Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [35] [36] [37] [38] [39] [40] [41] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Natasha

.

Đặc trưng tục ngữ

(LĐCT) - LĐCT số 2 năm 2010, các tác giả Trần Hữu Lạn (Hà Nội) và Thôn Trang (Bình Định) đã trao đổi rõ ý  sự "áy náy, khúc mắc trong lòng" về câu tục ngữ  "Một miếng khi đói bằng một gói khi no"  mà bác Ngô Duy Cát đã nêu ra trước đó một tuẫn lễ (LĐCT số 1).  
Theo như lời bác Cát, câu  "Miếng khi đói, gói khi no"  được giảng dạy cách nay đã hơn sáu mươi năm rồi, thế mà nay lại thêm câu  "Một miếng khi đói bằng gói khi no". Là người thuộc thế hệ sau bác Cát, nên sau khi đọc các bài viết đã nêu, tôi đã tra cứu một số tài liệu liên quan để xác định câu nào có trước, câu nào là biến thể.

Xin được dẫn chứng, Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam, GS. Nguyễn Lân không trích  dẫn câu  "Miếng khi đói, gói khi no"  mà lại đưa các câu:  "Miếng khi đói bằng gói khi no" (1) và  "Một miếng khi đói bằng một gói khi no" (2) thành hai mục từ với hai lời giảng nghĩa khác nhau.

Mục từ (1) ý nói: khi người ta đói mà cứu người ta ngay thì dù ít cũng hơn là lúc người ta no mà cho nhiều; mục từ (2) ý nói: khi người ta đương cần mà mình cứu giúp người ta thì việc làm ấy có giá trị hơn nhiều những gì mình cho khi người ta không cần (câu này thường dùng để tỏ lòng biết ơn người đã cứu giúp mình).

Theo tôi, cả hai mục từ (1), (2) và cả câu mà bác Cát dẫn chứng đều cùng chung một ý nghĩa. Cách nói "Miếng khi đói, gói khi no" là cách nói tắt của "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Đây là hiện tượng khá phổ biến trong thành ngữ và tục ngữ Việt Nam. Do vậy, câu:  "Miếng khi đói, gói khi no"  là biến thể của câu  "Một miếng khi đói bằng một gói khi no".

Liên quan đến các trường hợp nói tắt trong các câu thành ngữ, tục ngữ, xin dẫn câu chuyện cách  nay hơn hai năm trên diễn đàn báo Quảng Nam, nhà thơ Tường Linh khen "Ếch tháng ba, gà tháng mười" âm lịch vừa nhiều, vừa ngon thịt nhất trong năm; nhà văn Tiêu Đình thì chê  "gà tháng mười" thịt không ngon, đến "tháng chạp" gà mới béo mập và thịt ngon hơn (xem báo Quảng Nam cuối tuần các số 2126, 2230; mục Hương sắc quê nhà).

GS. Nguyễn Lân Dũng thì lại giải thích: "Ếch tháng ba" "gà tháng bảy" là hai món ăn dở nhất, bởi lẽ gà và ếch cùng đói như người trong những tháng khó khăn ấy (báo Nông Nghiệp Việt Nam số 226, ngày 12.11.2007, mục "Hỏi gì - Đáp nấy").

Người viết bài này còn được biết một dị bản khác: "Ếch tháng ba, gà tháng tám, rạm (cua đồng) tháng tư, ngư (cá biển) tháng mười".  "Ếch tháng ba"  trong nhiều dị bản các câu nói dân gian như trên thì đã rõ, còn  "gà tháng nào"  thì không dứt khoát. Nói về thịt của hai loài vật nói trên là ngon hay dở ở từng tháng trong năm, mỗi người giải thích mỗi kiểu theo lý riêng của mình, không ai thua ai, vì không có "trọng tài" phân xử...

Và có một dị bản khá lý thú: "ếch tháng mười, người tháng giêng". Theo tôi, có lẽ tháng mười là thời điểm ếch sinh đẻ và tháng giêng là tháng của mùa xuân, là thời điểm mà theo quan niệm dân gian là "tháng ăn chơi" nên mọi người đều vui vẻ, chân tình...

Xin được góp vài lời để bạn đọc có cách nhìn và hiểu thêm một trong những đặc trưng của tục ngữ Việt Nam là câu nói ngắn gọn mà nội dung cần thông báo hàm chứa ý nghĩa rất lớn. Cũng chính vì vậy mà không ít các câu tục ngữ Việt Nam thường được tỉnh lược những loại từ là liên từ, hệ từ, từ mang tính giải thích (như: và, là, thì, ắt thế, nếu, cũng như, bằng...), và nhiều khi tỉnh lược cả động từ, tính từ nữa. Đây cũng là trường hợp có thể được áp dụng cho câu tục ngữ được dẫn giải ở trên.

Trong dân gian, người ta vẫn thường nói: "Ếch không kêu tháng ba, gà không gáy tháng mười". Ở miền Bắc, tháng ba là thời khắc chuyển mùa xuân sang mùa hạ, thời tiết vẫn còn những đợt rét kéo dài; miền Trung và miền Nam thời gian này vẫn chưa có những đợt mưa to. Ếch vốn là động vật rất thích mưa, thường kêu sau những đợt mưa dông và thường những người đi bắt ếch (gọi là đi soi ếch) chờ cơn mưa to tạnh (thường là ban đêm) mới tìm ếch mà bắt.

Trong tháng ba, ếch thường ẩn núp trong hang nên ếch ít kêu ở tháng này. Tháng mười là tháng mà ngày ngắn đêm dài, mưa nhiều, trời âm u nên gà ít gáy là vậy, hoặc giả thời khắc gà gáy cũng ít vào thời điểm khi bình minh ló dạng (khoảng 5 giờ sáng). Vì vậy, câu nói "Ếch tháng ba, gà tháng mười" là cách nói tắt của câu  "Ếch không kêu tháng ba, gà không gáy tháng mười".

Trong tục ngữ Việt Nam, hiện tượng tỉnh lược từ khá phổ biến.


Phan Thanh Minh (Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam)

Lao Động Cuối tuần số 3 Ngày 17/01/2010
"Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu
Dữ ngã đồng tiêu vạn cổ sầu".
Mời anh uống cạn chén này
Nỗi sầu vạn cổ thả bay cuối trời.
(Thơ Đường)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Natasha

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Về thành tố “Bà” trong một số địa danh ở Quảng Nam và Đà Nẵng

(LĐCT) - Tạp chí “Xưa & Nay” số 343 (tháng 11-2009), TS Lê Trung Hoa có đăng bài viết “Thành tố chung Bà trong địa danh Việt Nam”, đã lý giải các địa danh mang từ Bà, như Bà Tư, Bà Mụ (Bến Tre), Bà Đồ  (Long Xuyên), Bà Đen (Tây Ninh), Bà Tó (U Minh), Bà Bèo (Tiền Giang và Long An), Bà Hói, Bà Môn (thành phố Hồ Chí Minh), Bà Om (Trà Vinh), Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bà Lý, Bà Nay (Kiên Giang), Bà Rá (Bình Thuận), Bà Kê (Vĩnh Long), Bà Kéc (Đồng Nai), Bà Râu (Ninh Thuận), Bà Nà, Bà Rén (Quảng Nam và Đà Nẵng), các Bà là từ ghép: Bà Biên (Bà Rịa và Biên Hoà), Bà Chợ (Bà Rịa và Chợ Lớn).

Người viết bài này chưa rõ lắm với các địa danh có thành tố Bà + x với ý nghĩa phổ biến trong cả nước, chỉ xin nói lại cho rõ các địa danh Bà Rén và Bà Nà thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng hiện nay.

Nói về địa danh Bà Rén, TS Lê Trung Hoa viết: “Bà Rén là tên cây cầu trên quốc lộ 1A, bắt qua sông Bà Rén, thuộc xã Duy An, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, dài 250,5m. Bà Rén bắt nguồn từ Bà Rắn vì nơi đây, người ta đã đào được một nữ thần có hình con rắn Naga nhiều đầu và nói chệch theo tiếng địa phương”.

Theo sách Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn có viết về “hình thể núi sông, thành luỹ, đường sá, bến đò, nhà trạm hai xứ Thuận Hoá - Quảng Nam” có mô tả kỹ lưỡng: “Từ tuần Ải Vân đi đến dinh Quảng Nam, tục gọi là Dinh Chiêm ở xã Cần Húc, huyện Duy Xuyên, không quá hai ngày. Như đại quân đóng đồn ở Dinh Chiêm, mà đi vào kinh lược thì qua sông đến Kẻ Thế (cầu có ván nhỏ), sông Bà Rèn, đầm Khoai (3 cầu ván nhỏ)…”. (Lê Quý Đôn toàn tập, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, tr.117-118).

Như vậy, tên Bà Rén đã có từ lâu đời, ít nhất là trước thế kỷ XVIII. Tên gọi này không liên quan gì đến tượng nữ thần  có hình con rắn Naga nhiều đầu mà người dân ở đây nói chệch thành “rén” theo như lời giải thích của TS Lê Trung Hoa.

Tên định danh địa chỉ cụ thể nào đó có thể là tên gọi một nhân vật do dân gian gọi lâu ngày mà thành, hoặc nhiều người quy ước với nhau như quán Cát (quán ở trên bãi cát), quán Liễu (quán ở trên bãi dương liễu).

Theo ghi nhận của Lê Quý Đôn về địa danh này có tên là “Bà Rèn”, vì thế theo tôi, có thể từ “lò rèn” mà nhiều người quy ước trở thành địa danh quen thuộc, sau “rèn” biến thành “rén”. Về việc chuyển đổi thanh điệu là hiện tượng khá phổ biến ở vùng Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam, ví dụ: Vĩ Dã > Vĩ Dạ, Phủ Cam > Phú Cam, hay như ở Quảng Nam: Phủ Chiêm > Phú Chiêm, Đá Dựng > Đá Dừng Nam Ô có khi đọc là Nam Ổ.

TS Lê Trung Hoa còn cho rằng: “Bà Nà là núi ở huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam (….). Chúng tôi nghĩ rằng Bà Nà có lẽ bắt nguổn từ tên của dân tộc Ba Na, vì các lý do sau: 1. Dân tộc Ba Na có cư trú ở vùng núi Quảng Nam; 2. Bà Nà cũng gọi là Bà Na hay Ba Na; 3. Ngôn ngữ Ba Na cũng gọi là Bà Nà; 4. Hai thanh ngang và huyền có quan hệ chuyển đổi: (bao) nhiêu - nhiều, (ngày) nao - nào, (nhà) ngươi - người…; 5. Nhiều địa danh bắt nguồn từ dân tộc, như (cao nguyên) Mạ, tỉnh Gia Lai, Lào, Bulgaria, Moldova, Paris (thủ đô nước Pháp),… Như vậy, Ba chuyển thành Bà là hoàn toàn hợp lý”.

Xin được nói lại cho rõ: Bà Nà hiện nay thuộc xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng chứ không phải thuộc tỉnh Quảng Nam (Quảng Nam và Đà Nẵng  trở thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương từ tháng 01 năm 1997); dân tộc Ba Na không có địa bàn cư trú và cả di trú đến Quảng Nam và Đà Nẵng (họ sống chủ yếu ở Tây Nguyên). Do vậy, Bà Nà không thể xuất xứ từ chỉ dân tộc Ba Na.

Cũng cần nói thêm tại trang Wikipdia đưa ra các ý kiến: “Khi người Pháp đặt chân đến vùng này thấy nhiều cây chuối nên gọi là núi Banane, lâu dần người Việt đọc chệch thành Bà Nà. Còn nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng Bà Nà là tiếng người Cơtu (Katu) nghĩa là “núi của tui”.

Cách giải thích “Banane” không hợp lý, vì rằng ở vùng núi này cây chuối không phải là sản vật đặc trưng. Và nói rằng chữ ấy là tiếng của người Cơtu càng không đúng. Vì rằng, người Cơtu có từ chỉ núi là “cacoong dading”, từ chỉ rừng là “cơrơng”, và núi của tui là “cacoong dading ớng cu”. Cho nên chúng tôi đồng ý với cách giải thích của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Bà Nà là cách nói tắt của từ có xuất xứ từ tiếng Chăm: “Ponagar” (tức Thiên Y A Na thánh mẫu).

Đôi lời được trao đổi.

Phan Thanh Minh (Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Nam)
Lao Động Cuối tuần số 51 Ngày 20/12/2009
"Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu
Dữ ngã đồng tiêu vạn cổ sầu".
Mời anh uống cạn chén này
Nỗi sầu vạn cổ thả bay cuối trời.
(Thơ Đường)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Natasha đã viết:
.

Trao đổi về câu: "Miếng khi đói, gói khi no"

(LĐCT) - Trên LĐCT số 1, năm 2010, trong mục "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", tác giả Ngô Duy Cát có bàn về câu tục ngữ: "Miếng khi đói, gói khi no".
Trong bài viết của mình, ông Ngô Duy Cát có nêu lên hai ý:

- Câu: "Miếng khi đói, gói khi no" và câu: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no" là hai câu khác nhau về cả ý nghĩa và ngữ pháp.

- Trong câu: "Miếng khi đói, gói khi no" thì từ miếng và từ gói là động từ, còn trong câu: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no" thì từ "miếng" và từ "gói" mới là danh từ.

Từ sự phân biệt đó tác giả đi đến kết luận câu: "Miếng khi đói, gói khi no" thì từ miếng có nghĩa là ăn và từ gói có nghĩa là để dành và toàn bộ câu tục ngữ này có nghĩa là: Hãy ăn lúc đói và để dành lại khi đã no, lo cho lúc đói.

Cách phân tích này thật là ngô nghê :D
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa bim bim

Truyện vui về Tiếng Việt

Nghĩa của từ cũng

Cô giáo phàn nàn với mẹ của một học sinh:

- Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.

- Thế thì đáng buồn quá! Nhưng vì sao cô biết cháu đã cóp bài của bạn ạ?

- Thưa chị, bài của cháu và bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau.

Bà mẹ thắc mắc:

-Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu?

- Không đâu! Đề bài có câu hỏi như thế này: "Em hãy cho biết đại từ là gì?". Bạn cháu trả lời: "Em không biết." Còn cháu thì viết: "Em cũng không biết."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Cammy đã viết:
Natasha đã viết:
.

Trao đổi về câu: "Miếng khi đói, gói khi no"

(LĐCT) - Trên LĐCT số 1, năm 2010, trong mục "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", tác giả Ngô Duy Cát có bàn về câu tục ngữ: "Miếng khi đói, gói khi no".
Trong bài viết của mình, ông Ngô Duy Cát có nêu lên hai ý:

- Câu: "Miếng khi đói, gói khi no" và câu: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no" là hai câu khác nhau về cả ý nghĩa và ngữ pháp.

- Trong câu: "Miếng khi đói, gói khi no" thì từ miếng và từ gói là động từ, còn trong câu: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no" thì từ "miếng" và từ "gói" mới là danh từ.

Từ sự phân biệt đó tác giả đi đến kết luận câu: "Miếng khi đói, gói khi no" thì từ miếng có nghĩa là ăn và từ gói có nghĩa là để dành và toàn bộ câu tục ngữ này có nghĩa là: Hãy ăn lúc đói và để dành lại khi đã no, lo cho lúc đói.

Cách phân tích này thật là ngô nghê :D
Ôi đọc buồn cười quá! :D
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Natasha đã viết:
.

Trao đổi về câu: "Miếng khi đói, gói khi no"

(
Nếu chỉ hiểu đơn giản như vậy thì bác "áy náy" là phải. Câu "Một miếng khi đói bằng một gói khi no" xuất hiện gần đây, nhất là từ khi thiên tai bão lụt dập dồn, đồng bào nhiều nơi chịu tang tóc đau thương, trôi nhà mất cửa. Đảng, Chính phủ và UBTUMTTQVN kêu gọi đồng bào cả nước "no đói sẻ chia, rách lành đùm bọc" với tinh thần "một miếng khi đói bằng một gói khi no".



Thôn Trang (650 Nguyễn Thái Học, Quy Nhơn, Bình Định)

Lao Động Cuối tuần số 2 Ngày 10/01/2010.
TRùi, lẽ nào câu này xuất hiện gần đây???????????????? Lại còn phải nhờ đến Đảng, Chính Phủ... nói ra nữa? Hic.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Ôi lại còn có cả tháng mà gà không gáy nữa! :-S
Em đến phục các bác! :( Đọc mấy cái này mà chán luôn!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang


Lúc còn nhỏ mình thường nghe người lớn kể một câu chuyện thế này:

Có lần Kissinger chỉ hai cái bóng người trên tường và nói: "Ông Thọ kìa, bóng tôi cao hơn bóng ông!".
Lê Đức Thọ bình thản: "Ồ không! Ông lầm rồi, bóng ông dài hơn bóng tôi!"
Người lớn chắc cũng chỉ là nghe mấy ông ở "ban dạy nói dối TƯ" (bây giờ do Đinh Thế Huynh làm trưởng ban) kể cho nghe, chứ làm gì có người lớn nào trực tiếp nghe được chuyện ấy.
Lúc ấy người lớn bị bao vây thông tin, lại không biết tiếng "Tây", nên ai đấy đều tỏ vẻ rất là ngưỡng mộ sự ứng đối của lãnh đạo rồi cũng kẻ lại cho trẻ con nghe cùng với thái độ ấy.

Bây giờ, bằng thái độ vô tư, với việc chuyển ngữ thông thường, chúng ta thử chuyển lại đoạn đối thoại trên sang tiếng Anh xem sao:
Kissinger point on 2 shadows on the wall: "Mr. Thọ look! my shadow is taller (or higher) than yours".
Lê Đức Thọ: "Oh know! You are wrong! your shadow is longer than mine"

Không biết chuyện này thực hư thế nào. Nhưng nếu đoạn đối thoại này mà có thật thì ngài Lê hơi kì quặc, chứ chẳng phải là ứng đối thông minh gì.
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ảo ảnh

Người ta thường quen dùng cụm từ "chân lý thuộc về kẻ mạnh", câu chuyện ngụ ngôn dưới đây hàm ý một ví dụ về cái "thành ngữ" ấy


Sư tử, Cáo và Lừa
Sư tử, Cáo và Lừa đã có một giao kèo về việc giúp nhau khi săn bắt. Từ rừng về, sau khi săn được con mồi béo bở, Sư tử yêu cầu Lừa chia phần xứng đáng cho mỗi con theo như giao kèo. Lừa cẩn thận chia chiến lợi phẩm thành ba phần bằng nhau và nhũn nhặn đề nghị Sư tử và Cáo chọn trước. Sư tử vô cùng tức giận xé xác Lừa ăn ngấu nghiến. Sau đó, nó ra lệnh cho Cáo chia lại phần thức ăn. Cáo gom tất cả thức ăn mà chúng đã săn được thành một đống lớn và để lại cho mình mẩu nhỏ nhất. Sư tử hỏi: “Ai đã dạy ngươi, chiến hữu xuất sắc của ta, cách chia phần tuyệt vời như vậy? Ngươi thật quá xứng đáng  với một phần như thế.” Cáo trả lời: “Tôi đã học được điều đó từ việc chứng kiến cái chết của Lừa”.
Theo tôi cách dùng từ "chân lý" như vậy là hơi bừa bãi.
Có ai đó rất tự hào về bạn, Có ai đó đang nghĩ đến bạn, Có ai đó quan tâm đến bạn, Có ai đó rất nhớ bạn, Có ai đó muốn nói chuyện với bạn, Có ai đó muốn ở cạnh bạn, Có ai đó luôn mong sự bình yên cho bạn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ảo ảnh

Trong bài "Chủ tịch nước tiếp các cựu cán bộ Đoàn" http://www.vtv.vn/Article...-bo-Doan--f4113f0adf.html
Có đoạn:

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định, những hy sinh, cống hiến của các thế hệ cán bộ Đoàn trong 80 năm qua là hết sức to lớn. Sự cống hiến này đã làm cho Việt Nam trở thành lương tri của thời đại và đưa đất nước ngẩng cao đầu bước vào giai đoạn phát triển mới.
Công lao của các thế hệ nhân dân Việt Nam trong suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước không nhỏ, nhưng dùng từ "lương tri của thời đại" để chém gió như vậy thì có phải là hơi khoác lác quá lố hay không?
Có ai đó rất tự hào về bạn, Có ai đó đang nghĩ đến bạn, Có ai đó quan tâm đến bạn, Có ai đó rất nhớ bạn, Có ai đó muốn nói chuyện với bạn, Có ai đó muốn ở cạnh bạn, Có ai đó luôn mong sự bình yên cho bạn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [35] [36] [37] [38] [39] [40] [41] ›Trang sau »Trang cuối