Trang trong tổng số 39 trang (381 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [25] [26] [27] [28.] [29] [30] [31] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Viễn khách

ancai đã viết:
Kính thưa các anh chị,

Các anh chị có thế giúp tôi tìm bài thơ "Xe Trâu" của nhà thơ Kiên Giang.
email: ancai@juno.com
XE TRÂU

Chợ Quán đêm 9.10.63, Má tôi ngồi kể lại chuyện xe trâu gắn liền với quãng đời làm dâu, làm vợ, làm mẹ một cách khắc khổ.
Tôi đã lớn lên trên chiếc xe trâu ấy từ ngày má mới ra riêng chèo chống ở xứ người mướn đất điền chủ làm ruộng để tạo lập sự nghiệp.
Hình ảnh chiếc xe trâu với đôi bánh nặng nề lăn dài theo đường mòn xuyên qua đồng ruộng vào mùa khô đã lui vào ký ức.
Ngày thơ dại của tôi bú sữa mẹ trên xe trâu. Bây giờ tôi đau sót khi hình dung, hình ảnh người mẹ, tay bồng tôi, tay nắm dây vàm khiển chiếc xe cót két rên rỉ đi về đồng quê. Tôi đã bỏ làng bỏ xứ từ lúc làm nghề viết lách. Tôi không có dịp về làng cũ để tìm vết xe trâu, màu lá mạ, bông mướp, bông tràm, hình ảnh mẹ, tuổi đôi mươi.
Tất cả chỉ còn là kỷ niệm và vết đau. Tôi muốn được ôm ấp mãi kỹ niệm và vết đau ấy để nghiền ngẫm danh ngôn: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt xảo nhứt vẫn là trái tim người mẹ”. Ngày nay người ta đã dùng máy cày để kéo lúa. Sự có mặt của máy móc trong việc kéo lúa đã làm giảm mức độ đổ mồ hôi và công khó nhọc của dân cày. Tuy nhiên tôi vẫn tôn thờ hình ảnh chiếc xe trâu thô sơ.
Tôi xin dâng mẹ tôi và bạn với thâm tình hình ảnh chiếc xe trâu.

Xe trâu cót két
Cót két xe trâu
Bánh xe nằng nặng in sâu lối mòn
Tay cầm vàm nhỏ
Tay nọ ẳm con
Nắng vùng xẻo đước (1)
Con trâu khát nước
Thở đốc từng cơn
Bánh xe nghiền nát cốt mòn
Nát thân không nát nổi hồn mẹ quê
Mồ hôi tưới khắp đường xe
Thân gầy sức yếu, đường về xa xôi.

Người mẹ nghèo sợ con cảm nắng
Lấy khăn rằn bông nửa mui xe
Con nằm khoanh ngủ trong lòng mẹ
Dưới áng mây lành mát bóng quê.

Xe trâu kéo lúa, chở con thơ
Lúa giống năm nay để tới mùa
Gieo mạ cho quằn bông lúa chín
Cho con no ấm, sớm nô đùa.

Con của má cũng là giống tốt
Mai sau con sẽ có gia đình
Nuôi con... sẽ biết công từ mẫu
Trọn kiếp làm dâu : kiếp khổ hình

Từ Đông-Hòa(2) má sang Đông-Thái(3)
Một chuyến sang đò: chuyến biệt ly
Giọt nước lìa nguồn sa bến đục
Bông tràm rơi trắng bước vu qui

Chín tháng con nằm trong bụng mẹ
Chắc nghe mẹ khóc lúc mang thai
Nên con của mẹ thành văn sĩ
Biết khóc từ khi chửa hiểu đời.

Gà mới gáy má vừa thức giấc
Một mình vo gạo ở cầu ao
Nấu cơm cho mấy mươi công cấy
Ngủ đứng ngoài sân tựa cổng rào

Em chồng năm đứa nhởn nhơ chơi
Khi mẹ đày thân trả nợ đời
Cơm nguội cá thiu chan nước mắt
Dầm mưa không mảnh áo chằm tơi

Ngày mẹ ra riêng về Xẻo Đước
Giang sơn vỏn vẹn: chiếc xuồng be
Cha bơi lái mẹ ngồi bơi mũi
Chèo chồng xứ người tìm bến quê

Mẹ đập ống ngày con sáu tuổi
Rước thầy về dạy chữ a, b
Còn cha phát đất ông điền chủ
Tiền học đóng bằng lúa mẹ giê.

Thầy giáo vỡ lòng làm quốc sự
Đến "Điền Trên"(4) ghé bước phiêu lưu
Nhà nghèo chữ nghĩa thơm mùi mực
Con nhớ muôn đời ông giáo Như(5)

Bông mướp trổ vàng dưới mái hiên
Giàu thêm chữ nghĩa, chẳng giàu tiền
Trâu già vẫn kéo xe trâu cũ
Nửa kiếp con mang nợ chủ điền.

Làng cũ sau ngày binh lửa dậy
Con không về nữa xóm Điền-Trên
Đông-Yên(6) làng cũ xa xăm quá
Mờ vết xe trâu bóng mẹ hiền.

Khi con bán chữ mua cơm áo
Tóc mẹ thúng bông rối mái đầu
Ngồi kể chuyện buồn đêm Chợ Quán
Quãng đời cay đắng, chuyện xe trâu.

Trời hỡi mẹ ơi con bất hiếu
Nửa đời, sự nghiệp trắng hai tay
Tại sao con chẳng đi ăn cướp
Cho mẹ cho con bớt đoạ đày.

Tại sao trời bắt làm thi sĩ
Khóc mướn thương vay mãi chuyện đời
Mà trái tim đau giàu cảm lụy
Bị đời gạt mãi mẹ hiền ơi!

Một chiếc xe trâu, bao hột giống
Đổi cho con một kiếp làm thơ
Nếu không có mẹ, thơ và mộng
Con chết còn hơn sống kiếp hờ

Mẹ bảo : "Mọi nghề đều quí trọng
Con ơi cứ sống cứ làm thơ
Bạc tiền danh vọng như mây nổi
Má vẫn gần con, dẫu xuống mồ"

-Kiên Giang-
(Chợ Quán đêm 9-10-63)

Chú thích:
(1) Xẻo Đước: Một con rạch ở làng Đông Yên
(2) Đông Hoà: Làng quê ngoại
(3) Đông Thái: Làng quê nội
(4) Điền Trên: Một xóm hẻo lánh khi song thân vừa ra riêng đến đây để lập nghiệp
(5) Giáo Như: thầy dạy vỡ lòng tên Như
(6) Đông Yên: Một làng ở quận An Biên (tỉnh Kiên Giang) cách quê nội, quê ngoại một ngày thuyền. Song thân đã tạo lập sự nghiệp tại làng này.

“THI CA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1889 – 1965” Của Tác Giả Trần Tuấn Kiệt. NXB Sống Mới
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ancai

Xin thành thật cám ơn các anh chị đã posted bài thơ “Xe Trâu” lên diễn đàn “Thi Viện”. Kính chúc các anh chị cùng gia quyến một mùa giáng sinh an bình, đầy ân sủng, và một năm mới an khang, thịnh vượng.
Kính,
An Cai
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

meomi

anh chị ơ, em đang làm luận văn tốt nghiệp về trường ca Puskin, cụ thể là trường ca "ruslan và lutmila", "đoàn người sigan" và "người tù kapka". nhưng hiện giờ thì em chỉ tìm được trường ca "Đoàn người sigan" thôi. anh chị nào có hai trường ca kia hoặc tài liệu liên quan gửi cho em vói, em đang rất gấp!em cảm ơn anh chị rất nhiều. anh chị có thể gửi qua mail của em.
em.bupbengoan@gmail.com hoặc bncthu49@student.ctu.edu.vn
em cảm ơn rất nhiều.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thành thơ

Giới thiệu tác giả: Nhà thơ Nguyễn Duy từng trải qua tuổi thơ lam lũ vất vả ở miền quê xứ Thanh Hóa nghèo nàn mà sâu nặng nghĩa tình. Tuy sớm mồ côi thiếu tình mẹ nhưng bù lại cậu bé Nguyễn Duy hiếu động và hồn nhiên đã được sống trong tình yêu thương và sự chăm sóc chu đáo của bà ngoại. Tấm lòng nhân hậu, mộc mạc như trăng sao của bà đã nuôi lớn tâm hồn nhà thơ. Sự gắn bó với đất nước và nhân dân trong những năm tháng chiến tranh gian khó đã nuôi dưỡng và hun đúc lên trong Nguyễn Duy một hồn thơ cương trực và mạnh mẽ, nặng trĩu suy tư mà thắm thiết nghĩa tình. Nguyễn Duy là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ thời chống Mỹ, gắn bó mật thiết với vận mệnh của tổ quốc và nhân dân, tự ý thức rất cao về vai trò trách nhiệm của mình với dân tộc. Thơ Nguyễn Duy đã sớm định hình một dáng dấp riêng - Nhà thơ của những vẻ đẹp đời thường. Bài thơ “Đò lèn” được viết năm 1983 in trong tập thơ “Ánh trăng”, trong một lần nhà thơ trở về quê hương sống với những hồi ức đan xen nhiều vui buồn của tuổi thơ, có thể nói đây là bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp hồn thơ của Nguyễn Duy.

ĐÒ LÈN

Thuở nhỏ tôi ra Cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền cây Thị
Chân đất đi đêm xem lễ Đền Sòng.
Mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua, xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Tôi trong suốt giữa đôi bờ hư thực
giữa bà tôi và tiên phật thánh thần
cái năm đói củ giong riềng luộc sượng.
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm

Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

Chủ đề: Viết về người bà cùng những kí ức tổi thơ gắn liền với địa danh thân thiết của quê hương, trong niềm thương tiếc ân hận, xot xa muộn màng của người cháu đã trưởng thành. Bài thơ không chỉ bộc lộ tình yêu người thân, quê hương mà dặc biệt bài thơ đem lại giá trị thức tỉnh nhân bản.
Về văn bản:
Kí ức tuổi thơ và hồi ức dường như cũng là một niềm xúc cản đau đáu trong thơ Nguyễn Duy.
Kí ứ tuổi thơ hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ rất sống động, rưng rưng cảm xúc, vừ riêng tư vừa gần gũi với mội người.
Những địa danh: Đò Lèn, cổng Na, Bình Lâm, đồng Quan, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng.
Phép liệt kê gợi tình quê và hoài niệm
Cái nhỏ nhoi bình thường và cao quí
Cảm hứng về cội nguồn
Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình thời tuổi thơ là sự hồn nhiên chân thật, không thi vị hóa hay tô hồng cuột sống.
Hình ảnh người bà có ám ảnh và cuốn hút người đọc:
Hình ảnh tảo tần lam lũ
Biểu tượng của lòng thương yêu con cháu
Bản lĩnh sống kiên cường
Hình tượng này giản dị và lớn lao, thân thiết mà gợi nhiều xót xa thương cảm
Từ láy “thập thững”: rất dân dã
Giá trị tạo hình cao: diển tả bước chân khó nhọc, không chắc chắn, dường như không tự chủ. Càng đặc biệt khi diển tả bước chân của bà, của người già.
Nổi ân hận và thương tiếc bà
Từ ấu thơ: vô tư và nghịch ngợm
“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế”
Câu thơ nhân thực đến đắng lòng
“Hai bờ” là ranh giới phân định hai bên
Bên “hư” thế giới của tiên, phật, thánh, thần, thế giới của huyền thoại, cổ tích.
Bên “thực” cuộc đời vất vả của bà
“Trong suốt” là trạng thái nhận thức thơ ngây, trong trẻo vô tư hồn nhiên
Câu thơ vừa là nổi ngạm ngùi ân hận, vừa là sự chiêm nghiệm, nhận ra cái giá phải trả cho những ảo tưởng
Các từ “bay tuốt”, “rủ nhau” mang sắc thái hài hước, dí dỏm có pha chức mỉa mai
Những từ ngữ đời thường được gán cho các thế lực siêu nhân. Bài học nhẹ nhàng nhưng thấm thía.
Đừng tự ru mình trong những ảo ảnh
Không thể chống lại cái xấu, cái ác bằng niềm tin ngây thơ được.
Hình ảnh “dòng sông” và “nấm cỏ” là dư vị triết lí sâu sắc mà ngậm ngùi.
Cuộc sống như “dòng sông xưa” mãi trôi chảy “vẩn bên lở bên bồi” với bao phồn tạp.
Đi cùng “dòng sông” – “cuộc đời” nhận thức của mỗi người sẻ trưởng thành hơn, sẻ tự chiêm nghiệm được cái còn- mất của cuộc đời.
Người cháu bây giò đã thức tỉnh trước quy luật đơ giản mà nghiệt ngã của cõi đời “khi tôi biết thương bà thì tôi muộn / bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”
“Nấm cỏ” mong manh, nhỏ nhoi, dân dã, đơn sơ đã bật thức triết lí nhân sinh thật bình dị mà cao quí
Hãy dành tình yêu thương, cảm thong và thấu hiểu với người thân, với mội người quanh ta, đừng để khi thực sự biết yêu thương người khác thì cơ hội đáp đền đã không còn.
Thành Thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngô Quang Hà

Tôi viết bài thơ trước giờ súng nổ
nghe giọt sương rơi trên cành lá rụng
nơi chiến hào quê mẹ quê cha
Máu của người nhuộm đỏ đất phù sa
hoà nhịp đập trái tim con càng giục giã
Đế quốc Mĩ, con sẽ bắn, bắn từng tên gục ngã
hết giặc rồi về thăm mẹ con ơi
Đêm hôm nay sao sáng cả bầu trời
lời mẹ dặn, theo quân hành ra mặt trận
Mẹ ơi, đất Thừa thiên gừng cay muối mặn
30 năm trường theo Đảng thuỷ chung...
............
Còn nhiều lắm mà em không nhớ, có anh chị nào biết bài thơ này, chỉ cho em với, hồi trước em hay nghe ba em ngâm, nhưng mà không nhớ hết, ba em cũng vậy.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nha82

xin chào diễn đàn, mình là thành viên mới gia nhập. Mình rất muốn tìm hai bài thơ. 1 là bài thơ về biển có tác giả biệt danh là Biển, và sau đó có 1 bài thơ có tác giả tên là Đất đáp lại bài thơ của tác giả tên là Biển. Mình chỉ có thông tin thế thôi. Có ai biết hồi âm dùm nhé. Thanks
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NONOBITA

Hiện nay mình đang cần 1000 bài thơ đường Việt Nam để làm tài liệu nghiên cứu cho luận văn tiến sĩ.Mình mới vào 4rum,cũng lạ nước lạ cái...nên đành mạo muội nhờ các bạn giúp đở cho...

thơ đường.. như bài " nam quốc sơn hà" là bài thơ đường đầu tiên của VN
(nếu có thời gian của các bài thì quá tốt)
Cám ơn các bạn rất nhiều...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Ở Việt Nam không có cái gọi là thơ Đường. Chia buồn.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chán thật!
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ABCDEFGZ

[đã xoá]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 39 trang (381 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [25] [26] [27] [28.] [29] [30] [31] ... ›Trang sau »Trang cuối