn lý tưởng của cái đẹp là Con người. Cái đẹp của con người bao giờ cũng gắn với cái đạo đức. Cái trước nằm ở giai đoạn cảm thụ tự nhiên, còn cái sau là cái phải trở nên. Thơ ca lại càng như vậy, lý tưởng của nhà thơ, năng lượng thẩm mỹ của nhà thơ nằm ở sức hút nam châm mọi cảm thụ cái đẹp của người đọc. Không có lý tưởng hoặc lý tưởng hời hợt, không bắt nguồn từ đời sống, quay lưng lại một số phận con người, thì mọi tìm kiếm cái đẹp cái mới của nhà thơ trở thành con số không.

Tri thức thẩm mỹ trong văn hóa dân tộc và thế giới không chỉ là sự trang sức cho những hình tượng thơ, mà là phương thức khái quát hóa, là công cụ của kỹ xảo nghề thơ. Điểm tựa để hoàn thiện kỹ năng văn chương là sự tư duy khái quát, là trình độ hiểu biết triết học – mỹ học, đặc biệt là mỹ học dân tộc. Đọc thiên kinh vạn quyển thì cũng quý, nhưng sức người có hạn, vì vậy từng nhà thơ tìm ra cách đọc của mình. Cha ông ta trong hàng ngàn năm dựng nước  và giữ nước đã sáng tạo ra một nền văn hóa có bản sắc riêng, nhưng phải thừa nhận rằng, cha ông ta không quen làm nghệ thuật học, mỹ học thì thiếu hệ thống. Nhưng trong di sản trí tuệ vẫn lấp lánh hào quang những tổng kết mỹ học. Khi bàn đến bản chất của văn chương, Nguyễn Văn Siêu (1796 – 1872) đã chia văn chương ra thành hai loại: Loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Còn hiện thực tả ý là gì nếu khong phải là sự nhất thể hóa hiện thực và siêu thực, cái có lý và cái phi lý, cái ý thức và cái vô thức, cái logic và cái trực giác. Đó là chủ nghĩa hiện thực mở, cái logic, cổ điển, mẫu mực thật xa lạ với chủ nghĩa minh họa, chủ nghĩa tự nhiên trong thơ.
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

(Tiếp theo đây ạ! Dài quá mà!)
Tri thức triết mỹ trong thơ ca là điểm tựa của tài năng, của tầm nhìn, của sự chọn lọc định hướng sức bay của trí tưởng tượng. Có tài nhưng phải có học vấn, học vấn xin đừng nhầm lẫn với bằng cấp, và là thực học, thực tài. Người làm thơ không biết trước, biết sau; biết trong, biết ngoài; biết đông, biết tây thì khác nào anh lính không có vũ khí. Có thể có học vấn cao mà thơ không hay, nhưng đã có bài thơ hay, câu thơ đẹp thì người làm thơ đã có học vấn rồi đấy. Cha ông ta xưa thường dạy: “Bản chất của văn chương là tự học vấn mà ra, học vấn uyên bác thì viết văn mới hay. Có lẽ đâu văn chương lại làm cho người ta kiêu căng?” (Lê Quý Đôn)

Trí tuệ của nhân loại đã sản sinh ra một khối lượng khổng lồ những tri thức vừa cao siêu vừa thiết thực, những thông tin vừa bổ ích vừa trái chiều, cho nên việc đi tìm những kiến thức về khoa học, công nghệ, về văn hóa nghệ thuật để ứng dụng vào lý thuyết thơ và sáng tạo thơ cũng phải liệu sức mình, giống như đi bơi trong biển ả, phải biết cách đọc, cách tiếp nhận, chớ tuyệt đối hóa một hiện tượng nào. Tất cả điều phải xuất phát từ đời sống tinh thần dân tộc mình. Nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học, các nhà thơ đã nhiệt tâm bàn đến mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật. Nhiều ý kiến xác định gợi mở cho sự cách tân. Ơ-giê-ni Phai-nơ-bec (Một nhà vật lý hiện đại) trong bài: “Nghệ thuật và nhận thức” đưa ra nhiều luận điểm và những chứng giải có sức thuyết phục. Ông viết “Nhận thức bằng trực giác, nghệ thuật chứng minh tính hạn hẹp, bất túc của sự nhận thức và do đó tăng cường ưu thế của tri thức trực giác chân lý nói chung và ở các nhà khoa học chính xác nói riêng. Nó phá vỡ độc quyền của tư tưởng phân tích logic, cacsi sẽ đưa con người đến chỗ bất lực”. Rồi đưa ra câu định nghĩa về thơ của O. Man-đen-stam: “Thơ là ý thức mình có lý” Có lý, ý là có chân lý, không thể lý giải, mà là chân lý được tri giác bằng trực giác, khẳng định bằng những phương pháp nghệ thuật.

Nhà thơ Lê Đạt cũng sớm có ý thức đổi mới phương pháp sáng tác thơ. Trên báo Văn nghệ đặc san thơ số 25-2005 ông viết bài thơ Thơ và vật lý hiện đại đã phê phán những quy tắc cứng nhắc, nghiệt ngã nhiều khi bảo thủ của ý tưởng và ngôn ngữ, rồi đưa ra định nghĩa thơ nói cho cùng là Hành vi phá nghĩa và coi Cấu trúc gián đoạn là nền tảng chủ yếu của thơ hiện đại, phá vỡ cấu trúc liên tục đã từng thống trị trên thi đàn. Nhưng khi ứng dụng vào thực tiễn sáng tạo thơ, cụ thể là bài Hoa mười giờ, thì không phải ai ai cũng hiểu như nhau, và thật vất vả khi phải phân tích, giảng giải rất dài thì mới tìm ra được nghĩa, thế thì còn đâu cảm xúc cái đẹp?

Nửa thể kỷ XX mặt biển triết học phương Tây tràn ngập những cơn giông bão, luận thuyết chủ nghĩa, khuynh hướng, thì chúng ta vẫn tìm ra được những “hạt nhân hợp lý cho đời sống văn hóa dân tộc. Ví dụ: xu hướng đề cao vai trò cá nhân được coi là một giá trị văn hóa cao nhất, con người là một nhân vị. Vấn đề trọng tâm đặt ra là thân phận con người trong xã hội, là việc xóa bỏ mọi tha hóa trong hoạt động con người: tha hóa quyền lực, tha hóa lao động. Xu hướng này ở phương Tây có bề dày lịch sử của nó và là một trong những biểu hiện là kêu gọi giải phóng con người. Vấn đề giải phóng con người trong toàn cầu hóa nên hiểu là giải phóng cả thân thể lẫn tình dục (Body and sexuality). Trước đây trong nhiều thập kỷ chúng ta mới nghiên cứu con người xã hội (quan điểm, học vấn, thành phần giai cấp). Bây giờ để khám phá con người bí ẩn cần tính đến con người tâm lý, con người tâm linh, con người sinh học. Nhiều cuộc hội thảo khoa học quốc tế vào nhiều thập kỷ gần đây đã cởi mở đề cập đến những “bề chìm” của con người: nhu cầu, tình cảm, tình dục, cá tính, vô thức, tiềm thức, siêu thực. Hiện nay, trong văn chương nói chung và trong thơ nói riêng, một số nhà thơ, nhà văn tìm đến đề tài tình dục không có gì là lạ. Vấn đề là cách nói như thế nào để dễ đi vào lòng bạn đọc. Đó là chưa nói đến truyền thống miêu tả cơ thể phụ nữ, nhu cầu tình dục, sự hoan lạc vốn là một đề tài có nhiều thành công trong nhiều loại hình nghệ thuật ở nước ta.

Mọi thứ bắt chước những cái kỳ quặc, thô kệch và lố bịch của những dòng thơ suy đồi bên ngoài, ngôn từ rối rắm và xoàng xĩnh, cách diễn đạt thô thiển gượng gạo, vờ vĩnh về đề tài tình dục, tình yêu nam nữ đều xa lạ đối với thơ hiện đại và tất nhiên sẽ bị người đọc từ chối.
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Chào cháu Cammy, mod mới của TV...Cháu post tư liệu này cũng hay...
Chủ đề này đã được trao đổi nhiều bên topic 'Thế nào là một bài thơ hay", với ý kiến cuối cùng của mod ĐLH là cô đọng nhất...

Thiềng Đức đã viết:
Điệp luyến hoa đã viết:
Nghe bác nói rất chí lý. Bản thân cháu trước nay vẫn coi thơ Đường luật là đỉnh cao của thi ca, nhưng cháu không phủ nhận vai trò của Thơ mới. Cháu thì quan niệm là thơ Đường luật như một viên ngọc sáng, một công thức vàng trong thơ ca, vì hầu hết các thể thơ về sau đều là suy ra từ luật thơ Đường. Cháu cũng nghĩ giai đoạn này đúng là đang khủng hoảng về thơ ca, thơ cổ thì ít người tiếp nối được, thơ mới thì đã đến hồi sáo mòn về câu chữ và ý, trong khi lại có một số người lại ngang nhiên phá bỏ những chuẩn mực về nghệ thuật của thơ ca.

Tính những nhà thơ đời đầu thời kỳ thơ mới trở về trước, các nhà thơ lớn đa phần đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của Đường luật. Những nhà thơ trong giai đoạn về sau đều làm thơ trước, học luật sau, đó là "bỏ gốc tìm ngọn", dẫn đến một thế hệ "thơ suông", không có ai tiếp nối được những Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Tản Đà,... Thời kỳ của những người đó đã qua rồi. Đó cũng là bi kịch của thơ mới, và của thơ VN nói chung. Hiện nay nhiều người làm thơ nhưng lại ít người làm được thơ. Nhiều người cho rằng hiện nay thơ mới đang ở cao trào chưa bao giờ có từ trước là hoàn toàn sai lầm.

Cháu chỉ tự thấy an ủi được là, tính nghệ thuật của thơ Đường luật đã được khẳng định qua mười mấy thế kỷ, chắc chắn nó không thể dễ gì bị mai một. Có thể giai đoạn hiện nay chỉ là một bước để người ta thử nghiệm và nhìn nhận lại giá trị của những gì nhân loại đã sáng tạo ra. Phong trào thơ mới đúng là một cuộc cách mạng, mà trong cách mạng thì bao giờ tư tưởng cũng cực đoan, luôn cho cái cũ là xấu và phải gạt bỏ hoàn toàn. Rồi sau hơn nửa thế kỷ qua, cháu biết có nhiều người trong giới trẻ đã và đang tự tìm đường quay lại với thơ luật cũ để khẳng định lại giá trị của nó.
-Cháu viết hay lắm...nhưng vì bác chưa đọc kỷ. Nay đọc lại mới thấy tâm đắc thêm và sẽ sử dụng làm tư liệu bổ sung cho bài viết của bác...
Thanks...
---------------
-Cháu nên xem qua topic trên để tổng hợp cho đầy đủ vì chủ đề này rất nhạy cảm...Tác giả Hồ Sĩ Vịnh viết rất tốt...
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Bài báo của Ô. Vũ Quần Phương cũng hay lắm...
Cháu xem qua ở topic "Thế nào là một bài thơ hay"...

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Ừ, bài này đọc hay quá!
"Việc quảng bá giới thiệu thơ khó tránh khỏi quy luật quảng cáo tiếp thị. Quảng cáo thơ lại không nguy hiểm tức thời như quảng cáo thuốc, người ta rộng rãi lời khen cho vui cửa vui nhà. Chỉ đọc những lời biểu dương ấy thì tưởng như nước ta đang là một "đại cường quốc thi ca", mỗi tuần xuất hiện một nhà thơ tài năng. Tưởng thế mà đọc vào lại không phải thế, là sinh bi quan, chán thơ, xa thơ."
Đoạn này.. đọc rất phải ngẫm nghĩ! Cảm ơn ĐLH.
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Thưa bác Thiềng Đức!
Cháu đã xem qua tất cả những topic đó rồi ạ! Cháu cũng đọc kỹ tất cả những bài viết đó. Nhưng theo cháu, thì hai chủ đề hoàn toàn khác nhau. Bên kia bàn luận là: "Những bài thơ thế nào thì gọi là hay" Và mọi người đều đã cho ý kiến ở đó. Hình như cháu cũng viết vào đó rồi, nhưng vì cháu thực sự không dám viết nhiều về vấn đề nhạy cảm như thế. Ý kiến của cháu vô cùng đơn giản, như cháu đã viết rồi đó ạ. Rằng thơ hay hay không hay thì cũng là một vấn đề rất khó bàn. Điều đó tùy vào cảm xúc của người đọc thôi ạ! Vì bản thân thơ cũng từ cảm xúc mà ra, Nếu không có cảm xúc, thơ lại trở thành một thứ khác.

Còn trong bài viết này, tác giả không chỉ bàn về vấn đề "thơ hay" mà đã luận bàn về cái "tâm" và cái "tài" của nhà thơ. Không những thế, bài viết còn đưa ra một số luận điểm liên quan nhiều đến người viết thơ hơn. Nó nói về thơ nói chung...

Cháu lại chẳng biết viết gì nữa cả, chỉ có ý kiến đó thôi bác ạ!
Mà bác đừng nhắc lại cái việc Mod nữa nha. Cháu xấu hổ lắm, vì mình không làm được gì nhiều...
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Bác gọi mod là theo thông báo của TV chứ không có ý gì khác...
Topic cháu đưa ra để xin mọi người có nhận xét thì bác góp ý .
Thế thôi và chắc sẽ có nhiều người tham gia...
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Thiềng Đức đã viết:
Cái đẹp và thơ hiện nay
Hồ Sĩ Vịnh

Là nhà thơ phải có tài đã đành, nhưng đồng thời phải có lý tưởng xã hội; lý tưởng xã hội là năng lượng của nhà thơ, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất với anh ta.

VIẾT CHO AI, VIẾT ĐỂ LÀM GÌ? Vẫn là hai câu hỏi tưởng như không khó trả lời, nhưng thực tiễn sáng tạo thơ là ở một số hiện tượng làm cho người đọc không yên lòng. Những hiện tượng một số nhà thơ trẻ tự khẳng định mình sớm, muốn nổi danh ngay (như một số ca sĩ bên sân chơi nhạc trẻ), những tuyên ngôn thơ vừa cao ngạo vừa ngậm ngùi, thậm chí vô trách nhiệm đối với bạn đọc, những câu thơ buông tuồng, thô thiển thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên những trang báo.
---------------------
TĐ rất tâm đắc với tác giả HSV...Xin copy trích đoạn ra đây
để làng thơ ta "ngâm kíu"...làm thế nào để thơ bây giờ được
đánh giá hay hơn thời trước...
Cám ơn tác giả Hồ Sĩ Vịnh.
(Còn trích đoạn nữa)
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Cháu rất cảm ơn bác quan tâm ạ. Cháu cũng thấy bài viết này của tác giả HSV nói lên được rất nhiều điều trong thơ VN hiện nay. Thực ra cuộc sống bây giờ dần trở thành thương mại hết, cái gì cũng nhanh, viết thơ cũng thành thơ khoán. Các ca sĩ thì dùng Scandal để nổi (một số), thậm chí các nhà thơ cũng cố tình đưa ra những "tuyên ngôn" trái tai, để tạo "tiếng vang" cho riêng mình.

Chỉ với đoạn trích ở trên của bác thôi, đã có rất nhiều điều để nói. Các nhà thơ, có người thì cũng "cao ngạo" thật, và đưa ra thái độ thật của mình, nhưng có người chỉ là gây chú ý. Mà để làm gì? Để có chỗ đứng... ???

Và cũng đúng là... không phải bài thơ nào được đăng báo cũng là một bài thơ hay. Cái chuyện thơ hay hay dở này thì mình đã bàn rất nhiều ở bên kia rồi phải không bác. Nên cháu cũng không muốn đề cập đến

Thực ra, trong bài này, theo ý cháu hiểu thì tác giả HSV đang đề cập đến người viết thơ, đến đội ngũ nhà thơ, mà phải nhờ đội ngũ này mới có được những bài thơ hay chứ.

Tuy nhiên, theo cháu, vẫn còn những bài thơ hay "Mọi thứ bắt chước những cái kỳ quặc, thô kệch và lố bịch của những dòng thơ suy đồi bên ngoài, ngôn từ rối rắm và xoàng xĩnh, cách diễn đạt thô thiển gượng gạo, vờ vĩnh về đề tài tình dục, tình yêu nam nữ đều xa lạ đối với thơ hiện đại và tất nhiên sẽ bị người đọc từ chối."--->>> Chính vì những thứ như thế này bị người đọc từ chối, nên cháu nghĩ không có gì đáng lo ngại cả, vì những gì người đọc từ chối sẽ tự nó mất đi thôi. Nó không có chỗ đứng, dĩ nhiên qua thời gian nó sẽ không còn tồn tại.

Nếu nhìn bằng con mắt lạc quan, thì chúng ta cứ ngồi và chờ thôi, thời gian qua đi, mọi thứ trở thành lịch sử. Có lẽ ngày xưa cũng có những bài thơ như thế, nhưng vì nhờ có lịch sử thanh lọc, nên chỉ còn lại những bài thơ hay thôi, thời gian sẽ xóa đi những thứ mờ nhạt, những thứ không được người đọc chấp nhận. Phải vậy không ạ?
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Tác giả HSV dường như không làm thơ...
nhưng ý kiến về thơ rất chuẩn xác cho mọi người học tập
hôm nay và về sau...
Thiềng Đức đã viết:
-Xin trích đoạn tiếp...Topic:"Bàn luận về thơ Việt Nam"
ở Room "Thảo luận chung về thơ Việt Nam".
-----------------------
...Bản chất xã hội của nhà thơ là con người xã hội, là hơi thở của thời đại. Cái đẹp của câu thơ phải đến với nhiều người, càng nhiều người càng tốt. Còn chuyện đi tìm cái tự do tuyệt đối của nhà thơ, coi thơ ca chỉ là ảo ảnh của cuộc đời, thơ ca được viết không cho ai cả - thú thật chỉ là chuyện viển vông. Đó chưa kể khi tâm hồn nguội lạnh, thái độ dửng dưng của nhà thơ trước những hiện tượng nóng bỏng của xã hội, thì nói gì đến câu thơ đẹp, có ích cho đồng loại.
...có người ngây thơ nông nổi nghĩ rằng, chỉ cần mới, cần lạ, cần hay là được, không cần gì lý thuyết, không cần gì bản sắc dân tộc, không cần những giá trị truyền thống..., họ ném ra ngoài xã hội nhiều câu thơ vụng về, khó hiểu, thậm chí có hại, đánh tráo cảm thụ thẩm mỹ của người đọc. Người làm thơ có quyền viết bất cứ đề tài nào, nhưng khi bài thơ ra đời, nó không còn là của anh (chị) nữa mà là của xã hội, là đối tượng cảm thụ của hàng trăm nghìn thị hiếu khác nhau. Khen – chê, chấp nhận – từ chối là chuyện của dư luận xã hội.
...Trong thơ ca, tài năng gắn liền với sự chân thật...
...Loại hình nghệ thuật nào cũng cần có sự chân thật và sự chân thật trong nghệ thuật thường là cái được phản ánh sự thật cuộc sống, nhưng ở thơ đòi hỏi sự chân thật tối đa.
...cái đẹp trong thơ phải gắn liền với đạo đức xã hội.
...Không có lý tưởng hoặc lý tưởng hời hợt, không bắt nguồn từ đời sống, quay lưng lại một số phận con người, thì mọi tìm kiếm cái đẹp cái mới của nhà thơ trở thành con số không.
---------------------
-Một lần nữa, xin cám ơn tác giả Hồ Sĩ Vịnh.
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyen minh thanh

mình có thể nói như thế này ''Thơ là tiếng nói của tâm hồn''khi nhà thơ rung dộng trước một hiện tượng dời sống hay bắt gặp 1 luòng cảm xúc mói ngay lap tức họ tim dến thơ dể giãi bày tiếng lòng dó.Nên có thể nói cảm xúc la 1 yếu tố rất quan trọng trong thơ nói riêng va văn học nói chung.Nhưng cũng phải thừa nhận tài nang và dạo dức cũng rất cân khi làm thơ bởi vì nếu không có tài thì không thể làm nổi thơ nhung nếu những bài thơ dược tạo ra không phù hợp với dạo dức,không mang những giá trị thục sự thì sẽ sớm bị dào thải
nguyễn minh thành
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 12 trang (116 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối