Trang trong tổng số 98 trang (973 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [24] [25] [26] [27] [28] [29] [30] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24


Tài năng thiên bẩm và độc đáo của Verlaine ở chỗ thể hiên cái Sai biệt vi điệu và sự kết liên cái mơ hồ với cái chính xác.Tư đó V. đề cao vai trò của nhạc trong thơ, đưa nhạc hiện đại vào thơ
V. yêu cầu thơ phải du dương êm ái Câu thơ phải phải có được những rung động âm nhạc, chứ không phải do vần,tưc là do tính bién hóa không cùng của nhịp điêu, do tính mới lạ của thơ có số âm tiết lẻ, do sự chọn lựa và hòa hợp tạo thành sức vang của thanh âm
P.Crouzet đã viện dẫn những bài thơ tiêu biểu như Chanson d’automne hay bài Il pleure dans mon coeur trong tập Romances sans paroles
V. cũng viết tác phẩm văn xuôi,chỉ có một tập nổi tiếng Les poètes maudits
Công lao của V.còn ở chỗ cho xuât bản hai tác phẩm tiêu biểu của Rimbaud Thần cảm Illuminations và Une saison en enfer làm cho Rimbaud lừng danh

Paul Verlaine sinh năm 1844 ở Metz Bố ông là đại úy Học hết trung học V. đi làm viên chức  rồi ở tòa thị chính Paris Ở đây ông bắt đầu giao du với các nhà nhà văn và trỏ thành môn đồ của phái Thi Sơn  chủ yếu là Leconte de Lisle vàThé odore de Banville
.  1866 ông in tập thơ đầu tay Pòemes saturniens  Năm 1870 ông lấy vợ Mathilde Mauté 16 tuổi Năm sau ông gặp Rimbaud ròi cùng Rimbaud lao vào cuộc sống phóng đãng sống lang thang ở Anh Bỉ Tháng 3/1871 công xã Paris nổ ra V. tham gia rất nhiệt tìnhCông xã thất bại , V. mất tinh thần chạy khỏi Paris về Arras với gia đình
Thang 8/1873 sau vụ xô xát o Brũxelles  V, bắn R. làm R. bị thương V bị 2năm tù  cũng từ đó hai người chia tay Bị sa sút tinh thân V. tìm về với tôn giáo viết Sagesse ,dạy học tư ỏ Anh. 1877ông trở về Pháp làm báo Năm 1881 ông cho xuất bản Sagesse
Theo văn học sử Pháp <Crouzet chủ biên> Paul Verlaine được tôn lên “Ông hoàng các nhà thơ”
Từ 1885 đến cuối đời V. sống ở Paris những ngày tàn tạ về tinh thần sưc khỏe và vật chất<nghiện, nghèo, đau ốmĐến1896 chết trong cảnh khốn cùng đó
                                                                        ĐÔNG HOÀI
                                                                   Thơ Pháp
                                                                              Nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ
                                                                               XX  NXB  Văn học
                                                                                                 1992
[/color][/size][/b][/quote]
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Chân

東 岸 春 夢
                   阮 飛 卿
             瀘 水 東 邊 蘆 岸 村
             霏 霏 江 雨 暗 前 門
             耳 邊 斷 送 春 歸 去
             萬 綠 叢 中 杜 宇 魂

            ĐÔNG NGẠN XUÂN MỘNG
           NGUYỄN PHI KHANH
   Lô thuỷ đông biên lô ngạn thôn (*)
   Phi phi giang vũ ám tiền môn
   Nhĩ biên đoạn tống xuân qui khứ
   Vạn lục tùng trung đỗ vũ hồn

               Dịch nghĩa :

        MỘNG  XUÂN Ở BỜ ĐÔNG
          NGUYỄN PHI KHANH
Xóm ở bờ đông đầy lau lách của sông Lô
Mưa sông mờ mịt che tối cả phía trước
Bên tai dứt tiếng tiễn xuân đi
Ấy là hồn chim quyên trong lùm cây xanh.
----------------
(*) Tôi cho là chữ lô thứ 2 là lau lách vì trong một câu không thể có
2 chữ nhắc đến tên một con sông (Sông Lô-tên cũ cuă sông Hồng) nên tôi thay chữ “lô” sau từ bộ “thuỷ”sang bộ”thảo”.có nghĩa là lau lách.     


       MỘNG XUÂN Ở BỜ ĐÔNG
         NGUYỄN PHI KHANH
    Bờ Lô lau lách thôn đông,
Nước trôi, trước cửa mịt mùng mưa bay.
  Tiễn xuân vẳng tiếng, ai hay
Ấy hồn vua Thục lùm cây vọng về.

  Bờ Lô lau lách phía thôn đông,
  Trước cửa mưa bay phủ mịt mùng.
  Tiếng vẳng lùm cây xuân tiễn biệt,
  Ấy hồn Thục Đế gọi non sông.

       
       RÊVE AU BORD À L’EST DU FLEUVE LO
               NGUYEN PHI KHANH
Au hameau sur le bord roselier du fleuve Lo
Dont la porte est masquée par les voiles pluviaux
Les adieux au printemps parviennent aux oreilles.
C’est l’âme des marouettes dans les broussailles.(*)
------------------
(*) PA2 :Ce sont les plaintes du Roi Thuc pour
son pays.

          NGUYỄN CHÂN 09.12.2011
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Chân

題 仙 遊 寺
               阮 飛 卿
        天 德 山 河 古  帝 都
        名 藍 形 勝 小 方 壺
        人 間 何 處 非 陳 跡
        虛 訪 神 仙 事 有 無

          ĐỀ TIÊN DU TỰ
      NGUYỄN PHI KHANH
Thiên Đức sơn hà cổ đế đô.
Danh lam, hình thắng tiểu Phương Hồ.
Nhân gian hà xứ phi trần tích.
Hư phỏng thần tiên sự hữu vô!
        
           ĐỀ CHÙA TIÊN DU
          NGUYỄN PHI KHANH
Núi sông Thiên Đức là đế đô thời xưa.
Danh lam thắng cảnh này là nơi Bồng Lai nhỏ.
Trên cõi đời, chỗ nào chẳng là dấu vết cũ.
Sao phải tìm ở hư vô chuyện thần tiên có hay không.

            CHÙA TIÊN DU
          NGUYỄN PHI KHANH
      Núi sông Thiên Đức cố đô.
Danh lam, thắng cảnh Phương Hồ con con.
      Đời đâu dấu vết chẳng còn.
Há gì phải hỏi ngọn nguồn thần tiên!

   Núi sông Thiên Đức, kinh đô cũ.
   Một tiểu Bồng Lai cảnh diệu huyền.
   Dấu cũ trần gian đâu chẳng có.
   Cần gì tìm kiếm cõi thần tiên!

           LA PAGODE TIEN DU
           NGUYEN PHI KHANH
Le site Thien Duc, capitale des temps passés
Est un séjour des immortels véridique.
Partout subsistent des vestiges antiques.
C'est en vain de chercher l'empỉre des déités!

        NGUYỄN CHÂN 01.02.2009
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

quote] [q [b]

PAUL VERLAINE <1844-1896>

PAUL  VERLAINE  VÀ THƠ ÔNG

Vượt qua thi pháp và bước đường đi của phái Lãng mạn và phái Thi sơn, mở đầu trào lưu mới trong nên thơ Pháp nửa sau thế kỷ 19, Baudelaire tác giả Những bông hoa ác là nhà tiên khu của trường phái tượng trưng và “ông tổ “của nền thơ hiện đại Pháp
Trong khoảng 15 năm sau sự xuất hiện của B., lực lượng thơ trẻ tán thành trào lưu mới ngày càng đông và theo Martino<nhà văn học sử>thì lực lượng này đủ sức làm một cuộc tổng phản kháng <une révolte générale des jeunes>,nhằm phủ nhận những bậc thầy lớp đàn anh đi trước.Họ tìm bậc thầy trong trào lưu mới đó là :P.Verlaine,S. Mallarmé,A Rimbaud . Đặc biệt Verlaine nổi bật lên như hiện thân của sự phản kháng ,chống lại thi pháp của phái Thi sơn ,tiêu biểu là Leconte de Lisle và Théodore de BanvilleTác phẩm đầu tay của V.là tập thơ mỏngPòemes
Saturniens trong đó chủ đề và biện pháp kỹ thuật đều theo Thi Sơn .Tuy nhiên, ngay tác phẩm này dã chứa đựng những trang rất BaudelaireTrong tập thơ trên của V.dã mang rất rõ ảnh hưởng của B Chẳng hạn:những cảnh sắc París u ám và mỹ lệ, phong vị u buồn ,thực tại xấu xa , các nhin u uất  và ngay cả ý chí muốn biến câu thơ thành một điệu khúc mang nhạc tính,,,
Vào những năm 1871-1873 V sáng tác.bài thơ sau này rất nổi tiếng Art poétique< Nghệ thuật thơ>, dánh dấu thời khắc sơ khai của trường Phái Tượng trưng,khẳng định tư duy mới về thơ  do V. đề xướng :câu thơ phải giầu nhạc tính , trước hết là sự hòa điệu của các thanh âm Muốn vậy ,câu thơ phải ưu tiên dùng nhịp lẻ tạo nhạc điệu mới trong thơ.KIến trúc bài thơ phải chặtTất cả tư duy về thơ cũ trở thành bất lực không diễn tả nổi cái Mơ hồ< l’ indécis>cái sai biệt vi điệu<la nuance> những lo âu < les inquíe tudes> bất an<malaises>mơ
<les rêves> .. là những phẩm chất của thơ hiện đại
Tư duy mới của V.tập trung chủ yếu trong bài Art poétique
De la musique avant toute chose
Et pour cela préfère l’impair
<Âm nhạc trước mọi điều
Bởi thế hãy thích yêu nhịp lẻ>
…Rien de plus cher que la chanson grise
Où l’indécis au Précís se joint
< Không gì hơn khúc ca mầu xám
Nơi »mơ hồ «  cùng « chính xác »két liên
…Oh ! La nuance seule fiance
Le rêve au rêve et la flute au cor !
<Ôi sai biệt vi điệu , mình nó xe duyên
Môngj với mơ , sáo với kèn
…De la musique encore et toujours
Que ton vers soit la chose envolée
Qu’on sent qui fuit d’une âme en allée
Vers d’autres cieux à d’autres amours
<Âm nhạc nữa và mãi mãi Sẽ làm thơ anh trở nên bay bổng
Người ta cảm thấy một linh hồn đang trốn chạy
Tới những vùng trời và tình yêu khác>

Tài năng thiên bẩm v..v..
[/color][/size][/b][/quote]
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Chân

Hôm trước Nguyễn Chân đã đưa bài nầy
vào Thi Viện có dịch ra Hán văn và
Pháp văn. Hôm nay một bạn lại dịch
thêm ra Anh văn. Tôi đưa thêm vào cho
"đồng bộ".

       QUA ĐÈO NGANG
    BÀ HUYÊN THANH QUAN
Qua đỉnh Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà.(*)
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.(**)
Dừng chân đứng lại : trời, non, nước,(***)
Một mảnh tình riêng ta với ta!

         過 橫 巔
      青 關 縣 尹 夫 人
    步 到 橫 巔 日 已 斜
    石 侵 草 樹 葉 侵 花
    俯 身 山 下 樵 三 倆
    疏 落 江 邊 俗 數 窩
    杜 鵡 懷 邦 鳴 國 國
    鷓 鴣 傷 眷 叫 家 家
    迴 頭 停 步 天 山 水
    一 片 私 情 獨 自 嗟

       QUÁ HOÀNH ĐIÊN
THANH QUAN HUYỆN DOÃN PHU NHÂN
Bộ đáo Hoành Điên nhật dĩ tà.
Thạch xâm thảo thụ, diệp xâm hoa.
Phủ thân sơn hạ, tiều tam lưỡng,
Sơ lạc giang biên, tục sổ oa.
Đỗ vũ hoài bang minh "quốc quốc",
Giá cô thương quyến khiếu "gia gia".
Hồi đầu, đình bộ : thiên, sơn, thủy,
Nhất phiến tư tình, độc tự ta!

              AU COL DEO NGANG
      LA SOUS – PRÉFÈTE DE THANH QUAN
On arrive au col Deo Ngang juste au crépuscule.
Buissons et pierres, feuilles et fleurs se bousculent.
Dans la vallée deux-trois gens cherchent les bûchettes.
De loin s'entrevoient quelques gîtes riverains.
Se lamente de sa patrie la marouette,
Chiale de sa famille le francolin.
On s'arrête, monts, eaux et cieux innondent les yeux,
Garder sa confidence en soi, seul ce qu'on peut!
------------------
(*)Đã từ lâu người ta tranh lụân mãi "chợ mấy nhà" hay "rợ" mấy nhà. "Chợ" thì chẳng ăn nhập gìcả. Còn "rợ" thì bảo là phân biệt chủng tộc, coi thường người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cần nhớ đây là vào thời của tác giả. Ngay những năm 1943-1944, ở quê tôi (Thị Cầu-Bắc Ninh), Pháp đưa một số lính người Tây Nguyên ra để "chống Nhật", dân vẫn gọi là "lính Mọi". Hơn nữa nếu là "chợ" thì sao "đối" được với "tiều"? Vì vậy tôi cho"rợ" có lí hơn.
(**)" Quốc quốc, gia gia" cũng tranh luận mãi. Quốc quốc thì ổn, nhưng "gia gia", có người cho là "da da" lại có người bảo phải là "đa đa". Riêng tôi cho đây la từ chỉ có nghĩa "đối" với "quốc quốc", vì vậy "gia gia", đúng hơn. "Quốc quốc" là tương thanh, nhưng "gia gia" thì không, mà "đa đa" cũng không phải. Nó là chim đa đa, nhưng lại kêu"bắt tép kho cà", còn có tên là con gà gô.
(***) Câu 7 các sách xưa nay viết như trên, nhưng khi chuyển ngữ, tôi thấy đã "dừng chân" thì đương nhiên là "đứng lại" rồi, vì vậy trong bản Hán văn, tôi  thêm "hồi đầu-ngoảnh lại", còn trong bản Pháp văn tôi chỉ để một chữ "On s'arrête" thôi.
                                 
        NGUYỄN CHÂN 20.05.2009

          ARRIVING AT THE CROSSING PASS.

At the decline of day, I come to the Crossing Pass,
The trees with their green leaves grow over the grass,
Among the rocks , the flowers are blooming.
Bending down on their firewood at the mountain root,
Some woodcutter are working
In a market near by the bank of the river,
Several cottages are scattered.
Missing their land, the birds named”cuoc-cuoc”feel deep grief in their heart.
Having compassion for their home, the others –“gia gia”by name-are shouting tiredly.
Stopping here to contemplate the sky, the mountains and the river,
I can share my own confidences with myself only.

                   TRANSLATION by TMCS
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24



CHANSON  D’AUTOMNE

Les sanglots longs
Des violons
         De l’automne
Blessent mon cœur
D’une langueur
         Monotone.

Tout suffocant
Et blême ,quand
         Sonne l’heure,
Je me souviens
Des jours anciens
         Et je pleure.

Et je m’en vais
Au vent mauvais
         Qui m’emporte
Decà,delà
Pareil à la
feuille morte.
                               <Pòemes saturniens>
                                 PAUL  VERLAINE

KHÚC HÁT MÙA THU

Thê l ương trong tiếng nấc dài
Dàn thu tan nát tim ai hỡi tình

Tàn hơi xanh nhợt thân hình
Là thôi hết kiếp phù sinh đau buồn
Nhớ xưa lòng lại bồn chồn
Bỗng dưng lệ nhỏ xuống hồn tơ vương.

Thân ta như lá khô vàng
Lìa cành cho gió phũ phàng đưa đi
                               Tân Tỵ mùa thu <1941 >

Những tiếng ngân dài nức nở
Của những cây đàn vĩ cầm
               Mùa thu
Làm đau trái tim tôi
Bằng một đơn điệu u buồn

Rất ngạt thở
Và xám xanh , khi
      Giờ lâm chung điểm
Tôi nhớ lắm
Những ngày xưa
      Và tôi khóc

Và tôi ra đi
Trong giờ xấu
Gió cuốn lôi tôi
Nơi này nơi kia
Giống như
chiếc lá khô
                           Bản dịch  1972
             
IL PLEURE DANS MON CŒUR

Il pleure dans mon cœur
Comme il pleut sur la ville
Quelle est cette langueur
Qui pénètre mon cœur ?

O bruit doux de la pluie
Pa rterre et sur les toits !
Pour un cœur qui s’ennuie
O le chant de la pluie !

Il pleure sans raison
Dans ce cœur qui s’écoeure
Quoi ! nulle trahíson ?
Ce deuil est  sans raison…
                     < Romances snas paroles>

Ai khóc trong lòng ta
Như mưa trên thành phố
Sầu này ai gây ra
Làm lòng ta lây khổ ?

Tiếng mưa rơi êm dịu
Mặt đất và mái nhà
Để lòng ta nặng trĩu
Ôi mưa ca bài ca !

Ai khóc không trí năng
Từ lòng ai chán ngán
Sao ! Không chi bội phản ?...
Buông này không trí năng…
                    Quỳnh Thư Nhiên dịch
                      Đông Hoài  hiệu ddính <1988>
[/color][/size][/b][/quo
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Chân

Nguyễn Chân đã đưa bài  đậm chất "Thiền" này
vào rồi.Hôm nay đưa thêm bài dịch ra lục-bát
và Anh văn của TMCS

          禪 (*)
       天 依 義 懷
        雁 過 長 空
        影 沈 寒 水
     雁 無 遺 跡 之 意
     水 無 留 影 之 心

           THIỀN
    THIÊN Y NGHĨA HOÀI
  Nhạn quá trường không
  Ảnh trầm hàn thuỷ
  Nhạn vô di tích chi ý
  Thuỷ vô lưu ảnh chi tâm.
  --------------
 (*) Đầu đề do người dịch đặt. Tên
 tác giả cũng từ phiên âm đoán ra
 mà viết (không biết có đúng không)

          SUY NGẪM
     THIÊN Y NGHĨA HOÀI
   Nhạn lướt tầng không
   Bóng chìm đáy nước.
   Chim không muốn gửi
   Nước chẳng buồn lưu.

             MÉDITATION
          TIAN YI YI HUAI
Vole sur le long du fleuve l’oiseau
Son  ombre est noyée au fond de l’eau froide
Il n’a pas l’intention d’y laisser sa trace
Et ne désire point la retenir l’eau.

         NGUYỄN CHÂN 03.12.2011

              BÓNG NHẠN
   Lưng trời cánh nhạn qua sông.
Trong veo lạnh lẽo sông lồng bóng chim.
   Nhạn đâu muốn gửi dấu in,
Sông vô tâm với bóng chim ngang trời.

          THE SWALLOW’S IMAGE
In the high sky, a swallow flies over a river,
Its image sinks in the very cold water.
The swallow hasn’t the intension to keep its trace in the river
And how to preserve this image,the river minds never.

          TRANSLATION by TMCS
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24

QUA ĐÈO NGANG
Cụ Nguyễn Chân dịch bài Qua Đèo Ngang < Bà huyện Thanh quan> ỏ trang 27 CLB Hán Việt Pháp Anh  Tôi đọc bài dịch của cụ , bỗng nhớ ra là mình cũng đã “ném” bài dịch của mình vào Chủ đề CLB  HVPA  ở tr, 7!! Hay quá  Cụ góp ý thì dịch chữ chợ  phải là Rợ mơi đúng , sao bản dịch của ng, Chân vẫn dịch “gites”
Đề nghị cụ xem lại nhé!
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Chân

Kính gửi Cụ TPN : Về chữ "gites" tôi dùng trong bài dịch thơ của Bà Huyện Thanh Quan với nghĩa là nơi trú chân, gần như cái "hang" ý nói của người "rợ", chứ không phải cái lều chợ. Nếu không phâi là cái chợ thì chữ "chợ" chẳng có nghĩa gì, trong tiếng Việt không có "mạo từ" (article) này. Cám ơn cụ đã chia sẻ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trinhphucnguyen24



THƠ STÉPHANE  MALLARMÉ

Stéphane Mallarmé<1842-1896>là nhà thơ Pháp đứng đầu trường phái Tượng trưng.Cũng như Baudelaire,Mallarmé  rất thích Edgar Poe, nhà thơ và nhà văn Mỹ<1809-1898>Vốn là giáo sư dạy Anh văn ông đã dịch tập thơ “Con quạ Le corbeau” của E. Poe
Nhưng tên tuổi Mallarmé thật sự nổi bật từ sau khi ông cho ra đời “ L’aprè s –midi d’un faune”
< Buổi quá trưa của thần điền dã ”Các bài Les fenêtres<những cưả .sổ>những bông hoa  Les fleurs” là tiêu biểu trong tuyển tập thơ.
Thơ Mallarmé không nhiều,tất cả chỉ gần 60 bài Những bài đầu tiên khi ông 18 tuổi<1860> chịu ảnh hưởng rõ của phái Thi sơn <Parnasse>theo hai phong cách trái ngược Th, de Banville và C. Baudelaire<chủ yếu là B.>
Sau, Mallarmé tách hẳn khỏi phái Thi sơn, sáng lập phái Tượng  trưng
Và từ đấy, nếu thơ B là. khuynh hướng cảm quan <correspondances sensorielles>. thì thơ M. khuynh hướng trí năng<correspondances intellectuelles>
Một quan điẻm của M.”le sens trop précis rature ta vague littérature’
                « ý nghĩa qua rõ ràng xóa bỏ văn chương mơ hồ của anh »
Ông còn nói : »Nommer un objet,c’est supprimer les trois quarts de la jouissance du pòeme » »Gọi tên một sự vật, tức là triệt tiêu ba phần tư lạc thú của bài thơ »
Trong văn học phương Đông xưa <thơ cổ điển Trung Quốc và Việt Nam, cũng
nhấn mạnh «  thi tại ngôn ngoại » »ý tại ngôn ngoại », thơ hay nhất thiết phải hàm xúc, cô đọng.Cuối thế kỷ XIX,trong văn học Pháp và Châu Âu, cô đọng  <concision>được khẳng định là  một trong những tiêu chuẩn thiết yếu của văn thơ , nhất là Thơ.
Quan niệm của M.Tout est analogie dans l’univers
                              Trong vũ trụ tất cả đều là tương đồng
Tư đó, ông không mô tả trực tiếp, rõ ràng trong thơ mà diễn tả theo lối loại suy<par analogie>tức là quan hệ tương đồng giữa hai sự vật Giống như thi pháp của B.nhìn nhận sự vật bằng biểu tượng<symbole>
Những năm cuói đời,M. đi đền quan điểm cực đoan sáng tác thơ kín mít <pòemes hermétiques tiêu biểu nhất là thơ bậc thang, bài thơ không nhan đề,mở đầu và kết thúc bằng hai chữ COMME SI, nghĩa đen là TUỒNG NHƯ LÀ
Năm 1893, gặp Edmond de Goncourt nhà văn, người sáng lâp và đang chủ trì Viện hàn lậm văn học Goncourt,M. fát biểu : »Un  poeme est un mystère dont le lecteur doit chercher la clef Nhung rồi ông lại từ bỏ thơ kín bưng để chuỷên sang sáng tác nhạc không lời Nhưng quyết định này chưa thực hiện thì ông đã chết
<1898> Ấy vậy mà một năm trước khi mất ông còn gây chấn động lớn là sáng tác một bài thơ kín bưng rất kỳ dị độc đáo Un coup de dés jamais  n’abolira le hasard »  <  Một việc làm lĩnh không bao giờ trừ loại được ngẫu nhiên>
Pierre Martino nhà nghiên cứu phê bình văn học binh giải như sau :
« Không có thơ , không có văn xuôi,chỉ có những từ, những khoảng trắng những chữ thường , những chữ hoa.Một chủ đề có tính triết học cao :tư tưởng ném ra những việc làm lièu lĩnh , lao vào ngẫu nhiên Người ta trông thấy một cuộc đắm tầu lớn , một cuộc đấu tranh ,Tư tưởng chiến đấu chống vô tận.Nó chìm nghỉm rồi nó lại xuất hiện<P. Martino : Phái Thi sơn và phái Tượng trưng >

Mallarmé có tham vọng thâu tóm cả triết và âm nhạc vào Thơ Ong cho rằng   một nhà thơ phải đồng thời là một nhà tư tưởng< Un penseur> Và theo M, đưa triết vào thơ không phải bàng lối thông tục của Luận lý học< logique> mà một hỗn hợp lạ lùng giữa cái trừu tượng với cái cụ thể, giữa hình ảnh và tư tưởng<par un singulier mélange d’abstrait et de concret, d’images et d’idées
Nhìn chung,M. là một trong những người cách tân thơ Nhiều nhà thơ tầm cỡ cùng thời như nhà thơ Mỹ Walt Whitman <1819-1892> hay P,Verlaine<1844-1896> rát mến phục Mallarmé.
Đến nửa sau thế kỷ XX, giới phê bình và văn hoc sử cũng đánh giá cao cống hiến của M với thơ hiện đại Pháp  Nhà fê bình và văn học sử R. M. Albéres nói :Chỉ Mallarmé và Rimbaud cũng dã cắt nghĩa tất cả thi ca hiện đại »
                                                                                
                                                                                                         <1989>
                                                                                          ĐÔNG HOÀI
                                                                                          THƠ PHÁP
                                                                                       Nủa sau thế kỷ XIX
                                                                                            Đầu thế kỷ XX
                                                                                                   NXB  Văn Học
       
Vui buồn ký ức thời quân ngũ
Thanh thản tâm hồn lúc nghỉ hưu
Đường cong cuộc sống dài bao nữa
Vẫn cứ yêu đời chẳng quanh hiu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 98 trang (973 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [24] [25] [26] [27] [28] [29] [30] ... ›Trang sau »Trang cuối