Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

daonhattan

NGUYỄN ĐỨC HẬU




CÁI THÙNG QUÁI ĐẢN

Cha ông ta ngàn đời tắm nước biển đông
Con cháu Việt mặn mòi lớn khôn trên sóng

Bỗng bàn tay từ cái thùng không đáy
Thò ra vô lối chắn ngoài khơi
Cậy sức ta đây ức hiếp người
Những chiếc thuyền bị cấm quyền ra biển
Đau đớn cồn lên rạn vỡ lòng !

Cái thùng nhòm ngó biển đông
Bằng con mắt lồi quái đản
Tối đen thèm khát
Miệng thùng sâu hút đen ngòm
Mọc chi chít những vòi
Rình mò cướp bóc
Còn con mắt mọc phía quá khứ
Lại không có tròng
Không nhìn rõ bản đồ
Đọc sử sách không thông
Nhập nhèm đen trắng…

Mặt trời mọc
Nhìn ra biển đông
Lại thấy cái thùng quái đản !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Báo lại đăng 13 ngư dân vào tránh bão ở Hoàng sa lại bị chúng nó bắt giữ rồi.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Nỗi lòng những người vợ ngóng chồng bị bắt ở Hoàng Sa

Trong khi 13 ngư dân hành nghề lặn ở xã Bình Châu, Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ vẫn biệt vô âm tín thì 3 ngày nay, những người thân của họ thấp thỏm lo âu, đối mặt với khó khăn chồng chất.
Trung Quốc lại bắt giữ ngư dân Việt Nam / Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thả ngay 13 ngư dân

Thông tin toàn bộ ngư dân đi trên tàu cá mang số hiệu QNg 95031-TS của ông Nguyễn Tấn Lự bị tàu kiểm ngư Trung Quốc vô cớ bắt giữ ở vùng biển Hoàng Sa chẳng mấy chốc lan nhanh khắp các vùng từ ngày 3/8 đến nay.
Về thôn Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong những ngày này, cảnh những người mẹ, người vợ, con thơ đang từng phút, từng giờ mong ngóng người thân khiến cho ai nấy đều mủi lòng. Với ngư dân ở làng chài nghèo này, mỗi chuyến ra khơi trở về hàm chứa ấm no, sung túc, thế nhưng giờ đây, khi tàu và người thân bị phía Trung Quốc bắt cũng có nghĩa là chuyến ra khơi đã thành “công dã tràng”, khiến gia đình các ngư dân bỗng dưng lâm vào cảnh nợ nần.


http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/20/71/a-noi-long-nnv-tb.jpg
Bà Đỗ Thị Vấn, vợ thuyền trưởng tàu QNg95031-TS Nguyễn Tấn Lự cầm trên tay quyết định xử phạt vô cớ do Trung Quốc đưa ra hồi tháng 2. Ảnh: Trí Nguyễn.

Ông Nguyễn Xuân Phú, một người trong thôn kể lại, vào khoảng 7 giờ sáng ngày 29/7, nghe tin đài báo áp thấp nhiệt đới, ông đã dùng máy bộ đàm liên lạc cho tàu ông Lự để dừng đánh bắt quay tàu tìm đường trú bão. Ai ngờ tàu chạy về vừa đến đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa để tránh bão thì bị tàu Kiểm Ngư bắt, áp tải đưa về đảo Phú Lâm.
Anh Dương Văn Rin (cháu ông Lự) cho hay, trong lúc bị tàu kiểm ngư của Trung Quốc áp tải về đảo Phú Lâm, ông Lự có điện thoại về nhà báo tin đã bị bắt ở Hoàng Sa. "Tôi và ông Lự nói chuyện với nhau khoảng 5 phút thì không thể liên lạc được nữa", ông Rin nói.
Ngồi bên bậc cửa trước nhà, bà Đỗ Thị Vấn (vợ ông Lự) tâm sự, từ tháng 2 đến nay, tàu cá của gia đình đã hai lần bị Trung Quốc bắt giữ. Phiên biển đầu năm vào tháng 2, tàu bị bắt ở Hoàng Sa, sau đó phải nộp phạt để chuộc người về với số tiền lên đến 60.000 nhân dân tệ (tương đương với 152 triệu đồng). Nộp phạt để chuộc phương tiện và các ngư dân về, gia đình bà càng “lún sâu” vào nợ nần.
"Chuyến ra khơi này chạy vạy mãi mới vay mượn được hơn 200 triệu đồng để đầu tư lại máy móc, phương tiện. Nào ngờ chưa đầy một tuần đã bị Trung Quốc bắt ở Hoàng Sa. Bây giờ vốn liếng vay mượn tan thành bọt nước cả rồi...", bà Vấn than vãn.


http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/20/71/a-tb-1-noi-long-nnv.jpg
Những con tàu xa bờ mang theo cờ Tổ quốc trên mỗi chuyến ra khơi khẳng định chủ quyền lãnh hải VN. Ảnh: Trí Nguyễn.

Hầu hết hoàn cảnh gia đình các ngư dân đi trên tàu ông Lự cũng đang đối mặt với cuộc sống nhiều khó khăn, cơ cực trăm bề. Ôm con 11 tháng tuổi vào lòng, chị Phạm Thị Niệm (vợ ngư dân Đỗ Bình) nặng trĩu âu lo. Trong căn nhà sập xệ, mái lợp vài tấm tôn, vách vá vài miếng bạt, chị Niệm bộc bạch, vợ chồng chị phải sống tạm bợ, hằng ngày chị đi hớt tóc thuê ở xóm trên, mong những chuyến ra khơi trở về hai vợ chồng tích góp tiền xây ngôi nhà nho nhỏ trú mưa, tránh nắng. "Hay tin chồng cùng với các ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ ở Hoàng Sa, em không còn thiết ăn, uống gì nữa.., chỉ mong sao ảnh sớm trở về với mẹ con em”, chị mếu máo.
Trường hợp của chị Lài (vợ ngư dân Lê Văn Tâm) còn đáng thương hơn. Sắp đến ngày sinh con đầu lòng, chị lại hay tin chồng vừa bị phía Trung Quốc bắt giữ giữa biển khơi, lâm cảnh nghìn trùng xa cách. “Ảnh hứa với em chuyến ra khơi lần này trở về gom góp tiền để lo cho đứa con đầu lòng của hai vợ chồng được đàng hoàng, vậy mà vừa ra khơi mới hơn một tuần đã bị phía Trung Quốc bắt giữ. Gần đến ngày sinh rồi, trong lòng em lo quá”, chị Lành nhìn xuống bụng mà đôi mắt đỏ hoe.

Hiện toàn xã Bình Châu, huyện Bình Sơn có khoảng 112 tàu cá (từ 90 CV trở lên) với gần 2.000 lao động hành nghề đánh bắt thuỷ sản bằng lưới vây rút chì, lưới chuồn và nghề lặn ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, trong đó có 2/3 số tàu thuyền ở xã này hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa.

Trước sự việc tàu của ông Lự bị bắt giữ, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi Bùi Phụ Phú nhấn mạnh:" Tàu cá của ông Lự trên đường chạy vào quần đảo Hoàng Sa tránh bão, bị phía Trung Quốc bắt giữ ngay trên vùng biển của Việt Nam là hết sức vô lý, vi phạm luật biển quốc tế".
Ông Phú cho hay, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Ngoại giao can thiệp phía Trung Quốc thả ngay 13 ngư dân cùng phương tiện tàu cá QNg95031-TS của ông Nguyễn Tấn Lự quê ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn vô điều kiện.

Trí Nguyễn
Theo VNExpress.06/8/2009.

(Bài báo này do ĐN post nhầm sang chủ đề khác, nay post lại cho đúng chỗ)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Ước gì được là những chái thủy lôi to đùng. Cứ nhè tàu lũ quỷ kia mà nổ!
Cho nó banh xác ga. Cứ nhè người dân lành mà ăn hiếp. Ghét thế!
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


Lại thêm một hành động không hữu hảo trên biển Đông


Theo báo điện tử VnExpress, tàu cá của ông Nguyễn Tấn Lự (38 tuổi) cùng 12 ngư dân, ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã bị phía Trung Quốc bắt giữ hồi 11h30’ ngày 1/8, khi đang tránh áp thấp nhiệt đới tại đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép. Sau đó Trung Quốc đưa tàu và tất cả ngư dân Việt Nam về đảo Phú Lâm (cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).

Rất đáng tiếc, đây lại là một hành động không hữu hảo nữa của phía Trung Quốc trên biển Đông. Chỉ tính từ tháng 5 năm nay, phía Trung Quốc đã có nhiều hành động được coi là nhằm "ép sân" Việt Nam nói chung và ngư dân Việt Nam nói riêng trên biển Đông.

Họ đã tự đặt ra lệnh cấm đánh cá có hiệu lực từ ngày 16/5 đến 1/8 trên một khu vực rộng 128.000km2, trong đó có những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Để bảo đảm việc thực thi lệnh cấm này, Trung Quốc phái 8 tàu tuần tra đến khu vực, tạo "sức ép" rất lớn, cả trên thực tế và trong tâm lý, đối với hàng nghìn ngư dân Việt Nam thường xuyên hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.  

Ngày 21/6, lực lượng tuần tra Trung Quốc đã bắt 3 tàu cá cùng 37 ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi khi họ đang đánh bắt cá bình thường trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, buộc các thuyền trưởng của 3 tàu này phải "điểm chỉ" vào biên bản xử phạt, thừa nhận "vi phạm nghiêm trọng" quy định của "Luật ngư nghiệp nước CHND Trung Hoa", với số tiền phạt tính ra tiền Việt Nam lên đến hơn nửa tỉ đồng.

Ngày 25/6, 2 tàu cá gồm 25 ngư dân trong số các tàu và ngư dân nói trên đã về đến Việt Nam an toàn; nhưng một tàu cá và 12 ngư dân khác vẫn bị phía Trung Quốc giữ  làm "con tin" trong khi chờ phía ngư dân Việt Nam nộp phạt. Và cho đến nay, 12 ngư dân này cùng với con tàu của họ vẫn bị phía Trung Quốc cầm giữ, do ngư dân Việt Nam kiên quyết không nộp phạt.

Ngư dân Việt Nam  hiểu rằng nộp phạt đồng nghĩa với việc thừa nhận vi phạm "chủ quyền" của Trung Quốc trên vùng biển mà thực tế là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và do đó, việc họ không nộp phạt cho phía Trung Quốc cũng có nghĩa là họ đã góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.

Các vụ Trung Quốc bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam hành nghề trên các vùng biển của Việt Nam rõ ràng là hành động vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Đây là những hành động nằm trong một mưu đồ chính trị thâm hiểm muốn biến biển Đông thành "ao nhà" của Trung Quốc.

Cũng cần lưu ý rằng thời gian qua, trên biển Đông, ngay tại những vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, thi thoảng lại xảy ra vụ "tàu lạ" đâm chìm tàu cá của ngư dân ta.

Ngày 19/5, một tàu mực mang số hiệu QNg-95348 của ông Nguyễn Thanh Thu, ngư dân xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng  Ngãi bị “một tàu lạ” đâm thẳng vào tại một vùng biển được Đài BBC mô tả là "khu vực không xa quần đảo Hoàng Sa", làm cho toàn bộ 26 ngư dân trên tàu này bị rơi xuống biển mà "tàu lạ" nhẫn tâm bỏ mặc họ. Các ngư dân này đã phải bám vào phao cứu sinh hoặc can nhựa để không bị chìm. Rất may, họ đã được tàu câu mực của ông Bùi Đức Quang cùng quê cứu thoát.

Tiếp đó, ngày 15/7, lại xảy ra vụ một "tàu lạ" đâm chìm  tàu mang số hiệu QNg-2203 của ngư dân Quảng Ngãi khi tàu cá này đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. "Tàu lạ" cũng đã bỏ chạy sau khi đâm chìm tàu QNg-2203. Rất may là một tàu cá khác của Quảng Ngãi (tàu QNg-2416) hoạt động ngay gần đó đã kịp thời cứu được toàn bộ 9 thuyền viên của tàu QNg-2203, trong đó có 7 người bị thương.

Dư luận đều hiểu rằng "tàu lạ" mà "quen". Gọi những tàu này là "tàu lạ" chỉ vì  các vụ đâm chỉ xảy ra trong đêm, nên những hành động hung hãn mang tính côn đồ trên biển của những "tàu lạ" này thì không lạ, bởi tất cả các vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam đều nhằm mục đích đe dọa, ngăn cản ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, tức là dùng vũ lực của kẻ mạnh để buộc ngư dân Việt Nam phải từ bỏ chủ quyền và quyền chủ quyền của Tổ quốc họ trên biển Đông.

Việc Trung Quốc tự ý ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở cả những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, việc họ bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hành nghề trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như các vụ "tàu lạ" đâm chìm tàu cá của Việt Nam ngay tại vùng biển của Việt Nam đã gây biết bao khó khăn cho ngư dân Việt Nam ở khu vực miền Trung, đặc biệt là tỉnh Quảng Ngãi, trong việc hành nghề mưu sinh trên biển.

Tin của báo Tuổi trẻ  được Đài BBC dẫn lại ngày 2/6 nói rằng đang vào vụ cá nam mà mấy trăm tàu tại chợ cá Thọ Quang và cảng cá Đà Nẵng phải đậu bến vì lệnh cấm đánh bắt 3 tháng (của Trung Quốc) ở biển Đông.

Ngư dân Lê Văn Chiến, kể lại rằng, một ngày hạ tuần tháng 5, thuyền của ông bị tàu nước ngoài cướp cá, và lính của họ lấy lưỡi lê đâm thủng thuyền thúng dùng để cứu nạn.

Rõ ràng, những vụ Trung Quốc ngang nhiên bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam cũng như những vụ "tàu lạ" đâm chìm tàu cá, thậm chí cướp cá của ngư dân Việt Nam như kể trên đã và đang gây bức xúc trong dư luận.

Cách hành xử không hữu hảo của phía Trung Quốc trên biển Đông, dẫu là "tiểu cục" như họ thường nói,  không chỉ làm tổn hại mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, mà còn làm "ám khói" hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Trung Hoa trong mắt nhiều người Việt Nam.


Theo http://vitinfo.com.vn/Muc.../CTXH/LA64555/default.htm
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

kimvankieu

thấp cổ bé họng khổ như vậy đó
nhưng thử hỏi từ ngàn năm từ trước trở lại đây có thằng nào thắng được ta đâu
tinh thần yêu nước của chúng ta đâu rồi ?
truyền thống của ta đâu rồi
tưởng TQ là thằng bạn thân ư.hok bao giờ nó coi ta là bạn.
*( Hạ Thương )*
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Phải xây dựng “tư duy Biển Đông” để bảo vệ chủ quyền

(Dân trí) - Việc Trung Quốc công bố bản đồ “đường lưỡi bò”, chiếm tới 80% diện tích Biển Đông khiến dư luận bất bình, cho rằng, Trung Quốc đang biến Biển Đông thành “ao, hồ” của mình. Dântrí trao đổi với nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ, TS Trần Công Trục quanh vấn đề này.



Ảnh1 (Tiến sĩ Luật Trần Công Trục: "Trung Quốc hiện rất lúng túng. Họ chưa có lập luận một cách rõ ràng về quan điểm, quy chế pháp lý của đường lưỡi bò")



Phóng viên Dân Trí (PVDT): Vừa qua Trung Quốc đã đưa ra một bản đồ thể hiện đường biên giới trên Biển Đông hình lưỡi bò chiếm tới 80% diện tích Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Làm việc lâu năm trong lĩnh vực biên giới, ông có nhận xét gì về động thái này?

TS Trần Công Trục: Đường biên giới trên biển do Trung Quốc xuất bản có hình chữ U hay còn gọi là “đường lưỡi bò” có xuất xứ từ năm 1947, do một người làm bản đồ của Đài Loan vẽ ra. Khi đó, họ miêu tả “đường lưỡi bò” này thành đường đứt đoạn trên những tài liệu tuyên truyền chứ không phải tài liệu chính thức của chính quyền.

Gần đây, sau khi Trung Quốc công bố bản đồ hình lưỡi bò, Việt Nam và một số quốc gia liên quan đã lên tiếng phản đối và khẳng định tài liệu này không có giá trị, vi phạm công ước luật biển 1982, vi phạm đến chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam cũng như các nước có liên quan.

Về kỹ thuật vẽ bản đồ thì hình thức thể hiện của đường lưỡi bò này là ký hiệu của đường biên giới quốc gia theo quy ước quốc tế. Nghĩa là trong phạm vi của đường biên giới này là nội thuỷ và lãnh hải của Trung Quốc. Họ muốn biến 80% diện tích Biển Đông thành vùng nội thuỷ và lãnh hải của mình mà nhiều người nói, đó là cái ao, cái hồ của họ.

Tuy nhiên, điều đáng nói là Nhà nước Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc trong các tuyên bố của mình lại mâu thuẫn với hình thức thể hiện.


PVDT: Ông có thể nói rõ hơn những mâu thuẫn này?

TS Trần Công Trục: Tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc về chiều rộng lãnh hải, theo đó chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý, ngoài phạm vi này là vùng biển quốc tế.

Đến 1992, pháp lệnh về lãnh hải và vùng tiếp giáp, chỉ qui định lãnh hải 12 hải lý xung quanh những vùng đất mà họ xác định chủ quyền và có vùng tiếp giáp cũng rộng 12 hải lý. Như thế nghĩa là họ cũng chỉ nói đến vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp, cộng lại là 24 hải lý thôi.

Gần đây, trong công hàm Trung Quốc phản đối hồ sơ đăng ký về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia, Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, trên cơ sở chủ quyền đó, Trung Quốc có vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của mình và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (quyền chủ quyền là quyền của quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa). Chính tuyên bố trong hồ sơ này cũng mâu thuẫn với sự thể hiện đường biên giới quốc gia trên biển của họ.

Rõ ràng, quan điểm họ đưa ra là hoàn toàn mâu thuẫn với hình thức thể hiện của đường biên giới hình lưỡi bò trên Biển Đông.


Ảnh 2  (Đường biên giới hình lưỡi bò trên Biển Đông do Trung Quốc đưa ra)


PVDT: Cơ sở khoa học phía Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho việc công bố đường lưỡi bò như thế nào thưa ông?

TS Trần Công Trục: Trung Quốc hiện rất lúng túng. Họ chưa có lập luận một cách rõ ràng về quan điểm, quy chế pháp lý của đường lưỡi bò. Các đường này toạ độ cụ thể ra sao cũng chưa rõ. Có rất nhiều vấn đề về hình thức, nội dung, pháp lý thay đổi một cách bất hợp lý…

Có điều đáng lưu ý là họ tận dụng tất cả các diễn đàn khoa học, hội thảo… để trưng ra bản đồ có hình này. Nếu quốc tế tiếp nhận mãi thông tin, trở thành thói quen mà không có phản ứng gì thì có thể là đã mặc nhiên thừa nhận theo kịch bản mà họ sắp đặt.

Nhiều học giả cho rằng, đó là thủ đoạn “xâm lược” bằng tên gọi, bằng bản đồ. Họ đang cố giành sự công nhận trên thực tế thông qua những biện pháp đó.  

Dường như phía Trung Quốc đã bất chấp cả sự thật, pháp lý nên mới đưa ra bản đồ vô  lý đến vậy. Thậm chí ngay cả cảm quan bình thường nhất cũng thấy, đường lưỡi bò “liếm” sâu, bao dọc suốt bờ biển của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei?

Vậy nên tất cả những người có trình độ nghiên cứu, những người có lương tâm khi nhìn cái đó đều lắc đầu cho rằng đó là điều hoàn toàn vô lý. Thực tế, họ đang từng bước chính thức hoá điều vô lý đó. Vì vậy, nếu chúng ta không dành sự quan tâm một cách nghiêm túc, lên tiếng một cách mạnh mẽ thì sẽ rất khó khăn về sau.
 

PVDT: Theo ông, nếu Trung Quốc áp dụng đường biên giới biển lưỡi bò như vậy thì ngoài việc ảnh hưởng chủ quyền, vấn đề kinh tế với Việt Nam sẽ bị tác động như nào?
Ảnh3


TS Trần Công Trục: Trung Quốc đang dùng thủ đoạn "xâm lược" bằng tên gọi, bằng bản đồ. Và Việt Nam sẽ là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực.  

Chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất lớn vì nếu được công nhận đường này thì gần như toàn bộ vùng Biển Đông sẽ thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Tất cả các mỏ dầu của chúng ta cũng nằm trong khu vực này. Đấy là chưa tính tới các ngư trường, giao thông trên biển, chiến lược an ninh...

Việt Nam sẽ là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực. Đây là điều sống còn, cũng là tiền đồ và cơ hội phát triển của một nước nhìn ra Biển Đông.

Nhiều ý kiến cho rằng, để bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền biển, chúng ta cần huy động sức mạnh toàn dân trong việc bảo vệ lãnh thổ cũng như xây dựng một tư duy về Biển Đông, tập hợp đội ngũ những chuyên gia nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biển, chiến lược biển…?

Đúng, theo tôi biển là một vấn đề lớn, tổng hợp nhiều lĩnh vực trong đó việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền chỉ là một trong những nội dung trong đó.

Tư duy biển phải là có cách nhìn tổng hợp, một chiến lược phát triển, xây dựng về mặt kinh tế biển, bảo vệ nguồn tài nguyên biển, xây dựng kế hoạch an ninh quốc phòng trên biển với ý nghĩa là bảo vệ Tổ quốc, chống lại ngoại xâm. Và, muốn làm gì thì cũng phải có tiềm năng, sức mạnh. Huy động lực lượng toàn dân tộc là qui luật tất yếu để giải quyết vấn đề rất khó khăn, phức tạp này. Đây là câu chuyện về sự mất còn.

Ra biển để tìm tòi, khai thác, làm ăn, bảo vệ, nó là vấn đề đòi hỏi trí tuệ, đầu tư tiền bạc lớn; vì biển là một lĩnh vực đa ngành. Đơn thương độc mã như cách làm ăn của ngư dân từ trước tới nay hay vài nhà nghiên cứu nói được mấy câu sách vở lý thuyết không thể làm được.


PVDT: Xin cảm ơn ông!

Nguyên Đức - Phương Thảo
(Thực hiện)
Nguồn: Dân Trí
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Tiếng nói của thế hệ trẻ
Tác giả: Trịnh Sơn

Còn tôi hay không còn
Trước ngõ nhà em
Mỗi sáng hoa vẫn nở
Con cún có thèm hơi khách quen
Vẫn biết cọ xồm xoàm vào nỗi nhớ

Còn tôi hay không còn
Phố vẫn chật, đường vẫn đông
Những biển hiệu không ghi bằng tiếng quê hương
Vẫn khệnh khạng cứa vào nỗi nhục nhằn tuổi trẻ

Tôi phải đi
Ngay bây giờ
Trường Sa Hoàng Sa là của chúng ta
Của tuổi thơ nghe bà kể năm mươi đứa con theo Cha xuống biển
Của mòn vẹt ghế nhà trường viết thư cho các anh lính canh giữ đảo
Của những chuyến tàu chao chát yêu thương theo con sóng
Của niềm tự hào Biển bạc
Của cong oằn gánh hình chữ S

Tôi phải đi
Ngay bây giờ
Không súng ống không dao găm tôi có trái tim hình tam giác
Ba góc nhọn mài sắc thưở Bình Ngô
Không tổ chức không đồng phục tôi có mười đầu ngón tay nhỏ máu lên áo trắng nhuộm thành cờ
Vác sóng lên vai ném về phía giặc
Không hoan hô không ghi công tôi có bia thời gian ướp bằng muối
Miệng ngàn thu mặn mòi cá đói

Tôi phải đi
Ngay bây giờ
Biển chúng ta
Hải đảo chúng ta

Em đừng nép vào Tô Thị chờ chồng
Mau lấy chồng
Đẻ con
Nuôi cho lớn mau nhiều thằng tôi nữa
(Bằng sữa mẹ bằng nước vo cơm bằng cám heo cũng được
nhưng nhất định không bằng sữa bột Trung Hoa)
Thả chúng về phía biển
- Cha của mày
Đáng lẽ
Là người tử sĩ vùi sóng ở ngoài kia!



Nguồn: Tiếng nói của thế hệ trẻ: Những nghịch lý không sao hiểu nổi http://bauxitevietnam.info/c/11936.html
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Chuyện kể của những ngư dân trở về từ cõi chết

Đã hơn 7 ngày trôi qua, trên gương mặt của những ngư dân trở về từ cõi chết nơi biển khơi xa vẫn chưa hết bàng hoàng. Bởi hơn 200 ngư dân của 17 con tàu đánh bắt không chỉ bị bão quật tơi bời, mà còn bị đánh đập, trấn cướp hết tài sản.

Bị sóng biển quần xéo suốt 3 ngày đêm trôi dạt tứ tán trên đường về với đất liền, những ngư dân đã kể lại cho phóng viên VietNamNet nghe những giờ phút kinh hoàng trên biển, đó là 3 lần thoát chết, hơn 192 giờ nghẹt thở vì cái chết treo lơ lửng trên đầu…

Nỗi kinh hoàng giữa biển xa

Hơn 2 ngày đêm bị bão dữ đuổi chạy giữa biển khơi xa, đến khi cùng đường, 17 chiếc tàu đánh cá của hơn 200 ngư dân đảo Lý Sơn và xã Bình Châu, huyện Bình Sơn Quảng Ngãi đành chạy vào trú bão tại đảo Hoàng Sa lúc chiều tối ngày 28-9.

Lão ngư Nguyễn Văn Bay, vừa thoát chết trở về cùng 10 thuyền viên trên tàu QNg-5012 vẫn chưa hết bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến những giờ phút kinh hoàng mà theo lời ông kể là chưa từng thấy bao giờ. Lão ngư Nguyễn Văn Bay là một tài công cứng cựa đã từng lướt sóng cưỡi gió, ngạo nghễ trước những trận cuồn phong giữa biển khơi hơn 3 chục năm nay.

Nhưng điều vừa làm ông bàng hoàng đó là cách con người ứng  xử với nhau. Ông đã tận mắt chứng kiến những người mặc sắc phục hải quân Trung Quốc đã nhẫn tâm đánh đập, hành hạ những bạn nghề của ông ngay tại đảo Hoàng Sa khi ông cùng hơn chục tàu cá vì cùng đường phải táp vào tránh cơn bão dữ hôm 28-9.

"Nhận được tin báo bão ngày 27-9, lúc đó tui đang điều khiển tàu ở toạ độ 16,04 độ vĩ bắc và115,01 độ kinh đông. Nhận được tin báo bão, tui cùng thuyền trưởng Nguyễn Văn Tàu ra lệnh cho tàu nhổ neo tìm nơi trú ẩn", lão ngư nhớ lại.

Người đàn ông chưa từng biết khiếp sợ trước thiên tai kể rằng: Lúc đó bão chưa đến, nhưng gió đã bắt đầu săn lắm rồi. Sóng biển đánh trùm cả buồng lái, không thể chạy kịp về đất liền. Tui cùng anh em tát nước cố giữ tàu để chạy về đảo Hoàng Sa trú bão. Bão đuổi sát phía sau. Lúc đó tàu chết máy, không còn đường nào khác, tui gọi tàu QNg-90078-TS do anh Trương Minh Quang làm thuyền trưởng quay lại kéo tàu.

Thuyền trưởng, kiêm chủ tàu QNg-90078-TS Trương Minh Quang bất chấp hiểm nguy quay trở lại kéo tàu QNg-5012 bị chết máy trên đường chạy bão đuổi phía sau cùng với 14 tàu của bà con Lý Sơn đến trước khu cảng Cẩu tại quần đảo Hoàng Sa lúc đó khoảng 15 giờ chiều ngày 28-9. Lập tức đạn từ trên các tàu quân sự đang neo đậu trong cảng bắn ra xối xả.
Tài công Nguyễn Văn bay kiểm tra lại tàu bị cướp sau khi trở về đất liền

Thuyền trưởng Trương Minh Quang, người đồng nạn với ông  Bay tiếp lời: “Trong lúc bấn loạn bão đuổi sau lưng, đạn bắn trước mặt, anh em trên các tàu quyết định đưa tàu ra xa cảng neo đậu. Đồng thời gọi điện về báo cáo với các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi để can thiệp giúp đỡ.

Đến 21 giờ tối cùng ngày, gió giật mạnh, sóng lớn đánh trùm cả 17 tàu với hơn 200 con người (Trong đó 14 tàu của bà con đảo Lý Sơn và 3 tàu của xã Bình Châu, huyện Bình Sơn-P.V). Không chịu nổi với gió giật, lại mất liên lạc với đất liền. Không còn đường nào khác, anh em trên các tàu quyết định treo cờ trắng, đồng loạt nổ máy lao vào đảo Hoàng Sa mới có cơ may sống sót.

Rất may lúc đó gió thổi quá mạnh, đạn trên các tàu quân sự không bắn nữa, anh em trên các tàu của tụi tui mừng húm, ôm nhau khóc và bảo: Sống rồi…”

Thoát bão, gặp cướp

Sau hơn 2 ngày đêm trú tại đảo Hoàng Sa bị bão đánh tơi bời, bị người lạ xua đuổi, nhưng may mắn tất cả đều bình yên vô sự. Bão tan, trời yên, biển lặng, cả đoàn 17 tàu hối hả nhổ neo rời cảng để tiếp tục hành trình ra khơi.

Khi cả đoàn tàu nhổ neo chuẩn bị rời cảng thì bất ngờ một tàu chiến mang số hiệu 1312 đứng chắn ngang đường. Đồng thời một nhóm người lạ mặt mặc sắc phục hải quân Trung Quốc với súng ống trên tay cùng búa tạ, rìu, xà beng…nhảy sang các tàu của bà con ngư dân kiểm tra giấy tờ và lục soát.

Theo mô tả của thuyền trưởng Trương Minh Quang: “Lúc đó tui quá bất ngờ, chỉ nghe được một câu của nhóm người từ trên tàu chiến nhảy sang bảo: Thuyền trưởng đâu? Tui bước lên thì lập tức những họng súng đen ngòm chĩa vào bắt tui đưa tay lên đầu.

Một người lực lưỡng tiến đến bóp cổ tui và bắt đầu lục soát trên người tui và lấy đi chiếc đồng hồ, dây chuyền vàng cùng khoảng trên 800.000 đồng trong túi. Quá hoảng sợ, tui bảo anh em lột hết đồ đưa cho họ để khỏi bị đánh và giữ mạng sống. Còn người là còn của mà…”

Một ngư dân khác cùng tàu với anh Quang là Trương Văn Trầm có lẽ trông to con, nên bị đánh phủ đầu bằng mấy bạt tai ngã chúi xuống sàn tàu và bị bóp cổ. Chưa hết, chúng nhẫn tâm lột nốt chiếc đồng hồ trên tay người ngư dân đáng thương này.

“Họ đông quá, lại có vũ khí cùng rìu, búa…, tui sợ quá núp sau buồng lái thì một người cao to bước đến giáng thẳng vào mặt tui hai bạt tai, máu chảy tràn lên mặt, tui bất tỉnh ngã ra sàn tàu…” Anh Trầm kể lại trong nỗi bàng hoàng.

Chưa buông tha, những người này còn dùng búa đập phá một số phi đựng nước và không quên cướp luôn mấy thùng dầu, máy Icom đường dài, máy tầm ngư, máy định vị. Rồi họ còn thẳng tay dùng búa chặt đứt toàn bộ dây lặn và cướp toàn bộ số hải sản trước khi bỏ sang tàu khác. Rất may là chiếc la bàn gắn trước buồng lái bọn chúng không lấy, nên còn cái để mà biết phương hướng tìm đường chạy về.

Cùng chung số phận với tàu của anh Quang, chiếc tàu gặp nạn chết máy trên đường chạy tránh bão được anh Quang kéo chạy tránh bão của ông Nguyễn Văn Tàu cũng cùng chịu chung thảm nạn cướp giật, đập phá, và thuyền viên bị đánh bầm dập.

Cũng theo lời ông Quang: nhóm của ông vẫn may hơn nhiều ngư dân trên các tàu ở Lý Sơn. Do các tàu này đã tìm cách cất giấu tài sản trước khi bọn cướp ập đến, vì không thấy đồ có giá trị, nên nhóm lính này đánh đập các ngư dân rất dã man bắt khai chỗ giấu máy móc và tài sản.

Nhiều thuyền viên trên tàu của ngư dân Lý Sơn bị đánh tơi bời rất thương tâm. Câu chuyện kinh hoàng trong những ngày tránh bão số 9 tại Hoàng Sa được cha con ông Dương Văn Thọ kể lại với gương mặt vẫn chưa hết kinh hoàng.

Sáng 30.9, khi tàu chuẩn bị nhổ neo ra khơi thì tàu ông bất ngờ bị một toán người súng ống lăm lăm trên tay nhảy lên. "Lúc đó, tui và anh em trên tàu bất ngờ, vì cứ đinh ninh rằng tàu của bà con mình cũng như tàu các nước khác vào tránh bão xong là đi, nên chắc không bị tra hỏi.

Ai ngờ cả chục nòng AK chĩa vào, mọi người chỉ còn biết quỳ xuống, giơ hai tay lên đầu. Đi cùng toán cướp là một viên sĩ quan nên không ai bị đánh đập, nhưng đồ đạc bị thu gom một cách nhanh chóng: máy Icom, máy đo nước, bốn cuộn dây lặn, định vị…Toàn bộ tài sản trên tàu bị cướp sạch chỉ còn lại duy nhất con tàu với chiếc la bàn. Cướp xong, toán người này bỏ sang các ghe khác…”, ông Thọ vẫn nhớ tường tận.

Thấy người lạ nhảy lên các tàu phía ngoài, các ông Lê Đủ, ông Nguyễn Lưu…đã tranh thủ tìm cách cất giấu tài sản khi nhóm người này chưa kịp tiến đến gần. Do vậy khi không thấy tài sản, họ đã xông vào đánh đập dã man các thuyền viên.

Khi nhóm cướp nhảy lên tàu cầm dao dí vào mặt hỏi máy Icom đâu? Ông Đủ lắc đầu trả lời không biết. Cùng lúc đó sợi dây chuyền trên cổ ông lòi ra. Lập tức một tên đứng gần lao vào giật sợi dây đút ngay vào túi.

Các tên khác trong nhóm cướp ra hiệu cho mọi người trên tàu lột đồ trong túi. Biết sẽ bị đánh, nên ông Đủ móc điện thoại và số tiền còn để chúng không đánh bạn ghe.

Vậy mà trước khi bỏ đi, nhóm người này còn cầm búa bằm nát tám cuộn dây lặn. Nhưng hai tên trong toán quay lại hỏi máy móc, ông Đủ chỉ sang ghe bên cạnh nói hai ghe đi chung nên chỉ có một máy (đã bị thu).

Tàn nhẫn hơn, khi thấy em Lê Hợp (con út ông Đủ, 15 tuổi) nhỏ bé nhất, hai tên xốc thằng bé đặt nằm vắt mình bên cửa cabin tàu bắt đầu tra tấn.

“Hai tên to vật vã bắt đầu đấm đá, tát tai làm em tối tăm mặt mũi. Rồi giày đinh thi nhau đá vào mạn sườn, em bị ngất lúc nào không hay. Đến lúc đó bọn chúng mới bỏ đi…” Em Lê Hợp kinh hãi kể lại.

Thấy toán lính nhảy xuống các tàu bên, hai cha con ông Lưu đã kịp thời chôn máy móc, điện thoại vào thùng gạo ở gầm tàu.

Khi toán lính ập vào, thấy cục sạc pin điện thoại ở góc, tất cả lao vào tra tấn những người trên tàu để tìm điện thoại. Cả hai cha con bị đánh rất nặng, đứa con tên Tâm, 19 tuổi, sau hàng loạt cú đấm vào mặt máu chảy đầm đìa và giày đinh đá vào mạn sườn không chịu nổi đòn đau đã phải khai ra nơi cất giấu.

Trận đòn cứ thế tiếp diễn và càng nặng hơn. Cả hai cha con ông Lưu và 12 thuyền viên trên tàu bị đánh nặng nhất vì tội “nói dối, không chịu khai”.

Ông Lưu nhớ lại: “Hơn 30 phút đánh đấm trên tàu, khi 13 thuyền viên trên tàu mặt đầm đìa máu và ngã gục vì ngất, cuối cùng đám lính cũng bỏ đi, nhưng không quên đập phá những gì có thể và cướp tất cả đồ đạc, trừ chiếc la bàn gắn trên cabin, vì nó không có giá trị…”

Cuộc bố ráp, cướp bóc, đánh đập tàn nhẫn các ngư dân trên 17 tàu của bà con xã An Hải đảo Lý Sơn và Bình Châu, Bình Sơn Quảng Ngãi diễn ra từng chiếc tàu một. Xong tàu này, chúng nhảy ngay sang các tàu khác.

Vẫn điệp khúc đánh, đe doạ bằng vũ lực, bằng những họng súng đen ngòm, bằng dao, búa, xà beng và cướp tất cả những gì trên tàu có thể cướp được. Đập phá tất cả những gì chúng nhìn thấy, từ máy móc, thực phẩm, thùng chứa nước ngọt đều bị băm thủng, đập bể.

Tính bình quân, tài sản gồm máy móc phục vụ đánh bắt như Icom, định vị, dây lặn, dầu…mỗi tàu bị mất khoảng 80 triệu đồng. đó là chưa kể những thiệt hại khác không thể tính được bằng tiền.

Sau hai ngày đêm bị bão đánh tơi tả. Khi bão tan, lại bị cướp và bị đánh, 17 tàu đánh bắt của bà con ngư dân lại càng tả tơi hơn. Trên đường trở về đất liền, các tàu đánh bắt không còn máy móc liên lạc, chỉ trông chờ vào chiếc la bàn nhỏ xíu dò dẫm tìm đường về và tiếp tục bị sóng biển sau bão tiếp tục đánh trôi dạt tứ tán.

Nguồn: Vietnamnet
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Bao giờ Việt Nam có bom nguyên tử? Bao giờ ta đủ sức chơi lại "bọn bành trướng bá quyền"?Biết hỏi ai bây giờ?
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối