Trang trong tổng số 15 trang (144 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Minh Bình

Cảm nhận chung về thơ trên thi viện:
Tôi không phải là nhà thơ... củng không phải là là một người theo nghiệp văn chương, nhưng lại yêu văn học, chính vì vậy mỗi khi rảnh rổi tôi lại tìm đọc thơ của các bạn trên Thi Viện, điều này củng không phải ngoại lệ với nhiều người... Nhưng tôi cảm nhận, đây quả thật là một sân chơi lành mạnh cho những ai yêu thơ... Tôi củng không am hiểu lắm về lý luận văn học, nhũng thứ mà người ta thường vẫn gọi là nội dung và nghệ thuật...Tôi đọc thơ của các bạn theo cảm nhận của riêng tôi, và tôi củng chỉ ghi lại những cảm xúc của tâm hồn mình-cái mà tôi vẫn gọi là thơ ( Cho có vần có điệu)Còn đối với người khác thì mặc, họ gọi gì thì tuỳ!Phải nói rằng thơ của các bạn hay lắm có thể xứng" Thi thành thảo thụ giai thiên cổ" Nhưng có một số "bạn" cã già và trẻ xử sự trên diễn đàn này chưa thực sự là người có văn hoá( Chắc các bạn theo dỏi đã biết)Trong đó có cã những người đã nổi danh và có cã những người mới "te te" gáy ( Tuy nhiên không phạm phải những quy định của Thi Viện" ...Vì vậy nếu ai đọc trang này mong rằng hãy thông cảm cho những người như tôi, góp ý thẳng thắn và tế nhị... Từ trang thơ này chúng ta trở thành những người bạn tốt của nhau trong cuộc đời, đó là mơ ước chung của tôi và nhiều người khác. Cảm ơn các bạn!
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

@Bạn Minh Bình!Tôi rất thông cảm với bạn, Bởi tôi cũng có tâm trạng giống bạn vậy! Mới vào thi viện, có một vài bài viết ,đã thấy tiếp theo là bài viết gần như kiểu:" bài viết của chị tôi không ngủi được".Nhưng tôi khác bạn ở chỗ tôi không phản ứng như bạn (tôi đọc nhiều bài của bạn tôi biết bạn có hơi bức xức- Lòng tự trọng của đàn ông mà-) Nhưng bạn đã nói ra cũng rất tốt, và bạn cũng đã nói hộ tôi  đấy!Tôi còn nhận được một thông điệp nói lời thiếu văn hoá nhưng tôi nghĩ chắc là họ chưa được đi học ,và tôi không có trách nhiệm trả lời, trách nhiệm đó thuộc về bặc sinh thành ra họ và bản thân họ,mình coi như đã chưa đọc và quên rồi,nhưng đọc tâm sự của bạn ,tiện thể nhắc lại với bạn để tỏ lòng thông cảm thôi! Mong rằng bạn vui, cho qua đi - và biết đâu đấy cũng là một cách "làm quen" nhỉ ?.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Gửi bạn Minh Bình và Phượng Hoàng Lửa:

Những tâm tư các bạn tỏ bày ở đây, NT đã đọc và cũng hiểu. Chuyện các bạn bức xúc cũng là chuyện thường tình. Những trường hợp các bạn nêu ra đây, tuy NT chưa biết cụ thể nhưng NT có thể tin điều các bạn nói là có thật. Vì ngay chính NT và các Mod khác như Hoa Xuyên Tuyết, Nguyễn Dũng... đều đã gặp trong trường hợp của chính mình: những lời thóa mạ, phỉ báng công khai trên diễn đàn hoặc qua hộp thông điệp, khi chúng tôi thực hiện công việc của mình ở Thi viện. Ngay NT, đã từng bị một thành viên mạo danh bằng một nick tương tự và sao chép cả phần lý lịch, chữ ký để post bài nói nhăng nói cuội trên diễn đàn. Âu đó cũng là những chuyện mà mạng ảo hay có, vì người ta nghĩ đã là ảo thì chẳng ai biết ai nên dễ nói, dễ hành động một cách tùy tiện và ném đá giấu tay. Tham gia các forum nói chung, diễn đàn Thi viện nói riêng, tất cũng có lúc gặp!

Tuy vậy, công bằng mà nói, ở Thi viện, các hiện tượng đó không nhiều, không là phổ biến. Các thành viên của Thi viện đối xử với nhau khá chân tình và cũng có sự tôn trọng lẫn nhau. Điều này thì chắc nhiều người có thể đồng tình với NT.
NT chỉ mong rằng, khi các bạn bị rơi vào các cảnh ngộ nói trên, bị ai đó cố tình xúc phạm, công khai hoặc qua tin nhắn trong Thi viện, các bạn hãy thông tin cho BĐH qua thông điệp riêng, chúng tôi sẽ xem xét các hiện tượng đó để nhắc nhở hoặc cảnh cáo, thậm chí xử lý bằng các quy định của Thi viện như khóa nick, ban IP. NT nghĩ, bằng cách đó, chính là các bạn đã tích cực góp sức cùng BĐH để giữ gìn sân chơi lành mạnh ở nơi đây.

Cảm ơn những thông tin mà các bạn đã đăng tải qua đây... Tuy vậy, NT cũng thấy các bài trao đổi này lẽ ra chúng ta nên gửi vào các chủ đề khác ở mục Giới thiệu làm quen, giao lưu hoặc ý kiến xây dựng, yêu cầu. Như: "Thi viện-nơi tôi đến và dừng chân" chẳng hạn! :)

NT
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

Cảm ơn NT. Minh Bình hiểu rỏ những ý NT viết...Tâm hồn mình luôn luôn rộng mở và đầy lòng vị tha. Thơ mà! Hi! Hi! Nội dung thơ ca, xưng hô...Không có gì đáng ngại-Bình thường! Nhưng có những câu thơ...Theo MB không đẹp... Mà thôi dân chủ mà, miễn sao không vi phạm những quy định của Thi Viện thì muốn viết thế nào thì viết...MB chỉ buồn vì ý tứ thơ không đẹp thôi. Hôm sau MB sẽ viết vào trang " Thi Viện nơi tôi đến và dừng chân" Cảm ơn NT! Chúc bạn vui khoẻ.
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hằng Nga11

ĐỌC BÀI THƠ " TÌNH YÊU BIỂN CẢ ĐẤT LIỀN " CỦA PHẠM BÁ CHIỂU

Biển và tình yêu- vốn là đề tài không mới của thơ ca. Đọc bài thơ" tình yêu biển cả đất liền " của Phạm Bá Chiểu ta lại có những rung đọng mới. Trước hết ở cách so sánh của nhà thơ:

Dòng thơ tình biển viết
Là con sóng ngày đêm
Mải miết và mải miết
Gửi về cho đất liền

Nhà thơ so sánh những con sóng như những dòng thơ tình của biển, ngày đem mải miết gửi cho đất liền. hình ảnh thật mới mẻ và sáng tạo.

Biển làm thơ gửi đất liền- đó là một tứ thơ mới( Phàm những cái mới đều gây nhiều hứng thú):

Đất liền luôn êm ả
Đón đọc dòng thơ tình
Lặng lẽ và lặng lẽ
Thấm sâu vào trong tim

Tôi rất thích khổ thơ cuối cùng vì nó gợi lên trong ta những suy nghĩ rất trong sáng vè tình yêu. Nó như lời của một chàng trai lần đầu biết nhớ, lần đầu biét yêu, lần đầu biết say đắm.Những vần thơ trên lại càng đáng quí khi tác giả của nó cũng đã trải qua rất nhiều quay quắt của cuộc đời:

Chẳng bao giờ biển biếc
Vơi cạn nguồn thơ tình
Chẳng bao giờ anh hết
Sóng đổ về tim em
Đọc bài thơ " Tình yêu biển cả đất liền" ta sẽ tháy cuộc sống đẹp hơn, đó cũng là một cách đẻ ta tiếp thêm sinh lực cho những tháng ngày vất vả mưu sinh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Từ Cát Tú

Xin cảm ơn và xin lỗi bạn Nguyệt Thu và mọi người, có thể nhờ bạn Nguyệt Thu Chuyển giúp bài này về đúng vị trí đồng thời xoá bài cũ, tôi với chức năng thành viên thao tác không triệt để,
Xin trân trọng cảm ơn!
Ta vô danh hát những lời vô thanh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Từ Cát Tú: NT đã chuyển xong. Bài của bạn đang ở đây ạ: http://www.thivien.net/fo...ID=IfPRQjukpqheC7_da7pGUQ
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Từ Cát Tú

Cảm ơn bạn Nguyệt Thu rất nhiều.
________Từ Cát Tú.
Ta vô danh hát những lời vô thanh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thayhuynh50

Những cảm nhận khi đọc hai bài thơ “ Đường Xưa và Đường Mới” của chị Quế Hằng nhân 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

          Trần Hải Huỳnh



            Con đường là mạch máu giao thông trong cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Nếu không ăn, uống con người có thể chết. Nhưng nếu không đi lại con người coi như tê liệt, và đau khổ hơn nhiều. Tham gia giao thông tại VN đang là nỗi ám ảnh của nhiều người hiên nay. Chính vì thế mà nhà nước đã bỏ khá nhiều tiền để cải tạo nâng cấp mạng lưới giao thông, từ thành thị đến nông thôn.
           Hai bài thơ “ Đường xưa và Đường mới” của chị Quế Hằng  vừa đăng trên thi đàn là một mẫu hình về cảm nhận giao thông của hai thời kỳ : bao cấp và đổi mới. Nếu ngày nay chúng ta được đi trên những con đường bằng phẳng, lát nhựa mượt mà, dâm mát bóng cây “Đường nhựa thênh thang hoa gạo đón chào” , để thả mình ngắm nhìn thiên nhiên mà không sợ vấp ngã, sợ ổ gà, ổ trâu, thì mới thấm thía nỗi đau của những người một thời đã phải đi trên những con đường làng quê lầy lội bùn đen, ướt ướt, khô khô
Gồ ghề khúc khuỷu
Chỗ khô
Chỗ lội ướt cả quần
Chỗ bùn lầy như chè bà cốt
Vàng vàng đo đỏ
Bám ống chân

         Không hiểu có đúng không, nhưng chắc nhà thơ sống ở vùng chiêm trũng, vùng có nhiều đất sét rất dẻo và dai. Hình ảnh chè “bà cốt” được ví với bùn lầy quả là ngộ nghĩnh và rất nên thơ. Cái sánh của bát chè làm ta có cảm giác ngon ngọt bao nhiêu khi ăn thì lại càng khó chịu bấy nhiêu khi đặt chân xuống chỗ bùn sền sệt ấy khi không còn cách nào để tránh nó nữa. Vì chỗ khô thì chỉ có:
Chỗ khô toàn những hố vũng chân
Trâu người qua lại đua nhau dẫm
 
Ôi, thật kinh khủng khi bước vào những cái hố vũng chân đó, vì nó như cái bát khổng lồ đựng đầy keo bùn sánh đặc, nếu bạn yếu thì chưa chắc đã rút nổi chân lên, chưa nói đến việc bùn dính đầy ống chân khiên đôi chân của bạn nặng thêm dăm ba cân nữa.
         Bản thân tôi đã lâm vào cảnh đó và nhớ đời chuyện này khi hàng ngày đi học qua con đường nhầy nhụa kinh khủng ấy,cho nên có lần tôi đã viết :
Đường làng sau mưa lão nhão bùn non ( Đến trường của T.H.H.).
         Nhưng sau cái khổ cực của những con đường xưa ấy, Quế Hằng lại có cái nhìn lạc quan của một cô gái tuổi dậy thì :
Chỉ có hai vệt cỏ hai bên xanh thẫm
Lốm đốm hoa, cái tím, cái vàng
Mấy con bướm lang thang
Bay lượn nhẹ nhàng

         Thật  nhẹ nhàng và thanh thản đến ngỡ ngàng. Quần đang ướt, bùn bám ống chân, đo đỏ vàng vàng tức đến phát điên lên mà nàng nhìn được con bướm lượn bay với những nụ hoa dại tim tím vàng vàng thì quả là yêu đời biết mấy. Cũng với hồn thơ ấy chị đã tả thật đúng cảnh học sinh khi tan lớp về nhà dọc đường làm những chuyện gì :
Nhưng khi về cả đàn đùa tá lả
Lóp ngóp qua đường sền sệt bánh chè lam
Ném nhau cho hả mấy tiếng bị thầy giam

         Vẫn con đường đó, vẫn chất bùn đó nhưng giờ đã cắn lại thành “bánh chè lam”rồi, nhưng chả ai quan tâm nữa.  Tan trường sau mấy giờ bị thầy nhốt, cánh trẻ lại thả sức đùa nghịch vui chơi bằng mọi cách có thể mà ở đây là lấy bùn ném nhau cho hả dạ. Ngày nay có Ômô chắc ít ngại chứ hồi đó chỉ có quả găng để giặt chắc Quế Hằng cũng biết hậu quả của trò nghịch ngợm này làm đôi tay mệt mỏi đến nhường nào! Nhưng mà thích thì cứ chơi chẳng ngại gì :
Về đến nhà như một lũ ma chơi
Quần áo lấm lem
Mặt mũi chả ra người
Vẫn ha hả cười như thằng mất trí

        Đúng là một lũ “nhất quỷ nhì ma” của tuổi học trò thơ ấu ngày nào, để sau này lớn lên khi xa quê tìm lẽ sống vẫn nhớ về con đường ngày xưa :
Tết về quê mẹ
Lại rộn rã đường xưa
  
         Khái niệm đường xưa, một thời, chắc còn gắn bó vơi bao người ở cái lứa tuối thế hệ 5X, từ những con đường đó họ đã phấn đấu vươn lên và trưởng thành như hôm nay và, bây giờ lại được thưởng thức cái vị ngọt của những con đường mới ;
Con đường đi qua đồng lúa mới
Xanh nõn, xanh nà, lá non chấp chới
Tôi thấy mình lạc giữa chốn đào hoa

         Vẫn là cái nhìn lạc quan thuở học trò, cái nhìn tinh tế của một cô Thiếu Nữ tóc đã thêm nhiều sợi bạc khi quay lại làng xưa trên đường mới, giống như lạc vào công viên bồng lai của thời đổi mới.
Nhưng không phải là lạc quan tếu, ngông nghênh và kiêu ngạo mà chị biết đặt mình ở vị trí nào của xã hội ngày nay để cái nhìn lạc quan ấy biến thành hiện thực với những lời khuyên rất chân thành của những người làm cha làm mẹ :
Nhường đường mới cho hoa thơm trẻ nhỏ
Lũ chúng bay hãy  cười cho đã
Đất trời này giờ là của tụi bay
Hãy hưởng đi thỏa tuổi trẻ hôm nay
Học cho giỏi
Để thành thày, thành thợ

         Vâng, các con hãy hưởng thụ những thành quả mà ông cha đã tốn bao công sức để gây dựng nên mà không chút ưu phiền để nhường nó, nhưng hưởng thụ bao giờ cũng phải kèm theo lao động vì chỉ có thế thì cuộc sống mới vững bền trường tồn được. Mà công sức đó ta có đòi đâu chỉ có ước muốn đơn giản, các con gắng sống sao cho vẹn nghĩa vẹn tình để lòng ta thanh thản khi bóng chiều đã ngả sang phía bên kia, buổi chiều tà rồi
Để chúng ta hạnh phúc buổi chiều hôm!
         Hai con đường, hai hình ảnh, hai thời kỳ, hai thái độ, hai nỗi lòng... thông qua hai bài thơ “Đường xưa và Đường mới” Quế Hằng bằng bút pháp ẩn dụ, so sánh, nhân cách hóa, tìm vần, ghép nhạc đã mô tả cực kỳ sinh động sự thay đổi lớn lao của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam qua hai thời kỳ : Bao cấp và Thị trường.
         Qua các bài thơ ta cũng nhận được tư tưởng giáo dục rất có lý có tình với cả hai thế hệ : trẻ phải biết chăm lo nhiệt tình lao động và cống hiến, già phải biết chỗ đứng của mình trong xã hội là động viên khuyến khích tài năng trẻ, không nặng về quá khứ để so đo công trạng . Một xã hội hài hòa như vậy làm sao không phát triển tốt đẹp được?
         Hai con đường, hai nỗi lòng, xưa và nay, những cái đó cứ day dứt tôi mãi, vì thế tôi viết đôi dòng để cảm ơn tác giả đã có một cái nhìn lạc quan đầy chất thơ giúp chúng ta nhận thức lại chính mình khi ngoài kia trời đang hửng nắng và lòng người đang rộn vui đi trên những con đường rợp bóng hoa cờ của thủ đô ngàn năm văn hiến hôm nay.

                   Hà Nôi, 10-10-2010
                   Trần Hải Huỳnh
Sự thật phũ phàng
Là thang thuốc bổ !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn thế Duyên

Nghiêm Diệu Dung đã viết:
Vài lời gửi đến bạn nghiêm Diệu Dung

Tôi đã đọc rát kĩ bài thơ này và những lời bạn giải thích về bài thơ. Nhưng tôpíc của bạn là "Những bài thơ về tôn giáo" nên tôi chưa thoả mãn với những lời giải thích của bạn. Bạn không nêu cho chúng tôi biết đưộc mối liên quan của giáo lý và bàithơ là ở đâu?
Mong bạn giảithích rõ thêm liệu có đưộc không?
                   Cám ơn bạn rất nhiều

Diệu Dung xin được đôi lời:
Chủ đề Thơ ca Phật giáo gồm những bài thơ có nội dung về cả đạo và đời vì đạo và đời gắn bó với nhau song hành, không thể tách rời!

Đời không đạo lấy gì mà sửa
Đạo không đời biết sửa với ai
Dao bén nhờ mài trên đá
Người trí nhờ luyện nơi đời!

Những câu trong "Phong lai..." có thể áp dụng cho người Xuất gia và tại gia ! Nhưng vì đây là chủ đề thơ, không phải chủ đề luận bàn! Nên giải thích ngắn gọn, và đó lời diễn giải là của Nhà sư diễn giải cho hành giả thì đương nhiên ko thể cho  mình là người nghe được !


                    Gửi bạn nghiêm Diệu Dung

Thực ra tôi đề nghị bạn giả thích câu thơ đó theo giáo lý  là có nguyên nhân của nó. Ngày trưốc tôi có đọc đưộc một bài thơ  bài thơ này cực lạ  nhưng tôi không thể cảm nhận nổi bài thơ ấy. Một linh cảm mách bảo cho tôi rằng đó là một bài thơ hay nhưng tôi không thể lý giải đưộc chỗ hay của nó và bài thơ đã đeo dẳng theo tôi đến hàng chục năm trời. Cách đây mấy năm khi đọc về phật giáo tôi đã thử lý giải bài thơ này theo hường phật học và thấy rằng nếu theo hướng đó bài thơ rất sâu sắc. Nhưng vì kiến thức về phật học của tôi nông cạn nên cũng không dám tự tin là mình đúng (Mà cũng chẳng có ai chỉ bảo cho tôi cả) nên ki gặp chủ đề này của bạn tôi rất vui mừng. Muốn bạn phân tích về bài thơ bạn dăng để so sánh xem điều mình nghĩ có đúng không nhưng tiếc rằng bạn đã không nói thêm gì cả . Vậy tôi xin đăng lại bài viết của tôi ngày trưốc ơ đây mong bạn cho biết về những điều tôi cảm nhận có đúng với giáo lý nhà phật không? để mong tích luỹ thêm kiến thức về đạo phật
 Xin chân thành cảm ơn bạn trưốc


.      Về những triết lí phật giáo trong một bài cổ thi
          
                       Lô sơn yên tỏa triết giang triều     (Sương khói lô sơn ,sóng triết giang)  
                       Vị đáo bình sinh hận bất tiêu         ( chưa đến được hận cả đời không nguôi)                        
                       Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự           (Đến được rồi hóa ra cũng bình thường)                             
                      Lô sơn yên tỏa triết giang triều       (Sương khói Lô sơn sóng triết giang)                         
Tôi biết bài thơ này từ lâu lắm rồi . Từ thủa máy tính còn là một khái niệm rất mơ hồ đối với người Việt nam chúng ta. Lần ấy ,tôi có  một may mắn được ngồi hầu chuyện với một bậc túc nho.Cụ đã đọc cho tôi nghe bài thơ này
  Ngay đầu tiên, bài thơ đã thu hút tôi bởi cấu trúc của nó. Bài thơ rất lạ . Là một bài thất ngôn tứ tuyệt .nhưng lại chỉ có ba câu. Tôi chưa thấy bài thơ nào như vậy. Chúng ta nên nhớ rằng thất ngôn tứ tuyệt là một thể loại thơ rất khó .Hai câu đầu của bài thơ bao giờ cũng là hai câu thực nói đến một thực tại nào đó mà nhà thơ bắt gặp. Hai câu kết đưa hai câu thực lên cao, khái quát cái thực nhằm nói đến một trạng thái tình cảm, một quan niệm nhân sinh v….v…  Với chỉ bốn câu thôi mà làm được điều đó thì quả không phải là dễ .Chắc có bạn sẽ nói với tôi “Khó quái gì, ông đọc trong thư quán đầy những bài tứ tuyệt” Vâng, Trong thư quán của chúng ta quả thật có rất nhiều bài thơ tứ nhưng không tuyệt. Nếu thích bạn có thể thêm vào bốn câu ấy một vài câu thơ nữa (mà tôi cũng thấy nhiều bạn viết tiếp thơ của bạn khác) mà mạch thơ vẫn không có gì thay đổi. Trong thơ bốn câu của chúng ta hiện nay thì  cả bốn câu đều là thực , thỉnh thoảng tôi cũng gặp một số bài có câu kết nhưng câu kết lại chẳng liên quan gì đến câu thực nên bài thơ của chúng ta không “Tuyệt” được. Thơ cổ thì khác hẳn. Bài thơ đã thành một chỉnh thể, bạn không thể thêm vào bài thơ bất cứ một dòng nào nữa.Nếu thêm vào mạch thơ sẽ thay đổi. Để minh họa cho điều này tôi xin dẫn ra cho các bạn một bài thơ nổi tiếng
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi              ( Rượu quý bồ đào, chén ngọc dạ quang)
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi              (Muốn uống nhưng tiếng đàn tì bà đã thúc)
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu     (Tôi say nằm lăn trên chiến trường anh cũng đừng cười)
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi          (Từ xưa đến nay chinh chiến mấy ai trở về)
Rõ ràng hai câu thực đầu với hai câu kết liên hệ mật thiết với nhau. Hai câu kết là  cái thực đầu đã được đưa lên một tầm cao  mới. Bài thơ đã hoàn chỉnh không thể thêm bất cứ câu nào. Tôi hiểu nghĩa “Tuyệt”là nghĩa này .Nhân đây tôi cũng xin trả lời bạn Hoangau câu hỏi bạn đã hỏi tôi lần trước : “Hãy cho ví dụ về chữ “ quân” mà không mang nghĩa thâm dao thì chính là từ “Quân” trong bài thơ này. Còn bạn đòi hỏi quân trong ái tình ở thơ cổ thì không có ( có thể là tôi không biết) vì thơ tình trai gái trong thơ cổ là cực kì hiếm
Tôi nói điều này không có nghĩa là tôi chê thơ hiện nay của các bạn. Đơn giản là quan niệm về thơ của chúng ta đã thay đổi. Mà thực ra chúng ta cũng không nên theo quan niệm của các cụ. Nhưng vì đây là một bài cổ thi nên chúng ta bắt buộc phải hiểu nó theo quan niệm của thơ cổ
  Trở lại với bài thơ của chúng ta, như tôi đã nói , tứ tuyệt là thể thơ khó vì nó quá ngắn. Thế mà ở bài thơ này lại chỉ có ba câu ( Câu một với câu bốn giống nhau). Thật lạ. Vả lại hai câu kết
                                               Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự
                                               Lô sơn yên tỏa triết giang triều
Lại hoàn toàn không nâng hai câu thực lên, trái lại còn làm giảm hai câu thực xuống. Điều đó là ngược với luật thi. Chẳng lẽ một thắng cảnh nổi tiếng khiến “vị đáo bình sinh hận bất tiêu”lại có thể tầm thường đến thế?Chẳng lẽ tác giả lại không có con mắt thẩm mĩ hay thi nhân bao đời không có mắt thẩm mĩ? Câu trả lời theo cách nào cũng không ổn. Còn một điều nữa, ở câu thứ ba “Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự” ở đây tác giả dùng chữ “đắc”hàm nghĩa không phải tự dưng nhà thơ đến được đâymà muốn đến đây nhà thơ đã phải rất cố gắng, phải vượt qua nhiều trở ngại mới đến được. Nếu do vô tình hay vì một lí do ngẫu nhiên mà đến được thì người ta dùng từ “Đáo liễu”. Phải rất cố gắng để đến thăm thế mà lại “Hoàn lai vô biệt sự”. Thật vô lý. Rõ ràng bằng những cách tiếp cận thông thường chúng ta không thể đến được với bài thơ. Bản thân tôi cũng tịt mít không làm sao hiểu nổi bài thơ . Bài thơ cứ theo tôi hơn chục năm trời. Cách đây mấy năm, tôi có ý định đọc về phật giáo. Sau khi đọc một số sách về Phật học, một hôm tôi bỗng có ý nghĩ hãy thử tiếp cận bài thơ theo hướng phật học xem sao thì bài thơ  đã hiện lên theo một sắc thái khác hẳn Vậy muốn tiếp cận bài thơ tôi buộc phải nói một chút về Phật học
Tôi biết trong diễn đàn có rất nhiều bạn theo đạo phật, chắc sẽ am hiểu phật pháp hơn tôi lẽ ra tôi không nên lạm bàn nhưng để hiểu bài thơ tôi đành phải nói. Có điều gì sai mong các vị chỉ bảo. Vả lại những điều tôi nói về Phật học theo hướng triết học chứ không phải theo hướng tâm linh
Trong đạo Phật có bốn từ TỪ BI  HỈ   XẢ . TỪ là từ tâm, ai cũng hiểu BI  có nghĩa là thương, thương cho mọi tham vọng, mọi đau khổ của chúng sinh, rõ ràng BI đã cao hơn hẳn TỪ một bậc Hỉ có nghĩa là vui, mừng ,Vui vớimọi niềm vui của chúng sinh, vui với sự giác ngộ của chúng sinh. Chữ hỉ lại cao hơn chữ bi một bậc. Trong bài  “Biển” tôi viết tặng bạn Liên thơ tôi viết câu “Vui với niềm vui của mọi người tôi không được bằng em” là chính từ chữ Hỉ này mà ra. . Chữ cuối cùng là chữ Xả. Xả có nghĩa là vứt bỏ . Trong phật học nghĩa từ Xả mênh mông như trời biển. Đã có hàng chục cuốn sách chỉ bàn luận một chữ xả mà thôi . Một giáo lí rất đơn giản nhưng rất khó thực hiện .Hãy vứt bỏ hết mọi thứ ràng buộc cuộc sống của con người lúc đó con người sẽ đạt được đến một trạng thái gọi là Niết bàn .Chúng ta hãy lưu ý một điều chữ xả khuyên chúng ta rũ bỏ không chỉ những cái xấu như tham vọng, lo buồn, oán hận v..v… mà còn khuyên chúng ta từ bỏ cả  những thứ mà chúng ta vẫn coi là tốt đẹp như mơ ước, khát vọng, thậm chí là cả vợ con. Xin đừng hiểu từ bỏ theo nghĩa thông thường của từ này mà phải hiểu là không để những thứ đó ràng buộc cuộc sống của mình. Xin minh họa điều này bằng một chuyện
Vợ Trang tử chết, Huệ tử đến thăm thấy ông đang ngồi gõ nhịp vào bồn nước để hát. Huệ tử trách là vô tình Trang tử đáp
       -lúc đầu tôi cũng thương sót lắm nhưng nghĩ lại thấy bắt đầu từ không,Không hình , không bóng, không khí cái người ấy chẳng qua là tạp chất biến mà hóa khí, khí biến mà ra hình, hình biến mà ra sinh ,sinh biến mà ra tử khác gì xuân hạ thu đôngcứ tuần hoàn qua lại. Vả lại người ta chết là trở lại với tạo hóa như người ra ngoài mà trở về nhà thế mà mình cứ đuổi theo khóc lóc thì chẳng hóa rât không biết mệnh tời ư.
Câu chuyện trên đã minh họa rất sinh động chữ xả của đạo phật. Bài thơ Lô sơn này là một minh họa nữa về chữ xả .Thắng cảnh núi lô trên sông Triết giang là một kì quan làm say lòng hàng vạn thi nhân mặc khách. Khi chưa thấm nhuần đạo phật tác giả đã bị kì quan này quyến rũ đến mức “Vị đáo bình sinh  hận bất tiêu” Một sự ràng buộc .Nhưng khi trong lòng đã có chữ xả rồi thì quan niệm của tác giả đã thay đổi hẳn “Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự”. Thắng cảnh vẫn vậy , vẫn đẹp mê hồn chỉ có điều tác giả đã không còn bị vẻ đẹp ấy trói buộc nữa. Với cách dùng chữ xả của đạo phật để tiếp cận bài thơ chúng ta đã giải quyết được câu thứ ba của bài lô sơn
Còn lại câu cuối cùng . Vói câu này chúng ta phải dùng một khái niệm khác của phật giáo
Về  phương diện triết học mà nói bản chất của phật giáo là chủ nghĩa hiện sinh cổ điển.Chủ nghĩa này công nhận những quy luật của tạo hóa. Không mong muốn tác động vào nó ,cải tạo nó. Hãy sống thuận theo những qui luật muôn đời của tạo hóa. Có nhiều câu  chuyện để minh họa điều này . Ở đây tôi dẫn ra hai minh họa mà chắc ai theo đạo phật đều biết
Một chú tiểu theo học phật pháp một nhà sư đã năm năm. Một hôm chú tiểu hỏi nhà sư
       -Bạch thầy, con theo thầy đã năm năm mà không thấy thầy dạy con một chút gì về phật pháp cả là cớ làm sao?
Nhà sư bèn hỏi lại chú tiểu
       -Thế con đã ăn cơm chưa
       -Bạch thầy con đã ăn rồi
       -Vậy thì con đi rửa bát đi
Phật pháp là vậy , hãy sống theo tự nhiên như ăn xong thì phải rửa bát vậy
Còn chuyện thứ hai liên quan đến vị tổ sư của phái trúc lâm nước ta. Một lần ông về kinh đô ngồi ăn cơm với bà chị gái. Bà chị thấy ông cái gì cũng ăn không kiêng khem gì bèn hỏi
       -Cậu ăn uống như thế này thì bao giờ mới trở thành phật được?
Ông đáp  “Em không muốn trở thành phật mà phật cũng không muốn trở thành em”
Với khái niệm này của đạo phật, câu cuối cùng của bài thơ về phần xác vẫn giữ nguyên nhưng phần hồn của câu thơ đã thay đổi hoàn toàn. Câu một và câu bốn giống nhau hàm chỉ những quy luật bất biến của tạo hóa
Bài viết rất khô khan vì về thơ thì ít mà về tôn giáo thì nhiều.  Viết về tôn giáo mà bay bổng là một điều đại kị Tôi xin chân thành cám ơn bạn Biết ta ta biết và bạn Ngọn gió đêm đã cho tôi những tư liệu để tôi viết bài này
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 15 trang (144 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối