Trang trong tổng số 4 trang (34 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Trường Phong

New Age rất khó định nghĩa chính xác, đó là sự kết hợp giữa e-music và instruments với những kỹ thuật phức tạp và cao cấp.Trái với "New" trong cái tên của nó, New Age có nội dung về thiên nhiên, không gian vũ trụ, hành trình của tâm linh, truyền thuyết, lịch sử...New Age có tính chất để relax, khích lệ tinh thần, thiền...nghe cao siêu thật.
Có rất nhiều nghệ sĩ trong dòng nhạc này, nổi bật là Secret Graden, Enigma, Enya, Gregorian, Kitaro.....
Với New Age.. có thể rằng chúng ta sẽ được chìm đắm trong một khu vườn với những cung bậc xúc cảm tuôn tràn một cách tự nhiên, đôi khi như tiếng gió thì thầm bên tai... hay đơn giản chỉ là tiếng sáo hoà lẫn với tiếng piano làm chúng ta quên đi những mệt mỏi thường ngày.....

Còn đây là một số thông tin tớ lấy từ blog của "Tuan Pham":
I.NEW-AGE MỘT GÓC TRỜI ÂM NHẠC ĐƯƠNG ĐẠI.

_ New-Age, đôi khi được so sánh như âm nhạc không gian, cũng có vài định nghĩa mập mờ, nôm na đây là loại nhạc chú trọng giai điệu và lấy đó làm cốt lõi.
_ Những định nghĩa rõ ràng về 1 nhóm hay 1 album nào đó của New-Age thường do người nghe đưa ra những luận điểm. Những đặc điểm của dòng nhạc này chưa được định nghĩa một cách rõ ràng, cẩn thận. Một phần là do sự xuất hiện của 1 nghệ sĩ mới nào đó với những ý tưởng mới, niềm tin mới về New-Age (New-Age beliefs). Hoặc do nhiều nghệ sĩ hoặc band nhạc cho rằng âm nhạc của họ không phải là New-Age.
_ Đa phần New-Age được mô tả là 1 thể loại âm nhạc điện tử (electronic music) kết hợp với việc biểu diễn khí nhạc (instrument), duy trì thường xuyên những thứ tự hòa âm và âm nền. Những bài hát rất dài, có bài lên đến hơn 20 phút, hoặc nhiều hơn nữa cũng không phải là trường hợp cá biệt.
_ Việc điều chỉnh và sử dụng âm thanh của các nhạc cụ acoustic cũng đáng chú ý (trong nhiều trường hợp, âm thanh điện tử được sử dụng để thay thế).
_ Việc ghi âm lại những âm thanh tự nhiên đôi khi được sử dụng như là một đoạn dạo đầu (intro) của 1 track, hoặc cũng có thể là chủ đề xuyên suốt của bản nhạc.
_ Những đặc tính kể trên cũng được ứng dụng dưới nhiều mức độ ở những thể loại nhạc khác. Do vậy, ranh giới giữa New-Age và các dòng nhạc phụ cận là rất mong manh.

II. NHỮNG ĐỊNH NGHĨA.
_ Có 3 nhóm chính được phân loại bởi người nghe với những niềm tin khác nhau để trả lời cho câu hỏi:" What's New-Age music?". Và do vậy, các nghệ sĩ cũng được phân loại theo từng dạng của New-Age. 3 định nghĩa đó là:

1. New-Age là 1 nhánh (branch) của âm nhạc điện tử bao gồm những mảng giai điệu, những bản nhạc non-dance, được sắp đặt có chủ ý về mặt nghệ thuật và nội dung cần thể hiện. Ở đây là ngược với thể loại nhạc điển tử khiêu vũ electric dance music. Chẳng hạn như Techno hay Hiphop -> đại diện cho những dòng nhạc điện tử không giai điệu, ồn ào.....
_ Căn cứ theo quan điểm này thì các nghệ sĩ và ban nhạc như Enigma, Enya, Vangelis, Yanni, Kitaro, Secret Garden, Gregorian, Loreena Mc Kennitt, Jean-Michel Jarre, Popol Vuh, Klaus Schulze, Shuzanne Ciani, Tangerine Dream ... tất cả đều thuộc phạm vi của New-Age.
_ Tuy vậy, còn có 2 điểm thắc mắc nho nhỏ chưa được giải quyết triệt để là:
__a. Những nghệ sĩ như Enya, Vangelis, hay Edgar Froese (nhóm Tangerine Dream) cho rằng nhạc của họ không phải là New-Age. Chỉ một vài album trong số đó được cảm nhận như là " New-Age music" hay là 1 tác phẩm âm nhạc mang tính chất tôn giáo.
__b. Âm nhạc của Vangelis hay Tangerine Dream thường thay đổi. Có nhiều album trong đó không được xem là New-Age. Ví dụ như Vangelis có nhiều tác phẩm dùng để thể hiện khả năng cắt ghép âm nhạc, hoặc các thử nghiệm về tính năng nhạc điện tử. Và do vậy, cũng khó có thể cho rằng Vangelis là 1 New-Age hoàn toàn.

2. New-Age là 1 nhánh của âm nhạc điện tử mà phần lớn các CD âm nhạc hướng về sự thiền định hoặc thư giãn. Hầy hết đều là những loại âm nhạc êm đềm, điềm tĩnh, giai điệu ít thay đổi. Điển hình như Anugana, David Arkenstone, Gardalf, G.E.N.E, Karunesh, Kitaro ..
_ Sự chính xác của định nghĩa này được xác nhận khi tất cả các nghệ sĩ trên được hỏi đều trả lời là các CD của họ đề cập đến sự suy tưởng, hồi tưởng của ý niệm.

3. New-Age là âm nhạc điện tử mà ở đó nó chứa đựng những giai điệu âm thanh êm dịu, giản đơn, thuần khiết, sâu xa, cộng với những khoảng không rộng, yên bình và những track dài.
_ Ban đầu, định nghĩa này còn khá dè dặt. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nghệ sĩ hướng tới cách thể hiện này, nó được sử dụng rất rộng rãi. 1 số album của Vangelis và Tangerine Dream cũng có cách thể hiện như định nghĩa này. Suzanne Ciani cũng thế. Điển hình nhất cần phải kể đến Secret Garden với những khu vườn của họ. Tuy nhiên, Klaus Schulze và Enya thì có lẽ không phải, vì cả hai đều có chung một cách thể hiện rất khác với ý kiến này.

III. NHỮNG ẢNH HƯỞNG VÀ ĐỀ TÀI.
1. Ảnh hưởng:
_ Những ảnh hưởng sớm nhất đến New-Age hiển nhiên là âm nhạc điện tử, classical music, với Brian Eno và Popol Vuh là những người tiên phong.
_ Tiếp sau là âm nhạc dân tộc, world music, prog-rock, điển hình là Kitaro, Klaus Schulze, Krautrock.
_ Một phần khác từ Terry Riley và Steve Reich, cũng được xem là 1 ảnh hưởng đối với New-Age. Họ cùng với Tony Conrad, La Monte Young sử dụng những giai điệu trầm thấp, đều (từ những năm 1960). New-Age được nối tiếp tới những bài hát kinh cầu của Gregorian vào những năm nửa cuối TK20.

2.Đề tài:
_ Những đề tài đại chúng trong New-Age bao gồm: không gian và vũ trụ; môi trường và thiên nhiên; tính nhân bản của con người (chân-thiện-mĩ); sự hòa hợp của chính bản thân với thế giới; kể về những giấc mơ hoặc những cuộc hành trình của tâm trí hay tinh thần. VD: những album của G.E.N.E tạo ra những âm thanh như mô tả âm nhạc, không gian của những hòn đảo ở Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Nhóm Software có những album thể hiện những khía cạnh của âm nhạc điện tử như: Chip Meditation, Electronic Universe.

3.Tiêu đề:
_ Tiêu đề của những bài hát trong New-Age thường nói về những khía cạnh của tâm linh. VD: Principles of Lust (Enigma); Purple Dawn (Anugama); Shepherd Moons (Enya); Straight' a way to Orion (Kitaro); The Quiet seft (Gregorian).

và bây giờ hãy thưởng thức một số bài xem tớ nói có đúng không nhé.. điều quan trọng là rất dễ thưởng thức...
Nocturne.. Một bản dạ khúc làm nên thành công của Secret Graden
http://www.box.net/shared/0hl25rg0sg

kiss the rain: Đơn giản chỉ là một bản piano của Yiruma, như một hồi ức đẹp, nhưng cũng tiếc nuối....
http://www.box.net/shared/p9iimulkwo

When the love fall:Vẫn là của Yiruma nhưng âm thanh piano hoà lẫn với tiếng mưa đêm gây cho người nghe một cảm giác cô đơn nhung nhớ.. chống chỉ định với người đang thất tình nhé!!! Dễ khóc lắm đấy..^^~
http://www.box.net/shared/655r7ipk4o

Tớ sẽ lần  lượt up nhiều bài khác nữa!!!
Hy vọng là các bạn sẽ thích thú với dòng nhạc này!!!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trường Phong

highlander - joe hisaishi
http://www.box.net/shared/pntahto9mn

Còn đây là một bản khá là nhộn nhé!!!
Apache- Ricky Martin
http://www.box.net/shared/msvuopset0
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trường Phong

Tiếp tục nhé..

Children of the river - Secret Graden
http://www.box.net/shared/bks0ofj0gw

Moving - Secret Graden
http://www.box.net/shared/bfx6yjgg0s
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Cho em hỏi, Yanni có được xếp vào đây không ạ?
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trường Phong

Tớ không biết có thuộc nhạc New Age không.. nhưng là nhạc không lời..
Yanni tớ từng nghe thử... hình như nhạc của Yanni chủ yếu là piano nhỉ ?
Nếu được cậu post lên vài bài đi.. share mà...^^~
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em có đọc đâu đó thì Yanni giống như là người khởi đầu cho nhạc New Age vậy. Thực ra nhạc Yanni nếu dùng định nghĩa trên mà soi vào thì nó chẳng phải New Age. Nhạc Yanni không có âm thanh thiên nhiên mà chỉ có âm thanh mô phỏng thiên nhiên. Ví dụ như bài Nightingale, nhạc công dùng tiếng sáo Trung Quốc để mô phỏng tiếng chim sơn ca (kiểu như nhạc phương Đông vậy). Nhạc Yanni thì giai điệu thay đổi khá nhiều, phong phú, thế thì khác so với nhạc Kitaro, hay kiểu nhạc Thiền quay vòng vòng.

Nhạc Yanni phần nhiều rất biểu cảm. Có bài thì mang đậm chất say sưa đam mê của tình yêu như Reflection of passion. Một số bài thì mang vẻ hoành tráng, những xúc cảm lớn lao của tâm hồn con người như Santorini, Marching Season và Within attraction. Có bài lại nhẹ nhàng như cơn mơ Once upon a time và One man's dream. Bài khác lại mang sự da diết khát khao của nỗi hoài niệm cố hương Nostalgia ...

Đặc biệt bài được coi là nổi tiếng nhất của Yanni là "Acroyali - Standing in motion", theo trên Wikipedia nói thì nó mang Hiệu ứng Mozart.

Yanni thường chơi piano hoặc organ trong những lần biểu diễn cùng dàn nhạc (về cơ cấu gần giống như dàn nhạc giao hưởng). Hầu như mỗi bài đều có một nhạc cụ chơi chính, thường là piano, violin, kèn (saxophone, trumpet)...

Nhạc Yanni toàn được mấy đài tivi nhà mình "mượn" về đấy.

Link nhạc em gửi lên sau nhé. có gì thì cứ lên youtube mà xem, giới thiệu luôn, nên xem: Within Attraction hoặc The Storm (dựa trên phần Mùa hè trong Giao hưởng 4 mùa của Vivaldi) để coi mấy cô chú trên ấy độ violin với nhau, xem Marching season để thấy ông đánh trống solo...
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trường Phong

À.. nếu đựơc cậu gửi link down cho tớ thử nhé..
Qua những gì cậu nói.. tớ nghĩ Yanni cũng là nhạc New Age ấy...
Mà không chỉ có Yanni đâu.. Kitaro cũng bị mượn nhiều bài ắm.. như Matsuri (lễ hội) chẳng hạn... bài này cũng là bài nổi tiếng và được nhều người biết đến nhất của Kitaro.. Hoặc giả là "moving" hay "the song from secret graden" của Secret Graden cũng hay bị mượn lắm!!! Lý do là vì dòng nhạc này dễ nghe và phần nhiều nó cũng chưá những âm thanh thiên nhiên thích hợp làm nhạc đệm cho các chương trình!
p.s: xưng hô "cậu, tớ" thôi..  tớ mơí 15.. cậu hẳn già hơn tớ mà xưng hô thế tớ ngại chết! :">
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Hờ hờ, không biết anh căn cứ vô đâu mà kêu em già, em sanh năm 93, tức là sau anh một tuổi. Ke ke.

Yanni phải nói là có nghệ thuật trình diễn rất hay. Em thích nhửng clip, những album live của ông như ở Acropolis hay ở Tử Cấm Thành và đền Taj Mahal, ở Las Vegas nữa. Mấy cái này thì lên Youtube coi là tuyệt. Còn nghe qua nhạc không có hình thì nhạc Yanni có một vài bài không ấn tượng mấy.

À, anh có thể lên woim.net nghe thử. Hôm nào rảnh thật rảnh em sẽ post nhạc.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Về chuyện mượn, em thấy Kitaro bị mượn mỗi bài Matsuri, Secret garden thì mượn bài The song from secret garden để đóng phim, bài Serenade to Spring để dự báo thời tiết... Em thấy chỉ có Paul Mauriat và Yanni, à, Kenny G nữa là bị mượn nhiều.

Trong này là New Age và nhạc không lời, vậy có bài về Classical không?
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Ơ thế là Thành Nguyễn kém tuổi chị rồi hả? Chị cũng nghe nhiều cái dòng này, mà không tìm hiểu nó là New Age hay Old Age :P Noctune của Secret Garden nghe thật tuyệt! Chị cũng đã down về cả "đống" nhạc của Yimura, bài đầu tiên chị nghe cũng là "Kiss the rain" đấy! Để khi nào chị cũng share những bài còn lại của Yimura vậy, những bản nhạc dù buồn, nhưng cái buồn lại man mác, và lại khiến người ta nhẹ lòng đến kỳ lạ! Chị mới nghe nhạc của Secret Garden và Yimura thôi, còn những cái tên sau hoàn toàn xa lạ, chị sẽ down về nghe thử vậy :D
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 4 trang (34 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối