Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chuyện người lớn

Tiếng bàn cãi cưới vợ cho chú Năm càng ngày càng lớn. Chú Tư giọng nghiêm khắc:

- Phải kiếm cho chú Năm một mối để nương tựa. Tôi hỏi mấy bác,  sau này  về già ai lo cho chú Năm. Mấy bác có lo cho chú Năm không?

- Nhưng chú Năm bệnh hoạn, lúc tỉnh lúc quên ai chịu lấy? - Ba tôi lên tiếng.

- Có cô Hoa ở xóm trên, dù chân bị tật nhưng cô ta có nghề bán vé số cũng kiếm sống được qua ngày. Nồi nào thì ấp vung nấy - cô tôi lý lẽ.

Tôi đứng nép sau cánh cửa cùng với mẹ. Khi nghe đến đoạn đó tôi định bước vào can ngăn nhưng mẹ tôi đã níu lại, lấy tay bịt kín miệng tôi và nói khẽ: "Chuyện người lớn con không hiểu được đâu".

Sau bao nhiêu lần bàn cãi, cuối cùng  ba tôi đành cưới vợ cho chú tôi. Ngày cưới làng xóm đi xem chật cả lối vào. Họ đến không phải để chúc tụng mà vì thói tò mò xem cô dâu què quặt lấy ông chồng tỉnh tỉnh, quên quên.

Một năm, hai năm trôi qua, thím tôi đã sinh được một con trai. Lúc đó chú tôi bệnh nặng hơn nên đã qua đời, bỏ lại người vợ tàn tật và đứa con của mình.

Chiều nay nhìn thím tôi khật khưỡng dẫn con trai cũng mắc bệnh như bố nó rong ruổi trên những vỉa hè kiếm sống, lòng tôi ngậm ngùi thương đau. Để rồi tôi tự hỏi mình: Không biết đó có phải "chuyện người lớn" mà gia đình tôi đã sắp xếp trước đây hay không?

NGÔ CÔNG TẤN
(Tạp san Áo Trắng)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nước Nhật trong dư chấn: Bài học từ một đứa trẻ



Cho tới giờ phút này, đất nước Nhật Bản vẫn đang chìm trong những dư chấn và những đe dọa của hiểm họa hạt nhân. Nhưng điều quan trọng nhất mà thế giới chợt nhận ra là có một Nhật Bản thật kiên cường giữa tai biến, tang thương. Điều gì phía sau bí ẩn đó của xứ sở Phù tang?

Tuổi Trẻ mời bạn lắng nghe những câu chuyện từ trong lòng nước Nhật. Đầu tiên là chuyện của một cảnh sát gốc Việt đã sống ở đất nước này hơn 50 năm.


http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=487331
Người dân Nhật xếp hàng chờ kiểm tra phóng xạ - Ảnh: Reuters



Trong ngày hôm nay 17-3, nếu không đưa hết người ra khỏi khu vực này thì nguy quá. Trong thư gửi cho Tuổi Trẻ, anh Hà Minh Thành, một cảnh sát người Nhật gốc Việt, tỏ ra lo lắng cho số phận những tu nghiệp sinh VN được cho là vẫn còn quanh khu vực gần Nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 và thành phố Sendai.

Anh Thành là cảnh sát tỉnh Saitama nhưng được điều động đặc biệt xuống hỗ trợ tỉnh Fukushima. Khu vực anh đang làm việc chỉ cách Nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 khoảng 25km.

“Ngày tận thế”
Vừa mới hết phiên trực xong. Mệt rã rời. Hôm nay tôi vừa tìm được một em nữa tên là Dương Thị Thanh Thảo, du học sinh VN tại tỉnh Fukushima, và gửi em lên đường di tản sang tỉnh khác với một gia đình người Nhật. Thảo đã rời khỏi khu vực phóng xạ nguy hiểm ở Fukushima.

Sự cố nhà máy điện nguyên tử chắc đã bắt đầu vào mức độ nguy hiểm, hi vọng toàn bộ người VN còn sống sót ở vùng Fukushima và Sendai được sơ tán sớm trong ngày hôm nay. Các nước Indonesia, Singapore đã thuê trực thăng tư nhân từ Tokyo xuống đưa hết người của họ đi. Riêng Mỹ dùng luôn trực thăng quân sự bốc người ra tàu sân bay Hạm đội 7, như trường hợp kỹ sư Mỹ gốc Việt tên Toàn được cứu mà chúng tôi đã thông tin.

Tôi đang cố gắng hết sức tìm hết số người còn lại. Theo thông tin cảnh sát có được, trong số người sống sót có báo cáo cho cảnh sát, không có tên của người Việt nào.

Chính bản thân tôi không nghĩ rằng trận động đất này kinh hoàng đến như vậy. Toàn bộ đường lên Fukushima bị đóng cửa và hư hại nên chúng tôi được đưa đến thành phố Sendai, thủ phủ của tỉnh Miyagi, bằng trực thăng, rồi sau đó mới xuống Fukushima bằng đường bộ. Từ chỗ đáp trực thăng trên nóc sở cảnh sát tôi chỉ có thể nói là kinh hoàng, phải dùng đến từ “ngày tận thế của Nhật” mới diễn tả được.

Thành phố Sendai kể như tan nát, ngoại trừ Đại học Tohoku do nằm trên núi nên không hư hại gì. Giao thông của thành phố hỗn loạn vì bị cắt điện, nhưng người Nhật ý thức nhường nhịn tốt nên chưa có tai nạn nào đáng tiếc xảy ra dù không có đèn tín hiệu giao thông và cảnh sát hướng dẫn.

Ở Fukushima tình hình rất tồi tệ, người chết không đếm xuể. Cảnh sát phải trực 20 giờ/ngày. Lương thực và nước sạch gần như không đủ. Chính phủ đang lập cầu không vận để đưa thực phẩm lên cứu trợ vùng này. Hi vọng tình hình Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 không trở nên tồi tệ hơn.

Việc cứu người rồi đưa về Tokyo bằng đường bộ rất khó khăn. Từ khu vực Fukushima và Sendai về Tokyo hiện nay chỉ có quốc lộ số 4 là thông suốt. Tuy nhiên, nếu lái xe đi thì hơi mạo hiểm vì hiện tại tình trạng kẹt xe rất lộn xộn, tốc độ di chuyển khoảng 3-4km/giờ. Với cự ly 260km thì xăng không đủ để chạy xe. Toàn bộ các cây xăng trong khu vực này đều đã đóng cửa do hết xăng hoặc không có điện để bán. Người ta vứt xe dọc đường rất nhiều do hết xăng.

Nhà máy điện hạt nhân đã ở trong tình trạng nguy hiểm trầm trọng rồi. Cảnh sát chúng tôi từ sáng đến giờ được phát khẩu trang loại dày và áo nilông để bảo vệ. Chúng tôi đang công tác trong phạm vi 25km tính từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.

Cậu bé và gói lương khô
Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chắc chẳng còn thức ăn, tôi lại hỏi thăm.

Cậu bé kể đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần xảy ra, cha của cậu làm việc gần đó chạy đến trường. Từ bancông lầu 3 của trường cậu nhìn thấy chiếc xe và người cha bị nước cuốn trôi. Chắc chắn ông đã chết rồi. Hỏi mẹ đâu, cậu bé nói nhà nằm ngay bờ biển, mẹ và em của mình chắc cũng không chạy kịp.

Cậu quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe hỏi đến người thân. Nhìn thấy cậu bị lạnh, tôi cởi áo khoác cảnh sát trùm lên người. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài. Tôi nhặt lên đưa cho bé và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”.

Đứa bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tưởng cậu sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem đặt vào đó? Bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.

Đến lúc này tôi phải vội quay mặt đi chỗ khác khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hi sinh.

Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hi sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang ở vào những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hi sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

HÀ MINH THÀNH - LÊ NGUYÊN MINH ghi  (Báo Tuổi Trẻ)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Câu chuyện "Cậu bé và gói lương khô" là một bài học vô cùng cảm động về đức tính hi sinh. Thật khó có thể cầm nước mắt khi đọc câu chuyện này. Những câu chuyện như thế sẽ tác động mạnh mẽ tới ý thức của mỗi người dân Việt, từ cảm phục chúng ta sẽ học tập cậu bé 9 tuổi cũng như tinh thần quật cường và văn hoá của người dân nước Nhật.
Mong là sẽ tiếp tục được đọc những bài viết như thế này. Cảm ơn anh Vodanhthi và tác giả.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:

Nước Nhật trong dư chấn: Bài học từ một đứa trẻ



Cho tới giờ phút này, đất nước Nhật Bản vẫn đang chìm trong những dư chấn và những đe dọa của hiểm họa hạt nhân. Nhưng điều quan trọng nhất mà thế giới chợt nhận ra là có một Nhật Bản thật kiên cường giữa tai biến, tang thương. Điều gì phía sau bí ẩn đó của xứ sở Phù tang?

Tuổi Trẻ mời bạn lắng nghe những câu chuyện từ trong lòng nước Nhật. Đầu tiên là chuyện của một cảnh sát gốc Việt đã sống ở đất nước này hơn 50 năm.


http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=487331
Người dân Nhật xếp hàng chờ kiểm tra phóng xạ - Ảnh: Reuters



Trong ngày hôm nay 17-3, nếu không đưa hết người ra khỏi khu vực này thì nguy quá. Trong thư gửi cho Tuổi Trẻ, anh Hà Minh Thành, một cảnh sát người Nhật gốc Việt, tỏ ra lo lắng cho số phận những tu nghiệp sinh VN được cho là vẫn còn quanh khu vực gần Nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 và thành phố Sendai.

Anh Thành là cảnh sát tỉnh Saitama nhưng được điều động đặc biệt xuống hỗ trợ tỉnh Fukushima. Khu vực anh đang làm việc chỉ cách Nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 khoảng 25km.

“Ngày tận thế”
Vừa mới hết phiên trực xong. Mệt rã rời. Hôm nay tôi vừa tìm được một em nữa tên là Dương Thị Thanh Thảo, du học sinh VN tại tỉnh Fukushima, và gửi em lên đường di tản sang tỉnh khác với một gia đình người Nhật. Thảo đã rời khỏi khu vực phóng xạ nguy hiểm ở Fukushima.

Sự cố nhà máy điện nguyên tử chắc đã bắt đầu vào mức độ nguy hiểm, hi vọng toàn bộ người VN còn sống sót ở vùng Fukushima và Sendai được sơ tán sớm trong ngày hôm nay. Các nước Indonesia, Singapore đã thuê trực thăng tư nhân từ Tokyo xuống đưa hết người của họ đi. Riêng Mỹ dùng luôn trực thăng quân sự bốc người ra tàu sân bay Hạm đội 7, như trường hợp kỹ sư Mỹ gốc Việt tên Toàn được cứu mà chúng tôi đã thông tin.

Tôi đang cố gắng hết sức tìm hết số người còn lại. Theo thông tin cảnh sát có được, trong số người sống sót có báo cáo cho cảnh sát, không có tên của người Việt nào.

Chính bản thân tôi không nghĩ rằng trận động đất này kinh hoàng đến như vậy. Toàn bộ đường lên Fukushima bị đóng cửa và hư hại nên chúng tôi được đưa đến thành phố Sendai, thủ phủ của tỉnh Miyagi, bằng trực thăng, rồi sau đó mới xuống Fukushima bằng đường bộ. Từ chỗ đáp trực thăng trên nóc sở cảnh sát tôi chỉ có thể nói là kinh hoàng, phải dùng đến từ “ngày tận thế của Nhật” mới diễn tả được.

Thành phố Sendai kể như tan nát, ngoại trừ Đại học Tohoku do nằm trên núi nên không hư hại gì. Giao thông của thành phố hỗn loạn vì bị cắt điện, nhưng người Nhật ý thức nhường nhịn tốt nên chưa có tai nạn nào đáng tiếc xảy ra dù không có đèn tín hiệu giao thông và cảnh sát hướng dẫn.

Ở Fukushima tình hình rất tồi tệ, người chết không đếm xuể. Cảnh sát phải trực 20 giờ/ngày. Lương thực và nước sạch gần như không đủ. Chính phủ đang lập cầu không vận để đưa thực phẩm lên cứu trợ vùng này. Hi vọng tình hình Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 không trở nên tồi tệ hơn.

Việc cứu người rồi đưa về Tokyo bằng đường bộ rất khó khăn. Từ khu vực Fukushima và Sendai về Tokyo hiện nay chỉ có quốc lộ số 4 là thông suốt. Tuy nhiên, nếu lái xe đi thì hơi mạo hiểm vì hiện tại tình trạng kẹt xe rất lộn xộn, tốc độ di chuyển khoảng 3-4km/giờ. Với cự ly 260km thì xăng không đủ để chạy xe. Toàn bộ các cây xăng trong khu vực này đều đã đóng cửa do hết xăng hoặc không có điện để bán. Người ta vứt xe dọc đường rất nhiều do hết xăng.

Nhà máy điện hạt nhân đã ở trong tình trạng nguy hiểm trầm trọng rồi. Cảnh sát chúng tôi từ sáng đến giờ được phát khẩu trang loại dày và áo nilông để bảo vệ. Chúng tôi đang công tác trong phạm vi 25km tính từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.

Cậu bé và gói lương khô
Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chắc chẳng còn thức ăn, tôi lại hỏi thăm.

Cậu bé kể đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần xảy ra, cha của cậu làm việc gần đó chạy đến trường. Từ bancông lầu 3 của trường cậu nhìn thấy chiếc xe và người cha bị nước cuốn trôi. Chắc chắn ông đã chết rồi. Hỏi mẹ đâu, cậu bé nói nhà nằm ngay bờ biển, mẹ và em của mình chắc cũng không chạy kịp.

Cậu quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe hỏi đến người thân. Nhìn thấy cậu bị lạnh, tôi cởi áo khoác cảnh sát trùm lên người. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài. Tôi nhặt lên đưa cho bé và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”.

Đứa bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tưởng cậu sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem đặt vào đó? Bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.

Đến lúc này tôi phải vội quay mặt đi chỗ khác khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hi sinh.

Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hi sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang ở vào những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hi sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

HÀ MINH THÀNH - LÊ NGUYÊN MINH ghi  (Báo Tuổi Trẻ)
Nhật Bản mới tiến đến tư bản chủ ngủ nghĩa, chưa được hấp thụ nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa đấy.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Giải cứu ba cụ già ăn xin



http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=487494

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=487495

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=487496

Các cụ già ngồi ăn xin tại chợ Hạnh Thông Tây (Q.Gò Vấp) và sau đó được đón về nhà - Ảnh: Sơn Lâm





Nhiều bạn đọc cung cấp thông tin gần đây tại khu vực chợ Hạnh Thông Tây, Q.Gò Vấp xuất hiện hai cụ ông lụ khụ tóc bạc phơ và một cụ bà lưng còng, dáng người tiều tụy quẩn quanh ăn xin vào ban đêm. Sau một thời gian theo dõi, chúng tôi xác định các cụ già này được một người đàn ông trung niên cao lớn, chạy xe máy đưa đón.

Lộ diện đầu mối

Bí mật đi theo, chúng tôi lần ra địa chỉ người đàn ông đang ở trọ với ba cụ già cùng vợ và một đứa con nhỏ tại nhà số 54/10D Phạm Văn Chiêu, P.9, Q.Gò Vấp. Ban ngày, người đàn ông này chở các cụ đi từ sáng sớm, trưa chở về cho ăn uống, tối lại chở ra đường, bỏ mặc các cụ quanh quẩn ở khu vực chợ Hạnh Thông Tây xin tiền, khoảng 22g30 lại đến chở về.

Người đàn ông chở các cụ đi ăn xin tên Bảy. Ba cụ già là cụ Lìu (75 tuổi), cụ Nhường (78 tuổi) và cụ Tiệp (80 tuổi), cùng quê ở Thanh Hóa. Khi hàng xóm hỏi chuyện, ông ta cho biết mình làm nghề chạy xe ôm, còn các cụ già là người thân của ông ta hằng đêm đi làm kiếm sống.

Anh Chánh, chủ phòng trọ, cho hay trong bản kê khai mướn phòng thì những cụ già này không phải là bà con thân thích mà chỉ là người cùng quê Thanh Hóa với ông Bảy.

Trung tá Hoàng Đình Nhu - phó trưởng Công an P.9 - đã cùng các chiến sĩ lập phương án triển khai xử lý. Công an địa phương đã tập trung lực lượng kiểm tra hộ khẩu, triệu tập những người trong căn phòng trọ ở đường Phạm Văn Chiêu về trụ sở công an phường để làm rõ.

Tại cơ quan công an, người đàn ông tên Bảy được xác định tên đầy đủ là Hà Văn Bảy, 41 tuổi, quê ở Quảng Lợi, Quảng Xương, Thanh Hóa. Trước tết, ông Bảy cùng vợ là Nguyễn Thị Quế về quê tìm các cụ già yếu để gợi ý vào TP.HCM, lập ra đường dây tổ chức ăn xin từ đó đến nay.

“Xin được bao nhiêu đưa hết cho Bảy”

Đó là câu trả lời của cả ba cụ già trước cơ quan công an về “nhiệm vụ” đi ăn xin của mình.

Cụ bà Nguyễn Thị Lìu kể từ trước Tết Nguyên đán vừa qua, bà gặp vợ ông Bảy. Bà này hỏi cụ: “Có vào Nam bán vé số kiếm tiền không thì tui giúp đưa đi...”. “Già rồi, ngồi không phiền con cháu, chúng nó nghèo, tui đi có tiền giúp thêm cháu ăn học...”. Cụ Lìu nghĩ như vậy và theo vợ chồng ông Bảy vào Nam mưu sinh, không chút hồ nghi. Bà Quế đã gửi cụ Lìu theo xe khách vào đến ngã tư Ga rồi ông Bảy ra đón.

Bà cụ kể thời gian đầu ông Bảy lấy vé số bảo cụ cứ đi bán, tiền thu được đưa về cho ông ta. Hằng ngày ông Bảy trích ra 60.000 đồng tiền xe ôm, 30.000 đồng tiền cơm nước và 30.000 đồng tiền nhà, “còn lại bao nhiêu khi nào cụ về quê sẽ trả”. Tuy nhiên, bán vé số được hai ngày thì cụ bị kẻ xấu giật mất tập vé, phải nợ lại tiền. Ông Bảy bảo cụ chuyển sang ăn xin và từ đây cụ Lìu bắt đầu theo nghề mới dưới sự đưa đón của ông Bảy. Bình quân mỗi ngày kiếm được 150.000-300.000 đồng, cụ phải đưa hết cho ông Bảy. Cụ Lìu nói: “Ở đây nóng quá, lê la suốt ngày, tui xem chừng đi không còn nổi rồi. Tui nhớ cháu quá, đầu tháng tư ni là giỗ ông nhà tui, nhiều lần xin ông Bảy về mà ổng nói tiền mô mà về...”.

Cụ ông Đặng Nguyễn Tiệp là người già nhất, năm nay cụ đã bước sang tuổi 80. Những đêm đi theo các cụ để quan sát, chúng tôi thấy cụ già này đi dọc đường Quang Trung từ chợ Hạnh Thông Tây về hướng ngã sáu Gò Vấp, gần hai cây số rồi quay lại, gặp ai cũng ngả mũ ra xin. Đến giờ hẹn, cụ đến ngã ba Quang Trung - Lê Văn Thọ để được đón về. Theo lời cụ Tiệp, cụ ở với ông Bảy đã được 30 ngày. Khi gặp cụ ở quê, ông Bảy cho 100.000 đồng nói bắt xe đi Sài Gòn làm ăn, vào trong đó ông ta sẽ giúp thêm. Vào đến nơi, cụ cũng được ông Bảy ra “hợp đồng” chi phí ăn, ở, sinh hoạt mỗi ngày là 120.000 đồng. Đi nhiều nên cụ là người xin được nhiều tiền nhất, có ngày được trên 500.000 đồng, tất cả phải “đưa cho Bảy hết...”.

Riêng cụ ông Trịnh Duy Nhường đã rất yếu, gần như không đi lại được. Năm nay cụ đã 78 tuổi, quê ở xã Minh Nghĩa, Nông Cống, Thanh Hóa. Suốt thời gian theo dõi, chúng tôi thấy cụ Nhường chỉ ngồi một chỗ ngay trụ điện ở góc chợ. Tại trụ sở Công an P.9, cụ nằm bệt trên nệm không ngồi dậy nổi, khuôn mặt hốc hác. Cụ Nhường thều thào: “Ngày tui chỉ ăn hai bữa, 11g trưa và 11g đêm, tui đói quá các chú à. Xin về từ hơn nửa tháng ni mà hắn không cho...”.

Ban chỉ huy Công an P.9 cho biết ông Bảy cam kết đưa ba cụ già trở về quê Thanh Hóa trong vòng một tuần lễ. Ban chỉ huy Công an P.9 cũng giao cho cảnh sát khu vực tiếp tục giám sát hành vi của ông Bảy, nếu tái xuất hiện tình trạng bắt người già đi ăn xin thì sẽ có biện pháp xử lý nghiêm.

SƠN LÂM – ĐỨC THANH

Ba cụ già đã nộp cho ông Bảy hơn 10 triệu đồng

Theo thừa nhận của chính ông Bảy, từ sau Tết Nguyên đán đến nay cụ Nhường đã đưa cho ông này 1,8 triệu đồng, cụ Lìu đưa 3,6 triệu đồng và cụ Tiệp 4,8 triệu đồng. Tổng cộng 10,2 triệu đồng. Mặc dù giữ toàn bộ số tiền các cụ xin được và bắt mỗi cụ đóng tiền ăn ở với giá 120.000 đồng/ngày nhưng ông Hà Văn Bảy chỉ thừa nhận có việc gợi ý các cụ đi ăn xin và cho rằng mình giúp đỡ ăn ở cùng phương tiện để các cụ “kiếm sống”.

Hiện sức khỏe của các cụ khá yếu và Công an P.9 đang tính đến phương án buộc ông Bảy hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt của các cụ.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Vodanhthi đã viết:

Nước Nhật trong dư chấn: Bài học từ một đứa trẻ



Cho tới giờ phút này, đất nước Nhật Bản vẫn đang chìm trong những dư chấn và những đe dọa của hiểm họa hạt nhân. Nhưng điều quan trọng nhất mà thế giới chợt nhận ra là có một Nhật Bản thật kiên cường giữa tai biến, tang thương. Điều gì phía sau bí ẩn đó của xứ sở Phù tang?

Tuổi Trẻ mời bạn lắng nghe những câu chuyện từ trong lòng nước Nhật. Đầu tiên là chuyện của một cảnh sát gốc Việt đã sống ở đất nước này hơn 50 năm.


http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=487331
Người dân Nhật xếp hàng chờ kiểm tra phóng xạ - Ảnh: Reuters



Trong ngày hôm nay 17-3, nếu không đưa hết người ra khỏi khu vực này thì nguy quá. Trong thư gửi cho Tuổi Trẻ, anh Hà Minh Thành, một cảnh sát người Nhật gốc Việt, tỏ ra lo lắng cho số phận những tu nghiệp sinh VN được cho là vẫn còn quanh khu vực gần Nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 và thành phố Sendai.

Anh Thành là cảnh sát tỉnh Saitama nhưng được điều động đặc biệt xuống hỗ trợ tỉnh Fukushima. Khu vực anh đang làm việc chỉ cách Nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 khoảng 25km.

“Ngày tận thế”
Vừa mới hết phiên trực xong. Mệt rã rời. Hôm nay tôi vừa tìm được một em nữa tên là Dương Thị Thanh Thảo, du học sinh VN tại tỉnh Fukushima, và gửi em lên đường di tản sang tỉnh khác với một gia đình người Nhật. Thảo đã rời khỏi khu vực phóng xạ nguy hiểm ở Fukushima.

Sự cố nhà máy điện nguyên tử chắc đã bắt đầu vào mức độ nguy hiểm, hi vọng toàn bộ người VN còn sống sót ở vùng Fukushima và Sendai được sơ tán sớm trong ngày hôm nay. Các nước Indonesia, Singapore đã thuê trực thăng tư nhân từ Tokyo xuống đưa hết người của họ đi. Riêng Mỹ dùng luôn trực thăng quân sự bốc người ra tàu sân bay Hạm đội 7, như trường hợp kỹ sư Mỹ gốc Việt tên Toàn được cứu mà chúng tôi đã thông tin.

Tôi đang cố gắng hết sức tìm hết số người còn lại. Theo thông tin cảnh sát có được, trong số người sống sót có báo cáo cho cảnh sát, không có tên của người Việt nào.

Chính bản thân tôi không nghĩ rằng trận động đất này kinh hoàng đến như vậy. Toàn bộ đường lên Fukushima bị đóng cửa và hư hại nên chúng tôi được đưa đến thành phố Sendai, thủ phủ của tỉnh Miyagi, bằng trực thăng, rồi sau đó mới xuống Fukushima bằng đường bộ. Từ chỗ đáp trực thăng trên nóc sở cảnh sát tôi chỉ có thể nói là kinh hoàng, phải dùng đến từ “ngày tận thế của Nhật” mới diễn tả được.

Thành phố Sendai kể như tan nát, ngoại trừ Đại học Tohoku do nằm trên núi nên không hư hại gì. Giao thông của thành phố hỗn loạn vì bị cắt điện, nhưng người Nhật ý thức nhường nhịn tốt nên chưa có tai nạn nào đáng tiếc xảy ra dù không có đèn tín hiệu giao thông và cảnh sát hướng dẫn.

Ở Fukushima tình hình rất tồi tệ, người chết không đếm xuể. Cảnh sát phải trực 20 giờ/ngày. Lương thực và nước sạch gần như không đủ. Chính phủ đang lập cầu không vận để đưa thực phẩm lên cứu trợ vùng này. Hi vọng tình hình Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 không trở nên tồi tệ hơn.

Việc cứu người rồi đưa về Tokyo bằng đường bộ rất khó khăn. Từ khu vực Fukushima và Sendai về Tokyo hiện nay chỉ có quốc lộ số 4 là thông suốt. Tuy nhiên, nếu lái xe đi thì hơi mạo hiểm vì hiện tại tình trạng kẹt xe rất lộn xộn, tốc độ di chuyển khoảng 3-4km/giờ. Với cự ly 260km thì xăng không đủ để chạy xe. Toàn bộ các cây xăng trong khu vực này đều đã đóng cửa do hết xăng hoặc không có điện để bán. Người ta vứt xe dọc đường rất nhiều do hết xăng.

Nhà máy điện hạt nhân đã ở trong tình trạng nguy hiểm trầm trọng rồi. Cảnh sát chúng tôi từ sáng đến giờ được phát khẩu trang loại dày và áo nilông để bảo vệ. Chúng tôi đang công tác trong phạm vi 25km tính từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.

Cậu bé và gói lương khô
Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chắc chẳng còn thức ăn, tôi lại hỏi thăm.

Cậu bé kể đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần xảy ra, cha của cậu làm việc gần đó chạy đến trường. Từ bancông lầu 3 của trường cậu nhìn thấy chiếc xe và người cha bị nước cuốn trôi. Chắc chắn ông đã chết rồi. Hỏi mẹ đâu, cậu bé nói nhà nằm ngay bờ biển, mẹ và em của mình chắc cũng không chạy kịp.

Cậu quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe hỏi đến người thân. Nhìn thấy cậu bị lạnh, tôi cởi áo khoác cảnh sát trùm lên người. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài. Tôi nhặt lên đưa cho bé và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”.

Đứa bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tưởng cậu sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem đặt vào đó? Bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.

Đến lúc này tôi phải vội quay mặt đi chỗ khác khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hi sinh.

Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hi sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang ở vào những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hi sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

HÀ MINH THÀNH - LÊ NGUYÊN MINH ghi  (Báo Tuổi Trẻ)
NT đã đọc bài này trên báo, đã khóc vì cả thương cảm lẫn cảm phục. Giờ đọc lại đây hai, ba lần vẫn khóc ròng theo câu chuyện. Bài học làm người nầy có ý nghĩa gấp hàng chục, hằng trăm lần các bài giáo huấn suông. Mong nhiều thầy, cô giáo trong các nhà trường của Việt Nam ta đọc thấy câu chuyện này và kể cho các cháu học sinh mình nghe, trong trường học. Và không chỉ có thiếu niên, mà nhiều người lớn chúng ta, còn lâu mới học được cách ứng xử văn hoá, văn minh và thấm đẫm tình người này. Ở đó, tôi thấy lấp lánh một giá trị đạo đức chân chính và lương tri, lòng tự tôn của một dân tộc.

Cảm ơn bạn vodanhthi đã đưa bài báo này vào Thi viện!
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Em cũng để nước mắt rơi khi đọc bài viết này. Thương cảm và khâm phục. Một dân tộc tuyệt vời.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thanh Ngọc đã viết:

Giải cứu ba cụ già ăn xin





http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=487494



http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=487495





http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=487496



Các cụ già ngồi ăn xin tại chợ Hạnh Thông Tây (Q.Gò Vấp) và sau đó được đón về nhà - Ảnh: Sơn Lâm





Nhiều bạn đọc cung cấp thông tin gần đây tại khu vực chợ Hạnh Thông Tây, Q.Gò Vấp xuất hiện hai cụ ông lụ khụ tóc bạc phơ và một cụ bà lưng còng, dáng người tiều tụy quẩn quanh ăn xin vào ban đêm. Sau một thời gian theo dõi, chúng tôi xác định các cụ già này được một người đàn ông trung niên cao lớn, chạy xe máy đưa đón.

Lộ diện đầu mối

Bí mật đi theo, chúng tôi lần ra địa chỉ người đàn ông đang ở trọ với ba cụ già cùng vợ và một đứa con nhỏ tại nhà số 54/10D Phạm Văn Chiêu, P.9, Q.Gò Vấp. Ban ngày, người đàn ông này chở các cụ đi từ sáng sớm, trưa chở về cho ăn uống, tối lại chở ra đường, bỏ mặc các cụ quanh quẩn ở khu vực chợ Hạnh Thông Tây xin tiền, khoảng 22g30 lại đến chở về.

Người đàn ông chở các cụ đi ăn xin tên Bảy. Ba cụ già là cụ Lìu (75 tuổi), cụ Nhường (78 tuổi) và cụ Tiệp (80 tuổi), cùng quê ở Thanh Hóa. Khi hàng xóm hỏi chuyện, ông ta cho biết mình làm nghề chạy xe ôm, còn các cụ già là người thân của ông ta hằng đêm đi làm kiếm sống.

Anh Chánh, chủ phòng trọ, cho hay trong bản kê khai mướn phòng thì những cụ già này không phải là bà con thân thích mà chỉ là người cùng quê Thanh Hóa với ông Bảy.

Trung tá Hoàng Đình Nhu - phó trưởng Công an P.9 - đã cùng các chiến sĩ lập phương án triển khai xử lý. Công an địa phương đã tập trung lực lượng kiểm tra hộ khẩu, triệu tập những người trong căn phòng trọ ở đường Phạm Văn Chiêu về trụ sở công an phường để làm rõ.

Tại cơ quan công an, người đàn ông tên Bảy được xác định tên đầy đủ là Hà Văn Bảy, 41 tuổi, quê ở Quảng Lợi, Quảng Xương, Thanh Hóa. Trước tết, ông Bảy cùng vợ là Nguyễn Thị Quế về quê tìm các cụ già yếu để gợi ý vào TP.HCM, lập ra đường dây tổ chức ăn xin từ đó đến nay.

“Xin được bao nhiêu đưa hết cho Bảy”

Đó là câu trả lời của cả ba cụ già trước cơ quan công an về “nhiệm vụ” đi ăn xin của mình.

Cụ bà Nguyễn Thị Lìu kể từ trước Tết Nguyên đán vừa qua, bà gặp vợ ông Bảy. Bà này hỏi cụ: “Có vào Nam bán vé số kiếm tiền không thì tui giúp đưa đi...”. “Già rồi, ngồi không phiền con cháu, chúng nó nghèo, tui đi có tiền giúp thêm cháu ăn học...”. Cụ Lìu nghĩ như vậy và theo vợ chồng ông Bảy vào Nam mưu sinh, không chút hồ nghi. Bà Quế đã gửi cụ Lìu theo xe khách vào đến ngã tư Ga rồi ông Bảy ra đón.

Bà cụ kể thời gian đầu ông Bảy lấy vé số bảo cụ cứ đi bán, tiền thu được đưa về cho ông ta. Hằng ngày ông Bảy trích ra 60.000 đồng tiền xe ôm, 30.000 đồng tiền cơm nước và 30.000 đồng tiền nhà, “còn lại bao nhiêu khi nào cụ về quê sẽ trả”. Tuy nhiên, bán vé số được hai ngày thì cụ bị kẻ xấu giật mất tập vé, phải nợ lại tiền. Ông Bảy bảo cụ chuyển sang ăn xin và từ đây cụ Lìu bắt đầu theo nghề mới dưới sự đưa đón của ông Bảy. Bình quân mỗi ngày kiếm được 150.000-300.000 đồng, cụ phải đưa hết cho ông Bảy. Cụ Lìu nói: “Ở đây nóng quá, lê la suốt ngày, tui xem chừng đi không còn nổi rồi. Tui nhớ cháu quá, đầu tháng tư ni là giỗ ông nhà tui, nhiều lần xin ông Bảy về mà ổng nói tiền mô mà về...”.

Cụ ông Đặng Nguyễn Tiệp là người già nhất, năm nay cụ đã bước sang tuổi 80. Những đêm đi theo các cụ để quan sát, chúng tôi thấy cụ già này đi dọc đường Quang Trung từ chợ Hạnh Thông Tây về hướng ngã sáu Gò Vấp, gần hai cây số rồi quay lại, gặp ai cũng ngả mũ ra xin. Đến giờ hẹn, cụ đến ngã ba Quang Trung - Lê Văn Thọ để được đón về. Theo lời cụ Tiệp, cụ ở với ông Bảy đã được 30 ngày. Khi gặp cụ ở quê, ông Bảy cho 100.000 đồng nói bắt xe đi Sài Gòn làm ăn, vào trong đó ông ta sẽ giúp thêm. Vào đến nơi, cụ cũng được ông Bảy ra “hợp đồng” chi phí ăn, ở, sinh hoạt mỗi ngày là 120.000 đồng. Đi nhiều nên cụ là người xin được nhiều tiền nhất, có ngày được trên 500.000 đồng, tất cả phải “đưa cho Bảy hết...”.

Riêng cụ ông Trịnh Duy Nhường đã rất yếu, gần như không đi lại được. Năm nay cụ đã 78 tuổi, quê ở xã Minh Nghĩa, Nông Cống, Thanh Hóa. Suốt thời gian theo dõi, chúng tôi thấy cụ Nhường chỉ ngồi một chỗ ngay trụ điện ở góc chợ. Tại trụ sở Công an P.9, cụ nằm bệt trên nệm không ngồi dậy nổi, khuôn mặt hốc hác. Cụ Nhường thều thào: “Ngày tui chỉ ăn hai bữa, 11g trưa và 11g đêm, tui đói quá các chú à. Xin về từ hơn nửa tháng ni mà hắn không cho...”.

Ban chỉ huy Công an P.9 cho biết ông Bảy cam kết đưa ba cụ già trở về quê Thanh Hóa trong vòng một tuần lễ. Ban chỉ huy Công an P.9 cũng giao cho cảnh sát khu vực tiếp tục giám sát hành vi của ông Bảy, nếu tái xuất hiện tình trạng bắt người già đi ăn xin thì sẽ có biện pháp xử lý nghiêm.



SƠN LÂM – ĐỨC THANH

Ba cụ già đã nộp cho ông Bảy hơn 10 triệu đồng

Theo thừa nhận của chính ông Bảy, từ sau Tết Nguyên đán đến nay cụ Nhường đã đưa cho ông này 1,8 triệu đồng, cụ Lìu đưa 3,6 triệu đồng và cụ Tiệp 4,8 triệu đồng. Tổng cộng 10,2 triệu đồng. Mặc dù giữ toàn bộ số tiền các cụ xin được và bắt mỗi cụ đóng tiền ăn ở với giá 120.000 đồng/ngày nhưng ông Hà Văn Bảy chỉ thừa nhận có việc gợi ý các cụ đi ăn xin và cho rằng mình giúp đỡ ăn ở cùng phương tiện để các cụ “kiếm sống”.

Hiện sức khỏe của các cụ khá yếu và Công an P.9 đang tính đến phương án buộc ông Bảy hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt của các cụ.
[/quote]

Giời đất ! Tình đồng hương của ông Bẩy mới cao quý làm sao!!! Họ xuôi thì ta ngược ! Cái gì dẫn đến cái này ???

Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nguyệt Thu đã viết:

NT đã đọc bài này trên báo, đã khóc vì cả thương cảm lẫn cảm phục. Giờ đọc lại đây hai, ba lần vẫn khóc ròng theo câu chuyện. Bài học làm người nầy có ý nghĩa gấp hàng chục, hằng trăm lần các bài giáo huấn suông. Mong nhiều thầy, cô giáo trong các nhà trường của Việt Nam ta đọc thấy câu chuyện này và kể cho các cháu học sinh mình nghe, trong trường học. Và không chỉ có thiếu niên, mà nhiều người lớn chúng ta, còn lâu mới học được cách ứng xử văn hoá, văn minh và thấm đẫm tình người này. Ở đó, tôi thấy lấp lánh một giá trị đạo đức chân chính và lương tri, lòng tự tôn của một dân tộc.

Cảm ơn bạn vodanhthi đã đưa bài báo này vào Thi viện!

Cảm ơn Nguyệt Thu đã viết những dòng sẻ chia, thương cảm, và cảm phục. Cảm ơn cả những giọt nước mắt. Cảm ơn vì bạn đã nói giùm.
Bởi vì đôi lúc, người đàn ông kìm lòng, không viết ra...
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@vodanhthi: Có lẽ bạn nói đúng về đàn ông và sự kìm lòng... Hôm qua, NT kể câu chuyện về cậu bé 9 tuổi người Nhật này cho một người nghe và anh ấy cũng quay đi, cố che giấu đôi mắt mọng nước.
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối