Trang trong tổng số 9 trang (90 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

   Flamingo ơi, Tết đến rồi. Bạn tặng cho Thi viện ba chương đầu trong "Bốn mùa" của Vivaldi nhé. Cảm ơn bạn.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Vodanhthi đã viết:
   Flamingo ơi, Tết đến rồi. Bạn tặng cho Thi viện ba chương đầu trong "Bốn mùa" của Vivaldi nhé. Cảm ơn bạn.
Có ..."tổ khúc 4 mùa" của Vivaldi và của cả Tchaikovski ngay.
Nhưng trước hết cho phép vạn bối giới thiệu nốt mấy khúc nhạc quen thuộc của Johannes Brahms :)
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Một giai điệu quen thuộc. Khúc " Rucon"

Johannes Brahms - Lullaby




Celine Dion - Brahms' Lullaby



Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Điệu van giai điệu phảng phất nỗi buồn đâu đó từ quá khứ, nhưng bao trùm suốt khúc nhạc là hy vọng thiết tha,trong sáng....

Johannes Brahms- Waltz N.15 in A-Flat


Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo


Antonio Vivaldi

http://www.abc.net.au/rn/intothemusic/galleries/2007/2070330/full/vivaldi_portrait.jpg

Аntoniо Vivaldi (Antonio Lucio Vivaldi; 4 tháng 3, 1678, Venice — 28 tháng 7, 1741, Viên) — nhà soạn nhạc, người chơi vĩ cầm, nhà sư phạm, chỉ huy dàn nhạc người Ý.
Được học chơi vĩ cầm từ cha ông Jovanny Battista Vivaldi, nghệ sĩ vĩ cầm của nhà thờ thánh Marco.
1703 Vivaldi nhận chức danh linh mục. 1703-25 — nhà giáo, sau đó là chỉ huy dàn nhạc và dẫn đầu các buổi hòa nhạc, từ 1713 — dẫn đầu dàn nhạc và dàn đồng ca "dellа Pietа" ở Venezia,

Hơn 40 оperа, trong đó có Nerone fatto Cesare (Nеrоn trở thành Cezar) (Venezia, 1715), Оlimpiada (Venezia, 1734).
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất — tác phẩm số 8 bao gồm 4 bản concerto cho vĩ cầm Le quattro stagioni (Bốn mùa) — tác phẩm kiểu mẫu của âm nhạc Baroque.


Spring (Mùa Xuân) trong Tổ Khúc Bốn Mùa của Vivaldi rất quen thuộc với thính giả thế giới.
Cây cối thì thầm đâm chồi, nảy lộc, từ tốn nhẹ nhàng...
tiếng chim hót ríu rít, nắng xuân tràn về...
Tiếng đàn ong rào rao bay ra khỏi tổ hút phấn, âm thanh như thể những đoá hoa sợ hãi, ờan mình vì đau...

         



Summer (Mùa Hạ) dường như buồn bã dưới nắng hè, cây cối vội vã đua nhau mọc...Nhưng cơn mưa bất chợt gây náo động trời hè êm ả...

          



Autumn (Mùa Thu) cây trút là vàng bay theo chiều gió...rơi nhẹ trên mặt hồ khẽ quay tròn...
Đàn thiên nga lượn lững lờ lần cuối để rồi chia tay với miền đất thân thương sải cánh đi tìm nơi trú đông...
Một mùa tuyết trắng lạnh lẽo đang đần tới...

        



Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Tết sắp về, cử lên mấy điệu Valse của Johann Strauss II cho trịnh trọng...

Johann Strauss II

http://www.pbs.org/wnet/gperf/shows/vienna2002/multimedia/images/23009jsportrait.jpg

Johann Strauss II (25 tháng 10 - 1825 - 3 tháng 6 - 1899, tiếng Đức: Johann Baptist Strauß; còn được biết đến với những cái tên như: Johann Baptist Strauss, Johann Strauss, Jr., hay Johann Strauss the Younger) là một nhà soạn nhạc người Áo, ông đã sáng tác hơn 500 tác phẩm cho các thể loại nhạc khiêu vũ waltzes, polka, diễu hành, và galop.
Ông là con của Johann Strauss I và là em của Josef Strauss và Eduard Strauss. Johann Strauss II là thành viên nổi tiếng nhất của nhà Strauss.
Ông được biết đến với tư cách là "Vua thể loại Waltz" và có những đóng góp to lớn cho sự nổi tiếng của waltz tại Vienna thế kỷ 19.
Ông đã cách mạng hóa waltz, phát triển nó từ một thể loại khiêu vũ quần chúng thành một loại hình giải trí trong cung đình của nhà Habsburg. Các tác phẩm của ông dành được tiếng vang lớn gồm có "The Blue Danube", "Wein, Weib und Gesang", "Tales from the Vienna Woods", "Tritsch-Tratsch-Polka", "Kaiser-Walzer" và Die Fledermaus.


       


         

                

Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đêm diễn duy nhất bản giao hưởng số 9 của Beethoven

* Theo Dung P.



Sự kiện Những ngày châu Âu tại Việt Nam 2010 sẽ diễn ra suốt tháng 5 tại Hà Nội và TP.HCM. Hơn 10 sự kiện văn hóa sẽ đem tới cho khán giả Việt Nam những món ăn tinh thần đặc trưng cho nền văn hóa các quốc gia thuộc EU. Nổi bật trong các sự kiện năm nay là sự tôn vinh âm nhạc cổ điển với 4 buổi hòa nhạc được tổ chức, trong đó có buổi diễn duy nhất tác phẩm bản giao hưởng số 9 của Beethoven tại Hà Nội.

Vào Ngày châu Âu 9.5, tại Nhà hát TP.HCM, các nghệ sĩ của nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM sẽ trình diễn dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng người Hà Lan Maestro Jan Stulen, một trong những nhạc trưởng nổi tiếng của Hà Lan hiện nay. Ông từng là nhạc trưởng khách mời của nhiều dàn nhạc giao hưởng lớn của Anh, Mỹ, Hà Lan, Đức, Áo…

Melchior Ensemble là tứ tấu với bốn nghệ sĩ trẻ tài năng đến từ bốn nước của châu Âu. Trong hai đêm 8 và 9.5 tại Nhà hát lớn Hà Nội và 10.5 tại Nhà hát TP.HCM, nhóm sẽ có các buổi diễn các tác phẩm soạn cho tứ tấu, tam tấu và song tấu của các nhà soạn nhạc theo trường phái lãng mạn châu Âu.

Một sự kiện đặc biệt là đêm trình diễn duy nhất bản giao hưởng số 9 của nhà soạn nhạc vĩ đại L.V.Beethoven vào 21.5.2010 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội cùng một số nghệ sĩ thuộc dàn nhạc trẻ Madrid sẽ trình diễn dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng người Tây Ban Nha Carlos Cuesta. Giao hưởng số 9 là tác phẩm giao hưởng trọn vẹn cuối cùng của Beethoven, được ông hoàn thành năm 1824. Phần nhạc của chương thứ tư của tác phẩm cũng được chọn làm giai điệu chính thức của Liên minh châu Âu.

Khác với mọi năm, Những ngày châu Âu năm nay chỉ có một sự kiện nhạc jazz với hai buổi trình diễn (14-15.5) của nghệ sĩ người Ba Lan Joachim Mencel tại CLB Jazz Hà Nội (31 Lương Văn Can). Bản thân Joachim Mecel cũng là một nghệ sĩ nhạc jazz chịu nhiều ảnh hưởng của nhạc cổ điển, và có xu hướng sáng tác các tác phẩm kết hợp jazz và thính phòng trên piano và ban nhạc nhỏ. Nét đặc biệt trong các tác phẩm của Joachim là cảm hứng từ thơ của Oscar Wilde hay Emile Dickinson.

Song song với các sự kiện âm nhạc, Liên hoan phim châu Âu cũng sẽ được tổ chức tại Hà Nội (14-23.5) và TP.HCM (19-29.5), trình chiếu 14 bộ phim của Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Rumani… Đáng chú ý là bộ phim từng đoạt giải Oscar của điện ảnh Anh Atonement (Chuộc lỗi) sẽ được trình chiếu dịp này.

(http://sgtt.com.vn/Giai-tri/121518/Dem-dien-duy-nhat-ban-giao-huong-so-9-cua-Beethoven.html)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nghịch lý ở dàn nhạc thứ nhì Đông Nam Á



Mười sáu năm miệt mài học tập, ra trường, xin được vào dàn nhạc, nhận lương cộng các khoản tiền tập, biểu diễn… được khoảng 4 triệu đồng. Tình cảnh ấy khiến nhiều nhạc công của dàn nhạc giao hưởng danh giá thứ nhì Đông Nam Á phải đi bán chè, bán lụa, sửa điện nước.

1.  Trải qua những vòng tuyển sinh+thi+chọn+năng khiếu, để trở thành một nhạc công, phải học qua nhiều cấp học: 7 năm sơ cấp, 4 năm trung cấp và 5 năm đại học. 16 năm đào tạo ra một nghệ sỹ là một quá trình công phu, không ít người phải bỏ dở khóa học dài dằng dặc này. Bởi không chỉ có tài năng là đủ, mà điều cơ bản, gia đình cho con theo học loại hình này phải có điều kiện kinh tế. Nên những người trụ lại, tốt nghiệp không nhiều.

Sau quá trình đào tạo dài như vậy, không phải ai cũng thi được vào làm nhạc công ở các dàn nhạc. Mỗi dàn nhạc, đều có số lượng nhạc công nhất định. “Nên có thể khẳng định, những nghệ sĩ trong Dàn nhạc Giao hưởng VN (VNSO) hiện nay là tài sản quí, hiếm của quốc gia”- nghệ sĩ Ngô Hoàng Quân, giám đốc VNSO tự hào nói.

2.   Con số 50 đến 60 buổi diễn/năm so với dàn nhạc nước ngoài là không lớn, nhưng cũng không hoàn toàn nhỏ so với các dàn nhạc hay các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong nước. Nhưng khó khăn nhất của các nghệ sĩ giao hưởng là không có nhà hát riêng. Thuê một buổi diễn ở Nhà hát Lớn là 1.500 USD, Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình 300 triệu đồng, Nhà hát Âu Cơ 30 triệu, Nhà hát Lớn TP Hồ Chí Minh 30 triệu… Cùng với tiền thuê địa điểm, mỗi buổi diễn còn phải chi hàng trăm thứ: mời chỉ huy nước ngoài, nghệ sĩ độc tấu, trang phụ kiện, trả tiền bản quyền… Trong khi đó, mỗi năm, dàn nhạc với hơn trăm nghệ sĩ, diễn viên được ngân sách Nhà nước cấp là 7 tỉ đồng.

Trong khi nhạc công ở các nước trong khu vực thu nhập 1.200 đến 1.500USD/tháng, nhạc công VN nhận tương đương 200 USD/tháng nhưng Dàn nhạc VN vẫn được coi là danh tiếng thứ nhì Đông Nam Á. “Mình đang làm công việc có giá trị thẩm mỹ cao nhưng thù lao thì quá rẻ mạt” -nghệ sĩ Ngô Hoàng Quân nói.

Với mức thù lao này, nhạc công của Việt Nam đang bị xếp vào một cái rọ, không được tính theo bằng cấp mà chỉ tính theo hạng mục diễn viên hạng 3 tương đương với mức lương y tá trong ngành y tế.

Dàn nhạc buộc phải chấp nhận cảnh nhạc công của mình lao ra khỏi trụ sở kiếm thêm, dù điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng biểu diễn khi nghệ sỹ không có thời gian nghỉ ngơi, luyện tập. Có khi là biểu diễn ở đám cưới, nhà hàng, khách sạn, dạy thêm…thậm chí là làm trái nghề như sửa xe máy, bán ống nước…

Điểm ra những cái tên nghệ sĩ của dàn nhạc làm trái nghề, và đến phải bỏ cả nghề vì nỗi lo cơm áo, giọng giám đốc VNSO không khỏi trùng xuống. Ví như nghệ sĩ Hải Âu chuyển sang làm nghề báo, một nghệ sĩ kèn oboe có tiếng chuyển nghề sang bán máy bơm. Một tài năng, làm tới Trưởng bè violon II cũng xin ra khỏi dàn nhạc để vào Nam tìm kế sinh nhai.

Bỏ nghề ra đi để mong thoát khỏi những khó khăn của cuộc sống thường nhật, với mỗi một nghệ sĩ, là một đau xót khi mà họ phải vứt bỏ 16 năm khổ luyện trên ghế nhà trường, hàng chục năm cống hiến cho dàn nhạc, với nhạc cụ yêu quí của mình.

3.   Hơn nửa thế kỉ, VNSO ngày nay đã khẳng định tên tuổi của mình trong khu vực với đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên “made in Việt Nam”. Trong khối ASEAN, VNSO chỉ thua dàn nhạc Singapore. Thêm một tự hào: Trong khi dàn nhạc Singapore phải thuê quá nửa nhạc công là người nước ngoài, thì quân của VNSO hoàn toàn là “đồ nội”.

Nhờ vào thương hiệu dàn nhạc, một số nghệ sĩ được các dàn nhạc Bangkok hay đại học Chua LoongKor của Thái Lan mời sang biểu diễn, hoặc giảng dạy. “Đến giờ, tôi cũng không hiểu sao, người ta trả cho tới hàng nghìn USD, mà các nhạc công của mình không nhận lời. Mở mạng ra, tìm trên bất kì một trang web nào về nhạc của khu vực Đông Nam Á họ đều tuyển dụng. Diễn viên của mình, tôi chắc chắn 100% thi là đỗ. Vậy mà diễn viên của mình vẫn cứ đắm đuối với dàn nhạc lắm. Không hiểu do họ không cập nhập mạng, hay lòng yêu Tổ quốc của họ cao hơn”- nghệ sĩ Ngô Hoàng Quân nói.

Phải chăng, khi dàn nhạc có thương hiệu, diễn viên họ tự biết họ có giá trị. Cũng có thể, họ là diễn viên của dàn nhạc, nên họ có điều kiện làm việc thêm bên ngoài tốt, và ngược lại, họ yêu dàn nhạc và nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của dàn nhạc!

Tuy nhiên, mặt trái của “thương hiệu” VNSO cũng làm cho nhiều nghệ sĩ không thể cứ tiếp tục biểu diễn ở các nhà hàng hay khách sạn, dù mức thu nhập ở những nơi đó gấp 5-7 lần lương tháng ở dàn nhạc. Cây violon số 1 không thể đứng ở sảnh khách sạn để chơi nhạc. Vậy nên, dạy thêm là công việc cơ bản của những nghệ sĩ tài năng trong dàn nhạc. VNSO đang cố gắng để anh em nghệ sĩ, diễn viên đạt được thu nhập tương đương 500USD/tháng trong thời gian tới.

VƯƠNG XUÂN

VNSO trả Honna Tetsuji 4 triệu đồng/tháng

Chỉ huy người Nhật Bản Honna Tetsuji nói, kiếp trước ông có nợ với Việt Nam nên nay phải trả. Ở Nhật Bản, một đêm biểu diễn của vị chỉ huy này được trả 8.000- 10.000 USD. Với VNSO, từ năm 2000 đến 2005, ông làm không công. Từ năm 2005 đến trước tháng 5-2010, VNSO trả cho Honna 1 triệu đồng/ tháng. Nếu buổi diễn có nhà tài trợ, thì 2 đêm chỉ huy ở Việt Nam, ông sẽ được trả 1.000 USD- cái giá mà không một chỉ huy nào trên thế giới chấp thuận. Hiện, mức lương của ông được tăng lên 4 triệu đồng/tháng.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bạn Flamingo bỏ nhà đi lâu ngày quá, bụi và bặm. Tôi mạn phép vào, mở cửa cho thoáng một tí, đồng thời mời các bạn nghe một đoạn nhạc của Johann Sebastian Bach:




Tặng Bíttất.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ


Khúc Hoan Ca (Ode To Joy), một đoạn trong bản giao hưởng số 9 của L.V. Beethoven


Khúc Hoan Ca (Ode To Joy), được dùng làm nhạc cho bài hát chính thức của Liên Minh Châu Âu


Khúc Hoan Ca (Ode To Joy), nốt nhạc cuối được dùng để kích hoạt quả bom trong phim Get Smart
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (90 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối