Trang trong tổng số 44 trang (435 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Flamingo

NamLan đã viết:
Cái chị này công nhận là ngoan á, dạy được chồng. Thật là bái phục chị ấy quá. Đọc đi đọc lại nhiều lần để học cách vậy.

Em có chị bạn thường xuyên tâm sự thế này: "Bờm nhà chị chán lắm, ngủ dậy muộn chị gọi dậy thì bảo:
"Đàn bà con gái thấy chồng ngủ không để im cho chồng ngủ mà cứ gọi, thấy chồng ngủ được thì ghen, tính lèm nhèm". Tinh sao???
Lúc nhờ chồng móc cống nhà tắm vì bị tắc thì; "Có mỗi thế cũng không làm được phải tị với chồng, đàn bà con gái gì thế". Cái này tính sao???
Lúc nhờ chồng cắt cây hàng rào ngoài vườn thì chồng bảo; "Sao cô bảo thich vườn lắm, có mỗi cái dậu thôi cũng lại tị với chồng"....
Chị ấy còn nói nhiều nữa cơ, nhưng mà bây giờ thì quên rồi. Thế Flamingo, anh này phải dạy thế nào?????

Nếu học được cách gì hay em sẽ tư vấn cho chị ấy giáo dục ông chồng lười nhác mà miệng lưỡi thì thôi rồi....rắn độc gọi bằng sư phụ.
Chẳng lẽ bảo chị bỏ quách ông ấy đi cho rồi. Mà không lỡ sợ chị ấy buồn.
Bác nguyên mẫu này nổi tiếng ở Saint Petersburg. Khi viết bài này ai đọc cũng...bò ra cười, thấy ngay bác ấy. Chỉ có điều là anh biến bác ấy thành...ngoa ngoắt cho vui.
Câu: làm ơn làm phúc làm đức làm giàu kiếp sau thì lấy vợ Tàu, Vợ Tây thì bác ấy biền thành Đẻ con Tàu, con Tây
và A,B,C,D,G,H,I,K là câu cửa miệng của bác ấy nhận xét về các vần đề...cà kê :D
Một Lady cầm kỳ thi hoạ, nữ công gia chánh tề gia nội trợ... Và cũng rất giỏi kiếm tiền.
Rất nhiều người sinh sống tại Nga thập kỷ 80-90 biết hai bác ấy.
Hì, môn dạy chồng của bác ấy chị em nên học, trong một bài bác ấy post ở 4rum bên kia về chuyện chồng, vợ, bọn anh tất thảy vote 5*.
Có một đoạn thế này:
J. luôn coi chồng là một người bạn, giúp gì được mình thì tốt, luôn trân trọng cám ơn, nếu không thì thôi. Đừng quàng trách nhiệm cho nhau để biến nhau thành những kẻ nhỏ nhen: Tỵ nạnh, đùn đẩy việc nhà, con cái...
Đôi khi giả vờ mệt nhờ chồng trông con 3 -4 ngày. Các ông sẽ thấy mệt thế nào và thông cảm với các bà vợ...
Lấy chồng có thiệt thòi gì đâu, nếu có sự gì xảy ra, ai đó theo bóng hồng chạy mất thì J. vẫn lãi ra hai đứa nhỏ mà


Không thể không vote 5*

Hì, khi khuyên nhau lấy cuốc cuốc vào, ai lại lấy cào cào ra. Nhưng nếu vớ phải kẻ ích kỷ thì...thua.
Loại đàn ông gì mà để vợ làm những chuyện nặng nhọc thế. Em nhầm nhò gì ở đây không thế. Làm anh...xí hổ hộ.
Loại đấy chắc thuộc...loại 8 vía. x-(
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Em không có nhầm nhò gì đâu. Chuyện 100% đấy. Nhiều khi em đã chứng kiến.Em cũng bức xúc hộ mà. À tính ghen nữa mới khủng khiếp. Hãi lắm.  
Em cũng nghĩ như anh. Chắc chàng này bị 8 vía thật.
Em thương chị ấy ghê cơ, cứ như là "Bông hoa Nhài cắm bãi cứt trâu ấy".
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

NamLan đã viết:
Em không có nhầm nhò gì đâu. Chuyện 100% đấy. Nhiều khi em đã chứng kiến.Em cũng bức xúc hộ mà. À tính ghen nữa mới khủng khiếp. Hãi lắm.  
Em cũng nghĩ như anh. Chắc chàng này bị 8 vía thật.
Em thương chị ấy ghê cơ, cứ như là "Bông hoa Nhài cắm bãi cứt trâu ấy".
Thế thì việc quái gì phải ôm lấy thằng cha đấy. À quên cái...con cha ấy.
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Đợt này có lẽ em khuyên chị ấy bỏ cái.... con cha ấy đi vậy. Vừa cười ngặt nghẹo vì cái cách Flamingo dùng từ xong em lại ậc nước mắt ra thương chị ấy.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Chuyện cũ kể lại

(Chuyện kể về những người Việt lao động, học tập  tại Nga.
Chuyện bịa 100%, sự trùng lặp chỉ là ngẫu nhiên)


PHẦN I

Tháng 12 năm 1989...Bắt đầu mùa đông khắc nghiệt đầu tiên tại xứ Nga của hắn. Gió rít từng chập, những hạt tuyết lấp lánh dưới anh đèn cao áp, kin kít rên siết dưới gót giầy .
Bá ngọ cái lịch bay phải gió của Aeroflot. Hạ cánh gì 3-4 giờ sáng. Đi tắc xi thì hắn tiếc tiền. Metro thì các ga đường vòng 1 giờ đêm đóng cửa...
Hắn vừa kéo cao cổ áo, sụp mũ xuống mặt vừ lẩm bẩm nguyền rủa sải chân chui vào metro. Chuyển ga, lại lên tầu. Lắc lư chán hắn cũng đến ga metro Rechnoi Vakzal.
Ra khỏi metro hắn đi lại trên vỉa hè căng mắt dòm từng chiếc xe buýt. 851 đây rồi, xe chuyên ra sân bay Sheremetyevo 2.
Chạy ngoằn nghoèo một hồi chiếc xe cũng thả hắn xuống đường hầm vào sân bay.
Hắn kiếm chỗ đối diện ngay cái bảng thông báo các chuyến bay đến.
Hanoi-Moscow...Ít nhất ba tiếng nữa. Đành nghiến răng ra làm cốc cà phê  2rup50 kopec. Mất đứt 1 kí-lô thịt bò hoặc gà, lợn ,cừu. Hai ngày ăn.
Học bổng có 90 rúp bọ...

Thâm tâm hắn không muốn đi. Ai muốn lang thang ra khỏi giường êm, nệm ấm vào lúc ngoài trời -8, -10 độ thế này. Ngặt một nỗi mẹ hắn dặn ra đón hộ cô bé cạnh nhà, không đón không được, ở nhà hàng ngày ra vào chung hành lang khu tập thể, thỉnh thoảng em lại dúi cho củ sắn bở, hay  trổ tài làm bánh rán cho hắn đôi chiếc.
Nhiều khi bố mẹ đi vắng hắn phải chợ búa, nấu ăn cho thằng em trai kém hắn cả chục tuổi thì em lại giành đi chợ hộ, đôi khi kho hộ nồi cá, rang mớ tép, nấu hộ nồi thịt đông...
Hắn cắm mặt vào học, hắn cố gắng để được du học ra ngoài cho mở mang đầu óc, hắn chả để ý em đẹp hay xấu, hắn coi em như em gái. Ờ, mà Nhung kém mình hai tuổi.Mới 17. Hắn nhớ lại...
bính..boong...máy bay Hanoi-Moscow đã hạ cánh, hành khách sẽ ra cửa số 6...
Hắn đứng phắt dậy lao ra cửa số 6. Hắn kiễng chân qua cửa kính. Một đoàn các em đầu bù, tóc rối, chân nam đá chân chiêu loạng choạng đứng vào hàng chuẩn bị soi đồ. Một va li chạy ra, một em hải quan mồm mấp máy, em nhà ta lắc đầu, một anh hải quan Nga biểu diễn y như em gái Nga giơ quyển hộ chiếu...vẫn lắc đầu, thêm em Nga nữa, thêm chàng Nga nữa.
Một tốp hải quan Nga vón cục tại băng soi đồ. Một em chạy đi, chạy lại giơ tay lắc đầu.
Hắn đứng ngoài không hiểu sự gì xảy ra, hắn cố len vào. Bỗng một gã hải quan tuổi gần 40 túm tay hắn:
- Mày vào đây, mày vào đây ngay, tao cần mày, mày hiểu tiếng Nga chứ, mày nói được tiếng Việt chứ...
Cứ thế thắng cha kéo hắn xềnh xệch.
Vào đến chỗ cả mớ hải quan vón cục gã hải quan dõng dạc:
- Đề nghị mày phiên dịch hộ tao và chỉ cho mấy đứa bé này biết phải làm gì...
Hắn trợn mắt nhìn gã hải quan...
-Không một đứa nào nói, hiểu tiếng Nga hết. Tao phải sang bên kia. Gã hải quan chỉ tay. Hắn thấy một đoàn lốc nhốc đực rựa đầu đen, bò gin, bò mài cả cây nối đuôi nhau chờ một cửa soi khác.
Hắn bước đến trước hàng đôi nghiêng ngả của các em:
-Ai là phiên dịch của đoàn. - Hắn nhìn từ đầu đến duôi hàng lắc lơ tận đâu.
Hai chị một mắt trắng môi thâm, một như diễn viên điện ảnh trắng đen xa xưa nhào tới:
- Em ơi, hai đoàn chị không có phiên dịch. Bọn chị về K.lẽ ra phải có nhà máy ra đón đem theo phiên dịch...
- Rõ rồi, không phiên dịch. Hắn kiễng chân tìm Nhung ở đâu. -Thôi dằng nào cũng tìm được em, trăm mạng thế này - em sẽ làm phiên dịch hộ các chị. Nào em gái đưa hộ chiếu, mở va-li.
Mưới cái áo phông cành mai mỏng tang, mươi cái áo băng đạn, dăm cái quần bò, son gió Thái, dăm hộp trang điểm có ví đựng bằng nhựa vàng kim tuyến như mạ. Cả bốn vị hải quan âu yếm ngắm cái ví...
- Nguyên tắc mỗi thứ chỉ được ba chiếc...
- Vâng đúng thế, hắn nhiệt tình tán thưởng, quay lại em thứ 2: Có hộp này không?
Em gật đầu, hắn chĩa mặt về đám hải quan:
-Đằng sau còn ối. Cho bé này đi dược chưa.
Cả đội gật đầu. Hăm hở mở va-li. Bốn em đầu thiệt hại bốn hộp trang điểm cón các em sau thì mất cục son thái, mất hộp đánh mắt, mất chì kẻ mắt, mất khăn mùi xoa Trung Quốc có in hình tiên nữ....
Khi đến em cuối cùng thì cổ họng hắn khô khốc, còn đám hải quan mặt nở như hoa. Gã hải quan trẻ măng chìa tay nắm chặt tay hắn:
-Cám ơn đã giúp làm phiên dịch nhé. Chúc may mắn.
Chết cha, sao không thấy Nhung. Hắn nhớn nhác. Bổng thấy hai chị hải quan dìu một cô bé, một gã nhân viên đẩy xe đẩy chở đồ hắn bước tới.
Bé Nhung thật. Mặt tái ngắt không còn giọt máu, mồ hôi vã ra đầy trán, người nhũn như sợi miến ninh kỹ.
- Cô bé bị say máy bay, đau bụng ngất xỉu chúng tôi đã cho uống thuốc.
Cô hải quan mũm mẽm ân cần thông báo.
-Cám ơn, để tôi. Hắn giơ tay đỡ Nhung. Em run lẩy bẩy chân muôn khuỵu.
Hắn kéo xe đồ, tính lôi lên bàn khám, hai em hải quan còn đứng đó xua tay cho qua luôn.
Lúc ấy hắn mới vỗ vai Nhung:
- Ê Nhung, anh Hải đây này.
Cô bé ngẩng đầu cười rạng rỡ tuy môi run run:
-Ôi anh Hải. Được bấy nhiêu nước mắt tuôn ầm ầm từ đôi mắt mí lót trông như dân Triều Tiên.
- Sợ anh thế à. Nhìn thấy là khóc thét hả. Hắn vỗ vai Nhung.
- Hihihi, em mừng quá, em...
- Em say máy bay, bị lạnh trên máy bay, thôi đi nào.
Hắn ra ngoài. Mắt hắn trợn ngược. Một thành luỹ va ly, hộp giấy vây quanh, ở giữa các em nằm la liệt dưới sàn đá. Trên ghế các em lăn long lóc...
Chị mắt trắng môi thâm chạy lại:
-Em ơi, không thấy nhà máy lên đón bọn chị, làm sao bây giờ.
-Thế nhà máy chị về tên gì, ở đâu?
-Chết rồi, cái tập hồ sơ về nhà máy chị mất đâu rồi. Chị Đông ơi! Môi thâm hốt hoảng.
- Gì thế, một cái mặt tái ngắt thò lên giữa đống đồ. Hồ sơ lúc trên máy bay tôi say quá tôi đưa cho chị rồi mà.
Chán. Hắn cố gặng:
- Về thành phố nào.
Mươi cái mồm bỗng đồng loạt:
- Thành phố K. ngoại ô Matxcova ấy ạ.
Nãy giờ theo dõi câu chuyện mươi em ngắc ngoải vẫn đủ sức trả lời. Chị đội trưởng gật dúi dụi:
-Đúng đấy em ạ. Chị nhớ thành phố, không nhớ tên nhà máy.
- Thế nhà máy gì? Dệt à? Hắn tiếp.
-Đúng, đúng. Môi thâm rối rít.
-Các chị chờ em ở đây , em quay lại ngay.
Hắn tiến thẳng ra phòng hỏi đáp tại sân bay. Trình bày hoàn cảnh xong hắn được chỉ lên phòng khẩn cấp tầng hai.
Gã bụng phệ, ngoài 40 nhìn hắn bằng cặp mắt hiền từ:
-Sao, nhóc, chuyện gì mà lên đây.
Hắn trình bày hoàn cảnh...
Được rồi, dễ không. Có 6 cái nhà máy dệt ở đấy, ta hỏi từng cái một xem đứa nào hôm nay phải đón trăm mạng đang lăn lóc kia.
Nửa tiếng trôi qua, gã phệ đưa diện thoại cho hắn:
- Alo, phiên dịch đoàn Việt nam hả, chúng tôi lên ngay, 2 tiếng nữa.
Giọng nam trầm, oai phong.
-Alo, xin lỗi, đoàn không có phiên dịch, tôi ra đón người nhà...
- Không có phiên dịch hả? Khoan, anh ở đấy, đừng đi, chờ chúng tôi.
-Vâng, tôi sẽ chờ, nhưng ông có thể gọi điện để sân bay cho các em ăn được không...
-Được, tôi gọi ngay đây. Anh cứ ở đấy, họ sẽ báo dẫn các em đến đâu.
-Vâng. Hắn chuyển ống nghe cho phệ. Chỉ thấy phệ khơ-ra-sô* óm tói.
Hắn nhìn ra ngoài trời, trời đã sáng rõ. Hơn 7 giờ sáng. Hôm nay bỏ học là chắc. mấy giờ lý thuyết sáng, chiều mới thí nghiệm...
-Anh cứ xuống kia xem đồng hương của anh ra sao, chúng tôi sẽ gọi khi nhà ăn chuẩn bị xong.
Hắn xuống tầng 1. Một số em đã thở đều đều, có em ngáy như mèo hen.
Một cây bò từ trên xuống tay đeo đồng hồ seiko, mắt deo kính ferari đen ngòm tiến tới:
- Bạn ơi, bên mình cũng không ai ra đón, giúp bọn mình với.
- Đi theo em. Hắn cụt lủn.
Mươi phút, xong. Gã là phiên dịch của đoàn.  Học ở Nga về mươi năm lại quay sang làm phiên dịch, tìm đường trước cứu nhà, sau cứu nước.
- Anh gọi điện bảo nhà máy đặt cơm cho bọn anh đi. Hắn nhẹ nhàng.
Chiều tối máy bay mới hạ cánh các anh chết đói ở đây à?
Gã phiên dịch trợn mắt:
- Được à.
-Sao không, nhà máy lên đón bọn anh kia mà. Họ trốn đâu được mà không trả tiền ăn.
Lại điện thoại, cuối cùng cả hai quay xuống.
Hắn lại trợn mắt. Mấy chục cây bò, bò mài, kính râm gọng nan hoa xe đạp gắn mác USA , mấy chục mạng áo gió Đồng Xuân cung quăng trong phòng chờ. Mặt mũi ai cũng xám ngoét, nhưng đi lại nhênh nhang phết, nói năng bô bô như lệnh vỡ. Ai cũng thể hiện bản thân hết cỡ.
Phệ xuống hô đi ăn. Ai trông đồ?
Mươi em xung phong trông đồ vì chân không nhấc nổi...
Gần hai trăm mạng rầm rập kéo lên tầng 2. Hắn muốn độn thổ. Quân ta ăn như tằm ăn rỗi, nhai chóp chép như lợn lai kinh tế...Hắn tranh thủ làm đĩa xúp, khoai tây nghiền.Đề nghị nhà ăn ghi suất đàng hoàng hắn xin hơn mươi đĩa giấy cơm rang không bơ, dưa chuột muối, một túi bánh mỳ, bơ, đường. Một túi lỉnh kỉnh pepsi, nước táo...
Cuối cùng thì cả lũ cũng quay về tầng 1 mặt mũi đã hồng hào. Phát cho mấy em trông đồ hắn chạy ra chỗ Nhung:
-Em đỡ chưa, ăn cơm rang nhé.
-vâng, em đỡ rồi, cho em ăn bánh mỳ bơ đường như ở nhà ấy.
Hắn phì cười lôi bánh mỳ phết bơ rải đường đưa cho Nhung. Khi bố mẹ vắng nhà lúc nhỏ hắn vẫn thuê Nhung miếng bánh mỳ bơ, hay bích quy săm-pa để em rửa bát, quét nhà hộ.
-Ngon thế nhỉ. Nhung cười, vẻ mặt đã có chút hồng hào.
Hắn chìa pepsi, nước táo hộp. Mắt Nhung sáng rỡ:
-Y như là ở Việt nam ý nhỉ.
Hắn cười.
- Em ơi, bọn nhà máy nó lên kìa.
Môi thâm kéo tay hắn, hắn nhìn ra cửa một đoàn năm mạng măng-tô đen, áo lông đen  như quạ, khăn trắng, đen vắt qua cổ như mafia Ý  tay cầm kẹp giấy tiến thẳng tới. Hắn đứng dậy, rảo bước.
Những cái bắt tay vừa phải, đủ thân mật, cũng đủ khách sáo:
- Cậu là người nhà của ai thế. Gã đàn ông đeo kính cận mặt như bác học nghiêm trang.
- Võ Kim Nhung. Vừa nói hắn vừa chỉ về phía Nhung đang ngồi gặm bánh ngon lành.
- Thế này, hai phiên dịch của chúng tôi vào bệnh viện cả vì sốt siêu vi trùng phải cách ly. Phiền anh làm phiên dịch giúp, chúng tôi sẽ trả 25 rúp một ngày. Chúng tôi cần anh 3 ngày.
75 rúp là mười lăm cái bàn là,hoặc một cái máy khâu 67 rúp, thêm 35 rúp được cái tủ lạnh Saratov. Hắn nhẩm .
- Nhưng báo với trường thế nào đây. Hắn băn khoăn.
-Chúng tôi sẽ điện đến trường, sẽ gửi fax khi về đến K, sẽ ghi giấy đóng dấu cho cậu đem về trường.
Còn gì mà từ chối. lại thêm xuống đấy mua mớ hàng của các em đem về bán  , một công đôi ba việc...
- Vâng, nhưng phiền ông cho người ra mua 100 viên thuốc chống nôn cho các em có được không. Hắn cầu khẩn.
Vị bác học trợn mắt.
- Để các ông khỏi mất nhiều tiền hơn thuê người giặt thảm trải ghế, sàn ô tô du lịch kia. Mấy em này đi 15 phút xe ô-tô là cho chó ăn chè ngay.
- Cái gì, chó gì ăn chè ở đây?
-Thưa ông đó là cách nói của dân Việt nam, người ăn vào, cho ngược trở ra, chó laị xơi chè ấy. Hắn tiếu lâm.
-Hahaha, hay đấy, chó ăn chè. Vị bác học ngoác miệng. Vẻ nghiêm nghị biến mất, vẻ tiếu lâm láu cá cũng rất hợp với bác học. Hắn thì tủm tỉm.
- Nào ta đi thôi. Bác học hô to. Hắn hô theo. Cả đoàn chất đồ đẩy ra xe buýt.
Cây bò đeo kính ferari chạy lạidúi vào tay hắn tờ giấy:
-Anh tên Phụng. Địa chỉ anh đây, khi nào có dịp xuống phía nam rẽ qua chỗ anh. Cho anh địa chỉ của chú, lúc lến Mát, anh ghé qua.
Hắn ghi địa chỉ ký túc xá MADI** mồm lẩm bẩm: đàn ông tên Công, tên Phụng. Loạn. Không như bọn Nga...Giống đực, cái rõ ràng...

Thuốc chống say về tới nơi. Hắn bắt tất cả nhai ra uống để nhanh tác dụng như mẹ hắn vẫn làm khi phải đi ô-tô. Mỗi lần như vậy bố hắn lại lắc đầu:
-Em không làm bà lớn được. Ngồi xe hơi một ngày em phong tê bại xuội luôn ...
Rồi thì tất cả an toạ trên xe, Hắn và bác học ngồi cuối. Bắt đầu màn làm quen sau khi đã phân công nhau chán chê công việc.
- Tôi là Alexandr, giám đốc nhà máy " Avrora". Còn cậu?
-Rất hân hạnh được làm quen với ông. Hắn tủm tỉm. Tôi tên là Hải, sinh viên năm thứ nhất trường MADI
-Hahaha - bác học cười sảng khoái - cậu thật hài hước, đọc lại cho tôi câu thuộc lòng khi giới thiệu nhau hả. Tôi với cậu giờ thân rồi chứ. Làm quen thì từ lúc qua điện thoại kia mà.
Hắn cũng ha há.

Xe đỗ. Hắn quay sang bác học:
-Đến nơi rồi à?
- Chưa, đây là trạm y tế phải qua. Galia*** lên đây. Bác học gọi xuống cuối xe.
Một chị đi những bước chắc nịch lên.;
-Giao lại Hải và các em bé cho chị. Tôi phải về nhà máy trước. Giám đốc dõng dạc.
-Vâng. Chị Galia có mái tóc nâu sẫm, mắt xanh sẫm tuổi trạc tứ tuần...
- Chúng ta đã làm quen, anh-Hải. Tôi - Galina. Galia tươi cười.
Bây giờ phiền anh vào trước trong phòng chờ.
Hắn xuống xe đi về phía tay Galia chỉ: Bệnh viện số 5 lòng đầy băn khoăn.
Hai cái xe ì ạch thả khách xuống, rống rắn trăm mạng chật ních phòng họp của bệnh viện.
- Thế này, trước hết cậu nói các em xếp hàng từng người đi vào cửa kia. Sau đó  cậu nói các em lấy đồ ở túi quần, áo ra, cởi hết quần áo. Chúng tôi sẽ cho vào luộc hấp tẩy trùng phòng bệnh dịch hai hôm sẽ hoàn lại.
... chúng tôi sẽ vạch kỹ tóc khám xem nếu có chấy, rận phải  xử lý ngay
...Chúng tôi sẽ phát quần áo mới cho các em.

Hả? Mồm hắt đút vừa quả bóng bàn.
Bá ngọ lũ virut cúm khiến mình lâm cảnh dở mếu dở cười này. Hắn rủa. Nghe chừng kiếm 75 rúp cũng cười ra nước mắt đây. Hắn lắc đầu ngao ngán.

(Còn tiếp...)

* Khơ-ra-sô: Tốt
**MADI :Trường ĐH  Cầu Đường Matxcova
***Galia : Tên thân mật của Galina.
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Flamingo đã viết:


Bác nguyên mẫu này nổi tiếng ở Saint Petersburg. Khi viết bài này ai đọc cũng...bò ra cười, thấy ngay bác ấy. Chỉ có điều là anh biến bác ấy thành...ngoa ngoắt cho vui.
Câu: làm ơn làm phúc làm đức làm giàu kiếp sau thì lấy vợ Tàu, Vợ Tây thì bác ấy biền thành Đẻ con Tàu, con Tây
và A,B,C,D,G,H,I,K là câu cửa miệng của bác ấy nhận xét về các vần đề...cà kê :D
Một Lady cầm kỳ thi hoạ, nữ công gia chánh tề gia nội trợ... Và cũng rất giỏi kiếm tiền.
Rất nhiều người sinh sống tại Nga thập kỷ 80-90 biết hai bác ấy.
Hì, môn dạy chồng của bác ấy chị em nên học, trong một bài bác ấy post ở 4rum bên kia về chuyện chồng, vợ, bọn anh tất thảy vote 5*.
Có một đoạn thế này:
J. luôn coi chồng là một người bạn, giúp gì được mình thì tốt, luôn trân trọng cám ơn, nếu không thì thôi. Đừng quàng trách nhiệm cho nhau để biến nhau thành những kẻ nhỏ nhen: Tỵ nạnh, đùn đẩy việc nhà, con cái...
Đôi khi giả vờ mệt nhờ chồng trông con 3 -4 ngày. Các ông sẽ thấy mệt thế nào và thông cảm với các bà vợ...
Lấy chồng có thiệt thòi gì đâu, nếu có sự gì xảy ra, ai đó theo bóng hồng chạy mất thì J. vẫn lãi ra hai đứa nhỏ mà


Không thể không vote 5*

Hì, khi khuyên nhau lấy cuốc cuốc vào, ai lại lấy cào cào ra. Nhưng nếu vớ phải kẻ ích kỷ thì...thua.
Loại đàn ông gì mà để vợ làm những chuyện nặng nhọc thế. Em nhầm nhò gì ở đây không thế. Làm anh...xí hổ hộ.
Loại đấy chắc thuộc...loại 8 vía. x-(
Ra là chị "Jagua" - thần tượng của LD! :D

@Nam Lan:
"Của quý" mà Nam Lan kể vẫn chưa thuộc hàng quý hiếm ở VN mình đâu! Còn có cả những đức lang quân chuyên môn "rèn luyện võ thuật" với vợ nữa kia! Và cả những chuyện động trời nghe còn kinh dị hơn cả phim kinh dị: uống say lên, bắt phu nhân của mình...lông nhông đi kiểu người mẫu biểu diễn thời trang; lấy dao xẻo tí thịt bà vợ già của mình mỗi lần không chịu đi mua rượu về cho ổng nhậu!(NT không dám nói ra đây là chỗ thịt nào!:">)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đ.M.T

hihi...
vào huyện, học được nhiều điều hay hay, thú vị !!

@Nguyệt Thu
sao lại có chuyện kinh dị thế hả chị?
có khi bị tâm thần cũng nên
mấy con cha ( bắc chước bác FL) đó phải cho gở lịch hay sao ấy!
Chuyên tâm khiến chuyển
 Phương đắc tựu thành
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hi hi...Nguyên thuỷ chả tâm thần tẹo nào! Do con ma men điều khiển cả đấy. Uống rượu riết rồi..như điên, thành điên! Vụ việc 1: ngay TT Huế, bị lôi ra ánh sáng, rùm beng một hồi...năm ngoái.Đương sự được chính quyền địa phương, các đoàn thể giáo dục "tới nơi" rồi! Vụ việc 2, chị đọc trên báo, thấy nói ở Quảng Bình. Chắc cũng đã bị xử lý theo pháp luật.
Thường thì phụ nữ là người câm nín chịu đựng, chỉ khi tình cờ ai đó biết, sự việc mới tới tai công chúng. :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đ.M.T

N cũng thấy nhiều vụ việc xài tay chân do rượu,
nhưng mà không kinh dị như vụ xin thịt kia!
ở miến Tây, uống ruợu vào xài tay chân là thường xuyên, nhưng chả thấy xử lý gì cả
đa số,ma men đập phá đồ đạc trong nhà, rồi còng lưng ra làm mua sắm lại :D

các chị em phải vào đây thường xuyên để học cách dạy chồng của bác FL, có lẻ sẽ tốt hơn!
có cách nào để chỉnh con ma men ko bác FL?
Chuyên tâm khiến chuyển
 Phương đắc tựu thành
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

letam đã viết:
Hấp dẫn đây, nhanh lên nhé!
Đã hết màn ...dạy chồng. :D
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (435 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] ... ›Trang sau »Trang cuối