Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Cách đây hơn 10 năm. Hồi còn sống bằng nghề Photo Camera(Hix, có dịp khoe mẽ chút nha!:P) Shrek thường gặp những trường hợp để nghe những từ như thế. Khi ấy, cũng lấy làm lạ như NT. Riết rồi quen, nhiều khi ngồi phân tích. Có lẽ, do quá yêu thương vị linh mục già cựu chánh xứ chăng ? Nên thay vì ngắn gọn:" Kính thưa cha quý mến, kính thưa hai họ thương yêu...." Một "đầu não" nào đó đã..."phát minh" ra cái cách nói thêm thắt đó. Chắc họ nghĩ rằng. Chỉ..."màu mè" như thế mới tỏ rõ tấm lòng quý mến vô bờ mà mà họ dành cho cha xứ chăng? Tất nhiên cái cách ấy không hẳn là một cái lỗi hay gì gì đó thuộc về chính tả nữa. Mà ở đây, "hình như" đã phân biệt rõ cung cách thêm "râu ria" cho những từ ngữ và trong những trường hợp đặc biệt như thế mà thôi. Shrek quen với một ông thầy (giờ đã lên linh mục). Vị này hay soạn sẵn những bài cảm tạ, diễn văn đọc lúc khai mạc hay kết thúc buổi lễ. Và xác nhận rằng tất cả những từ bạn Salomon đưa ra đều có. Hihi tin Shrek đi nhé! Cảm ơn tất cả quý vị đã đọc hết những dòng này.:D
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@ Chằn tinh Shrek: Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã có những dòng xác nhận dùm cái trí nhớ đã trở nên kém cỏi của ĐN. Quả thực ĐN có lẽ đã được nghe nhiều lần dạo còn làm nghề "dân vận" ở Hố Nai, Biên Hoà những ngày đầu mới giải phóng 1975, rồi sau đó là ở cả một số vùng công giáo khác như Phát Diệm, Nam Định...Có điều nghe và...nhập tâm lúc nào chẳng rõ rồi lại cũng không tìm hiểu xem sao người ta lại nói thế như bạn Salomon. Mấy ngày ốm nằm nhà xem lại Kinh Tân ước và Cựu ước mà vẫn chưa thấy, đang định khi khoẻ đến nhà ông Linh mục quen biết để hỏi thì có bạn đã xác nhận dùm, thật biết ơn bạn và rất cảm động khi có bạn đã chịu khó dẫn giải cụ thể rõ ràng. Quả thật khi đọc Kinh của không chỉ Thiên Chúa giáo, Phật giáo mà cả Kinh Coran mình gặp quá nhiều những từ ngữ không thuần Việt tý nào mà chẳng trao đổi được với ai để được hiểu biết thêm và có thêm thông tin, nay có chủ đề tiếng Việt này, có lẽ lúc nào rỗi sẽ chuyển lên đây để các bạn tham khảo và cùng giải thích. Cảm ơn Chằn tinh Xanh nhé.

@Hoa lão đệ: Huynh đã gửi lại những dòng đã xoá để đệ đọc.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Chằn tinh Shrek đã viết:
Cách đây hơn 10 năm. Hồi còn sống bằng nghề Photo Camera(Hix, có dịp khoe mẽ chút nha!:P) Shrek thường gặp những trường hợp để nghe những từ như thế. Khi ấy, cũng lấy làm lạ như NT. Riết rồi quen, nhiều khi ngồi phân tích. Có lẽ, do quá yêu thương vị linh mục già cựu chánh xứ chăng ? Nên thay vì ngắn gọn:" Kính thưa cha quý mến, kính thưa hai họ thương yêu...." Một "đầu não" nào đó đã..."phát minh" ra cái cách nói thêm thắt đó. Chắc họ nghĩ rằng. Chỉ..."màu mè" như thế mới tỏ rõ tấm lòng quý mến vô bờ mà mà họ dành cho cha xứ chăng? Tất nhiên cái cách ấy không hẳn là một cái lỗi hay gì gì đó thuộc về chính tả nữa. Mà ở đây, "hình như" đã phân biệt rõ cung cách thêm "râu ria" cho những từ ngữ và trong những trường hợp đặc biệt như thế mà thôi. Shrek quen với một ông thầy (giờ đã lên linh mục). Vị này hay soạn sẵn những bài cảm tạ, diễn văn đọc lúc khai mạc hay kết thúc buổi lễ. Và xác nhận rằng tất cả những từ bạn Salomon đưa ra đều có. Hihi tin Shrek đi nhé! Cảm ơn tất cả quý vị đã đọc hết những dòng này.:D
Vậy thì có thể hiểu đó cũng chỉ là một cách "thêm thắt", nói theo kiểu "tuỳ hứng"? Còn mình muốn biết chính thức kia, có lẽ cả bạn salomon, người nêu câu hỏi cũng muốn biết như thế. Vậy theo các bạn, cách sử dụng từ này là phổ biến trong cộng đồng giáo dân? Người ta nghe thấy vậy và mặc nhiên cho là nó đúng về cả ngữ nghĩa lẫn cú pháp?
Cái tật của mình là chưa hiểu, chưa thấy chấn nhận được cũng muốn hỏi thêm, có lẽ đó cũng là cái bệnh của một cô giáo từng dạy ngữ văn, mà chắc là đã lạc hậu nhiều về bộ môn này rồi! :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vinh Quang

salomon đã viết: Cháu chào các bác.Các bác cho cháu hỏi một câu mà cháu thấy thắc mắc đã lâu: Trong các đám cưới ở quê cháu,lúc đọc lời cảm ơn,cháu thường nghe "Trọng kính cha già kính yêu của chúng con...". Hai từ " Trọng kính" như thế dùng đã đúng chưa ạ?Cháu tra từ điển Vietlex 2009 mà không thấy hai từ đấy.
Nguyệt Thu đã viết: Tỉ lại nghĩ khác! Ở các vùng quê thì có thể là có thổ ngữ bản địa, phương ngữ nhưng ở đây là bạn salomon đang đề cập đến ngôn ngữ được dùng trước đám đông, trong nghi lễ cưới xin, thì thường người ta dùng lối nói phổ thông và hơi kiểu cách một chút. Nhưng thực tình dù có kiểu cách đến thế nào thì cũng không thể dùng từ kiểu...không có trong từ điển Tiếng Việt hoặc sáng tạo từ theo kiểu không chấp nhận được như thế. Vì sáng tạo là sáng tạo ra cái mới, chứ không ai lấy cái cũ để đảo ngược hoặc ghép chữ cho "đổi mới", "khác người" kiểu này! Tỉ nghĩ ý của người nói "trọng kính" chắc cũng không ngoài cái ý của từ kính trọng, trọng vọng, tôn kính, kính yêu... Buồn buồn nên ghép "trọng vọng và kính yêu" lại để cho ra đời "sản phẩm" TRỌNG KÍNH?! Hi hi... Chuyện bạn salomon đưa lên làm tỉ nhớ đến một câu chuyện tiếu lâm về cái thói sính dùng chữ ghép. "Nhờ" ghép vậy mà từ "ngoan cố" được mang nghĩa mới là để khen người "ngoan ngoãn và biết cố gắng", "động phòng" là để khen người biết "chủ động phòng tránh" điều không hay, và nhiều cái ví dụ "khốn khổ" khác nữa! :D Thêm chút nữa, câu nói này quá thừa từ: đã "Trọng kính" còn thêm "kính yêu" gói trong một câu! Rất có thể như bạn nói. Nghĩa là ""trọng kính" rất hay được dùng từ những chức sắc trong ban Hành giáo, khi có bài phát biểu hoặc liên hệ trực tiếp với vị linh mục mà họ đang hướng tới". Điều này thì quả thật NT không biết và cũng chưa khi nào gặp phải.

Song ở đây, ngữ cảnh mà bạn salomon đưa lên lại là "thường nghe "Trọng kính cha già kính yêu của chúng con..." trong các đám cưới"- có thể được hiểu là ngôn ngữ sử dụng trong các hôn trường của đời thường! Ý kiến của NT thì cũng chỉ mạn bàn trong ngữ cảnh này thôi.
Xin cho em có ý kiến nho nhỏ về vấn đề này:
Em chỉ mới vừa tốt nghiệp phổ thông nên kinh nghiệm và vốn từ chưa nhiều.Nhưng em nghĩ vấn đề ở đây là do cách nói ghép từ của người nói.Em đã gặp một lần ở trường trong lúc chơi trò giải thích từ cho đồng đội đoán.Tới chữ thảo kính(chắc là hiếu thảo và kính trọng) thì hỡi ôi....Đây cũng là lỗi thường gặp của nhiều người,có lẽ họ muốn nhấn mạnh diều mình muốn nói nhưng tránh dài dòng nên họ đã ghép các từ lại với nhau.(Hi hi đùa 1 tí tụi em đá banh hay đùa bảo là thằng này nó chơi được cả hậu vệ lẫn thủ môn
Còn về ngữ pháp em nghĩ là không sai.Trọng kính cha già kính yêu của chúng con.Đây là câu cảm lược bỏ chủ ngữ nếu viết đủ câu thì có thể là:chúng con trọng kính cha già kính yêu.Trọng kính là động từ còn kính yêu chỉ bổ nghĩa cho cha già. ý kiến của em chỉ có vậy nếu sai thì xin các anh chị chỉ giúp.Thân!.........
Bất tài mà ngỡ thanh cao ẩn
Vô đức tưởng đâu đạm bạc chay
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Chủ đề Tiếng Việt lại...sắp có được không khí sôi nổi như ngày trước rồi, thấy vui quá! Hồi đó "cãi nhau" cũng hăng và lão đệ HPL vẫn thường là kẻ "gây hấn", nhỉ? :D:PNay lão xích lô lại trở về, vào Thi viện thấy... :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@Nguyệt Thu: Mình ra phố hôm qua và đụng ngay tấm biển "Các món chuyên... bò" của một quán ăn gần nhà, lại nghĩ về chủ đề "Tiếng Việt" này trên Thi Viện và nhớ ra ý định từ lâu là chụp lại những điều "mắt thấy" để gửi lên TV. Hay là gửi vào chủ đề này thì hợp chăng?
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Mình nghĩ là được bạn ạ.:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Đồ Nghệ đã viết:
@Nguyệt Thu: Mình ra phố hôm qua và đụng ngay tấm biển "Các món chuyên... bò" của một quán ăn gần nhà, lại nghĩ về chủ đề "Tiếng Việt" này trên Thi Viện và nhớ ra ý định từ lâu là chụp lại những điều "mắt thấy" để gửi lên TV. Hay là gửi vào chủ đề này thì hợp chăng?
À... đúng đấy bác Đồ. Chụp lại bằng hình nhưng kiểu dùng tiếng Việt "sáng tạo" rồi đưa vô đây mổ xẻ cũng thu vị lắm
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Đang trên đường đi làm thì đằng trước có một chiếc xe tải dùng dằng đi chậm ở trước. Cài số và mình vượt lên, cái xe tải dài kinh khủng.
Đang đâu mình ngước lên bên cạnh sườn xe, giật mình tưởng hoa mắt. Cái này lần đầu tiên trong đời suốt gần 20 năm sống ở đây lần này mới nhìn thấy.
Một dòng chữ Việt to ơi là to, đẹp ơi là đẹp và dấu má chính xác đến 100% nữa dòng chữ thế này : Giá đỗ tươi như gái mười tám. Hai hàng chữ to, hết  hai bên thành xe.
Thật là ngỡ ngàng và sau đó kiểm tra lại hay là xe tải biển số nước ngoài, mà đúng là biển xe HL. Về sau hỏi ra mới biết có một người Việt nào đó làm ở hãng rau quả và cho ra đời dòng chữ so sánh rất tuyệt đúng không.
Để minh hoạ người ta còn vẽ nguyên cây giá độ tuyệt đẹp nữa. Còn mình thì cười mãi.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hi hi... Quảng cáo bằng Tiếng Việt hay thật! Nghe mà...tươi tỉnh cả người! Thế này có khi phải quảng bá rầm rộ tại mẫu quốc chứ nhỉ? :D
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34] ... ›Trang sau »Trang cuối