Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tường Thụy

Love Dreamer đã viết:
Bác TT ơi, dày vò hay giày vò thì đúng chính tả ạ :d
Bạn Love Dreamer:
Viết là giày vò bạn ạ. Chỉ sự đau đớn một cách day dứt về tinh thần hoặc thể xác.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

NanLan đã viết:
Cám ơn bác Tường Thuỵ, bác giải thích vậy thì cũng nghe được. Có lẽ bác cho em là hay hỏi vớ vẩn và có lẽ bác hơi mất kiên nhẫn.

Nhưng cô bạn em lại nói là "chưa hề nghe thấy từ gò bồng đảo là gì mà chỉ nghe là đôi gò bồng đào". Vì cô ấy giải thích rằng họ lấy quả đào ra để chỉ bộ ngực của phụ nữ nên gọi là bồng đào. Rắc rối nó là ở chỗ đó.
Sau đó khi ấn chuột vào Google thì nó ra hàng loạt bài viết về gò bồng đảo. Và cũng có cả gò bồng đào.
Em chỉ rất lạ là tụi em cùng lớn lên ở VN cùng học cùng trường trung học vậy mà em thì chưa hề nghe ĐÔI GÒ BỒNG ĐÀO, còn cô ấy thì chưa bao giờ nghe đến cụm từ ĐÔI GÒ BỒNG ĐẢO.
Cái này thì anh đồng ý với ý kiến của Tuấn Khỉ.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
. Thế ra loại người hay ăn vạ là Chí Phèo à anh? =)), mà đã là CP thì đúng là không thèm chấp, nhưng em thích câu nói "không xếp hạng " hơn :P. chúc anh một tuần mới vui nhé!
Phượng Hoàng Lửa ơi, dù sao thì cũng phải xếp hạng chứ :)
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

tàng tật: viết đúng: tàn tật
chưng ửng: viết đúng: chưng hửng
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Tường Thụy đã viết:
Phượng Hoàng Lửa đã viết:
. Thế ra loại người hay ăn vạ là Chí Phèo à anh? =)), mà đã là CP thì đúng là không thèm chấp, nhưng em thích câu nói "không xếp hạng " hơn :P. chúc anh một tuần mới vui nhé!
Phượng Hoàng Lửa ơi, dù sao thì cũng phải xếp hạng chứ :)


Đúng đấy anh ạ! Phải xếp hạng thôi , nhưng là hạng ...:P
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lãng du

Tường Thụy đã viết:
tàng tật: viết đúng: tàn tật
chưng ửng: viết đúng: chưng hửng

Anh Tường Thuỵ!
Em đã đọc 1 số bài văn viết của người miền trong, họ đã sử dụng âm nói hoặc dấu  theo tiếng nói địa phương ) áp dụng cho văn viết nên đã gây ra những lỗi về chính tả so với  chữ CHUẨN phổ thông.
Như trong ví dụ của anh: tàng tật  
Quê nhà em, họ nói Hà Tịnh   chứ không nói Hà Tĩnh.
Một số người do không nắm  chặt chẽ qui tắc chữ phổ thông từ thuở nhỏ nên khi lớn lên đã thành thói quen, không thể sửa  bởi vì  không nhận ra là mình đã sai và không biết như thế nào là chữ viết- nói chuẩn.
 
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

@ langdu:
Mình chỉ so sánh với lối viết chuẩn. Dù quen tiếng địa phương thì khi viết buộc phải theo lối viết chuẩn (còn TT đây thì không dám bắt, tuỳ thôi)
Như quê nhà mình hay nói l thành n, s thành th, nh thành t, tr thành t ...
Tháng thớm tôi ra bờ thông, tông thang bên kia, thấy cái gì tòn tòn, tăng tắng, tôi tưởng quả tứng, bèn thắn quần nội thang, hoá ra là mảnh thành thứ.
Đó là ngôn ngữ quê mình, bạn nào dịch thử xem =))
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Cháu thử dịch nhé: "Sáng sớm tôi ra bờ sông, trông sang bên kia, thấy cái gì tròn tròn, trăng trắng, tôi tưởng quả trứng, bèn xắn quần lội sang, hoá ra là mảnh sành sứ". Quê chú là ở đâu đấy ạ? Cháu tưởng một số người nói như vậy là do nói ngọng, hoá ra lại là tiếng địa phương!

@ lãng du: Theo mình thì không thể đổ tại âm nói mà bỏ qua được vấn đề "chính tả" như vậy. Mình không nói đâu xa, chỉ cần nói đến người miền Bắc, tưởng như là họ nói tiếng toàn dân, nhưng thực ra vẫn có một số từ không đúng với "văn viết", ví dụ như khi phát âm các từ có phụ âm đầu "x" giống với "s"; "ch" giống với "tr"; "gi" giống với "d" và "r". Nếu bạn đổ tại âm nói thì trong trường hợp này có vẻ gay nhỉ? :P
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

Sáng sớm tôi ra bờ sông,trông sang bên kia,thấy cái gì tròn tròn,trắng trắng,tôi tưởng quả trứng ben sắn quần lội sang,hoá ra là mảnh sành sứ



Oa!Bé Cam nhanh hơn chị một tí rồi
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lãng du

Cammy đã viết:

@ lãng du: Theo mình thì không thể đổ tại âm nói mà bỏ qua được vấn đề "chính tả" như vậy. Mình không nói đâu xa, chỉ cần nói đến người miền Bắc, tưởng như là họ nói tiếng toàn dân, nhưng thực ra vẫn có một số từ không đúng với "văn viết", ví dụ như khi phát âm các từ có phụ âm đầu "x" giống với "s"; "ch" giống với "tr"; "gi" giống với "d" và "r". Nếu bạn đổ tại âm nói thì trong trường hợp này có vẻ gay nhỉ? :P

Cammy đọc lại đoạn mình viết. Mình chỉ nêu lên vấn đề, một thực trạng, nguồn gốc  ( 1 trong những nguyên nhân )của việc mắc lỗi chính tả  chứ mình không đưa  ra chính kiến 'đổ lỗi' cũng như 'bỏ qua' như bạn đã chụp mũ cho bài viết của mình. Thế nhé.

Mà cái CON CHÁU NHÀ TÀU TƯỞNG của Cammy chỗ ni :

'chỉ cần nói đến người miền Bắc, tưởng như là họ nói tiếng toàn dân'
 - không đúng đâu nha. Không có 'tiếng toàn dân' mà chỉ có 'tiếng phổ thông'. Người miền Bắc: Hà Nam Ninh cũ,Ninh Bình,  Thái Lọ nhà Thiên Nga, Hà Bắc, dân các huyện thuộc Hà Tây cũ, vv...vv đều có tiếng nói địa phương và mình biết dân nói ngọng n, l là Hà Bắc, Hà Nam Ninh, tiếng chuẩn  là tiếng Hà Nội. Tuy vậy, âm 'TR' của người Hà Nội vẫn không thể chuẩn xác bằng âm 'TR' của các tỉnh miền trong.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối