Trang trong tổng số 4 trang (33 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thập Tứ Cách Cách

Nhà Minh cai trị Trung Quốc từ năm 1368 tới 1644, tiếp sau nhà Nguyên của người Mông Cổ và sụp đổ cùng với tình trạng nổi dậy của nông dân vào tay Nhà Thanh Mãn Châu. Mười sáu hoàng đế đã trị vì trong khoảng thời gian 276 năm. Một loạt các vị vua khác tiếp tục tự coi mình là kẻ kế vị nhà Minh ở cái gọi là nhà nước Nam Minh cho tới khi người cuối cùng bị hành quyết năm 1662.
Các Hoàng đế triều Minh
Tên riêng.         Thuỵ hiệu  Miếu hiệu  Niên hiệu   Năm cai trị
Chu Nguyên Chương.   cao đế    thái tổ    Hồng Vũ     1368-1398
 (朱元璋)            (高帝)     (太祖)      (洪武)

Chu Doãn Văn        Huệ đế    không có    Kiến Văn     1398-1402
 (朱允炆)            (惠帝)                  (建文)

Chu Đệ              Văn đế     Thành Tổ    Vĩnh Lạc     1402-1424
(朱棣)               (文帝)      (成祖)       永樂
                                      hay       
                               Thái Tông
                                  太宗)

Chu Cao Xí          Chiêu đế    Nhân Tông   Hồng Hi      1424-1425
 (朱高熾)             (昭帝)       (仁宗)     (洪熙)

Chu Chiêm Cơ        Chương đế   Tuyên Tông   Tuyên Đức    1425-1435
 (朱瞻基)              章帝          宣宗         宣德

Chu Kỳ Trấn         Duệ đế      Anh Tông     Chính Thống   1435-1449
 朱祁鎮                睿帝           英宗           正統         1457-1464
                                             1436-1449
                                              hay
                                             Thiên Thuận
                                               天順
                                                    1457-1464
           
Chu Kỳ Ngọc         Cảnh đế     Đại Tông      Cảnh Thái     1449-1457
 朱祁鈺                 景帝          代宗            景泰  

Chu Kiến Thâm       Thuần đế    Hiến Tông     Thành Hoá      1464-1487
 朱見深                  純帝          憲宗            成化  

Chu Hựu Đường        Kính đế     Hiếu Tông     Hoằng Trị     1487-1505
 朱祐樘                   敬帝          孝宗            弘治

Chu Hậu Chiếu        Nghị đế     Vũ Tông       Chính Đức     1505-1521
 朱厚照                   毅帝          武宗             正德

Chu Hậu Thông        Túc đế      Thế Tông       Gia Tĩnh      1521-1566
 朱厚熜                  肅帝           世宗             嘉靖

Chu Tái/Tải Hậu      Trang đế    Mục Tông       Long Khánh    1566-1572
 朱載垕                   莊帝          穆宗             隆慶

Chu Dực Quân         Hiển đế     Thần Tông      Vạn Lịch      1572-1620
 朱翊鈞                   顯帝          神宗             萬曆

Chu Thường Lạc       Trinh đế     Quang Tông     Thái Xương    1620
 朱常洛                   貞帝           光宗             光宗

Chu Do Hiệu          Triết đế     Hy Tông        Thiên Khải   1620-1627
 朱由校                   悊帝           熹宗             天啟

Chu Do Kiểm       Trang Liệt Mẫn   Tư Tông       Sùng Trinh   1627-1644
 朱由檢                 莊烈愍            思宗            崇禎

1Vì thụy hiệu và miếu hiệu thường trùng lặp đối với hoàng đế ở các triều đại khác nhau, thường chúng được gắn tên triều đại ở trước, trong trường hợp này là Minh để tránh nhầm lẫn. Ví dụ, Hồng Vũ hoàng đế thường được gọi là Minh Thái Tổ.
2 Vĩnh Lạc Hoàng đế chiếm ngôi của cháu trai là Kiến Văn, theo chính sử Kiến Văn bị coi là chết trong một vụ cháy ở hoàng cung nhưng có ý kiến nghi ngờ rằng ông đã bỏ trốn để sống ẩn dật. Vĩnh Lạc xóa bỏ mọi điều liên quan tới triều đại của cháu và không đặt miếu hiệu cho Kiến Văn.
3 Sau khi nghe những lời cố vấn của các hoạn quan, Chính Thống Hoàng đế đã đích thân chỉ huy một chiến dịch chống lại người Mông Cổ năm 1449 và bị bắt giữ. Em trai ông, Cảnh Thái Hoàng đế lên ngôi và vì thế việc bắt giữ con tin không còn giá trị gì nữa, người Mông Cổ thả Chính Thống và ông quay về nước sống trong sự ẩn dật. Tuy nhiên, Chính Thống vẫn chiếm lại được ngôi báu sau khi em ông ta ốm nặng, lựa chọn tên giai đoạn cai trị sau này là Thiên Thuận.


Các vua triều Nam Minh
Tên riêng    Miếu hiệu    Niên hiệu   Năm cai trị   Tên thường gọi nhất
Chu Do Tung    An Tông    Hoằng Quang   1644-1645       Phúc vương
 朱由崧           安宗          弘光                              福王

Chu Duật Kiện  Thiệu Tông  Long Vũ       1645-1646       Đường vương
 朱聿鍵            紹宗          隆武                              唐王

Chu Thường Phương  không có  không có,   1645-1653       Lộ vương  
  朱常淓                      nhưng thỉnh thoảng            潞王
                                 được gọi là
                             Lỗ vương lâm quốc
                                 魯王臨國
                           
Chu Duật(Kim Việt) không có   Thiệu Vũ    1646            Đường vương
  朱聿[金粵]                     紹武                            唐王

Chu Do Lang        không có   Vĩnh Lịch    1646-1662      Quế vương
 朱由榔                             永曆                             桂王
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thập Tứ Cách Cách

Chu Nguyên Chương (朱元璋) (21 tháng 10, 1328 - 24 tháng 6, 1398) tức Minh Thái Tổ (明太祖), thuở nhỏ tên là Trùng Bát (重八), về sau đổi tên thành Hưng Tông (興宗), tên chữ là Quốc Thụy (國瑞), người huyện Chung Ly, Hào Châu (phía đông huyện Phụng Dương tỉnh An Huy ngày nay); là hoàng đế khai quốc của vương triều Minh trong lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ năm 1368 đến 1398, niên hiệu Hồng Vũ (洪武), miếu hiệu Thái Tổ (太祖), tên thụy là Cao Hoàng đế (高皇帝). Tiểu sử của ông được ghi tại Minh sử, quyển 1-3, Thái Tổ bản kỷ.

Tiểu sử:
Nguyên quán của Chu Nguyên Chương vốn thuộc huyện Bái, Từ Châu tỉnh Giang Tô, về sau dời về Tứ Châu, rồi lại dời về Hào Châu tức Phụng Dương. Cả gia đình ông trôi nổi nhiều nơi do sinh kế thúc bách. Cha mẹ ông có 8 người con, nhưng hai người đã chết yểu, còn lại sáu người, bốn trai hai gái. Chu Nguyên Chương là con út, thuở nhỏ gọi là Trùng Bát, ngay cả tên họ chính thức cũng không có, mãi đến sau khi gia nhập nghĩa quân Quách Tử Hưng, mới lấy tên là Chu Nguyên Chương, tên chữ là Quốc Thụy.

Chu Nguyên Chương xuất thân từ tầng lớp tá điền nghèo khổ, từng giữ dê chăn bò cho địa chủ[1]. Đời Nguyên năm Chí Chính thứ 4 (1344), vùng đất Hoài Bắc phát sinh hạn hán và châu chấu tàn hại cùng với dịch bệnh nên cha mẹ, các anh đều nối tiếp nhau chết cả. Chu Nguyên Chương không biết lấy gì để sống, tới chùa Hoàng Giác làm thầy tu, từng khuất thực ba nam tới phía tây của tỉnh An Huy, phía đông tỉnh Hà Nam, trải qua gian khổ tôi luyện[2].

Chu Nguyên Chương là người có tính quật cường, từ nhỏ chí khí đã chẳng tầm thường. Do sức ép của cuộc sống nên ông phải xuất gia đi tu, nhưng không muốn làm nhà sư nhỏ bé, vào chùa mới được 15 ngày thì đã làm nhà sư chu du khắp chốn. Trong lúc bôn ba bốn phương, ông đã bí mật tiếp xúc với giáo phái Bạch Liên đương thời[3], hiểu được tình thế trong thiên hạ, lòng người muốn đổi thay, khí vận triều Nguyên sắp hết. Chu Nguyên Chương ngẫu hứng ngâm một bài thơ rằng
Lấy đất làm chiếu, trời làm màn,
Trăng sao quây quần giấc ngủ an.
Đêm dài chả dám đưa chân duỗi,
Chỉ sợ non sông bị thủng toang."
Năm Chí Chính thứ 12 (1352), Chu Nguyên Chương tham gia quân Hồng Cân (khăn đỏ) của Quách Tử Hưng, được Tử Hưng tin cậy, nhậm chức Tả phó Nguyên soái nghĩa quân. Năm Chí Chính thứ 16 (1356), Chu Nguyên Chương đánh chiếm Tập Khánh (Nam Kinh ngày nay), được Tiểu Minh vương Hàn Lâm Nhi tiến phong làm Ngô Quốc công. Chu Nguyên Chương lấy Ứng Thiên (Nam Kinh) làm trung tâm, phát triển rất nhanh. Từ năm 1363 đến 1367, lần lượt tiêu diệt tập đoàn Trần Hữu Lượng (tương truyền ông này là con của Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc của triều Trần ở Đại Việt) ở trung lưu Trường Giang và Trương Sĩ Thành ở hạ lưu Trường Giang, bao gồm cả hai bờ nam bắc.

Năm 1368, ông xuất quân Bắc phạt, đặt quốc hiệu là Minh. Cùng năm đó, công phá Đại đô (Bắc Kinh), lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên, từng bước thực hiện thống nhất đất nước. Năm Hồng Vũ thứ 31 (1398), Chu Nguyên Chương bệnh chết, thọ 70 tuổi, ở ngôi 31 năm, chôn tại Hiếu Lăng ở phía nam chân núi Chung Sơn thành phố Nam Kinh.

Thống nhất đất nước:
Kế sách
Đối với chính thể chuyên chế của Trung Quốc, quân đội là trụ cột của chính quyền. Cho nên hầu hết các vua khai quốc đều lập được nhiều chiến công hiển hách. Cũng có thể nói, chiến tranh đã tôi luyện nên trí dũng và tầm nhận thức của một vĩ nhân. Chu Nguyên Chương vạch ra chiến lược Bắc phạt, đã nói rõ ông là người thông minh tài trí hơn người. Đại tướng quân Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân kiến nghị dùng đại quân đánh thẳng vào Kinh đô triều Nguyên ngay từ đầu, Chu Nguyên Chương đã nhận thấy không thích hợp. Ông đã chỉ ra: "Quân Nguyên vốn còn hơn mấy chục vạn, không thể khinh địch. Huống hồ thành trì kinh đô của nhà Nguyên kiên cố, nếu như chỉ có quân tác chiến đi sâu vào, sẽ kẹt lại dưới chân thành, lúc ấy quân Bắc phạt sẽ lọt vào vòng vây, quân Nguyên từ bốn hướng tới cứu viện, há không phải là thất bại cả sao ?" Đạo quân đơn độc đánh sâu vào lòng địch thực tế là một điều cấm kỵ của nhà quân sự

Xem xét kỹ tình thế, Chu Nguyên Chương đã vạch ra chiến lược cẩn thận mà tất thắng: "Đầu tiên chiếm Sơn Đông, triệt chỗ phên rậu che chắn; xoay qua chiếm Hà Nam, chặt đứt vây cánh; lấy huyện Đồng Quan để phòng thủ, chặn trước ngạch cửa, hình thế thiên hạ đã lọt vào tay ta. Sau đó xuất quân đánh Kinh đô triều Nguyên lúc ấy lẻ loi không ai cứu viện, không cần đánh ắt cũng chiếm được; giục trống tiến về phía Tây, Vân Trung, Cửu Nguyên cùng với Quan Lũng sẽ bị hạ gọn như cuốn chiếu." Việc phân tích và bố trí chiến lược kiệt xuất này, hoàn toàn căn cứ theo dự liệu mà phát triển, việc Bắc phạt vì vậy đã thành công

Nguyên nhân thắng lợi:
Bất cứ sự thành công nào của một vĩ nhân, không phải chỉ ngồi đợi ơn ban, mà là nắm lấy vận mệnh của mình. Chu Nguyên Chương đã không có quyền thế, lại không có trình độ văn hóa, ông ta mượn quân đội của Quách Tử Hưng để thâu tóm thiên hạ, sự thành công của ông khái quát lên trong ba điểm chủ yếu:

Hoãn xưng vương:
Nghĩa quân các lộ phá thành chiếm đất, chưa lập được căn cứ ổn định đã vội xưng vương. Chu Nguyên Chương đã sử dụng lời khuyên của nho sĩ Chu Thăng: "Xây tường cho cao, trữ lượng cho nhiều, chớ vội xưng vương." Năm 1359, Chu Nguyên Chương đã sớm trở thành một trang hào kiệt ngất ngưởng binh hùng tướng mạnh, nhưng ông vẫn không xưng vương mà nhận sự thụ phong của Tiểu Minh vương Hàn Lâm Nhi chính quyền nhà Tống, làm Tả thừa tướng hành tỉnh Giang Tây, năm 1361 được tấn phong tước Ngô Quốc công. Năm 1363, Chu Nguyên Chương rước Tiểu Minh vương về an trí ở Trừ Châu, mượn tay thiên tử ban lệnh cho chư hầu, nhưng vẫn không xưng vương. Năm 1364, Chu Nguyên Chương tiêu diệt tập đoàn quân sự lớn nhất ở lưu vực Trường Giang của Trần Hữu Lượng, lúc này mới xưng là Anh vương, nhưng vẫn tôn trọng Hoàng đế Tiểu Minh vương nhà Tống.

Đợi thời cơ tránh mũi nhọn của địch:
Trước kia, khi thực lực của Chu Nguyên Chương chưa lớn mạnh, ông luôn tránh chạm trán với quân chủ lực nhà Nguyên. Ông đã từng đánh bại quân Nguyên ở huyện Lục Hợp (tỉnh An Huy), nhưng đương thời lực lượng của ông rất yếu, không thể đánh nhau với quân chủ lực nhà Nguyên, thế là nộp lại chiến lợi phẩm thu được, hướng dẫn quân Nguyên đi tấn công quân Trương Sĩ Thành, ông luôn giữ mối giao hảo với nhà Nguyên, uyển chuyển tránh né các cánh quân hùng mạnh, sách lược này được vận dụng rất thành công.

Nắm chắc thời cơ để nuốt dần Giang Nam:
Chu Nguyên Chương lợi dụng các cánh quân lớn phản Nguyên ở các lộ làm yểm trợ, không để mất thời cơ phát triển ở vùng trung lưu Trường Giang. Ông mượn vây cánh của "Đại Tống", cam chịu phận dưới của Tiểu Minh vương, không xuất đầu lộ diện, mà âm thầm tích lũy phát triển lương thực, mở rộng địa bàn. Ông chọn Tập Khánh làm trung tâm, phía Bắc có Lưu Phúc Thông chống trả quân Nguyên, phía Đông lại có Từ Thọ Huy che chắn. Chu Nguyên Chương lợi dụng thời cơ này để phát triển vùng Giang Nam trước, đánh chiếm những vùng bỏ trống. Trong lúc quân Nguyên đang bận truy quét quân Lưu Phúc Thông và Từ Thọ Huy thì Chu Nguyên Chương cũng đã thống nhất được Giang Nam.

Thiết lập sự cường thịnh của triều Minh:
Khi nhà Minh mới thành lập, do hậu quả của chính sách cai trị của triều Nguyên và gần 20 năm chiến tranh, nền kinh tế Trung Quốc bị phá hoại nghiêm trọng, đời sống nhân dân rất khốn khổ.

Trước tình hình ấy, mặc dầu từ lâu không còn là đại biểu của giai cấp nông dân nữa, nhưng Minh Thái Tổ vẫn thông cảm được các nổi khổ của nhân dân đồng thời cũng hiểu rỏ sức mạnh của quần chúng. Vì vậy ông nói: "Thiên hạ mới định, tài lực trăm họ còn khó khăn, giống như con chim mới tập bay, không thể nhổ lông nó, như cây mới trồng không thể lay gốc nó mà phải nâng niu nuôi dưỡng." Quán triệt tư tưởng đó, Minh Thái Tổ đã thi hành những chính sách sau đây[4]:

Trả tự do cho những người bị biến thành nô tì trong thời gian loạn lạc, đồng thời cấm cưỡng bức hoặc mua bán dân tự do làm nô tì.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp như kêu gọi nhân dân khai khẩn đất hoang, cho họ có quyền sở hữu vĩnh viễn và không đánh thuế; kêu gọi dân lưu tán trở về quê quán, cấp cho họ ruộng hoang đồng thời cấp bò cày, nông cụ, thóc giống, lương thực để gíup họ vượt qua những khó khăn ban đầu. Triều đình còn chú ý đến vấn đề thủy lợi, giảm nhẹ thuế khóa, cứu tế cho dân những nơi bị mất mùa.
Bỏ những hình phạt tàn khốc thời Nguyên như thích chữ vào mặt, cắt mũi, chặt chân, thiến v.v... đồng thời dùng nguyên tắc khoan hồng trong xét xử.
Nghiêm trị những quan lại tham nhũng bằng các cực hình như chém bêu đầu, tùng xẻo, giết cả họ v.v... Nhờ những chính sách nói trên, trong vòng 30 năm đầu đời Minh, kinh tế được khôi phục nhanh chóng và bước đầu phát triển, tình hình chính trị được ổn định, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện.

Tập trung quyền lực:
Quan chế
Để cho vương triều Minh của họ Chu kế tục lâu dài, Minh Thái Tổ trước mắt tăng cường chế độ trung ương tập quyền. Năm Hồng Vũ thứ 9 (1376) bãi bỏ Hành trung thư tỉnh, thiết lập Bố chính sứ ty, Đề hình Án át sứ ty, Đô chỉ huy sứ ty phân ra để quản lý hành chính tư pháp, quân sự. Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380) hủy bỏ chức Trung thư tỉnh ở trung ương, bãi bỏ chế độ Tể tướng, phân quyền cho sáu bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Thiết lập Đô sát viện giám sát trăm quan, lập Cẩm y vệ là những cơ cấu đặc vụ có nhiệm vụ khống chế thần dân.

Sát hại công thần
Chu Nguyên Chương còn gây ra nhiều vụ án văn chương và gây ra nhiều án liên lụy đến nhiều người nhằm diệt trừ hậu họa cho con cháu. Chu Nguyên Chương nhận thấy Thái tử nhu nhược, khó mà điều khiển nổi những công thần bướng bỉnh không thuần, trước khi ông ta chết còn giúp cho con cháu diệt trừ tận gốc. Tống Liêm là thầy của Thái tử, từ những năm đầu đã theo làm tham mưu cho Chu Nguyên Chương vào sinh ra tử chốn quân trường, lập được nhiều công to, làm quan đến chức Học sĩ Thừa chỉ tri chế cáo. Chu Nguyên Chương cũng viện cớ để giết ông ta, Thái tử thấy thầy bị kết án chém, rơi lệ cầu xin cho thầy. Để dạy bảo Thái tử, ông cho mang một cây roi lớn có đầy gai nhọn quẳng xuống đất, bảo Thái tử nhặt lên. Thái tử có vẻ lúng túng, Chu Nguyên Chương liền dạy rằng:

Cây roi có gai ngươi không nhặt, vậy để ta róc hết cái gai nhọn thay ngươi nhé?"
Thái tử thông minh hiểu được ý của cha, nhưng cũng không cho là đúng, liền khuyên giải vua cha một cách khéo léo rằng:
"Trên mà có vua Nghiêu Thuấn, thì dưới sẽ có dân Nghiêu Thuấn"
Ngụ ý là làm vua không được tàn bạo. Minh Thái Tổ rất giận dữ, liền tóm lấy ghế quẳng về hướng thái tử.

Việc này cho thấy Chu Nguyên Chương sau khi đã ngồi trên ngai rồng đã xem công thần là những gai nhọn cần phải loại bỏ. Thống nhất thiên hạ rồi, không thể dùng võ tướng nữa, Chu Nguyên Chương đã tính kỹ cho con cháu. Dùng quan văn để trị thiên hạ, Minh Thái Tổ vẫn không an tâm, cho nên quyền lực từ trung ương đến địa phương hầu hết đều tập trung trong tay Hoàng đế, phát triển chế độ Trung ương tập quyền đến đỉnh cao, trở thành một trong những ông vua có quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Chu Nguyên Chương tạo nên những vụ án lớn, văn thần võ tướng, tất cả đều bị càn quét triệt để. Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), Thừa tướng Hồ Duy Dung bị kết tội mưu phản, làm liên lụy đến hơn 3 vạn người vô tội. Năm Hồng Vũ thứ 26 (1393), Lam Ngọc cũng chịu chung số phận như vậy cung với 2 vạn người. Minh Thái Tổ đã cuốn một loạt "gai góc" đến hơn 6, 7 vạn người. Ông còn để cho cơ quan đặc vụ Cẩm y vệ hoạt động công khai, từ sau bức rèm the lại nhảy lên tiền đài.

Những năm cuối đời, Minh Thái Tổ còn ban bố điều lệ Hoàng Minh tổ huấn, yêu cầu con cháu cùng các công thần phải tuân thủ "phép tắc của tổ tông", quy định đời sau kẻ nào sửa đổi điều tổ tông đặt ra thì giết không tha. Chu Nguyên Chương đã giữ chính sách bế quan tỏa cảng, trở thành "tổ huấn", dĩ nhiên là "tổ huấn" đó đã được giữ khư khư một cách tiêu cực, làm cho nền chính trị của vương triều Minh bị ảnh hưởng một cách lâu dài.
Hậu thế

Sau khi qua đời, Minh Thái Tổ được chông cất ở Hiếu lăngChu Nguyên Chương đã vì giang sơn muôn đời của Đại Minh mà khổ tâm sắp đặt, trừ hậu họa cho con cháu, ban bố tổ huấn, nhưng sự việc cuối cùng lại không theo như ý muốn. Sau khi Chu Nguyên Chương chết mộ phần chưa ráo, thì chú cháu tranh đoạt quyền lực lẫn nhau, "tổ huấn" của ông đã bị người con thứ tư của ông là Chu Lệ phá hoại, chính là Minh Thành Tổ sau này. Chu Lệ chiếm ngôi hoàng đế, dời đô về Bắc Kinh.

Chu Nguyên Chương mưu sát công thần, không còn ai để giao việc, tự mình chọn trưởng tôn Chu Doãn Văn làm người kế vị nhưng đã bị chết trong binh lửa. Ông dựng bảng sắt cấm chỉ hoạn quan can dự chính sự, mà đến đời Thành tổ có đến 24 nha môn lọt vào tay hoạn quan, hoạn quan đã nắm giữ cơ quan đạc vụ, triều Minh đã trở thành triều đại mà hoạn quan gây họa kịch liệt nhất. Chu Nguyên Chương đặt cánh quân hùng mạnh trấn giữ Liêu Đông, dặn dò con cháu trấn thủ biên cương phía bắc, nhưng sau này triều Minh bị một dân tộc thiểu số ngoài quan ải vào lật đổ là người Nữ Chân.

Vai trò lịch sử
Chu Nguyên Chương tay không dựng nghiệp lớn, đánh đuổi được người Mông, giành lại quyền tự chủ của người Hán. Bản thân không có một tấc đất nương thân, nhưng qua tự lực phấn đấu mà khai sáng được giang sơn Đại Minh gần 300 năm, vì vậy trong dân gian lưu truyền nhiều giai thoại lạ lùng về ông, chính là thuật lại một cách tôn kính về sự nghiệp và mức độ thông minh tài trí của ông.

Trong chùa Long Hưng huyện Phụng Dương tỉnh An Huy có một cặp đối khái quát khá thần tình cả cuộc đời mà Chu Nguyên Chương nếm trải [cần dẫn nguồn]:

"Sinh trên đất Bái, học hành đất Tứ, lớn lên châu Hào, khí Thiên tử một đúc từ quận Phượng;
Lúc đầu làm sư, tiếp theo làm vương, cuối cùng xưng đế, dáng thánh nhân chiêm ngưỡng tại chùa Long."
Tuy vậy, sự lạc hậu của Trung Quốc so với phương Tây bắt đầu từ đời Minh. Sự lạc hậu này thì có nhiều nguyên nhân, trong đó có biện pháp thống trị chuyên chế bảo thủ của Chu Nguyên Chương, đặc biệt là thể chế chính trị tập quyền cao độ, quyền lực về kinh tế nằm dưới cực quyền chính trị, mà các chế độ về cửa ải bến sông, chế độ cấm buôn bán trên biển, chế độ hộ làm nghề thủ công, chế độ lưu thông hàng hóa... là nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển của kinh tế. Ngoài ra, cách chọn nhân tài bằng lối văn bát cổ (một thể văn dùng trong các kỳ thi thời phong kiến, chỉ chuộng phô trương hình thức, ít chuộng giá trị đích thực của nội dung) và chủ trương văn hóa chuyên chế của triều Minh cũng là nguyên nhân chủ yếu để tạo nên sự đình trệ của xã hội Trung Quốc. Công và tội của Chu Nguyên Chương đối với lịch sử đều đáng được suy ngẫm.
Tiểu thuyết hoá
Chu Nguyên Chương được tiểu thuyết hoá trở thành một nhân vật trong truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung.

Trong truyện này ông là một giáo chúng của Minh giáo, có quen biết sâu sắc với giáo chủ Trương Vô Kỵ và tham gia khởi nghĩa chống quân Mông Cổ. Khi khởi nghĩa sắp thắng lợi ông lập mưu lừa Trương Vô Kỵ từ bỏ ngôi vị giáo chủ, ép giáo chủ tiếp theo là Dương Tiêu từ chức. Cuối cùng khi khởi nghĩa thành công, Chu Nguyên Chương tự mình lên ngôi hoàng đế.
13.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thập Tứ Cách Cách

Minh Huệ Đế
Minh Huệ Đế (明惠帝) (5 tháng 12, 1377–13 tháng 7, 1402), là một vị hoàng đế nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa. Tên thật của ông là Chu Doãn Văn (朱允炆), thụy hiệu là Huệ Đế (惠帝), còn gọi là Kiến Văn Đế (建文帝). Kiến Văn Đế kế vị Minh Thái Tổ (Hồng Vũ Đế) và cai trị từ năm 1398-1403.

Tuổi trẻ
Kiến Văn đế là con trai thứ hai của Ý Văn thái tử Chu Tiêu (1355-1382) với phi họ Lã[1], cháu nội của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Ông là người hiếu học, tính hiếu thảo[1]. Do cha của ông và anh trai ông là Chu Hùng Anh đã mất trước khi Thái Tổ băng hà nên Thái Tổ lập ông làm người kế vị vào tháng 9 năm 1382. Đến năm 1396 Thái Tổ cho lập Đông cung vương phủ.

Khi còn là hoàng thái tôn, ông từng dâng biểu đề nghị Minh Thái Tổ cho sửa 73 điều của Hồng Vũ luật vì ông cho rằng các điều này quá ư nghiêm khắc.

Tháng 5 nhuận năm 1398, Thái Tổ chết, Doãn Văn lên ngôi, đóng đô ở Nam Kinh. Ông thay đổi chính sách của ông mình, giảm bớt hình phạt nghiêm khắc, tha nhiều tù nhân và áp dụng chính sách triệt phiên nhằm tập trung quyền lực về trung ương.
Bãi phiên và kết cục
Thời kỳ Minh Thái Tổ trị vì, để củng cố hoàng thất, ông đã phong cho con cháu làm phiên vương, nắm giữ binh quyền tại đất phong và đều có quân đội riêng để tự vệ. Khi Kiến Văn đế lên ngôi, ông trọng dụng ba người Tề Thái, Hoàng Tử Trừng, Phương Hiếu Nhụ với Tề Thái làm Binh bộ thượng thư, Hoàng Tử Trừng làm thái thường tự khanh, Phương Hiếu Nhụ làm hàn lâm viện thị giảng[1]. Mọi việc lớn của quốc gia đều bàn bạc với ba người này. Do chính sách phong phiên vương của Minh Thái Tổ nên thế lực của các phiên rất lớn. Khi còn là hoàng thái tôn, ông từng hỏi Hoàng Tử Trừng về cách xử lý các phiên. Sau khi lên ngôi, ông cho triệu các phiên vương về kinh để tiến hành bãi bỏ phiên vương. Tháng 4 âm lịch năm 1399 cho Tương vương Bách tự thiêu chết, còn Tề vương Phù, Đại vương Quế bị giáng làm thứ nhân. Tháng 6 âm lịch giáng Mân vương Biền làm thứ nhân nhưng chưa động tới Yên vương Lệ, do thế lực của ông này là rất lớn mạnh. Tuy nhiên, điều này đã làm cho Yên vương Chu Lệ lo sợ cho số phận của mình nên đã quyết định áp dụng sách lược tiên phát chế nhân để ra tay trước.

Ban đầu, Chu Lệ chưa dám động binh vì một số người con của ông (Chu Cao Sí, Chu Cao Hú, Chu Cao Toại) còn ở Nam Kinh. Một số đại thần khuyên Huệ Đế giữ các con của Chu Lệ làm con tin. Tuy nhiên qua một thời gian, Huệ Đế thấy Chu Lệ sai sứ qua lại với thái độ mềm mỏng, cho rằng Chu Lệ thần phục nên thôi không giữ các con Chu Lệ nữa.

Tháng 7 âm lịch năm 1399, tại Bắc Kinh, Chu Lệ khởi binh làm phản[1]. Ban đầu, quân triều đình chiếm ưu thế do ông là người nhân ái nên đã có chỉ dụ nếu không có lệnh [của ông] thì không được sát hại người của thúc phụ. Tuy nhiên, do Minh Thái Tổ lạm sát công thần nên phía Huệ Đế không còn nhiều người có khả năng cầm quân nên khi Chu Lệ, một người dày dạn kinh nghiệm chiến trường, đích thân cầm quân thì cán cân lực lượng lại ngả về phía Chu Lệ. Tháng 4 năm 1402, quân triều đình thua trận tại Hoài Bắc, quân của Chu Lệ thừa thắng vượt qua sông Hoài Hà tiến về Trường Giang. Trong chiến sự, vai trò của Chu Cao Hú - một người con của Yên vương được Huệ Đế thả về - có đóng góp khá nhiều. Có người khuyên Huệ Đế rời khỏi kinh thành nhưng Phương Hiếu Nhụ lại khuyên ông nên ở lại đợi viện binh.

Ngày 13 tháng 6 âm lịch năm 1402, quân Yên vương tiến vào Nam Kinh, qua của Kim Xuyên tiến vào phủ Ứng Thiên nhưng không bắt được Kiến Văn Đế. Kinh thành bốc cháy và người ta không rõ kết cục của ông ra sao[1]. Có thuyết nói rằng Kiến Văn Đế tự thiêu trong đám lửa cháy trong cung cấm. Lại có thuyết nói rằng ông bỏ trốn, cạo đầu làm sư, đi tu mai danh ẩn tích ở đâu không ai biết.

Chu Lệ vào cung, giết hại quan viên và lên ngôi, tức là Minh Thành Tổ hay Vĩnh Lạc đế.

Tham khảo thêm
Minh Huệ Đế
Sinh và mất: 5 tháng 12 năm 1377(1377-12-05)–13 tháng 7 năm 1402 (24 tuổi)¹
Họ: Chu (朱)
Tên: Doãn Văn (允炆)
Thời gian trị vì: 30/6/1398–13/7/1402
Triều: Minh (明)
Niên hiệu: Kiến Văn (建文)
Ngày theo niên hiệu: 6/2/1399–29/7/1402²
Miếu hiệu: Không đặt³
Thụy hiệu:
(ngắn)  Huệ đế4 (惠帝)
Thụy hiệu:
(đầy đủ)  Cung mẫn Huệ hoàng đế5
恭閔惠皇帝
Lăng mộ: Không rõ
Ghi chú chung: Ngày tháng lấy theo lịch Julius.
Nó không phải lịch Gregory đón trước.
———
1. Được cho là bị chết cháy khi hoàng cung cháy. Tuy nhiên, người ta tin rằng ông đã thoát chết và sống ẩn mình trong nhiều năm sau đó như là một vị sư.
2. Ngày 30 tháng 7 năm 1402 niên hiệu Kiến Văn chính thức bị vị hoàng đế mới bãi bỏ và niên hiệu Hồng Vũ được phục hồi cho tới đầu năm 1403 khi niên hiệu Vĩnh Lạc được chính thức sử dụng.
3. Miếu hiệu bị vị hoàng đế mới (Vĩnh Lạc đế) từ chối, nhưng năm 1644 thì Phúc vương (>福王), vị hoàng đế tự phong của Nam Minh đã truy tặng Kiến Văn đế miếu hiệu Huệ Tông (惠宗). Tuy nhiên, miếu hiệu này không được nhiều sử sách ghi nhận, không giống như miếu hiệu của Cảnh Thái đế, cũng do Phúc vương truy tặng, nhưng nói chung được nhiều sử sách công nhận.
4. Thụy hiệu này do hoàng đế Càn Long của nhà Thanh đặt năm 1736. Trước đó, năm 1644, Phúc vương đã truy tặng ông thụy hiệu Nhượng hoàng đế (讓皇帝).
Đặt năm 1736. Thụy hiệu đầy đủ do Phúc vương đặt năm 1644 là: Tự thiên Chương đạo Thành ý Uyên công Quan văn Dương vũ Khắc nhân Đốc hiếu Nhượng hoàng đế (嗣天章道誠懿淵功觀文揚武克仁篤孝讓皇帝)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thập Tứ Cách Cách

Minh Thành Tổ

Minh Thành Tổ (明成祖) hay Minh Thái Tông (明太宗),[1] là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa. Vĩnh Lạc Đế là tên gọi theo niên hiệu Vĩnh Lạc (永樂) của ông. Tên húy của ông là Chu Lệ/Đệ (朱棣), thụy hiệu là Văn Đế (文帝). Vĩnh Lạc Đế kế vị Minh Huệ Đế và cai trị từ năm 1402-1424. Ông thường được xem là vị Hoàng đế kiệt xuất của nhà Minh, và có thể là một trong những Hoàng đế Trung Hoa vĩ đại nhất. Sau khi ông qua đời, Minh Nhân Tông (Hồng Hi Đế) lên kế vị ngai vàng.

Minh Thành Tổ là con trai thứ của Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương), vốn đã được vua cha phong làm Yên vương cai quản vùng xung quanh Bắc Kinh (vùng đất thuộc nước Yên thời Chiến quốc). Sau khi Thái Tổ mất, năm 1402, ông kéo quân xuống Nam Kinh (Kim Lăng), đánh lại cháu trai là hoàng đế Minh Huệ Đế Chu Doãn Văn (Kiến Văn Đế).

Ông là người quyết định việc dời đô từ Nam Kinh lên thành Yên Kinh, đổi tên Yên Kinh thành Bắc Kinh và bắt đầu cho xây dựng lại Bắc Kinh. Minh Thành Tổ cũng là người cử các tướng Chu Năng và Trương Phụ đem quân sang xâm chiếm nước Đại Ngu của nhà Hồ Việt Nam. Đạo quân này, sau khi đánh chiếm được Đại Ngu đã bắt toàn bộ nhà Hồ cùng rất nhiều nhân tài của Việt Nam lúc đó đem về Trung Quốc: như Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn An (người sau này thiết kế và xây cất nên thành Bắc Kinh).

Dưới quyền cai trị của Minh Thành Tổ, nhà Minh bắt đầu trở thành một quốc gia cường thịnh. Khác với nhà Nguyên, chủ trương hướng vào lục địa, nhà Minh dưới từ thời Minh Thành Tổ thực hiện một chính sách hướng ra đại dương, mở mang thám hiểm và thương mại bằng cách tổ chức các đội thuyền buôn cực lớn hoạt động trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương do đô đốc Trịnh Hòa chỉ huy, cạnh tranh thương mại với người Ả Rập vốn cũng đang làm chủ vịnh Bengal.

Thành tựu về văn hóa
Trong các năm 1403 ÷ 1408, Minh Thành Tổ cho soạn bộ sách Vĩnh Lạc đại điển, đây là một bộ bách khoa toàn thư đầu tiên và đồ sộ của Trung Quốc

Chú thích
1 Miếu hiệu ban đầu là Thái Tông, nhưng năm 1538 đổi thành Thành Tổ.

Tham khảo thêm
Vĩnh Lạc Đế
Hoàng đế Trung Hoa

Tại vị: 17 tháng 7, 1402 - 12 tháng 8, 1424

Tiền nhiệm: Minh Huệ Đế
Kế nhiệm: Minh Nhân Tông
Tên húy: Chu Đệ/Lệ
Niên hiệu: Vĩnh Lạc (永樂)
Thuỵ hiệu: khải thiên hoằng đạo cao minh triệu vận thánh vũ thành công thuần nhân chí hiếu văn hoàng đế.
啓天弘道高明肇運聖武神功純仁
至孝文皇帝
Miếu hiệu: Thành Tổ
          Thái Tông
Hoàng tộc: nhà Minh  (明)
Thân phụ: Minh thái tổ
Sinh: 2 tháng 5 năm 1360
Mất: 12 tháng 8 năm 1424 (64 tuổi)
An táng: Trường lăng


Bài này còn sơ khai.
Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thập Tứ Cách Cách

Minh Nhân Tông

Minh Nhân Tông là một vị hoàng đế nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa. Tên riêng của ông là Chu Cao Sí (朱高熾), thụy hiệu là Chiêu Đế (昭帝), còn gọi theo niên hiệu là Hồng Hi Đế. Minh Nhân Tông kế vị Minh Thành Tổ (Hoàng đế Vĩnh Lạc) và cai trị từ năm 1424-1425. Sau khi ông băng hà, Minh Tuyên Tông kế vị ngai vàng.

Tham khảo thêm
Minh Nhân Tông
Sinh và mất: 16/8/1378–29/5/1425
Họ: Chu (朱)
Tên: Cao Sí (高熾)
Thời gian trị vì: 7/9/1424–29/5/1425
Triều: Minh (明)
Niên hiệu: Hồng Hi (洪熙)
Ngày theo niên hiệu: 20/1/1425–7/2/1426
Miếu hiệu: Nhân Tông (仁宗)
Thuỵ hiệu (ngắn): Chiêu hoàng đế (昭皇帝)
Thuỵ hiệu (đầy đủ): Kính thiên Thể đạo Thuần thành Chí đức Hoằng văn Khâm vũ Chương thánh Đạt hiếu Chiêu hoàng đế.
敬天體道純誠至德弘文欽武章聖 達孝昭皇帝.
Lăng mộ: Hiến lăng


Bài này còn sơ khai. Mời các bạn góp sức viết thêm để được hoàn thiện hơn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thập Tứ Cách Cách

Minh Tuyên Tông
Minh Tuyên Tông (25/2/1398 – 31/1/1435) là hoàng đế Trung Quốc thời nhà Minh trong khoảng từ năm 1425 tới năm 1435 với niên hiệu Tuyên Đức. Tên thật của ông là Chu Chiêm Cơ, con trai của Minh Nhân Tông. Tuyên Đức là người yêu thích văn chương. Ông cũng là người quyết định lấy Bắc Kinh làm kinh đô cho nhà Minh.

Cuộc đời

Tháng 8 âm lịch năm 1426, chú của ông, Hán vương Chu Cao Hú (朱高煦), vốn là người con trai được Minh Thành Tổ Chu Lệ yêu quý do có công cứu giá; nhưng do bất chấp quân pháp nên năm 1417 đã bị đày tới một thái ấp nhỏ ở Lạc An, (nay là Quảng Nhiêu, Sơn Đông). Khi Chu Cao Hú làm loạn, vị hoàng đế mới lên ngôi, Minh Tuyên Tông, đã đem 20.000 quân tấn công ông ta tại Lạc An. Chu Cao Hú bị phế làm thứ nhân (thường dân) và chết do bị tra tấn. Sáu trăm quan lại theo Hán vương cũng bị tử hình và 2.200 người khác bị lưu đày.
Hoàng đế Tuyên Đức cũng là người hay tham khảo ý kiến các đại thần như Dương Sĩ Kì, Dương Vinh. Ông cũng là người chủ trương rút quân đội nhà Minh ra khỏi An Nam do khi đó họ đang bị sa lầy tại đây, với việc sửa đổi chính sách thảo phạt của thời kỳ Vĩnh Lạc (niên hiệu của Minh Thành Tổ) thành chính sách hưu binh dưỡng dân, nhưng một số các đại thần của ông không đồng ý. Sau khi binh lính nhà Minh chịu nhiều tổn thất và thương vong, Tuyên Tông đã cho Liễu Thăng đem quân sang cứu trợ; nhưng đội quân này cũng bị đánh bại, mất khoảng 70.000 người vào năm 1427. Sau đó quân đội nhà Minh phải rút lui khỏi An Nam và Tuyên Tông buộc phải công nhận quyền độc lập của người Việt. Tại phía bắc, Tuyên Tông đã đi tuần thú biên giới với 3.000 kị binh vào năm 1428 và đã trừng phạt những kẻ cướp bóc từ bộ lạc Uriyangkhad của người Mông Cổ. Người Hán cho phép những người Mông Cổ miền đông theo Arughtai đánh nhau với các bộ lạc người Oirats của Toghon ở phía tây. Bắc Kinh hàng năm nhận ngựa từ Arughtai; nhưng ông ta đã bị người Oirats đánh bại vào năm 1431 và bị giết năm 1434 khi Toghon chiếm được miền đông Mông Cổ. Triều đình nhà Minh sau đó duy trì quan hệ hữu hảo với người Oirats. Quan hệ ngoại giao với Nhật Bản cũng được cải thiện vào năm 1432. Các quan hệ với Triều Tiên cũng tốt, ngoại trừ việc họ không đồng ý với việc phải gửi các thiếu nữ đồng trinh để sung vào hậu cung nhà Minh. Tuyên Tông cũng cho phép Trịnh Hòa thực hiện thêm một chuyến đi biển nữa; nhưng những chuyến viễn thám hàng hải đó đã kết thúc vào năm 1434.

Hội đồng cơ mật gồm các thái giám đã tăng cường củng cố quyền lực tập trung hóa bằng cách kiểm soát chính sách bí mật, và ảnh hưởng của họ còn tiếp tục gia tăng. Năm 1428, một viên ngự sử khét tiếng là Liu Guan đã bị xử tội đày đi khổ sai và được thay thế bằng Gu Zuo (chết 1446), một người liêm khiết đã bãi nhiệm 43 thành viên của các đô sát viện Bắc Kinh và Nam Kinh vì bất tài. Một số quan lại làm trong các đô sát viện bị hạ cấp, bỏ tù hay đi đày, nhưng không có ai bị xử tử. Những người thay thế phải trải qua thời gian thử thách do các đô sát viện thực hiện việc kiểm tra toàn bộ thể chế hành chính của nhà Minh, bao gồm cả trong quân đội. Cùng năm, Tuyên Tông đã cải cách các quy tắc quản lý chế độ cưỡng bách quân dịch, chế độ xử lý những kẻ đào tẩu. Quân đội mang tính cha truyền con nối vẫn tiếp tục tỏ ra là không hiệu quả với tinh thần bạc nhược. Các bất công lớn trong gánh nặng thuế má đã làm cho phần lớn nông dân phải bỏ trang trại ra đi trong vòng 40 năm trước đó. Năm 1430, Tuyên Tông ra sắc lệnh giảm thuế trên tất cả các loại ruộng đất và gửi các quan lại đi kinh lý để sắp xếp lại công việc hành chính tại các tỉnh, thực hiện chính sách kiểm soát dân sự đối với quân sự. Họ đã cố gắng để loại bỏ những điều trái với quy tắc và sự tham nhũng của những người thu thuế. Tuyên Tông cũng thường ra lệnh xử lại các vụ án để cho phép hàng ngàn người dân vô tội có thể được giải phóng. Ông mất vì bệnh sau 10 năm trị vì; thời gian trị vì tuy ngắn, nhưng thời kỳ đó được coi là thời kỳ vàng son của nhà Minh

Gia đình

Vợ

Cung Nhượng Chương hoàng hậu Hồ Thiện Tường
Hiếu Cung Chương hoàng hậu họ Tôn
Hiền phi họ Ngô, mẹ Minh Cảnh Tông
Tần phi, Quách Ái
Đoan Tĩnh quý phi họ Hà
Thuần Tĩnh hiền phi họ Triệu
Trinh Thuận huệ phi họ Ngô
Trang Tĩnh thục phi họ Tiêu
Trang Thuận kính phi họ Tào
Trinh Huệ thuận phi họ Từ
Cung Định lệ phi họ Viên
Trinh Tĩnh thục phi họ Chư
Cung Thuận sung phi họ Lý
Túc Hi thành phi họ Hà

Con cái

Trai

Chu Kì Trấn, con trưởng, sau này là Minh Anh Tông , mẹ là Hiếu Cung Chương hoàng hậu họ Tôn (ghi chú: Minh sử cho rằng mẹ đẻ của ông này là một cung nhân).
Chu Kì Ngọc, con thứ, sau này là Minh Cảnh Tông, mẹ là Hiền phi họ Ngô.

Gái

Công chúa Thuận Đức, năm Chính Thống thứ 2 (1437) lấy Thạch Cảnh (石璟).
Công chúa Thường Đức, mẹ là Cung Nhượng Chương hoàng hậu họ Hồ. Năm Chính Thống thứ 5 (1440) lấy Tiết Hoàn. Chết năm Thành Hóa thứ 6 (1470).
12.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Cách cách có gảnh, liệt kê các vị vua của VN đi. Từ thời Đinh, Lý, Trần, Lê...cho tới nay.
HNhu thèm được biết ghê lắm.
Vốn rất dốt sử nước nhà.
Tủi thân!
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thập Tứ Cách Cách

umh, mình vốn là người hoa nên mình vốn rất thích sử Trung Hoa, vì nó như một kho tàng vô giá, từ nhỏ ông nội mình đã dạy mình sử Trung Hoa, nên nếu như là sử Trung Quốc thì mình am hiểu. Còn lịch sử Việt Nam thì mình cũng ko hiểu lắm, nhưng để mình sẽ kiếm tài liệu thử xem.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thập Tứ Cách Cách

Minh Anh Tông

Minh Anh Tông, tên thật là Chu Kì Trấn (29/11/1427 – 23/2/1464) là hoàng đế nhà Minh. Ông trị vì hai lần với niên hiệu Chính Thống từ năm 1435 tới năm 1449 và niên hiệu Thiên Thuận từ năm 1457 tới năm 1464.

Lần một

Chu Kì Trấn là con trai trưởng của Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ và Tôn quý phi (sau lập thành hoàng hậu). Theo Minh sử thì mẹ đẻ ông là cung nhân không rõ họ tên, còn Tôn quý phi chỉ là mẹ dưỡng. Tháng 4 âm lịch năm 1428 lập làm hoàng thái tử. Tháng giêng năm 1435, Minh Tuyên Tông chết, ông lên nối ngôi, năm sau đổi niên hiệu từ Tuyên Đức sang Chính Thống. Ở thời kỳ đầu của thời gian trị vì của ông, nhà Minh đang phồn thịnh và đang ở đỉnh cao của sự thịnh vượng nhờ sự quản lý có hiệu quả của hoàng đế Tuyên Đức trước đó. Minh Anh Tông lên ngôi khi mới 8 tuổi, vị hoàng đế trẻ con đầu tiên của nhà Minh, điều đó làm cho ông dễ bị những người khác chi phối, cụ thể là thái giám Vương Chấn. Giai đoạn ban đầu, thái hoàng thái hậu họ Trương làm phụ chính, công việc nội các do tam Dương (Dương Sĩ Kì, Dương Vinh, Dương Phổ) phụ trách. Năm 1442, Trương thái hậu mất, thái giám Vương Chấn chuyên quyền. Từ đó, Anh Tông dựa hoàn toàn vào sự tư vấn và hướng dẫn của ông này.

Mông Cổ cầm tù

Ở độ tuổi 22, năm 1449, ông bị quân Mông Cổ cầm tù, do theo lời khuyên của Vương Chấn đã trực tiếp đem quân đánh trận với đội quân người Ngõa Lạt (Oirats - một sắc tộc Mông Cổ) do Dã Tiên (Esen Tayisi, ?-1454) chỉ huy và bị bắt tại thành Thổ Mộc vào ngày 1 tháng 9 năm đó. Sử Trung Quốc gọi đó là Thổ Mộc bảo chi biến. Việc ông bị quân Mông Cổ bắt giữ đã làm cho nhà Minh bị rung chuyển tới tận gốc và khủng hoảng sau đó gần như đã làm cho triều đại này sụp đổ nếu như không có được sự quản lý tốt của Vu Khiêm (于谦), khi đó là Binh bộ thượng thư, do Dã Tiên đem Anh Tông theo quân đội của ông ta tấn công Bắc Kinh. Mặc dù Anh Tông bị bắt, nhưng ông lại trở thành bạn tốt với hãn. Trong khi đó, để ổn định tình hình trong nước, ngày 22 tháng 9 năm 1449, theo mệnh của Tôn thái hậu, em trai ông là Chu Kì Ngọc đã được lập làm hoàng đế với niên hiệu Cảnh Thái từ đầu năm 1450. Điều này đồng nghĩa với việc Anh Tông bị mất ngai vàng và được phong làm "Thái thượng hoàng". Đầu năm 1450, Dã Tiên giảng hòa, trao trả Anh Tông. Tháng 8 âm lịch năm đó, ông về tới Bắc Kinh và được an trí tại Nam cung.

Giam lỏng và trị vì lần hai

Ông bị Cảnh Tông giam lỏng trong vòng 7 năm tại Nam cung của Tử Cấm Thành và mọi liên lạc ra bên ngoài đã bị Cảnh Tông cấm đoán. Con trai của Anh Tông là Chu Kiến Thâm (sau này là Minh Hiến Tông) đã bị phế khỏi tước vị thái tử vào năm 1453 và con trai của Cảnh Tông là Chu Kiến Tể được lập làm thái tử. Hành động này của Cảnh Tông đã làm Anh Tông vô cùng đau khổ. Chẳng bao lâu sau thì Chu Kiến Tể chết, nhưng Cảnh Tông vẫn không đồng ý tái lập Kiến Thâm làm thái tử. Tháng giêng năm Cảnh Thái thứ 8 (1457), Minh Cảnh Tông ốm nặng, không thể lâm triều. Vũ Thanh hầu Thạch Hanh cùng phó đô ngự sử Từ Hữu Trinh và thái giám Tào Cát Tường đem quân vào Nam cung đón Anh Tông về làm vua. Sử Trung Quốc gọi là Đoạt môn chi biến. Đêm ngày 16 tháng giêng, tại điện Phụng Thiên, ông lên ngôi, cải niên hiệu thành Thuận Thiên, phế Cảnh Tông xuống làm vương, bắt Vu Khiêm cùng đại học sĩ Vương Văn hạ ngục, sau đó theo lời tâu của Từ Hữu Trinh đã cho chém Vu Khiêm. Ông trị vì thêm 7 năm nữa dưới niên hiệu này.

Ông chết khi 37 tuổi vào năm 1464 và được chôn cất tại Dụ lăng (裕陵) trong Minh thập tam lăng.

Gia đình
Vợ

Hiếu Trang Duệ hoàng hậu họ Tiền, không con
Hiếu Túc Duệ hoàng hậu họ Chu thị, mẹ của Hiến Tông
Thần phi họ Vạn
Huệ phi họ Vương
Thục phi họ Cao
Đức phi họ Vi
An phi họ Dương
Phi họ Lưu

Con cái
Trai

Chu Kiến Thâm, con trưởng, sau là Minh Hiến Tông, mẹ là Hiếu Túc Duệ hoàng hậu
Chu Kiến Thanh, Đức Trang vương, mẹ là Thần phi
Chu Kiến Thực, chết sớm, mẹ là Thần phi
Chu Kiến Thuần, Hứa Điệu vương, mẹ là Huệ phi
Chu Kiến Chú, Tú Hoài vương, mẹ là Thục phi
Chu Kiến Trạch, Sùng Giản vương, mẹ là Hiếu Túc Duệ hoàng hậu
Chu Kiến Tuấn, Cát Giản vương, mẹ là Thần phi
Chu Kiến Trị, Hãn Mục vương, mẹ là Thần phi
Chu Kiến Phái, Huy Trang vương, mẹ là Đức phi

Gái

Công chúa Trùng Khánh, mẹ là Hiếu Túc Duệ hoàng hậu. Sau lấy Chu Cảnh.
Công chúa Gia Thiện, mẹ là Huệ phi. Năm Thành Hóa thứ 2 (1466) lấy Vương Tăng, binh bộ thượng thư. Chết năm Hoằng Trị thứ 12 (1499).
Công chúa Thuần An, lấy Thái Chấn
Công chúa Sùng Đức, mẹ là An phi. Năm Thành Hóa thứ 2 lấy Dương Vĩ (cháu Dương Thiện). Chết năm Hoằng Trị thứ 2 (1489).
Công chúa Quảng Đức, mẹ là Thần phi. Năm Thành Hóa thứ 8 (1472) lấy Phàn Khải. Chết tháng 8 năm Thành Hóa thứ 20 (1484).
Công chúa Nghi Hưng, mẹ là Đức phi. Năm Thành Hóa thứ 9 (1473) lấy Mã Thành. Chết năm Chính Đức thứ 9 (1514).
Công chúa Long Khánh, mẹ là Thục phi. Năm Thành Hóa thứ 9 (1473) lấy Du Thái. Chết năm Thành Hóa thứ 15 (1479).
Công chúa Gia Tường, mẹ là phi họ Lưu. Năm Thành Hóa thứ 13 (1477) lấy Hoàng Dung. Chết năm 1484.

Tham khảo thêm
Họ: Chu (朱)
Tự: Kì Trấn (祁鎮)
Hoàng đế Trung Hoa (lần 1)
Thời gian: 7/2/ 1435–1/9/1449¹
Niên hiệu: Chính Thống (正統)
Thời gian niên hiệu 18/1/ 1436–13/1/1450
Hoàng đế Trung Hoa (lần 2)
Thời gian: 11/2/ 1457–23/2/1464
Niên hiệu: Thiên Thuận (天順)
Thời gian niên hiệu 15/2/1457–26/1/1465
Miếu hiệu: Anh Tông  (英宗)
Thuỵ hiệu (ngắn): Duệ hoàng đế (睿皇帝)
Thụy hiệu (đủ): Pháp thiên Lập đạo Nhân minh Thành kính Chiêu văn Hiến vũ Chí đức Quảng hiếu Duệ hoàng đế.
法天立道仁明誠敬昭文憲武至德廣孝睿皇帝.
Lưu ý: Ngày tháng tại đây lấy theo lịch Julius.
———
1. Bị người Mông Cổ bắt, em trai kế vị
là Cảnh Thái, phong ông làm Thái thượng hoàng
(太上皇), giữ chức này tới tận năm 1457.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

Thập Tứ Cách Cách đã viết:
umh, mình vốn là người hoa nên mình vốn rất thích sử Trung Hoa, vì nó như một kho tàng vô giá, từ nhỏ ông nội mình đã dạy mình sử Trung Hoa, nên nếu như là sử Trung Quốc thì mình am hiểu. Còn lịch sử Việt Nam thì mình cũng ko hiểu lắm, nhưng để mình sẽ kiếm tài liệu thử xem.
A ha, thảo nào. Này, mới đầu cái khái niệm "phong cách Trung Quốc đa dạng phong phú" gì đó làm mình điên tiết lắm đấy nhé. Giờ mới biết cậu là người Hoa, thôi không điên tiết nữa :p
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 4 trang (33 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối