Trang trong tổng số 28 trang (277 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

ybai

Chúc Mừng Năm Mới An Khang Thịnh Vượng
Xuân Canh Dần 2010


Ngày xuân đẹp lắm ai ơi
Làm thơ gửi gió lên trời cho vui!


ĐẤT NƯỚC VÀO XUÂN

Canh Dần năm mới rợp cờ hoa
Hạnh phúc ấm no...đến mọi nhà
Đất nước vào xuân vui hội nhập
Quê hương đón tết rộn lời ca.
Nguyễn Đính
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như


詠 安 子
早 出 高 山 隱 複 霜
龍 巒 路 跡 憶 僧 王
仰 瞻 禪 塔 籠 松 樹
散 照 竹 林 繼 佛 堂
叼 蟻 屢 奔 歸 道 理
鳴 雞 聲 響 和 鍾 常
峰 邊 雲 海 波 羅 醉
豈 但 蓬 萊 妙 遠 方  

陳 世 豪

Vinh Yên tử
Tảo xuất, cao sơn ẩn phức sương,
Long loan lộ tích ức tăng vương.
Ngưỡng chiêm thiền tháp lung tùng thụ,
Tản chiếu trúc lâm kế Phật đường.
Diêu nghĩ lũ bôn quy đạo lý,
Minh kê thanh hưởng họa chung thường.
Phong, biên vân hải ba la túy,
Khởi đãn Bồng lai diệu viễn phương.
 
Nghĩa:
Vịnh Yên tử
 
Từ sớm núi cao còn ẩn trong sương,
Con đường cong nhớ đến dấu tích của nhà vua.
Chùa tháp thấp thoáng với bóng tùng,
Rừng trúc mờ phủ quanh nhà Phật.
Đàn kiến tha mồi  theo  lối về đã định,
Tiếng gà vọng lại hòa tiếng chuông hàng ngày.
Quanh đỉnh núi, biển mây  như sóng làm ngây ngất,
Đâu chỉ Bồng lai đẹp chốn khơi xa.

Dịch thơ:
Vinh Yên tử
Từ sớm, dốc cao ẩn lẫn sương,
Lối quanh dấu cũ thuở thiền vương.
Mịt mờ núi trúc đâu chùa tháp,
Tang tảng rừng thông lộ Phật đường.
Đàn kiến tha mồi về tổ chúa,
Tiếng gà vọng vách đáp hồi chuông.
Biển mây dờn dập như đan sóng,
So với Bồng lai dễ mấy nhường.
   

HÀ NHƯ - TRẦN THẾ HÀO

Bài đã đăng trong tập thơ Vua Phật Trần Nhân Tông
NXB Văn hoá Thông tin 2008
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Thơ và quan điểm về Thơ của Tào Tuyết Cần
thông qua các nhân vật trong Hồng lâu mộng.
Kỳ I
(Hồi 48 - Chuyện giữa Đại Ngọc và Hương Lăng)
Hương Lăng liền sang quán Tiêu Tương. Bấy giờ Đại Ngọc đã đỡ nhiều rồi, thấy Hương Lăng vào ở trong vườn, tự nhiên cũng vui thêm. Hương Lăng cười nói:
- Em sang ở đây, lúc nào rỗi, đến nhờ cô dạy làm thơ thì phúc cho em lắm.
Đại Ngọc cười nói:
- Chị đã muốn làm thơ thì phải gọi tôi bằng thầy. Tôi không giỏi, cũng dạy nổi chị.
- Nếu thực thế, em xin gọi cô là thầy, xin cô đừng ngại.
- Làm thơ có gì khó mà phải học?  Chẳng qua chỉ có khai, thừa, chuyển, hợp, trong đó thừa và chuyển đều là hai vế đối nhau, chữ bằng đối với chữ trắc, hư đối với hư, thực đối với thực. Nếu được câu hay khác thường thì bằng trắc hư thực không cần phải đối nhau cũng được.
不过是起承转合,当中承转是两副对子,平声对仄声,虚的对实的,实的对虚的,若是果有了奇句,连平仄虚实不对都使得的(Bất quá thị khởi thừa chuyển hiệp , đương trung thừa chuyển thị lưỡng phó đối tử , bình thanh đối trắc thanh , hư đích đối thật đích , thật đích đối hư đích , nhược thị quả hữu liễu kì cú , liên bình trắc hư thật bất đối đô sử đắc đích)
- Thảo nào khi rảnh, em thường lấy quyền thơ cũ ra xem mấy bài, có câu đối nhau rất chỉnh, có câu lại không đối. Lại nghe người ta nói,
các chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần, chỉ có các chữ thứ hai, thứ tư, thứ sáu là phải rõ ràng. `一三五不论,二四六分明' (Nhất tam ngũ bất luận , nhị tứ lục phân minh)Xem thơ của cổ nhân, có khi đúng như thế, có khi những chữ thứ hai, thứ tư, thứ sáu lại không thế. Vì vậy lúc nào em cũng lấy làm ngờ. Bây giờ cô nói, thì ra khuôn phép ấy không cần lắm, chỉ cần lời và câu văn cho mới lạ là hay thôi.
- Đúng đấy. Nhưng lời và câu văn là việc phù du, cần nhất phải đặt từ cho sát. Nếu từ sát thực thì lời và câu văn không cần điêu luyện cũng vẫn hay. Như thế gọi là:“Không nên lấy lời hại ý”.不以词害意 (Bất dĩ từ hại ý)
- Em chỉ thích câu thơ của Lục Phóng Ông, lời rất thiết thực:
重帘不卷留香久,古砚微凹聚墨多
(Trọng liêm bất quyển lưu hương cửu , cổ nghiễn vi ao tụ mặc đa)
Rèm mau không cuộn hương còn mãi,
Nghiên cổ hơi sâu mực đọng nhiều.
- Chớ nên xem loại thơ ấy. Vì chị chưa biết làm thơ, nên thấy những câu nông cạn đã thích ngay. Nếu mắc vào khuôn sáo ấy thơ sẽ không tiến được nữa. Chị hãy nghe tôi: chị thích học, ở đây tôi có Toàn tập thơ Vương Ma Cật 王摩诘全集, chị hãy chịu khó nghiền ngẫm kỹ càng một trăm bài thơ ngũ ngôn của ông ta, rồi sau đọc một trăm hai mươi bài thất ngôn của Đỗ Phủ, sau nữa lại đọc độ một, hai trăm bài thất ngôn tuyệt cú của Lý Bạch. Phải lót dạ thơ của ba thi hào ấy đã, sau mới xem đến thơ của Đào Uyên Minh, Ứng Dịch, Lưu Vũ Tích, Tạ Diểu, Nguyễn Tịch, Dữu Lượng, Bão Chiếu. Chị là người thông minh nhanh nhẹn, học chừng trong một năm sẽ thành nhà thơ.
- Cô ơi, đã thế cô cho em mượn sách mang về, đến đêm em đọc mấy bài.
Đại Ngọc bảo Tử Quyên đưa tập Thơ ngũ ngôn của Vương Ma Cật cho Hương Lăng và bảo:
- Chị xem những bài nào có khuyên đỏ là tôi đã chọn rồi, có bài nào học bài ấy. Nếu không hiểu nghĩa, chị sẽ hỏi cô Bảo, hoặc gặp tôi, tôi sẽ giảng cho.

Lời người soạn:
Chuyện sinh hoạt thơ trong Hồng lâu mộng, thấy cũng na ná như ta ngày nay. Xin chọn lọc và giới thiệu một số đoạn để tham khảo.
Chỗ thấy cần thiết, xin đính kèm ngay nguyên văn chữ Hán và phiên âm, để có thể làm tư liệu.
Nếu các bạn thấy bổ ích và lý thú, cho ý kiến, Hà Như sẽ soạn và gửi tiếp.
Hà Như - Trần Thế Hào.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Thơ và quan điểm về Thơ của Tào Tuyết Cần
thông qua các nhân vật trong Hồng lâu mộng.

Kỳ II
(Hồi 48 - Chuyện giữa Đại Ngọc và Hương Lăng - tiếp theo)

Hương Lăng cầm tập thơ về Hành Vu Uyển*,chẳng nhìn đến công việc gì, thắp ngay đèn đọc hết bài này đến bài khác. Bảo Thoa mấy lần giục cũng không đi ngủ. Bảo Thoa thấy Hương Lăng mài miệt quá, đành phải để tùy ý.
Một hôm, Đại Ngọc vừa rửa mặt chải đầu xong, thấy Hương Lăng cười hớn hở đem đến giả tập thơ cũ, và mượn tập thơ Đỗ Phủ. Đại Ngọc cười nói:
- Nhớ được tất cả bao nhiêu bài rồi?
- Nhưng bài có khuyên đỏ, em đọc hết cả.
- Đã lĩnh hội được ít nào chưa?
- Em đã lĩnh hội được một ít, nhưng chưa biết có đúng không. Em nói cho cô nghe nhé.
- Cần phải nhận xét bàn bạc mới tiến được. Chị hãy nói cho tôi nghe nào.
- Cứ ý em thì những chỗ hay của bài thơ, có nhiều ý tứ không thể nói ra được, nhưng ngẫm nghĩ lại rất thiết thực; có nhiều câu thơ như là vô lý, nhưng nghĩ rất có lý có tình.
- Nói thế là chị đã có ít nhiều thi tứ rồi đấy! Nhưng do đâu mà chị biết được như thế?
- Em xem bài “Ngoài cửa ải” có câu:
大漠孤烟直,长河落日圆 (Đại mạc cô yên trực , trường hà lạc nhật viên)
Bãi rộng khói đùn làn thẳng tắp;
Sông dài ác xế mặt tròn vành.
Em nghĩ khói thì “thẳng” thế nào được? Mặt trời tất nhiên là “tròn” rồi. Thế thì chữ “thẳng” như là vô lý, mà chữ "tròn” hình như rất tục. Nhưng sau gấp sách lại ngẫm nghĩ, hình như mắt trông thấy hẳn cái cảnh ấy. Muốn tìm hai chữ khác thay vào nhưng không sao tìm được. Lại còn câu:
日落江湖白,潮来天地青 (Nhật lạc giang hồ bạch , triều lai thiên địa thanh)
Trắng xóa sông ngòi khi ác lặn;
Xanh lè giời đất lúc trào dâng.
Hai chữ "trắng” và “xanh , mới nghe cũng hình như vô lý, nhưng nghĩ kỹ ra thì chỉ có hai chữ ấy mới hình dung hết được phong cảnh. Đọc lên thấy nặng chình chịch như miệng ngậm quả trám ấy. Lại có câu:
渡头余落日,墟里上孤烟 (Độ đầu dư lạc nhật , khư lý thượng cô yên)
Mặt trời rớt lại rơi đầu bến;
Đám khói trơ ra bốc giữa làng.
Chữ “rớt” và chữ “trơ" sao mà họ khéo nghĩ được như vậy. Năm trước, khi chúng em lên kinh, một hôm về chiều, thuyền đậu trên bờ, người vắng, chỉ có mấy cái cây, đằng xa có mấy nhà đang nấu cơm chiều, khói bốc lên màu xanh biếc lẫn với đám mây. Ngờ đâu đêm qua đọc đến hai câu thơ này, mắt em như lại trông thấy cảnh ấy.
Đang nói chuyện thì Bảo Ngọc và Thám Xuân đến, đều vào ngồi nghe Hương Lăng nói về thơ. Bảo Ngọc cười nói:
- Đã thế thì không cần phải xem thơ nữa. Chỗ lãnh hội không phải ở đâu xa xôi, cứ nghe nói hai câu ấy đủ biết về chị đã nắm được mấu chốt của cách làm thơ rồi.
Đại Ngọc cười nói:
- Chị bảo mấy chữ “đám khói trơ ra” là hay, nhưng chị chưa biết đó là bắt chước ý câu thơ của người trước. Tôi cho chị xem câu này, so với câu kia nhẹ nhàng và thiết thực hơn.
Nới xong, liền đưa cho Hương Lăng xem câu thơ của Đào Uyên Minh:
暖暖远人村,依依墟里烟 (Noãn noãn viễn nhân thôn , y y khư lý yên)
Tờ mờ xóm làng xa,
Trơ vơ khói trên bãi.
Hương Lăng xem rồi gật đầu khen ngợi mãi, cười nói:
- Thế thì chữ "trơ" là do ý hai chữ “trơ vơ" mà ra!
Bảo Ngọc cười to nói:
- Thế là chị đã hiểu lắm rồi, không cần phải giảng giải nữa. Nếu còn giảng giải đâm ra loãng mất. Bây giừ chị cứ làm thơ đi, nhất định là hay.
Thám Xuân cười nói:
- Ngày mai tôi viết thêm một cái thiếp, mời chị vào thi xã.


Chú thích:
* Hành Vu Uyển :nơi ở của Bảo Thoa.
Chồng Hương Lăng là Tiết Bàn vắng nhà; Hương Lăng đến ở tạm với em chồng.

Lời người soạn:
Chuyện sinh hoạt thơ trong Hồng lâu mộng, thấy cũng na ná như ta ngày nay. Xin chọn lọc và giới thiệu một số đoạn để tham khảo.
Chỗ thấy cần thiết, xin đính kèm ngay nguyên văn chữ Hán và phiên âm, để có thể làm tư liệu.
Nếu các bạn thấy bổ ích và lý thú, cho ý kiến, Hà Như sẽ soạn và gửi tiếp.

Hà Như - Trần Thế Hào.

---------------------------------------

Hỏi ai còn khóc Nguyễn Du
Nửa kia Thiên hạ, hà .. như nửa này.

---------------------------------------
Sau khi gửi, mới biết mục này chỉ dành cho thơ sáng tác, nếu bị sai phạm quy định,đề nghị Ban Quản trị cứ để một thời gian, hoặc chuyển về Chủ đề thích hợp, đừng xóa trắng, tội nghiệp.

Coi như một việc đã rồi,
Xin người cứ đọc, xin người cứ chê.

Xin chân thành cảm ơn.
Hà Như - Trần Thế Hào.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

ybai đã viết:
Chúc Mừng Năm Mới An Khang Thịnh Vượng
Xuân Canh Dần 2010


Ngày xuân đẹp lắm ai ơi
Làm thơ gửi gió lên trời cho vui!


ĐẤT NƯỚC VÀO XUÂN

Canh Dần năm mới rợp cờ hoa
Hạnh phúc ấm no...đến mọi nhà
Đất nước vào xuân vui hội nhập
Quê hương đón tết rộn lời ca.
Xin tặng bạn thủ thuật nhỏ:
Câu 8 ở bài Lục bát, từ trời và từ vui, cận vận. Đã dùng vần lưng (trời) phải tránh vần bụng (vui), bạn nên thay vần cho vui, nghe sẽ êm hơn. ví dụ:
Làm thơ gửi gió lên trời giúp ta.

Cám ơn bạn đã vào trang của Hà Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Thơ và quan điểm về Thơ của Tào Tuyết Cần
thông qua nhân vật trong Hồng lâu mộng.

Kỳ III

Mọi người xem, thì thấy:
非银非水映窗寒,
拭看晴空护玉盘.
淡淡梅花香欲染,
丝丝柳带露初干.
只疑残粉涂金砌,
恍若轻霜抹玉栏.
梦醒西楼人迹绝,
余容犹可隔帘看.
Phi ngân phi thủy ánh song hàn,  
Thức khán tình không hộ ngọc bàn.
Đạm đạm mai hoa hương dục nhiễm,
Ti ti liễu đái lộ sơ can.
Chỉ nghi tàn phấn đồ kim thế,   
Hoảng nhược khinh sương mạt ngọc lan.
Mộng tỉnh tây lâu nhân tích tuyệt,  
Dư dung do khả cách liêm khan.

Bạc hay là nước dọi ngoài song,
Mâm ngọc nhìn xem giữa ánh hồng.
Hương đượm hoa mai màu nhạt nhạt,
Móc tan tơ liễu sợi thòng thòng.
Thềm vàng xoa phấn thừa đâu đấy?
Giàn ngọc dây sương nhẹ phải không?
Tỉnh giấc lầu tây người vắng ngắt,
Ngoài rèm còn đấy mảnh gương trong.

Bảo Thoa cười nói:
- Không phải là vịnh trăng. Theo tứ bài này, dưới chữ trăng phải thêm chữ “sắc" nữa mới được. Chị xem đấy, câu nào cũng là vịnh “sắc trăng" cả. Nhưng thôi, xưa nay thơ vẫn là nói phiếm hết, chị cứ làm ít lâu nữa, thơ sẽ hay đấy.
Hương Lăng vẫn cho bài thơ này đã hay lắm rồi, giờ nghe nói thế, đâm ra cụt hứng, không chịu bỏ qua, lại muốn nghiền ngẫm ngay. Thấy các chị em đang cười nói, Hương Lăng ra đứng trước cây trúc dưới thềm, dốc cả tâm trí vào thơ, tai không cần nghe, mắt không cần nhìn đến nhưng sự việc ở chung quanh.

Lời người soạn:
Chuyện sinh hoạt thơ trong Hồng lâu mộng, thấy cũng na ná như ta ngày nay. Xin chọn lọc và giới thiệu một số đoạn để tham khảo.
Chỗ thấy cần thiết, xin đính kèm ngay nguyên văn chữ Hán và phiên âm, để có thể làm tư liệu.
Nếu các bạn thấy bổ ích và lý thú, cho ý kiến, Hà Như sẽ soạn và gửi tiếp.

Hà Như - Trần Thế Hào.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Câu đối tặng Chùa Thiên Phúc (Chùa Thầy)

廣 地 高 山 兰 若 赫
丹 心 藥 石 住 持 遺


Phiên âm:
Quảng địa cao sơn, Lan Nhã hách
Đan tâm dược thạch Trụ Trì di

Nghĩa là:
Giữa nơi đất rộng núi cao, ngôi chùa thật là nổi trội,
Vị trụ trì  với tất cả tấm lòng, đã để lại lời răn dạy.

Giải nghĩa:
Lan nhã: tiếng Phạn có nghĩa là chùa.
Trụ trì: Vị sư tăng coi quản chùa.
Dược thạch: nghĩa là Tảng đá có công hiệu chữa bệnh, còn có nghĩa là lời răn dạy như thuốc chữa bệnh.
Tại Chùa Thầy có tảng đá hình bầu dục, do Hoà thượng Thích Viên Thành tạo dựng khi còn tại nhiệm, muốn nhắc nhở mọi người muốn khoẻ và có con cái, hãy bảo vệ quả thận của mình, trong khi đến chùa cầu phúc. Trong duy tâm có cả duy vật.

Hà Như

--------------
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.

Hỏi ai còn khóc Nguyễn Du
Nửa kia Thiên hạ, Hà.. Như nửa này.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

ybai đã viết:
Chúc Mừng Năm Mới An Khang Thịnh Vượng
Xuân Canh Dần 2010


Ngày xuân đẹp lắm ai ơi
Làm thơ gửi gió lên trời cho vui!


ĐẤT NƯỚC VÀO XUÂN

Canh Dần năm mới rợp cờ hoa
Hạnh phúc ấm no...đến mọi nhà
Đất nước vào xuân vui hội nhập
Quê hương đón tết rộn lời ca.
Cảm ơn Ybai đã vào trang và Chúc Tết.
Xin đáp lại lời bạn, bằng việc kể chuyện Tết sớm ở Hà Nội.
Nếu có gì làm bạn không vừa ý, xin xá cho lỗi vụng về này.

Hà Nội vào xuân sớm

Mới tết lịch dương đã chợ hoa,
Bờ hồ Hoàn Kiếm đúng sân nhà.
Người đi tíu tít, xem hoa chậu,
Mặc khách, Tao nhân chút cẩm ca.

Thân ái.
Hà Nhân.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Hà Như đã viết:
Đây không phải thơ Đường luật, nhưng có thú chơi dịp Tết, nên làm theo kiểu thơ Việt nam, thể song thất lục bát bằng chữ Hán.
迎春
新 春 告 庚 寅 虎 現   
聞 其 聲 不 見 其 形
老 身 莫 弗 思 更
旁 花 側 酒 有 情 難 言


陳世豪

Nghênh xuân
Tân xuân cáo Canh Dần Hổ hiện.
Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình.
Lão thân mạc phất tư canh,
Bàng hoa trắc tửu hữu tình nan ngôn.

Nghĩa
Xuân mới báo Hổ Canh Dần hiện ra,
Nghe nói như vậy, nhưng chưa thấy.
Người già , không ai không nghĩ về những sự thay đổi,
Bên Hoa và rượu, có tình ý, nhưng rất khó diễn đạt.

Dịch
Xuân mới báo Hổ Canh Dần hiện,
Chưa thấy hình nhưng tiếng đã vang.
Bên hoa, ly rượu rót tràn,
Xem ra trời đất có phần đổi thay.

HÀ NHƯ - TRẦN THẾ HÀO
Em chỉ biết võ vẽ vài ba chữ Hán nên không theo anh được. Nhưng em chợt nghĩ có thể tham gia với anh về phần dịch thơ khi anh đã dịch nghĩa sẵn. Em thử một chút xem sao nhé
Bài này, em xin đưa ra phần dịch thơ của em, mong được anh chỉ bảo:

Xuân mới báo Hổ Canh Dần hiện,
Chưa được nhìn nhưng tiếng đã lan
Người già ngẫm chuyên hợp tan
Tình hoa và rượu nói làm sao đây.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Quế Hằng

1- Chúc QH nhân ngày 8/3, mặc dù hôm nay đã là Mùng 9 rồi, không dám làm phiền nhiễu trong ngày trọng đại ấy.
2- Hay là hôm nào rỗi rãi, ta thử mon men học làm câu đối chăng ?
nếu QH có nhu cầu, thì HN chẳng có lý do nào để từ chối.
Nhưng khó nói nhất là tổ chức học tập và lệ phí.
Thân ái
HN



      CÁM ƠN ANH HÀ NHƯ


   Dãi lòng cảm tạ bạn tri âm
   Ngày lễ cho nhau chữ đồng tâm
   Lại mở đường thi chiêu hiền sỹ
   Biết nói sao đây thoả ước thầm
  
    Thi sỹ vốn giầu lòng mơ mộng
    Nhưng ngân lại thiếu miệng đành câm
    Cũng muốn học đòi đôi ba chữ
    Nhưng khổ  phiền- lực bất đồng tâm
     QH
Tình anh đẹp như giấc mơ thi sỹ
Em ngỡ ngàng tưởng mình sống trong thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 28 trang (277 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối