Trang trong tổng số 15 trang (144 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

@ bạn Nguyễn thế Duyên:

Trong bài viết, bạn có trích dẫn công án thiền, và bàn về bài Lô sơn của Tô Thức. Vì thế có lẽ bạn đã đọc qua lời tự thuật của Thanh Nguyên Duy Tín như sau:

"Sãi tôi, ba mươi năm trước, khi chưa học Thiền, thấy núi là núi, thấy nước là nước;  

Sau nhân theo bậc thiện tri thức chỉ cho chỗ vào, thấy núi chẳng phải núi, thấy nước chẳng phải nước;  

Rồi nay thể nhập chốn yên vui tịch tĩnh, y nhiên, thấy núi chỉ là núi, thấy nước chỉ là nước,"  

(Truyền đăng lục, quyển 22)


Bạn cũng viết “những điều tôi nói về Phật học theo hướng triết học chứ không phải theo hướng tâm linh”

Qua bài thơ của Tô Thức, tôi hình dung sức sống của thực tại là duy nhất, nên không thể phân biêt đó là tâm linh hay triết học. Tôi muốn trao đổi thêm với bạn về bài thơ, nhưng vì tự xét thấy không đủ trình độ để giải thích cho bạn vấn đề sấm sét này, nên xin giới thiệu một đoạn sách tôi được đọc từ lâu. Hy vọng đoạn trích dẫn này sẽ ít nhiều giải tỏa được thắc mắc của bạn.

"Chúng ta đều sanh ra tự do và bình đẳng như nhau". Dầu câu nói có nghĩa thế nào về mặt xã hội học và chánh trị học, nhưng với Thiền, đó vẫn là một sự thực tuyệt đối trong lãnh vực tâm linh; và tất cả xiềng xích ta cảm thấy mắc phải thật sự chỉ mới tròng vào ta sau này bởi vô minh, nghĩa là bởi ta không thấu rõ điều kiện thực, nhân duyên thực, của cuộc sống. Tất cả xảo thuật phóng khoáng nhất, từ ái nhất, hoặc bằng văn nghệ, hoặc bằng phương tiện cụ thể, chư sư ứng dụng vào những tâm hồn khát khao cầu đạo đều nhằm phục hoàn cho họ trạng thái tự do nguyên thỉ. Điều ấy không bao giờ ta thực chứng được, trừ phi tự ta, bằng tự lực, ta thể nghiệm lấy ngoài tất cả nếp suy tư. Vậy, quan điểm cùng tuyệt của Thiền là vì vô minh nên ta lầm đường lạc lối, tưởng có sự chẻ đôi ở trong ta trong khi, từ nguyên thỉ, chưa hề có cuộc tranh chấp nào giữa hữu cực và vô cực; và sự tự do mà ta nhiệt thành tìm kiếm vẫn có đó tự bao giờ. Thi hào Tô Đông Pha, một quan đại phu đời nhà Tống, diễn ý ấy bằng mấy vần thơ như sau:

Lô sơn yên tỏa Chiết giang triều  
Vị đáo sanh bình hận bất tiêu  
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự  
Lô sơn yên tỏa Chiết giang triều.

 
Khói ngút non Lô sóng Chiết giang  
Khi chưa đến đó luôn mơ màng  
Đến rồi hóa vẫn không gì khác  
Khói ngút non Lô sóng Chiết giang.

(Trúc Thiên dịch). Thiền luận, quyển thương, Daisetz Teitaro Suzuki.

Mong rằng đoạn viết trên sẽ giúp bạn bước vào khung cửa Vô môn.

(Người Việt bình dân còn có hai câu na ná như bài “Lô sơn” của Tô Thức:

Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới thấy chẳng hơn đồ nhà.
)

Ngoài ra, nếu thích những bài tứ tuyệt có hương vị thiền, bạn có thể tham khảo thêm tại www.thivien.net/viewautho...ID=jnvtlp5PrNS3FoOBBGt7-w
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Quế Hằng

thayhuynh50 đã viết:

Những cảm nhận khi đọc hai bài thơ “ Đường Xưa và Đường Mới” của chị Quế Hằng nhân 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.




          Trần Hải Huỳnh



            Con đường là mạch máu giao thông trong cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Nếu không ăn, uống con người có thể chết. Nhưng nếu không đi lại con người coi như tê liệt, và đau khổ hơn nhiều. Tham gia giao thông tại VN đang là nỗi ám ảnh của nhiều người hiên nay. Chính vì thế mà nhà nước đã bỏ khá nhiều tiền để cải tạo nâng cấp mạng lưới giao thông, từ thành thị đến nông thôn.
           Hai bài thơ “ Đường xưa và Đường mới” của chị Quế Hằng  vừa đăng trên thi đàn là một mẫu hình về cảm nhận giao thông của hai thời kỳ : bao cấp và đổi mới. Nếu ngày nay chúng ta được đi trên những con đường bằng phẳng, lát nhựa mượt mà, dâm mát bóng cây “Đường nhựa thênh thang hoa gạo đón chào” , để thả mình ngắm nhìn thiên nhiên mà không sợ vấp ngã, sợ ổ gà, ổ trâu, thì mới thấm thía nỗi đau của những người một thời đã phải đi trên những con đường làng quê lầy lội bùn đen, ướt ướt, khô khô
Gồ ghề khúc khuỷu
Chỗ khô
Chỗ lội ướt cả quần
Chỗ bùn lầy như chè bà cốt
Vàng vàng đo đỏ
Bám ống chân

         Không hiểu có đúng không, nhưng chắc nhà thơ sống ở vùng chiêm trũng, vùng có nhiều đất sét rất dẻo và dai. Hình ảnh chè “bà cốt” được ví với bùn lầy quả là ngộ nghĩnh và rất nên thơ. Cái sánh của bát chè làm ta có cảm giác ngon ngọt bao nhiêu khi ăn thì lại càng khó chịu bấy nhiêu khi đặt chân xuống chỗ bùn sền sệt ấy khi không còn cách nào để tránh nó nữa. Vì chỗ khô thì chỉ có:
Chỗ khô toàn những hố vũng chân
Trâu người qua lại đua nhau dẫm
 
Ôi, thật kinh khủng khi bước vào những cái hố vũng chân đó, vì nó như cái bát khổng lồ đựng đầy keo bùn sánh đặc, nếu bạn yếu thì chưa chắc đã rút nổi chân lên, chưa nói đến việc bùn dính đầy ống chân khiên đôi chân của bạn nặng thêm dăm ba cân nữa.
         Bản thân tôi đã lâm vào cảnh đó và nhớ đời chuyện này khi hàng ngày đi học qua con đường nhầy nhụa kinh khủng ấy,cho nên có lần tôi đã viết :
Đường làng sau mưa lão nhão bùn non ( Đến trường của T.H.H.).
         Nhưng sau cái khổ cực của những con đường xưa ấy, Quế Hằng lại có cái nhìn lạc quan của một cô gái tuổi dậy thì :
Chỉ có hai vệt cỏ hai bên xanh thẫm
Lốm đốm hoa, cái tím, cái vàng
Mấy con bướm lang thang
Bay lượn nhẹ nhàng

         Thật  nhẹ nhàng và thanh thản đến ngỡ ngàng. Quần đang ướt, bùn bám ống chân, đo đỏ vàng vàng tức đến phát điên lên mà nàng nhìn được con bướm lượn bay với những nụ hoa dại tim tím vàng vàng thì quả là yêu đời biết mấy. Cũng với hồn thơ ấy chị đã tả thật đúng cảnh học sinh khi tan lớp về nhà dọc đường làm những chuyện gì :
Nhưng khi về cả đàn đùa tá lả
Lóp ngóp qua đường sền sệt bánh chè lam
Ném nhau cho hả mấy tiếng bị thầy giam

         Vẫn con đường đó, vẫn chất bùn đó nhưng giờ đã cắn lại thành “bánh chè lam”rồi, nhưng chả ai quan tâm nữa.  Tan trường sau mấy giờ bị thầy nhốt, cánh trẻ lại thả sức đùa nghịch vui chơi bằng mọi cách có thể mà ở đây là lấy bùn ném nhau cho hả dạ. Ngày nay có Ômô chắc ít ngại chứ hồi đó chỉ có quả găng để giặt chắc Quế Hằng cũng biết hậu quả của trò nghịch ngợm này làm đôi tay mệt mỏi đến nhường nào! Nhưng mà thích thì cứ chơi chẳng ngại gì :
Về đến nhà như một lũ ma chơi
Quần áo lấm lem
Mặt mũi chả ra người
Vẫn ha hả cười như thằng mất trí

        Đúng là một lũ “nhất quỷ nhì ma” của tuổi học trò thơ ấu ngày nào, để sau này lớn lên khi xa quê tìm lẽ sống vẫn nhớ về con đường ngày xưa :
Tết về quê mẹ
Lại rộn rã đường xưa
  
         Khái niệm đường xưa, một thời, chắc còn gắn bó vơi bao người ở cái lứa tuối thế hệ 5X, từ những con đường đó họ đã phấn đấu vươn lên và trưởng thành như hôm nay và, bây giờ lại được thưởng thức cái vị ngọt của những con đường mới ;
Con đường đi qua đồng lúa mới
Xanh nõn, xanh nà, lá non chấp chới
Tôi thấy mình lạc giữa chốn đào hoa

         Vẫn là cái nhìn lạc quan thuở học trò, cái nhìn tinh tế của một cô Thiếu Nữ tóc đã thêm nhiều sợi bạc khi quay lại làng xưa trên đường mới, giống như lạc vào công viên bồng lai của thời đổi mới.
Nhưng không phải là lạc quan tếu, ngông nghênh và kiêu ngạo mà chị biết đặt mình ở vị trí nào của xã hội ngày nay để cái nhìn lạc quan ấy biến thành hiện thực với những lời khuyên rất chân thành của những người làm cha làm mẹ :
Nhường đường mới cho hoa thơm trẻ nhỏ
Lũ chúng bay hãy  cười cho đã
Đất trời này giờ là của tụi bay
Hãy hưởng đi thỏa tuổi trẻ hôm nay
Học cho giỏi
Để thành thày, thành thợ

         Vâng, các con hãy hưởng thụ những thành quả mà ông cha đã tốn bao công sức để gây dựng nên mà không chút ưu phiền để nhường nó, nhưng hưởng thụ bao giờ cũng phải kèm theo lao động vì chỉ có thế thì cuộc sống mới vững bền trường tồn được. Mà công sức đó ta có đòi đâu chỉ có ước muốn đơn giản, các con gắng sống sao cho vẹn nghĩa vẹn tình để lòng ta thanh thản khi bóng chiều đã ngả sang phía bên kia, buổi chiều tà rồi
Để chúng ta hạnh phúc buổi chiều hôm!
         Hai con đường, hai hình ảnh, hai thời kỳ, hai thái độ, hai nỗi lòng... thông qua hai bài thơ “Đường xưa và Đường mới” Quế Hằng bằng bút pháp ẩn dụ, so sánh, nhân cách hóa, tìm vần, ghép nhạc đã mô tả cực kỳ sinh động sự thay đổi lớn lao của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam qua hai thời kỳ : Bao cấp và Thị trường.
         Qua các bài thơ ta cũng nhận được tư tưởng giáo dục rất có lý có tình với cả hai thế hệ : trẻ phải biết chăm lo nhiệt tình lao động và cống hiến, già phải biết chỗ đứng của mình trong xã hội là động viên khuyến khích tài năng trẻ, không nặng về quá khứ để so đo công trạng . Một xã hội hài hòa như vậy làm sao không phát triển tốt đẹp được?
         Hai con đường, hai nỗi lòng, xưa và nay, những cái đó cứ day dứt tôi mãi, vì thế tôi viết đôi dòng để cảm ơn tác giả đã có một cái nhìn lạc quan đầy chất thơ giúp chúng ta nhận thức lại chính mình khi ngoài kia trời đang hửng nắng và lòng người đang rộn vui đi trên những con đường rợp bóng hoa cờ của thủ đô ngàn năm văn hiến hôm nay.

                   Hà Nôi, 10-10-2010
                   Trần Hải Huỳnh
Cám ơn Thày huỳnh Trước khi vào viện đã cố bình cho em bài thơ rồi mới đi viện. Thật cảm động về tấm lòng của Thày. Hôm nay thày đã khoẻ QH mới cám ơn thày. Hy vọng thày đọc dòng cám ơn của QH
Tình anh đẹp như giấc mơ thi sỹ
Em ngỡ ngàng tưởng mình sống trong thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lại Duy Bến

GỬI NGUYỆT THU
Chủ đề này là một chiếu để các thi huynh thi hữu trong thi viện
tự bình thơ của mình và những bài thơ của các tvtrong tv.cám ơn NT

                                                           LDB
Vàng son rồi cũng qua đi
Câu thơ ẩn dật cháy khi bão lòng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

NT cũng mong mọi người chú ý gửi bài bình và cảm nhận thơ của các thành viên Thi viện vào đây chứ không gửi vào các topic thơ của thành viên, vì làm thế vừa trái quy định, lại vừa phiền lòng chung mọi người. Những thành viên thích đọc các cảm nhận này nhiều khi sẽ bỏ sót, không biết được những bài bình, cảm nhận hay và đầy thành ý.:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lại Duy Bến

VỠ LẼ

Con đường
ta đã qua
Thuộc khúc quanh rẽ ngả

Con sông
Ta đã qua
Biết nông sâu phúc hoạ

Cánh rừng
Ta đã qua
Nhìn cây biết tuổi lá

Núi cao
Ta đã qua
Thấm cô đơn vấp ngã

Con người
Ta đã qua
Vẹn nguyên chưa khám phá

TỰ BÌNH

Tạo hoá chỉ hé mở những bí mật cuộc đời khi ở tuổi xế chiều .Ở đây sự
hiểu biết không tính bằng sống nhiều...Bài thơ có 5 đoạn theo hành trình nhận thức .Cứ tưởng mình đã hiểu,đã biết.Danh vọng càng cao mới
thấm sự cô đơn là thế nào.Viên mãn cũng bắt đầu bằng chu kỳ đi xuống

Con người là một bí ẩn muôn đời,ngay chính mình cũng chưa hiểu hết mình
Chính điều đó con người luôn tìm mọi cách khám phá chinh phục ,tìm cái mới...

Người viết bài thơ này trong một cảm xúc bất chợt không khiên cưỡng
và tự mình học hỏi không ngừng nhất là những người sống quanh ta.Tự cảm
nhận vài lời nông cạn mong được chia sẻ
Vàng son rồi cũng qua đi
Câu thơ ẩn dật cháy khi bão lòng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nam thanh trường

CHIM HỒNG ƠI,BAY ĐI

(thanhqs)

Cơn mưa màu ngọc bích
Chiều hạ vàng xuân sang...
Tiếng em cười khúc khích
Bờ vai...
        tôi
            ngỡ ngàng...
......
Ngây thơ em đâu biết
Tôi cõng đời đa đoan
-Đừng em,đừng tha thiết
Để mình tôi lỡ làng...
......
Cầu mong em hạnh phúc
Chim hồng ơi ! bay đi...
Hơi thở  em rạo rực...
Thắm tình em xuân thì...

Bài thơ hay quá !!!

bài thơ là nỗi ngậm ngùi khi người con trai phải chủ động chia tay với người con gái mà mình yêu để mong cô ấy được hạnh phúc và sung sướng hơn trong sự âm thầm, chịu đựng mà cô ấy không biết ! nhưng đó cũng chính là điều mà người con trai mong muốn...đó là nội dung bao trùm toàn bài thơ
cái hay của nó chính là hình ảnh CHIM HỒNG -nó tượng trưng cho mộ người con gái đẹp,ngây thơ ,trong sáng và có một tình yêu say đắm !hình ảnh lạ quá,mới mẻ quá ...trong khung cảnh là một bức tranh tình yêu tuyệt đẹp,ngôn ngữ tự nhiên, hiện lên lung linh,sống động...người đọc thật sự như hoà tan vào bức tranh nên thơ ấy,có cảm giác chính mình là anh chàng đa tình tội nghiệp này vậy...
Tình yêu đôi khi là thế,con người đôi khi là thế,trốn chạy đâu phải là hèn nhát...CHIM HỒNG ƠI,BAY ĐI sẽ mãi là hình ảnh đẹp,là một áng thơ hay về quan niệm hạnh phúc và tình yêu cà con người
Dư vị ngọt ngào của nó sẽ mãi lan toả trong trái tim tôi !!!chí ít là vậy đấy,các bạn ạ

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN TÁC GIẢ !
Ta không điên được như người
Một hôm hoá đá giữa đời. Dầm mưa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

SonnetLX

Tôi mới viết cái bài này vài tuần trước đây. Chả biết nó hay hoặc dở!
:-)

Trung dạ nằm nhìn bóng nguyệt sao
Suy tư nửa thức nửa chiêm bao
Nhớ cô gái tuyết phu hoa mạo
Nhớ mắt xanh xanh nhớ má đào
'Tis better to have loved and lost than never to have loved at all
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@ SonnetLX: Đây là chủ đề gửi các bài bình và cảm nhận thơ của thành viên, chứ không phải để các thành viên gửi thơ vào đây cho mọi người cảm nhận. Xin bạn lưu ý giúp nhé!:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Lại Duy Bến đã viết:
VỠ LẼ
....
Con người
Ta đã qua
Vẹn nguyên chưa khám phá
Bác vẫn chưa thăm dò
Biết lòng người nông sâu...
Bác vẫn chưa hiểu người
Sao gọi là vỡ lẽ???
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

SonnetLX

Nguyệt Thu đã viết:
@ SonnetLX: Đây là chủ đề gửi các bài bình và cảm nhận thơ của thành viên, chứ không phải để các thành viên gửi thơ vào đây cho mọi người cảm nhận. Xin bạn lưu ý giúp nhé!:)
à thế hả? Xin lỗi nhé.

Vậy thì chủ đề gửi các bài thơ của mình nằm ở đâu thế nhỉ?

Cám ơn bạn nhiều nha.
'Tis better to have loved and lost than never to have loved at all
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 15 trang (144 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối