Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nguyễn Ánh Như

Nguyễn Ánh Như xin phổ biến đến ACE trong diễn đàn Thi Viên dưới đây một bài viết vô cùng quan trọng nói lên cái dã tâm côn đồ hiếu chiến, xác nhận cái tham vọng bành trướng của Hán Hoa. Trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà, ý đồ của Hán là thôn tính và Hán hóa cho bằng được Việt Nam, hậu duệ duy nhất của dòng Bách Việt. Trong lúc tình hình biển  Đông đang có những diễn biến phức tạp, bài viết này đã được phổ biến trên internet, nhằm gửi đến mọi con dân nước Việt dứt khoát nhận rõ kẻ thù của nòi giống cùng toàn dân đứng lên, cương quyết chống trả đập tan mưu dồ bá quyền Hán Hoa như cha ông ta đã từng làm trong quá khứ. Lịch sử đang đến gần. Muôn người như một sẵn sàng nối bước cha ông giương cao ngọn cờ chính nghĩa dân tộc qua các thời đại Đinh Lê Lý Trần...

Nguyễn Ánh Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Ánh Như

TRUNG QUỐC BINH KHÍ ĐẠI TOÀN
Bản dịch của Giáo sư Vũ Cao Đàm      

Ngày 29-5-2011 Internet phổ biến bài dịch nguyên bản tiếng Trung Quốc trên Điện báo “Trung Quốc Binh Khí Đại Toàn”đăng ngày 9-01-2010 của Gs Vũ Cao Đàm. Vì tính cực kỳ nghiêm trọng, lời lẽ rất khiêu khích đe dọa quá hiếu chiến của bài báo, nên có thể Gs Đàm chưa muốn phổ biến sớm hồi tháng 01-2010, sợ tạo dư luận hoang mang và căm thù có thể chưa quá cận kề (hoặc đã phổ biến mà chúng tôi không biết). Nay đứng trước những động thái cố tình khiêu chiến và xâm lược thực sự của Tàu Cộng, tạo nên tình hình rất nghiêm trọng trong những ngày này quanh quần đảo Trường Sa và vùng biển Phú Yên, Khánh Hòa, Cam Ranh…, nên Gs Đàm - hoặc Bạn nào đó- phải phổ biến ngay bản dịch này. Cùng với hơn 90 triệu con dân Việt đang thấp thỏm lo âu cho Tổ quốc, xin chân thành cảm ơn những ai đã giúp phổ biến bài báo và nhất là tấm lòng liêm chính quyết tâm đứng hẳn về phía Công lý không do dự của Giáo sư Vũ Cao Đàm (một người Việt gốc Hoa) trong khi nhiều người tự coi là nòi giống Việt chính gốc vẫn cứ cố tình tiếp tục ngủ mê mà không hề chút bận tâm hổ thẹn!!! Tiêu đề do chính Gs Đàm đặt cho Tổ quốc - Dân tộc Việt Nam, thay cho tiêu đề của nguyên bản không được dịch. Những đoạn gạch dưới và tô đậm là của chúng tôi. Sau đây là nội dung bản dịch :

TRUNG QUỐC BINH KHÍ ĐẠI TÒAN


Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi. Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.

Nghĩ lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa ước Pháp – Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới, liên tiếp khiêu khích Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.

Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm. Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì.

Các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên ngoài. Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp. Đất nước chúng ta đề xướng ra mục tiêu “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”. Tuy nhiên, 30 năm qua, lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh hải, lãnh thổ nước ta. Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, lòng tốt của chúng ta không được báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được. Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Tình hình phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế, biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.

Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam.

Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa

1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.

2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.

3. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.

4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philipin thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.

5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.

6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.

8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân của Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.

9. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến, nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như : cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.

10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.

Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được.

Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.

Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải. Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết. Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc. Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.

Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta. Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nếu các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.

Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”. Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu.

Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích”thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipin, Malaysia, Bruney... giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn,làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.

Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ. Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay.

Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.


Gs. Vũ Cao Đàm dịch theo Nguyên bản tiếng Trung Quốc trên Điện báo “Trung Quốc Binh khí Đại toàn”

Bài được lấy từ anviettoancau.net

Nguyễn Ánh Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thái Thanh Tâm đã viết:Có dạo tầu nó đâm, nó bắt tầu mình, dân mình mà mình chỉ dám nói là tầu lạ. Đến cái tên của nó còn không dám nói ra, như sợ chạm vào tên húy của bố Vua ngày trước, thì...
Quý vị nào có ý định sáng tác thơ liên quan đến biển nhà mình thì làm nhanh lên, kẻo rồi đây Khựa cấm sáng tác thì TV lại mất mảng đề tài hay.Chính sách của Khựa là lấn từng bước mà.

RFI
20/07/09

"Tầu lạ" tấn công ngư dân Việt Nam là tầu Trung Quốc



Đức Tâm

Trong cuộc trả lời phỏng vấn đài RFI, ông Dương Danh Dy, chuyên gia về Trung Quốc nói thẳng rằng báo chí Việt Nam dùng từ "tầu lạ", để tránh không nói đến tầu Trung Quốc. Theo ông, cần phải vạch cho công luận thấy rõ những cái không đúng của Trung Quốc, họ đã nói mà lại nuốt lời


RFI : Xin chào ông Dương Danh Dy, với tư cách là công dân Việt Nam, ông nghĩ gì về những thông tin mà báo chí trong nước cho biết là các ngư dân Việt Nam thường xuyên bị các « tầu lạ » tấn công?

Dương Danh Dy : Tôi xin thẳng thắn nói với ông rằng chữ « tầu lạ » mà báo chí Việt Nam dùng, thực ra muốn tránh nói đến tầu Trung Quốc. Ta phải nói thẳng với nhau như vậy. Bởi vì, chúng ta biết là từ tháng ba năm nay, Trung Quốc đã thành lập một đội tuần tầu, đi tuần tra ở khu vực mà Trung Quốc gọi là biển Nam Hải của họ, còn đối với Việt Nam, thì đó là biển Đông. Trong đoàn tầu đó, có những chiếc, như tầu Ngư Chính, số bao nhiêu, tôi không nhớ. Họ nói rõ đó là một hộ vệ hạm, được cải biên thành tầu đánh cá, có trọng tải mấy nghìn tấn, với tốc độ mấy chục hải lý /giờ. Những cái tầu gọi là tuần tra đánh cá đó chỉ chạm vào các thuyền đánh cá vài trăm mã lực của Việt Nam thì các thuyền này tan vỡ ngay.

Tôi nghĩ là trong khu vực, các nước Philippines, Malaysia, Indonesia cũng có những tầu tuần tra, nhưng họ không có những đoàn tầu to lớn và họ không tuyên bố rõ ràng là đội tầu tuần tra này có quyền xua đuổi các tầu đánh cá trong khu vực mà họ cho là của họ, kiểm tra, bắt giữ v.v. Cho nên, tôi xin nói thật, xin nhắc lại, nói « tầu lạ » là muốn tránh. Chứ nói trắng ra thì đó là tầu Trung Quốc.


RFI : Ông suy nghĩ gì về hiện tượng này?

Dương Danh Dy : Nói thật là tôi suy nghĩ rất nhiều, cũng như những người Việt Nam yêu nước khác đều suy nghĩ. Trong lúc lãnh đạo hai Đảng và hai Nhà nước, Việt Nam và Trung Quốc, đã trịnh trọng nhắc đi nhắc lại trong rất nhiều tuyên bố rằng quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc là « 16 chữ » : Láng Giềng Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện, Ổn Định Lâu Dài, Hướng Tới Tương Lai. Ngoài ra còn có « 4 Tốt » : Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt. Những điều này được nhắc tới rất nhiều lần trên báo chí Việt Nam, Trung Quốc. Đấy là một nguyên tắc mà từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay, hai Đảng và hai Nhà nước, đã xây dựng nên.

Thứ hai là trong khu vực biển Đông, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã từng tuyên bố là gác tranh chấp, cùng khai thác, cùng có lợi. Đấy là những điều rõ như ban ngày, Trung Quốc đã nói như vậy.

Về biển Đông, Trung Quốc bảo là của Trung Quốc. Việt Nam bảo là của Việt Nam. Rõ ràng là hai bên đang có tranh chấp. Trong khi chưa ngã ngũ, tại sao Trung Quốc lại dùng sức mạnh của mình, đến và bắt ngư dân Việt Nam, đâm vào tầu của Việt Nam. Tinh thần đó không đúng với điều Trung Quốc nói là gác lại tranh chấp, cùng khai thác, cùng hưởng lợi. Đó là chưa nói đến tinh thần láng giềng tốt, hữu nghị, rồi bạn bè tốt, đối tác tốt, đồng chí tốt v.v. Thế mà Trung Quốc lại bắt ngư dân, những người nghèo khổ Việt Nam, phải nộp tiền chuộc.

Hiện nay, Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lên tới trên 2100 tỷ đô la. Trong số hơn 3 chục ngư dân, họ còn giữ 12 người làm con tin và họ đòi nộp phạt hơn 200 ngàn nhân dân tệ, tính ra chỉ hơn 2 chục ngàn đô la. Họ định lấy số tiền này để làm giàu thêm cái dự trữ khổng lồ hay là lòng tham của người Trung Quốc vô đáy.

Tôi xin nói thật là qua các việc bắt giữ ngư dân Việt Nam, đòi tiền chuộc v.v.  người Trung Quốc, những ngư dân Trung Quốc – mà chắc chắn là chính quyền Trung Quốc đã biết, bởi vì bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức kháng nghị về việc này rồi – đã làm trái với những cam kết long trọng mà người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc cũng như chính quyền các cấp của họ đã từng hứa mỗi khi sang thăm Việt Nam.



Nếu muốn đọc thêm, mời các bạn kích vào đây.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Các vùng biển của quốc gia



TT - Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và quy chế pháp lý của chúng, xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia.

Theo công ước, mỗi quốc gia ven biển có năm vùng biển bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=500687
Các vùng biển của Việt Nam - Đồ họa: V.Cường



Dựa vào các quy định của công ước, quốc gia ven biển xác định ra đường cơ sở để từ đó làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

1. Nội thủy

Điều 8 của công ước Luật biển năm 1982 quy định nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.

2. Lãnh hải

Lãnh hải là vùng biển nằm ngoài đường cơ sở. Chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý (điều 3 công ước). Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình. Chủ quyền đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải là tuyệt đối. Chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là tuyệt đối. Tuy nhiên, chủ quyền ở đây không được tuyệt đối như trong nội thủy vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại không gây hại.

3. Vùng tiếp giáp lãnh hải

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý. Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa các vi phạm đối với các luật và quy định về hải quân, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; và trừng trị những vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình (điều 33 công ước).

4. Vùng đặc quyền kinh tế

Đó là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý). Trong vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về kinh tế và quyền tài phán. Quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm các quyền đối với khai thác tài nguyên sinh vật (điều 62), tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Hoạt động khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế đem lại lợi ích cho quốc gia ven biển như khai thác năng lượng nước, hải lưu, gió...

Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.

Quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển bao gồm quyền lắp đặt, sửa chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển; quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền bảo vệ môi trường.

5. Thềm lục địa

Thềm lục địa của quốc gia ven biển là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển. Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối thiểu 200 hải lý (kể cả khi thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý). Các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình. Cần lưu ý quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.

Điều cần nhấn mạnh là một mặt các quốc gia ven biển được hưởng các quyền tương ứng như đã nêu trên đối với các vùng biển của mình, nhưng mặt khác họ có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển khác.

Ngoài ra, còn có vùng biển quốc tế (là vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển). Ở vùng biển quốc tế, các quốc gia đều có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, đặt dây cáp và ống ngầm, đánh bắt cá, nghiên cứu khoa học... nhưng phải tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác cũng như phải tuân thủ các quy định có liên quan của công ước Luật biển năm 1982; và đáy biển quốc tế (hay còn gọi là đáy đại dương) là di sản chung của nhân loại và không quốc gia nào có quyền đòi hỏi chủ quyền hay các quyền chủ quyền ở đáy biển quốc tế, kể cả tài nguyên ở đó.

Luật gia NGUYỄN DUY CHIẾN - thạc sĩ HOÀNG VIỆT
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Một ngàn năm bắc thuộc và sau đó, gần một ngàn năm liên tiếp các cuộc kháng chiến chống xâm lược phương bắc đã ngấm trong máu, thịt, xương, da... người dân Việt Nam tinh thần cảnh giác và ý chí chiến đấu.

Đối sách với một nước lớn mạnh, ngay sát mình, lại thâm hiểm... đòi hỏi người dân Việt Nam luôn phải khôn khéo, cứng mềm... thích hợp; đoàn kết trong, ngoài... chắc chắn.

Không còn nghi ngờ gì nữa, những hành động gần đây của Trung Quốc đã nâng tầm căng thẳng của quan hệ Việt Trung lên một bước mới, đòi hỏi Việt Nam phải có đối sách mới thích hợp.

Vào những thời điểm quan trọng của lịch sử, các lãnh tụ, anh hùng, thiên tài... phải biết đưa ra các quyết định để dẫn dắt toàn dân. Quyết định càng nhanh chóng, dứt khoát bao nhiêu, càng đỡ tốn xương máu nhân dân bấy nhiêu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


     Nhân dân nhật báo xuyên tạc vụ xâm phạm lãnh hải Việt Nam



Sự thực vụ tàu Hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền lãnh hải của Việt Nam và ngang nhiên cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh đã rõ như ban ngày, nhưng tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc bản Online ngày 31/5 lại bóp méo sự thật khi đăng bài "Chuyên gia: Việt Nam có ý đồ gây hấn trên biển Đông, Trung Quốc không thể cứ tự kiềm chế mãi".


Theo tờ báo này, những va chạm xảy ra ngày càng thường xuyên giữa hai nước trên biển Đông xung quanh vấn đề khai thác dầu khí dẫn đến việc giới ngoại giao hai bên chỉ trích lẫn nhau, nhưng vụ việc sáng 26/5 là lần va chạm nghiêm trọng nhất dẫn đến phản ứng gay gắt từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Trong buổi họp báo ngày 29/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Nguyễn Phương Nga đã dõng dạc khẳng định, Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Tuyên bố ấy của Bộ Ngoại giao Việt Nam được tờ báo này luận giải thành "lời lẽ thiếu bình tĩnh". Đồng thời tờ báo này nhai lại giọng điệu cũ, hai bên Việt - Trung còn tồn tại mâu thuẫn chủ quyền lãnh hải thì việc cả hai cùng tự kiềm chế là vô cùng cần thiết.

Tờ báo này dẫn lời "chuyên gia" nhưng không đưa rõ là "chuyên gia" nào dám ngạo mạn cho rằng, Trung Quốc là một nước lớn có thực lực mạnh hơn Việt Nam rất nhiều, những năm qua đã "cố gắng tránh" làm căng thẳng thêm quan hệ song phương trong vấn đề biển Đông, đồng thời "Trung Quốc không có ý đồ chèn ép Việt Nam" và "Việt Nam biết rất rõ điều đó".

Trên thực tế thì sao? Ngoài việc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc đã phái tàu xâm phạm vùng biển chủ quyền và ngang nhiên cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh của Việt Nam.

Giải thích cho hành động vi phạm trắng trợn ấy, tờ Nhân dân nhật báo lại bóp méo sự thật - "Việt Nam thường có thái độ kích động, liên tục khai thác dầu khí ở vùng tranh chấp và di dân ra các đảo tranh chấp khiến Trung Quốc không thể nhịn được nữa".

Sau khi Ngoại trưởng Mỹ công bố quan điểm của Washington về vấn đề biển Đông hồi tháng 7 năm ngoái, ưu thế chiến lược của Việt Nam gia tăng, đồng thời "ý đồ mạo hiểm của Việt Nam cũng tăng lên."

Kết thúc bài phân tích của "chuyên gia", tờ Nhân dân nhật báo online Trung Quốc một lần nữa lên mặt "nhắc nhở", nếu Việt Nam tiếp tục cho rằng "Trung Quốc có thể nhẫn nhịn để Việt Nam (thích làm gì thì làm) thích lấy muối biển Đông lúc nào thì lấy", đó sẽ là sai lầm chiến lược.

Theo GDVN
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Chẳng thấy Letam nói cái gì
Đây nghe đấy nói nhẹ người đi
Miệng Tam tai tớ là thiêng lắm
Ta hiểu nhau thêm những lúc ni...

Ha Nôi 2/6/11 - TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
nhân dân nhật báo gì đó già mồm theo kiểu...
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

HNhu mang cái này dzìa từ Hoangsa.org. Được dịch từ nick Vietnam.hy

Mình đã tìm ra bài báo trên và dịch ra cho cả nhà cùng tham khảo !
[URL]http://mil.huanqiu.com/Exclusive/2011-05/1724187.html[/URL]
   越南南海冒险念头增加中国克制是有限度的

Việt Nam mạo hiểm hơn ở Biển Đông

Sự kiềm chế của Trung Quốc là có giới hạn
    


   中越两国近日在[URL="http://www.huanqiu.com/zhuanti/mil/nhzk/"]南海[/URL]上围绕石油勘探发生摩擦,并相互外交指责。这是中越之间近年来最严重的一次冲突。越南外交部发言人在29日的[URL="http://www.huanqiu.com/zhuanti/world/zhandijizhe/"]记者[/URL]会上,使用了越南海军将采取一切必要措施保护越南利益的不冷静语言。

Mấy ngày gần đây, Việt Nam và Trung Quốc có va chạm và chỉ trích lẫn nhau về vấn đề thăm dò dàu khí trên biển Đông. Đây là xung đột nghiêm trọng nhất giữa hai nước trong những năm gần đây. Tại cuộc họp báo ngày 29 tháng 5, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam đã phát biểu nóng nảy “ Hải quân Việt Nam sẽ sử dụng mọi biện pháp” để bảo vệ lợi ích của Việt Nam.

  必须指出,由于中越两国对南海划界存在分歧,存在岛屿争端,双方的克制都十分必要。[URL="http://china.huanqiu.com/"]中国[/URL]作为力量远强于越南的大国,这些年一直避免将中越间的南海争端激化,中国没有压越南就范的意图,越南对此大概心知肚明。


Phải nói rằng, Do Việt Nam và Trung Quốc có bất đồng về phân chia biên giới trên biển, tranh chấp hải đảo, nên việc hai bên kiềm chế là điều quan trọng. Trung Quốc là nước lớn mạnh hơn hẳn Việt Nam, nhiều năm nay luôn tránh kích động tranh chấp biển Đông với Việt Nam. Trung quốc không chèn ép Việt Nam đi theo quan điểm của mình. Điều này ắt hẳn Việt Nam hiểu rõ.

  恰恰是越南常常采取激进的态度,不断用在争议区勘探石油、向争议岛屿移民等挑战中国的忍耐力。越南一些人认为,中国与多个东亚国家都有岛屿及大陆架之争,不得不采取守势,低调应对越方的挑衅。去年美国宣布介入南海问题后,越南的战略优势感进一步强化,冒险的念头在增加。


Tuy nhiên Việt Nam lại thường xuyên có thái độ kích động, không ngừng khiêu khích Trung Quốc thông qua việc khai thác thăm dò dầu khí trong khu vực tranh chấp, di dân ra các đảo tranh chấp. Một số người Việt Nam cho rằng, Trung Quốc có tranh chấp đảo và thềm lục địa với một số nước Đông Nam Á, luôn phải giữ thế phòng thủ, mềm dẻo với khiêu khích từ Việt Nam. Năm ngoái sau khi Mỹ tuyên bố tham gia vào vấn đề biển Động, ưu thế chiến lược của Việt Nam tăng lên nên đã càng mạo hiểm hơn.

  越南的判断在一定意义上说是对的,中国确实不想在当下与越南等南海周边国家就主权分歧发生冲突,但中国的自我克制不可能是没有限度的,如果越南认为中国的忍让就像南海里的盐一样可以随意提取的话,那它一定犯了战略性的判断错误。


Phán đoán của Việt Nam đúng về một ý nghĩa nhất định. Trung Quốc không muốn xung đột với Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á, nhưng sự kiềm chế của Trung quốc không thể là không có giới hạn. Nếu Việt Nam cho rằng sự nhẫn nại của Trung Quốc giống như muối biển Đông thì đó là một phán đoán sai làm mang tính chiến lược.

  今天的中国仍不想把中越近日的摩擦扩大,但这必须得到越方的真诚配合。如果越南认为自己的专属经济区主张必须压倒中国的主张,越南不仅在外交互责中不能让步,具体做法也不能有任何让步,为此越南真的可以采取一切必要措施的话,那就请它来试试好了。


Trung Quốc ngày nay vẫn không muốn leo thang xung đột với Việt Nam nhưng điều này cần Việt Nam phải thực sự hợp tác. Nếu Việt Nam cho rằng chủ trương về khu vực đặng quyền kinh tế  của mình phải áp chế chủ trương của Trung quốc, không nhượng bộ trên ngoại giao cũng như biện pháp cụ thể, vậy thì nếu Việt Nam thực sự sẵn sàng 'làm mọi việc cần thiết', thì cứ việc thử sức mình xem.

  中国不想同任何国家就领土问题冲突,但在去年的[URL="http://www.huanqiu.com/zhuanti/world/diaoyudao/"]钓鱼岛[/URL]危机中,中国没有让步,[URL="http://topics.huanqiu.com/Sino_Japan"]中日关系[/URL]当时的倒退没有影响中国坚决反击日本的挑衅。


Trung quốc không muốn có xung đột lãnh thổ với bất kỳ nước nào nhưng năm ngoái trong vấn đề đảo Senkuka, Trung Quốc không nhượng bộ. Sự khung hoảng trong quan hệ Trung  - Nhật khi đó không ảnh hưởng đến quyết tâm phản kích Nhật Bản của Trung quốc.

  中越之间不应是互相抛掷狠话的邻居,让摩擦升级对两国都没好处。越南对此应有清醒的认识,不该误判形势。中国没有让中越任何摩擦升级的意愿,但有承受任何摩擦升级到任何程度的能力。越南如果想通过外交上纵横捭阖的力量压中国退让,我们现在就想告诉河内:这是天真的。


Việt –Trung không nên là láng giềng luôn chỉ trích nhau nặng nề, leo thang xung đột không có lợi cho hai nước. Việt Nam cần tỉnh táo trong chuyện này, không nên phán đoán sai tình hình. Trung quốc hoàn toàn không mong muốn gia tăng căng thẳng trong quan hệ Việt- Trung nhưng có khả năng chịu đựng mọi leo thang trong xung đột. Nếu Việt Nam thực sự muốn Trung Quốc nhượng bộ thông qua những áp lực ngoại giao thì chúng tôi xin nói với Hà Nội rằng: Điều này thật ngây thơ.

  中越两国的共同利益很多,两国改革道路的相似性,以及意识形态领域的共同问题,都是促使两国相互走近并倚重的现实推力。围绕领土争端,双方的战略清醒非常重要。以大欺小不行,以小欺大更荒唐。在中国保持战略克制的时候,越南切莫试图做一个咄咄逼人的国家。


Việt- Trung có nhiều lợi ích chung, con đường cải cách khá giống nhau, các vấn đề về hình thái ý thức là những động lực thúc đẩy hai bên tiến gần nhau hơn. Xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ, sự tỉnh táo trong chiến lược của hai bên là điều cực kỳ quan trọng. Lớn bắt nạt bé là không được, bé bắt nạt lớn càng hoang đường. Khi Trung Quốc vẫn giữ sự kiềm chế chiến lược thì Việt Nam đừng có ý đồ chén ép người khác.

版权作品,未经《环球时报》书面授权,严禁转载,违者将被追究法律责任。

(Bài viết bản quyền, nghiêm cấm truyền tải nếu chưa được “Thời báo Hoàn Cầu” chính thức cho phép. Vi phạm sẽ bị truy cứu)


Nhà cầm quyền TQ đưa tin đến với người dân nước họ là thế đó!
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

DI CƯ LÃNH THỔ (Thi bi hài)

Mến gửi Tôn Đại Thánh-TK

Các lục địa trên trái đất không ngừng trôi dạt với tốc độ rất chậm.Nhân thể thằng hàng xóm tham lam luôn tìm cách cướp mảnh đất của tổ tiên chúng ta để lại, ta chuyển quách đất nước này đi chỗ khác.

Nói mãi mèo Tôm cho mượn chiếc cưa
(Cưa sâu xuống đất được 20 km)
Mang về nhờ lão Tôn bất diệt
Cưa đất liền từ Móng Cái đến Hà Tiên
Cưa ngoài biển theo lãnh hải thiêng liêng
Gậy Như Ý đưa đất nước ta ra đại dương xanh thẳm
Cách thằng hàng xóm bất lương nửa vòng trái đất
Chọn nơi mấp mé thiên đường
Neo đậu lại làm mới quê hương

Trên đường di chuyển
Bắt tất cả những loài ưng khuyển
(Cướp bóc, tham quan ô lại, hung tàn
những ác nhân muôn vẻ hãm hại dân lành)
Quăng hết xuống đại dương làm mồi cho cá

Ta neo đậu đất nước giữa trùng dương mới lạ
lúc này chỉ còn toàn người tốt mà thôi
(Dĩ nhiên bao gồm các thành viên Thi viện này rồi)
Từ đây chỉ có tuyệt vời bất tận...

HN 2/6/11 TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] ... ›Trang sau »Trang cuối