Trang trong tổng số 27 trang (261 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vien.vien

@ Thầy Tuấn:  

Bài 4:


Trò Cương

Yaba vừa láo lại vừa cương,
Líp tông chế đủ, bảo quên đường.
Thêm muối, thêm chanh cho mặn chát,
Uống vào đau bụng, há Thầy thương?
Trong lớp, nói năng như kẻ chợ,
Luận bàn nhốn nháo thiếu khiêm nhường.
Tư chất học trò, chưa chấp nhận,
Vậy nên Thầy Tuấn đuổi ra đường!

Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

@Viên tròn :
Này bạn Viên ơi tớ đã nhường
Lằn lươn roi quất bất tình thương
Đây dân kẻ chợ hàng tôm cá
Thớ lợ văn nhân ngọt mía đường
Cùng học  không cùng chung đẳng cấp
Thật thà như đếm dạ buồn vương
Yêu thầy mến bạn nên đùa chút
Lầm hiểu sai rồi hỡi đống(đồng) hương
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien



Sáng nay Thầy Tuấn chấm bài,
Yaba Phù Thuỷ đứng ngoài ngó nghiêng.
Đường thơ nghe thấy, hắn nghiền,
Thiên Nga xinh đẹp nó liền hoá thân.
Giả vờ e ấp lại gần,
Chắp tay thỏ thẻ: - Em cần học thêm!
Xin Thầy cho học mấy đêm,
Tư chất Phù Thuỷ hiện lên rành rành.
Gian tà, xảo lược, lưu manh
……..
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bài 2: Bằng bằng, trắc trắc, hiểu và xuôi

Hai bài tập các bạn vừa làm đã thoả mãn rất tốt yêu cầu của bài một thất ngôn, bát cú, vần và nhịp. Ta có thể chuyển sang nghiên cứu bài hai với mục tiêu bằng bằng, trắc trắc, hiểu và xuôi.

Tiếng Việt của chúng ta có nhẽ là một ngôn ngữ giàu âm sắc nhất thế giới, nó có tới sáu thanh để biểu thị sắc thái và cao độ của mỗi âm tiết, đó là ngang (không dấu), huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Theo tôi biết, tiếng Hán cũng chỉ có bốn thanh. Có thể nói, tiếng Việt là ngôn ngữ của âm nhạc và thi ca.

Sáu thanh đó của tiếng Việt được chia ra hai loại: thanh bằng và thanh trắc. Thanh ngang và thanh huyền là thanh bằng, các thanh còn lại là thanh trắc. Thanh bằng mềm mại, êm ái, du dương, có độ ngân còn thanh trắc dứt khoát, ngắn gọn, có độ giật, mạnh. Các thanh còn phân biệt với nhau về cao độ, ví như thanh huyền bao giờ cũng thấp hơn thanh sắc.

Giai điệu, tiết tấu của một bài thơ được quyết định bởi vần, nhịp và các thanh, cũng giống như nhịp, trường độ, cao độ trong bài hát, bản nhạc. Đối với thơ Đường luật, các thanh được quy định chặt chẽ trong từng câu thơ để đảm bảo giai điệu, tiết tấu.

Trước hết, các bài thơ Đường luật chia ra làm hai loại: loại vần bằng và loại vần trắc tuỳ theo vần của bài thơ là thanh bằng hay thanh trắc.

Trong mỗi loại vần, thơ Đường luật lại chia ra làm hai loại theo thanh: loại thanh bằng và loại thanh trắc tuỳ theo chữ thứ hai của câu đầu tiên là thanh bằng hay thanh trắc.

Như vậy, nếu ký hiệu B là thanh bằng, T là thanh trắc, ta có bốn loại thơ Đường luật sau:

Vần bằng, thanh bằng, gọi tắt là bằng bằng = BB
Vần bằng, thanh trắc, gọi tắt là bằng trắc = BT
Vần trắc, thanh bằng, gọi tắt là trắc bằng = TB
Vần trắc, thanh trắc, gọi tắt là trắc trắc = TT

Đối với mỗi loại như thế, toàn bộ thanh của 7 x 8 = 56 chữ trong bài đều được quy định. Cụ thể như sau:

Vần bằng, thanh bằng (BB)
b B t T t B B
t T b B t T B
t T b B b T T
b B t T t B B
b B t T b B T
t T b B t T B
t T b B b T T
b B t T t B B


Vần bằng, thanh trắc (BT)
t T b B t T B
b B t T t B B
b B t T b B T
t T b B t T B
t T b B b T T
b B t T t B B
b B t T b B T
t T b B t T B


Vần trắc, thanh bằng (TB)
b B t T b B T
t T b B b T T
t T b B t T B
b B t T b B T
b B t T t B B
t T b B b T T
t T b B t T B
b B t T b B T


Vần trắc, thanh trắc (TT)
t T b B b T T
b B t T b B T
b B t T t B B
t T b B b T T
t T b B t T B
b B t T b B T
b B t T t B B
t T b B b T T


CHÚ Ý:

1. B, b = thanh bằng, T, t = thanh trắc.

2. Chữ in là bắt buộc, chữ thường là không bắt buộc nhưng nếu tuân theo thì tốt.

3. Chữ màu đỏ ở cuối câu buộc phải vần với nhau.

4. Nếu một bài đường luật thoả mãn hoàn toàn luật bằng trắc như trên, kể cả ở vị trí chữ thường thì gọi là bằng trắc hoàn hảo

Bài thơ phải tuân thủ luật bằng trắc như trên là để đảm bảo khi đọc êm ái, xuôi tai, nghĩa là chúng tạo nên một chuỗi âm thanh kết hợp hài hoà, dễ chịu với người đọc, người nghe.

Ngoài luật bằng trắc trên, có nhiều câu thơ, mặc dù đúng luật bằng trắc nhưng vẫn chưa hay, đó là do cấu trúc ngữ pháp, ý nghĩa từ vựng hoặc dấu thanh cụ thể.

Ví dụ

Ngày ngày, dắt bạn, thầy lên lớp,
Tối tối, bình thi, Viện hoá trường.


nghe rất xuôi, nhưng

Ngày ngày, dắt bạn, thầy lên lớp,
Tối tối, chơi cờ, Viện hoá trường.


nghe rất chối, mặc dù bình thichơi cờ đều là thanh bằng.

Cuối cùng, câu thơ đọc lên mà không hoặc khó hiểu thì cũng không thể là thơ được.

Tóm lại, bài thơ Đường luật phải đảm bảo bằng bằng, trắc trắc, hiểu và xuôi

Bài tập

1. Tìm 4 bài thơ trong Thi Viện, mỗi bài hợp với 1 trong 4 sơ đồ bằng trắc trên, kể cả chữ thường, tức là bằng trắc hoàn hảo.

2. Tự làm, hoặc sửa các bài cũ của các bạn, 4 bài mỗi bài hợp với 1 trong 4 sơ đồ bằng trắc trên, kể cả chữ thường, tức là bằng trắc hoàn hảo.

3. Tiếp tục đọc các bài thơ trong Thi Viện, khi đọc, xác định xem chúng thuộc loại nào (BB, BT, TB, TT) và luật bằng trắc đúng sai thế nào? có hoàn hảo hay không?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

Vien.vien đã viết:


Sáng nay Thầy Tuấn chấm bài,
Yaba Phù Thuỷ đứng ngoài ngó nghiêng.
Đường thơ nghe thấy, hắn nghiền,
Thiên Nga xinh đẹp nó liền hoá thân.
Giả vờ e ấp lại gần,
Chắp tay thỏ thẻ: - Em cần học thêm!
Xin Thầy cho học mấy đêm,
Tư chất Phù Thuỷ hiện lên rành rành.
Gian tà, xảo lược, lưu manh
……..
Tranh thủ giải lao chí choé chút:

Ô là la!

Đang học đường thi lại lục niêu
Phải chăng đói quá mới làm liều
Đây cho bát mẻ về làm điếu
Bắn phát thuốc lào lại ngã xiêu
Thầy Tuấn bảo rằng yêu tớ lắm
Bạn đừng uất ức kẻo đi tiêu
Tuy thơ lủng củng dân vô học
Nhận điểm thi rồi hồn phách phiêu.
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

Baba Yaga đã viết:
Vien.vien đã viết:


Sáng nay Thầy Tuấn chấm bài,
Yaba Phù Thuỷ đứng ngoài ngó nghiêng.
Đường thơ nghe thấy, hắn nghiền,
Thiên Nga xinh đẹp nó liền hoá thân.
Giả vờ e ấp lại gần,
Chắp tay thỏ thẻ: - Em cần học thêm!
Xin Thầy cho học mấy đêm,
Tư chất Phù Thuỷ hiện lên rành rành.
Gian tà, xảo lược, lưu manh
……..
Tranh thủ giải lao chí choé chút:

Ô là la!

Đang học đường thi lại lục niêu
Phải chăng đói quá mới làm liều
Đây cho bát mẻ về làm điếu
Bắn phát thuốc lào lại ngã xiêu
Thầy Tuấn bảo rằng yêu tớ lắm
Bạn đừng uất ức kẻo đi tiêu
Tuy thơ lủng củng dân vô học
Nhận điểm thi rồi hồn phách phiêu.
Đói bụng, vô mò, tớ lục niêu.
Có xấu chi đâu bảo tớ liều?
Đôi khi "khát thuốc" mò tầm bậy.
Khối kẻ mần thinh thích thích, chiều!
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chuyên tâm chuyện học hành
Chớ chí chóe loanh quanh!
Tội lỗi chưa cần tính
Hãy làm bài tập nhanh!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

Bài tập 6:

Ra đường


Bởi em láo cá lại còn cương,
Thầy đuổi nên em phải đứng đường,
Lang thang tứ xứ, mần thơ bậy,
Rong ruổi dưa cà chuyện bốn phương.
Đâu còn đẳng cấp cùng chung lớp?
Chí cốt thân tình cũng chẳng thương.
Anh em bạn hữu thời xa lánh;
Hổ thẹn mình, ai nhận đống (đồng) hương?

Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bạn Vien.vien,

Bài này hoàn toàn sai luật bằng trắc, kể cả bằng trắc không hoàn hảo, bạn phải sửa lại.

Kể từ giờ, tôi sẽ không nhận chấm những bài không đảm bào 2 tiêu chí đã học:

1. Thất ngôn, bát cú, vần và nhịp.
2. Bằng bằng, trắc trắc, hiểu và xuôi.


và tiêu chí sơ đẳng:

3. Gõ đúng chữ nghĩa, dấu má và chính tả.

Kể từ nay, tôi sẽ không thông báo nữa. Những bài như thế tôi sẽ không đánh dấu cảm ơn cho tới khi nào sửa đúng. Các bạn phải tự chiếu theo bài đã học, tự rà soát và tự sửa.

Tôi không bắt buộc phải tuân thủ bằng trắc hoàn hảo, nhưng ít ra cũng phải đúng bằng trắc bình thường.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

Vien.vien đã viết:
Bài tập 6:

Ra đường


Bởi em láo cá lại còn cương
Thầy đuổi nên em phải đứng đường
Lang thang tứ xứ, mần thơ bậy,
Rong ruổi dưa cà chuyện bốn phương ?
Đâu còn đẳng cấp cùng chung lớp
Chí cốt thân tình cũng chăng thương
Anh em bạn hữu luôn xa lánh
Xấu hổ mình, dám nhận đồng hương ?

Gậy bị tung hoành khắp bốn phương
Quên luôn gốc tích với người thương
Mẹ già than khóc thằng con dại
Cha mắng kệ thây đồ chít trương
Chị bệnh nan y không đươc biết
Anh thì  thất nghiệp chẳng có lương
Sẳy nhà  cháo cũng không còn húp
Chẳng dám quay đầu nhận cố hương.
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 27 trang (261 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] ... ›Trang sau »Trang cuối