Trang trong tổng số 15 trang (144 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [11] [12] [13] [14] [15] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

chao chang

Hằng River đã viết:
Vodanhthi đã viết:
.
1/ Có sách viết rằng "Trong ba người đang đi, thì có một người đáng làm thầy ta."

2/ Tác giả câu "Lạ thật! anh ta làm thế nào mà  tự nhổ nước bọt và đầu mình được nhỉ? Phải nói là ba bãi trúng cả ba...." hình như là bạn Đông Quan, chứ không phải Nguyễn Bá Hòa.
Hay là hai nick đều chỉ một người?
  Hằng xin lỗi mọi người và xin lỗi anh Nguyễn Bá Hoà vì nhầm khi viết Nguyễn Bá Hoà. Lẽ ra phải viết là Đông Quan. Chắc anh Nguyễn Bá Hoà thông cảm cho Hằng chứ? Hằng đang học cảm nhận thơ nên đọc các bài cảm nhận của anh, thành ra nhầm. Hằng không có ý gì đâu.
  Còn bạn Vodanhthi thì không nên móc máy và chụp mũ như thế. Ý của bạn chỉ cần nói là Hằng nhầm, người viết coment đó là Đông Quan, không phải Nguyễn Bá Hoà, hoặc bạn sửa lại cho Hằng có phải là hay bao nhiêu và đỡ mất đoàn kết không?
  Hằng cảm nhận thế nào thì viết thế thôi. Mọi người thông cảm cho Hằng nha!

Tôi xin khẳng định ở đây việc làm của thành viên @Hằng River không phải là nhầm lẫn mà là cố ý cho nên không thể bỏ qua được .Bởi khi ta bấm vào phần trích dẫn thì tên tác giả bài viết tự động in theo bài viết .Chỉ khi họ cố ý xoá đi và cóppy hoặc viết tên khác vào thì mới như vậy .Khi tôi ghi ngờ vì tôi kích chuột vào dòng tên của tôi trong bài viết họ trích dẫn ấy không thấy tự động chạy về bài viết gốc  vậy không đúng rồi .Khi tôi đọc lại trang trước thì mọi việc đã sáng tỏ hành vi gian dối này của thành viên @Hằng River .Vậy mong mọi người cùng nhìn nhận rõ vấn đề
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Mạc Sầu

Tôi có thể lí giải cho việc trích dẫn nhầm của bạn Hằng River như sau:

Khi muốn trích dẫn bài kế trên mà chưa có nút trích dẫn mà họ rất muốn trích dẫn nhất là bài cuối cùng của trang để sang trang mới.

Có người cứ trả lời tiếp gửi bài xong rồi copy dán vào sửa sau.

Có người đặt vào dấu  chấm”.” rồi trích dẫn ,trả lời copy lại tất cả sửa sau

Có người biết dùng thẻ quote và đặt tên người viết vào rồi gửi

Còn trường hợp bạn Hằng River là copy đường link trích dẫn bài bình của Bá Hoà trước đó dán vào rồi gửi bài và quên không sửa . Trường hợp này ngày trước chị Lê Tâm đã dùng và trích dẫn nhầm bài của người khác và dùng quote là Đồ Nghệ đã viết. Và khi phát hiện ra chị Lê Tâm giải thích xong mọi người đều bỏ qua và cười xoà

Bá Hoà ạ! Bạn đừng suy bụng ta ra bụng người nữa nhé!

Xin lỗi ban quản trị và tất cả mọi người vì bài viết lạc chủ đề

Chúc mọi người luôn vui vẻ và hiểu nhau hơn!
”Hỏi thế gian tình là vật gì?
Mà khiến ta sống chết một lời hứa lụy"
st
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Tất cả các bạn:

NT nghĩ là chuyện chẳng có gì để phải xáo xào nhau lên thế. Mỗi người đều có sở thích và quan điểm riêng của mình nên có quyền tranh luận nếu thấy thích, miễn là không vi phạm các quy định đã có của diễn đàn. Khi bạn có bài bình thơ một thành viên, thu hút được sự chú ý của thành viên khác ghé đọc, đó đã là thành công của bạn. Còn việc người ta thấy hay hoặc dở, đồng tình hay không, mọi người có quyền tham gia post bài phản biện. Vì sao ư? Vì đây là diễn đàn Thảo luận chung và chủ đề Bình thơ, cảm nhận thơ của các thành viên Thi việnnày cũng là một chủ đề mở. Chỉ có một chút "khác thường" ở đây: bài bình lại là của một thành viên đã bị khoá nick ở Thi viện, bạn Nguyễn Thế Duyên - do Tiểu Thanh Đình gửi lên. Hôm trước TTĐ gửi thành một chủ đề độc lập nhưng NT thấy đã có chủ đề Bình thơ của thành viên Thi viện nên NT đã gộp vào đây. Các ý kiến của các bạn, vì thế cũng sẽ chỉ là những ý kiến tranh luận trong diễn đàn với nhau, còn tác giả sẽ không thể lên tiếng ở đây dưới nick đứng tên viết bài.

Về bài viết này - và nhiều bài khác trong chủ đề này, NT không đọc với tinh thần "nghiên cứu" mà chỉ nhìn lướt qua với trách nhiệm soát xét bài trên diễn đàn, vì thấy không mấy hứng thú - vừa để mắt vào NT đã bị dị ứng ngay với cách dùng từ ngữ, hình ảnh thô thiển như các bạn vừa có ý kiến trên đây, may mà đó chỉ là phần dạo đầu. Trên mạng, vẫn thường có những bài viết kiểu đó nhằm "tạo ấn tượng", "câu view" của độc giả nên NT cũng chẳng lấy làm lạ. Có lẽ sắp tới, NT sẽ cân nhắc xem có nên cho đăng những bài viết của một thành viên đã bị xử lý khoá nick lên Thi viện nữa không, nhất là khi những bài viết đó có thể tạo sự phản cảm trong diễn đàn.

Riêng với trường hợp thắc mắc của bạn Nguyễn Bá Hoà, NT nghĩ là bạn đã hơi suy diễn rồi đó. Bạn Hằng River đã có lời xin lỗi vì nhầm lẫn, và NT cũng nghĩ đúng như bạn Hằng River đã viết. Cứ suy luận từ nội dung ý kiến mà bạn Hằng River đã post trong cái entry gây tranh cãi, NT thấy bạn ấy đồng tình với nhận định của Đông Quan (mà post nhầm tên bạn Bá Hoà), chứ không có ý phản bác hay chỉ trích gì cả. Vậy thì sao lại kết luận là bạn ấy "cố ý", ác ý" và "gian dối"? Đúng như Lý Mạc Sầu đã giải thích: không thể trích dẫn bài mới nhất của chủ đề nên Hằng River phải dùng thẻ "quote",và trong khi thao tác, cái tên Nguyễn Bá Hoà với một loạt bài bình thơ bên trên đã "ám ảnh" và gõ nhầm. Những chuyện nhầm lẫn như thế cũng là bình thường, bạn Bá Hoà ạ.

Thôi nhé các bạn. Quanh việc này chúng ta nên dừng lại, không nên nói qua nói về nhiều nữa, quanh một hồi lại có thể càng nặng lời cùng nhau và có khi sẽ... mất đoàn kết hơn! :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Mạc Sầu

Với những lời lẽ trên đây quá đủ để Nguyễn Thế Duyên bị khóa nick lần nữa.

Anh tưởng anh là ai chứ? Lời lẽ xấc xược và coi thường mọi người quá lắm. Tôi thấy chị Nguyệt Thu quyết định khóa nick của anh ta trước kia là  đúng.

Một bài viết quá là phản cảm khi những người dốt nát như tôi còn nhận ra nữa là những người có học vấn thì người ta đọc phải đều lắc đầu và phẩy tay.
”Hỏi thế gian tình là vật gì?
Mà khiến ta sống chết một lời hứa lụy"
st
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Đã khoá nick Nguyễn Thế Duyên và xoá luôn bài vừa post của nick Nguyễn Thế Duyên vì vẫn giọng điệu của kẻ thích xúc phạm và "nói trên đầu người khác" trong khi bản thân mình chẳng là cái gì ở đây cả. Những thành viên như thế Thi viện và người chịu trách nhiệm điều hành diễn đàn là NT không chấp nhận để tham gia. Từ nay, mọi bài viết dưới tên Nguyễn Thế Duyên sẽ không được đăng lên diễn đàn Thi viện.

NT
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyen quoc

Thật buồn khi trang bình thơ bị " bấy loạn" lên. Rất hiếm có nhà bình thơ trên các diễn đàn. CÓ thể do nhiều lý do, mà  một trong những lý do đó đã xuất hiện trên trang này. Vậy thì ai dám bình đây?
Bình thơ khó hơn làm thơ! Có người bình là đáng quý, dẫu là thơ ai.Hay dở ta đọc rồi bổ sung ( nếu ta biết).
Thân ái!
Nguyen quoc
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

nguyen quoc đã viết:
Thật buồn khi trang bình thơ bị " bấy loạn" lên. Rất hiếm có nhà bình thơ trên các diễn đàn. CÓ thể do nhiều lý do, mà  một trong những lý do đó đã xuất hiện trên trang này. Vậy thì ai dám bình đây?
Bình thơ khó hơn làm thơ! Có người bình là đáng quý, dẫu là thơ ai.Hay dở ta đọc rồi bổ sung ( nếu ta biết).
Thân ái!
Tôi không đồng ý với ý kiến này.

Không thể vì diễn đàn không có bài viết, hội trường không có diễn giả mà có thể để bất kỳ một thằng điên nào vào múa may quay nồm, gọi hết tên ông nọ bà kia ra nói năng tùm lum tà la để cho vui, cho đỡ "hiếm hoi" được.

Bình thơ, nói to tát hơn là phê bình văn học, rất khó vì phải là người không những có kiến thức, tài giỏi mà còn phải có cái tâm, có uy tín lại có cả cái tài ăn nói, viết lách, hấp dẫn, thuyết phục... mới làm được. Như thế nó mới là quý, như thế nó mới là hiếm.

Nếu để cho những kẻ chính tả còn chưa chuẩn, vần vè còn chưa thuộc, trình bày còn chưa rõ... gọi hết "nhà thơ" nọ, "nhà văn" kia ra "bình"; bài nào cũng với một khuôn mẫu "diễn giải" dài dòng chán ngắt; một tiêu chuẩn "khen nịnh" sáo mòn cũ rích; một cấu trúc "bài vở" đầu Ngô, mình Sở lộn xộn... thì sao gọi là quý hiếm được?

Bình cần những người giỏi! Hãy chờ những người giỏi thực sự đến bình!

Quý là bởi vì hiếm! Hãy cứ để cho nó hiếm thì nó mới quý!

Dù có thích nghe khen đến mấy cũng chớ nên nghe những thằng ngu khen mình!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Hồi trước, mỗi khi topic này có bài mới, là, hnhu háo hức đọc. Đọc xong, háo hức chờ.
Từ lâu lắm rồi, cảm giác ấy không còn nữa.
Có lẽ là vì những bài bình, thơ được bình, như chú Tuấn nói đó, cứ là những lời khen tới mây xanh. Đọc riết đâm nhàm!
HNhu có chút cảm nhận chủ quan. Mong được bỏ qua nếu nghịch tai cô, chú, anh, chị.
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Gửi các bạn: NT đã có lời đề nghị, nghĩ các bạn cũng nên tôn trọng để không tiếp tục post những bài mang nội dung chỉ trích, khích bác lẫn nhau lên diễn đàn. Việc chê, khen một bài bình là quyền của mỗi người nhưng cũng cần có ngôn từ lịch sự, nhã nhặn. Hôm nay NT đã phải xoá mấy bài viết mang tính ác ý, khiêu khích và muốn tạo sự mất đoàn kết của diễn đàn, cả ở trong chủ đề này và chủ đề thơ khác. NT sẵn sàng khoá nick các thành viên có những bài viết kiểu đó để ổn định diễn đàn mà không cần phải giải thích dài dòng, nên mong các bạn chú ý cho.
NT
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thơ Nhà Giáo


              LỜI BÌNH CỦA LƯƠNG HỮU
             về bài thơ Thăm vườn của Bùi Minh Trí
                                        
 THĂM VƯỜN

Hoa rụng  bời bời xuân chóng tàn
Thăm vườn thương cảm kiếp hồng nhan
May còn một đóa màu tươi đỏ
Thắp lửa lòng ta với thế gian.

                   Bùi Minh Trí   
                                                    
                                 
                    
        Trong tiếng Việt, chữ Thăm thật chân tình, hàm nghĩa ân cần, gần gũi, chu đáo; có quan tâm, có lo lắng, có thương cảm, có trách nhiệm … thì mới có thăm nhau. Không nói đến các kiểu thăm xã giao, thăm cho phải phép, thăm để cầu lợi… ngoài thế thái nhân tình, chữ Thăm của Bùi Minh Trí có một sự sẻ chia với đối tượng được thăm, với khu vườn thương cảm mình đến.
       Trước đây Trần Hữu Thung đã từng “Thăm lúa“. Lúa được nhắc đến ít thôi, nhưng tình người thăm thì trải vô biên. Bây giờ, “Thăm vườn”, Bùi Minh Trí chỉ nhắc đến hoa, và nhắc đến cái rụng, cái tàn của hoa. Cảm quan thi sĩ lướt theo thời gian, bời bời hoa xuân và cũng vùn vụt ngày xuân. Chữ “chóng” đẩy thệm nghĩa cho chữ “rụng”, buồn thêm cho nỗi hoa tàn.   
    Thơ bốn câu, khai đề như thế là mở để rồi đóng. Kiếp hoa chóng tàn, mùa xuân cũng chóng qua mau. Tác giả đã ngầm hé lộ hướng khai triển của đề thơ. Thăm vườn nào phải chỉ thăm hoa, tác giả thăm người trong cái vườn hoa hàm ẩn, hai nghĩa. Kiếp hoa gần với kiếp người, dĩ nhiên phải là người đẹp, nghĩa này đã rõ, nhưng đến kiếp hồng nhan, nghĩa câu thơ và nghĩa của cả bài thơ phát sáng. Nhà thơ thăm vườn, là thăm người đẹp, thấy cái chóng tàn của tuổi xuân, cái chóng rụng của hoa mà thương cảm cho cả một kiếp bạc mệnh. Hai chữ bạc mệnh, ẩn sau hai chữ hồng nhan, nhà thơ không nói ra, nhưng người đọc vẫn cứ nhận ra.
       Khai đề và thừa đề như vậy là kín kín, hở hở, mở ra được hướng phát triển của thơ, thông báo được cái mà nhà thơ quan tâm. Kiếp hoa là thế, kiếp người là vậy, các cụ ta xưa đã phải thốt lên, vậy thì  “đời đáng chán hay không đáng chán ” trước cảnh hoa rụng, xuân tàn. Cụ Nguyễn Khuyến an ủi cụ Dương Khuê “ai chả biết chán đời là phải” ; cỡ thi hào còn buồn là vậy, huống chi ! Mở đầu câu thứ ba, câu thơ quan trọng nhất của bài tứ tuyệt, Bùi Minh Trí giải nỗi buồn cho người xưa, cũng là giải nỗi buồn cho mình bằng hai chữ “ May còn”, trong đó chữ “ May ” là chữ Mắt ( nhãn tự) cứu bài thơ, cứu các nhà thơ ra khỏi mọi bi lụy của nỗi rụng, nỗi tàn của kiếp hoa mong manh, kiếp người ngắn ngủi !
                           May còn một đóa màu tươi đỏ
Xin nhớ là một “đoá”, chứ không phải một bông, và đóa hoa ấy, hình dáng, kích cỡ, cánh hoa, nhụy hoa, hương hoa như thế nào không cần rõ, chỉ rõ màu hoa là màu tươi đỏ, hoa không có tên, tên hoa là do người yêu hoa tự đặt. Nhà thơ cần một sự tri âm trong cách tôn vinh, “ một đoá màu tuơi đỏ”, may mà không phải thắm với thời gian. “Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy” của Nguyễn Mỹ, có “màu  tươi đỏ” của Bùi Minh Trí song hành với thời gian. Màu đỏ của Nguyễn Mỹ khẳng định như chưa có cuộc chia ly, màu đỏ của Bùi Minh Trí cứu rỗi được thế gian, ít ra là cứu rỗi được một nhà thơ.
          Theo cụ Trần Trọng Kim, thơ tứ tuyệt “ uyển chuyển biến hóa bởi câu thứ ba. Nếu câu ấy chuyển biến khéo thì câu thơ thứ tư tự trôi đi như thuyền thuận nước”. Bùi Minh Trí chuẩn bị kết bằng một câu uyển chuyển, nên câu kết đúng như thuyền thuận nước, đề của thơ sáng tỏ, tình của thơ thêm sâu, nỗi lòng người viết - nói như cách nói của Trần Mạnh Hảo - giống cái công tắc điện, nhấn nút một cái, cả bài thơ bừng lên
                             Thắp lửa lòng ta với thế gian.
      Mối liên tưởng rất hay, màu hoa đỏ như lửa cháy có thể thắp sáng được lòng nguời. Nhà thơ vốn nhiều thương cảm, trước cái tàn rụng không cưỡng lại được của thời gian, của quy luật, chả nhẽ nói toạc ra lòng ta đã lạnh với thế gian. Hai chữ “thế gian” hàm nghĩa cuộc đời , nhân tình thế thái, xã hội biến cải, cái đẹp, cái xấu, cái còn cái mất dằng dặc một nỗi đan xen. Vậy mà hoa, vậy mà em… cũng là một cái đẹp mong manh, thắp được lửa lòng ta. Hoá ra, thế gian này còn nhiều thứ có thể cứu rỗi được những cuộc đời, chóng rụng như hoa, chóng tàn như phận hồng nhan. Đời ngắn ngủi, thời gian không trở lại, Bùi Minh Trí đi “Thăm vườn”, và chớp được khoảnh khắc trời cho, một ánh lửa hồng trong “ GIÓ THÔNG XANH ”.
                                            
                                                         Thành phố Thái Bình  Tháng 7/ 2012
                                                                  LƯƠNG HỮU
                                                   hội viên Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 15 trang (144 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [11] [12] [13] [14] [15] ›Trang sau »Trang cuối