Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [128] [129] [130] [131] [132] [133] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

PGS VĂN NHƯ CƯƠNG: ƯỚC MƠ MỘT NỀN GIÁO DỤC SẠCH
Khánh Linh- Hà Anh (Thực hiện)



Dù đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hi, PGS Văn Như Cương vẫn chưa “buông” cương vị hiệu trưởng  trường dân lập Lương Thế Vinh. Xem ra, sự nghiệp “trồng người”đã vận vào đời ông, nên dù đã ở bên kia của đỉnh dốc cuộc đời, ông vẫn mơ giấc mơ đẹp: về một nền giáo dục sạch. Nhiều người bảo rằng, con người Văn Như Cương thẳng thắn, thật thà nên đôi lúc hơi phô. Ông phô đến nỗi “nói không” với các tất cả các danh hiệu thi đua, thành tích ảo. Đối với ông, không thành tích nào bằng: học trò đánh giá về thày cô, bởi hình ảnh của thày cô trong lăng kính của học trò là trung thực và lung linh nhất. Ông tỏ ra “e ngại” trước những khẩu hiệu thi đua kiểu hô hào, hình thức, mang tính phong trào. Thế mới có chuyện những đóng góp của ông về Đề án đổi mới giáo dục luôn thực tế, sát sườn mà lại trái dấu với số đông. Nhưng, đó mới chính là Văn Như Cương…
Hiếu học ở ta cũng…lạc hậu!
Ở Đức, cái gì cải thiện chất lượng cuộc sống thì họ học và làm, không nhất thiết cứ phải học đại học. Còn ở Việt Nam, có một thực tế, các em học sinh đi học chỉ nhăm nhăm vào được Đại học, tìm mọi cách để làm sao đỗ đại học. Và, sau khi con cái đỗ đại học thì cha mẹ mổ trâu, mổ bò, cả hàng xóm láng giềng ăn mừng.
- PV: Học để đi thi, đó là quan niệm sai, thưa thày?
- PGS Văn Như Cương: Đúng thế. Nền giáo dục hiện nay của ta là nền giáo dục “ứng thí”- Học để đi thi. Đó là quan niệm sai lầm. Cái sai này không thể trách các em học sinh vì đó là lỗi hệ thống, lỗi cách dạy và cách học của cả thày và trò trong quá trình dài. Học đối phó, học để đi thi, để có bằng, đó là sự hiếu học lạc hậu.
- PV : Vậy, theo thày, phải sửa thế nào?
- PGS Văn Như Cương : Tôi cho rằng, chúng ta cần phải thay đổi cấu trúc giáo dục. Chẳng hạn, bây giờ học sinh đang phải học 12 năm phổ thông thì rút xuống học 10 hoặc 11 năm thôi, sau đó cấp bằng tốt nghiệp. Những em nào có nguyện vọng học đại học thì sẽ học thêm 1 năm nữa gọi là năm dự bị đại học, sau đó phải thi.
- PV : Nghĩa là giảm tải chương trình giáo dục, thưa thày. Nghe nói Bộ Giáo dục đang quyết liệt ?
- PGS Văn Như Cương : Đương nhiên là phải như vậy rồi. Phải cắt gọt những cái rườm rà, cho học sinh đỡ khổ chứ. Hiện nay, chương trình học đang quá tải, học sinh chỉ lo học hết kiến thức trong sách cũng đã đủ mệt, chứ nói gì đến kiến thức xã hội. Do vậy, các em không có kĩ năng sống. Tôi lấy ví dụ đơn giản, ở cấp 3, mỗi tuần các em học đủ 12 môn, trong khi đó 1 tuần chỉ có 6 ngày đi học. Thật sự là quá tải. Ở các nước khác, họ học cuốn chiếu luôn. Chẳng hạn, học kì này học toán thì sẽ không học lý nữa, học môn sinh thì không học địa…
- PV : Nhưng thưa thày, Bộ Giáo dục đã có chủ trương giảm tải, chẳng hay... ?
- PGS Văn Như Cương : Vâng. Chủ trương của Bộ làm tôi thất vọng quá! Giảm tải theo cách làm của Bộ là làm cho nó có và làm khó cho thày và trò. Bởi vậy, ở trường tôi quyết định dạy nguyên như cũ vì giảm tải không có ý nghĩa gì mà còn làm cho học sinh hoang mang.
- PV: Vậy sao, thưa thày?
- PGS Văn Như Cương: Tôi cho rằng, chương trình cần thu gọn, tập trung vào những cái chính để đào tạo ra những con người thích hợp với từng ngành nghề, làm được việc và phục vụ cho xã hội.
Phải làm cuộc cách mạng về giáo dục
Nếu ví Đề án đổi mới giáo dục như một cuộc cách mạng về giáo dục thì cũng không ngoa. Quan trọng là làm cách mạng thế nào? PGS Văn Như Cương hiến kế: cần lập ra một Uỷ ban Nhà nước về cải cách giáo dục gồm những người tâm huyết, nghiên cứu kĩ, thậm chí phải đặt ra lộ trình xem cái gì làm trước, cái gì làm sau...
- PV : Bỏ ra 70 nghìn tỉ đồng để viết lại sách giáo khoa thì đúng là “cải cách” rồi, thưa thày ?
- PGS Văn Như Cương: Sách giáo khoa phải là cái sau cùng trong Đề án đổi mới. Bây giờ, bỏ ra 70 nghìn tỉ đồng tương đương với khoảng 3,5 tỉ USD để đổi mới chương trình giáo dục thì lãng phí quá. Thử làm phép so sánh thế này, chúng ta vừa mua tàu ngầm của Nga phục vụ cho an ninh quốc phòng, mỗi cái giá 200 triệu. Vậy mà chỉ dám mua 6 cái thôi. Vì vậy, theo tôi phải có một Ủy ban Nhà nước về cải cách giáo dục. Rồi phải định hướng, giải quyết vấn đề học cái gì, để làm gì và học như thế nào? Chất lượng dạy và học ra sao để đào tạo ra những con người thích hợp với từng ngành nghề, phục vụ cho xã hội.
- PV: Giới chuyên môn cho rằng, chất lượng dạy và học hiện nay không phải quá kém, là một nhà quản lí, thày đánh giá thế nào?
- PGS Văn Như Cương: Đúng thế. Hiện nay, chất lượng dạy không phải là tồi. Trình độ giáo viên hiện nay so với những năm trước đây trội hơn hẳn vì họ được đào tạo cơ bản, có kiến thức. Học sinh cũng vậy, trình độ nhận thức của các em tốt hơn ngày trước rất nhiều. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khách quan làm cho việc dạy và học chưa được tốt.
- PV: Cụ thể là gì, thưa thày?
- PGS Văn Như Cương: Đó là bệnh thành tích, chạy theo kết quả thi đua của lớp, của trường; vấn đề lạm thu… Vừa rồi, có một trường ở Thanh Chương, Nghệ An được đề nghị Thủ tướng cấp bằng khen vì thành tích 100% học sinh thi đỗ đại học. Tôi thì cho rằng: Đó là một kiểu chạy theo thành tích. Bởi, nếu trong một trường, tôi chọn ra những học sinh giỏi cho vào một lớp theo mô hình lớp chọn thì thành tích đó trong tầm tay.
- PV: Vậy, ví thử ở cương vị Thủ tướng thày sẽ….
- PGS Văn Như Cương: Nếu tôi là Thủ tướng, tôi sẽ không làm như vậy. Vì nếu cấp bằng khen kiểu ấy, sang năm sẽ có 64 trường của 64 tỉnh, thành đạt thành tích như vậy. Đây chính là kiểu thi đua chạy theo thành tích và nó làm cho thành quả giáo dục bị hạn chế.
- PV: Ở trường của thày, mô hình phân lớp được thực hiện thế nào?
- PGS Văn Như Cương: Ở trường Lương Thế Vinh thì khác, tôi phân lớp theo năng lực học sinh. Tức là đối tượng giáo dục trong một lớp đồng đều. Thầy giáo giỏi tôi đầu tư vào lớp học yếu, còn lớp có các em học giỏi thì thày không  cần phải giỏi nhất. Cho nên vấn đề cơ bản của giáo dục hiện nay là tăng cường chất lượng thày, trò; cần tập trung vào việc học. Đặc biệt, cần hạn chế bệnh thành tích, tiêu cực, lạm thu, dạy thêm, học thêm.
- PV: Thày mong muốn gì cho nền giáo dục?
- PGS Văn Như Cương: Tôi mơ ước một nền giáo dục trong sáng. Bởi, trong  giáo dục không thể có những chuyện tham ô, tham nhũng, lạm thu... Muốn thế, trước tiên ta phải làm cho nó trong sạch đã, rồi trong suốt. Một nền giáo dục không sạch là một nền giáo dục vứt đi. Không sạch là gì? Thu tiền cho nhiều, tiền nộp cho lắm, học đủ các thứ…  Đó là những cái mà chúng ta phải thanh lọc ngay từ hôm nay.
-PV: Xin cảm ơn thày. Chúc cho mơ ước của thày sớm thành hiện thực.

Người tốt, việc tốt cho dân cho nước luôn luôn chỉ là ước mơ !!!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đào Khói Mây

http://giadinh.net.vn/201...c-cua-co-gai-mac-aids.htm
Xã hội
Thứ bảy, 12/11/2011, 20:00(GMT+7)
Lá thư đẫm lệ về cuộc đời tủi nhục của cô gái mắc AIDS

Mai chạy trốn khỏi ông bố dượng, nhưng không chạy trốn khỏi những kẻ xấu.
Cuộc thi “Sự hối hận và niềm tin hướng thiện” trong phạm nhân do Tổng Cục VIII - Bộ Công an tổ chức đã thu hút được sự quan tâm của đồng đảo những tác giả đặc biệt - các phạm nhân ở các trại giam trong cả nước.

Lần đầu tiên, những tiếng nói của lương tri, của sự sám hối được cất lên từ những nơi tưởng như tối tăm nhất, từ những tâm hồn tưởng như không thể tìm lại được lối đi trong cuộc đời mình. Mỗi bài viết là một số phận, vì lầm lỡ, vì sa ngã, nhưng ở họ đều có những góc khuất của số phận.

Đầu tiên là những trang viết của phạm nhân Trần Thị Hoàng Mai - Trại giam Thanh Xuân-người giành giải nhất cuộc thi “Sự hối hận và niềm tin hướng thiện”. Nhiều người đã khóc khi đọc những trang viết của cô và ngạc nhiên trước ý chí, niềm tin hướng thiện và khát vọng sống của người phụ nữ bị bệnh AIDS 10 năm nay. Gặp Mai trong buồng giam ở Trại giam Thanh Xuân, căn bệnh AIDS đã gần như rút hết sức lực của người phụ nữ bé nhỏ này. Nhưng gương mặt cô vẫn sáng và nhẹ nhõm. Trong quãng đời tối tăm nhất của cuộc đời mình, Mai vẫn viết những dòng như thế này: “Mỗi sớm mai thức dậy, ta còn nghe tiếng chim hót, ta sẽ thầm cảm ơn trời đất đã cho ta sống thêm một ngày có ý nghĩa trong cuộc đời”.

Ký ức sợ hãi

Cuộc đời Mai từ khi còn thơ bé đã khốn khổ bất hạnh, mẹ bỏ rơi, ốm đau dặt dẹo quanh năm như cái giẻ rách vắt vai của người cha nghèo khổ. Cha lấy dì ghẻ khi cô đã lớn hơn, người mẹ lúc đó mới tìm con về với mục đích trông hàng quán, phục vụ cơm nước giặt giũ cho bà ta với ông chồng nát rượu thô lỗ đánh vợ suốt ngày và hơn thế, lại là gã cha dượng vô lương tâm rắp tâm hãm hiếp con riêng của vợ. Thoát khỏi lần bị dượng hãm hiếp, chị lại rơi vào tay lũ thanh niên bay đêm, thoát tay lũ thanh niên rác rưởi lại rơi vào tay lão bảo vệ giả mạo. Mai đã mất đời con gái sau một đêm ê chề kinh hãi. Sau đó mẹ giao Mai vào tay một tú bà, Mai trở thành gái điếm, cuộc đời trượt dốc từ lúc đó.

Tôi đọc bài viết của Mai rất nhiều, và băn khoăn hỏi khi gặp cô trong Trại giam Thanh Xuân: “Chị viết thẳng thắn thế này chắc mẹ sẽ buồn lắm”. Mai nói: “Tôi biết bà sẽ giận và buồn. Nhưng có những sự thật không thể che giấu mãi. Khi viết xong bài này trong hơn một tháng vật vã, tôi cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm và thanh thản. Tôi nghĩ, mẹ sẽ buồn, sẽ giận, nhưng rồi một ngày nào đó bà sẽ thấy thương đứa con tội nghiệp của bà nhiều hơn”. Nước mắt len lén rơi trong khóe mắt Mai. Một nỗi gì đó, cứ nghèn nghẹn.

“Sáu tháng tuổi, mẹ tôi ngoại tình, bỏ lại tôi - đứa con thơ khát sữa khóc ngằn ngặt đêm ngày cho cha, rồi đi biền biệt. Cuộc hôn nhân sau đó chỉ tiếp tục kéo dài thêm hai năm trong “chiến tranh lạnh”rồi đổ vỡ! Cha con tôi sống trong căn hộ chật chội, tồi tàn và cũ kỹ trên tầng ba của một khu tập thể xây dựng đã lâu năm, đang xuống cấp nghiêm trọng! Tôi không thể quên - có những mùa mưa, bao nhiêu xô chậu; nồi niêu; xoong chảo trong nhà được cha tôi bày ra la liệt như một “bãi chiến trường” để hứng dột - còn tôi thì lại ngây ngô cười khanh khách đầy thích thú - bởi cứ ngỡ đó là trò “chơi đồ hàng” mà cha sắp chơi cùng tôi!... Cha tôi kiếm sống bằng nghề bán vé số dạo trên khắp các đường phố ngõ hẻm. Lẫm chẫm biết đi, tôi thường hay ốm vặt - gầy gò và còi cọc, lại quấn với cha chẳng chịu rời một bước! Là đứa trẻ “khó nuôi”, nên mỗi khi tôi “ươn người”, cha cứ luôn phải bế đi dong dong khắp các hành lang của khu nhà tập thể.

Dù mưa, dù nắng - “cái giẻ vắt vai” luôn theo ông đi xuôi - ngược khắp mọi nẻo đời! Trên phố xá tấp nập người qua lại; hay những khu chợ ồn ào, náo nhiệt. Người dân đã quen thuộc với hình ảnh một người đàn ông bán vé số dạo - cùng đứa bé ốm o, quặt quẹo, nhem nhuốc ngủ li bì trên vai... Tôi bước vào những năm đầu học cấp một. Sau giờ cắp sách đến trường, tuổi thơ tôi vẫn là những ngày tháng nhếch nhác, rách rưới trên đường phố khi lẽo đẽo theo cha tiếp tục cái nghiệp của người bán vé số rong. Bởi thế mà tôi không có bạn, rơi vào tột cùng trong thế giới cô đơn của một đứa trẻ nghèo! Nhưng bù lại tôi học rất giỏi - dù còn nhỏ - tôi cũng đã thầm ước mơ rằng một ngày nào đó, mình sẽ trở thành một nữ nhà văn (hoặc nhà báo)... Cuộc sống vốn là một con đường dài nhưng lại nhiều khúc rẽ! Cha tôi cuối cùng cũng đi thêm bước nữa, năm ấy tôi bước sang tuổi 14.

Dì ghẻ tôi lại là một người đàn bà lỡ làng trước khi đến với ông... Dĩ nhiên cứ như là: ở trước mặt bà - tôi có nói gì, có làm thế nào cũng khiến bà thấy rất chướng tai, gai mắt. Tôi líu díu và lẳng lặng bước theo sau chân mẹ - nước mắt lưng tròng, cũng chẳng biết mình nên làm thế nào nữa! Bấy giờ, gần nhà mẹ tôi đang hình thành một khu chợ tự họp. Mẹ cũng mở một sạp rau quả và đồ khô giữa những chiếc xe thồ; những thúng - mẹt của dân buôn bán chở đến từ vùng ngoại thành. Tôi vẫn gầy gò và còi cọc nên mặc vừa quần áo cũ được thải ra từ thằng em 9 tuổi của mình, do vậy mà chẳng mấy khi mẹ phải sắm sửa đồ mới cho tôi! Cha dượng tôi vốn là một gã đàn ông nát rượu; thường say bí tỉ từ sáng cho tới tối - cái màn “thượng cẳng chân - hạ cẳng tay” với mẹ thường diễn ra như cơm bữa! Thế nên, bao nhiêu bực tức - mẹ trút cả vào tôi bằng những trận đòn thừa sống, thiếu chết cùng những lời nhiếc móc, chì chiết... Tôi cứ sống với nỗi uất ức câm lặng tích tụ lại lâu ngày - rồi trở thành một con bé lầm lì, chỉ biết khóc một mình.

Tôi lao vào học hành để quên đi tất cả mọi thứ! Mười sáu tuổi, tôi bắt đầu biết ngượng ngùng, xấu hổ trước vẻ nhem nhuốc, lếch thếch của mình! Bắt đầu biết cảm nhận nỗi sợ hãi tột cùng mỗi khi gã cha dượng uống rượu - hắn lại tròng trọc nhìn xoáy vào cơ thể tôi bằng ánh mắt đỏ vằn chằng chịt những tia máu! Một ngày đầu năm, mẹ tôi nói rằng bà sẽ theo đoàn đi lễ chùa Hương trong 3 ngày, mọi công việc của cửa hàng - mẹ giao cho tôi thay bà quán xuyến. Đêm ấy, cha dượng và thằng em trai tôi ngủ trên căn gác xép, một mình tôi nằm ở nhà dưới trong cái lều quán dựng bằng cót ép. Nửa khuya, tôi đang ngủ say - bỗng giật bắn mình nhận thấy có một bàn tay thô bạo đang sục sạo trên cơ thể tôi”.

Đời trượt dốc không phanh

Những vết xước đầu đời khiến tâm hồn cô bé Mai ngày đó sợ hãi. Mai chạy trốn khỏi ông bố dượng, nhưng không chạy trốn khỏi những kẻ xấu. Mai bị một gã đàn ông giả danh là bảo vệ hãm hiếp, bắt đầu cho những vết trượt dài trong cuộc đời tủi nhục của cô.

Mai bỏ học, tìm đến cái chết nhưng không thành. Tệ bạc hơn, khi chính bà mẹ cô dắt Mai đến con đường làm gái điếm: “Tôi đã nhắm mắt đưa chân vào cuộc kiếm tiền ô nhục như thế đấy! Tặc lưỡi chấp nhận! Tôi bất cần bởi cho rằng đời mình còn gì để mà mất nữa đâu! Càng dấn thân vào kiếp mua vui cho người thiên hạ, tôi càng trở nên ngang tàng, hoang dại, nuôi dưỡng tràn đầy lòng thù hận trước cuộc đời này! Tôi nhanh chóng hòa nhập vào thế giới của những cave với thú vui tiêu tiền vung vãi, những cuộc chơi thâu đêm cùng bài bạc và rượu mạnh. Ban đầu tôi còn về nhà, dần dần chỉ dảo qua, và sau cùng thì gần như biệt tăm, biệt tích. Chán đời, tôi muốn tìm quên bằng cách lao như thiêu thân vào từng cuộc đàn đúm thác loạn của đám cave.

Cuối cùng tôi theo bọn họ làm quen với ma túy, rồi mắc bẫy giữa vòng vây xiết chặt của nó. Tôi đâu ngờ phút sa chân mù quáng và dại dột ấy, tôi đã tự đẩy cuộc sống tương lai của mình trượt dài xuống vực sâu tăm tối nhất... Hai mươi tuổi, tôi bước chân vào trại cai nghiện dưới cái hình thể tàn tạ, xiêu vẹo chỉ còn da bọc xương! Tôi mơ màng nghĩ về quãng thời gian sắp tới; ấp ủ mọi dự định nối tiếp nhau với khát khao mãnh liệt được “làm lại từ đầu”... Sau hai tháng tập trung cai nghiện ở đó, khi sức khỏe của tôi đang hồi phục thì bỗng choáng váng, ngỡ ngàng bởi cái tin sét đánh: Tôi đã nhiễm căn bệnh HIV trong một đợt xét nghiệm máu toàn trại! Thế là hết thật rồi! Chẳng còn gì là cuộc sống tương lai nữa cả! Ai? Điều gì đó đã xô tôi tới cái kết cục ngày hôm nay? Lòng thù hận bấy lâu đã lắng xuống, giờ lại được dịp len lỏi vào từng mạch máu trong quả tim của tôi! Tôi tê tái trong lòng, đêm về trằn trọc không sao ngủ được vì cái âm thanh oan nghiệt kia cứ vang vọng luẩn quẩn khắp bốn phía xung quanh! Mẹ vẫn vậy - Luôn cay nghiệt với tôi dù không còn đánh đòn tôi như lúc trước!”.

Và giấc mơ đi về phía mặt trời

Có một khoảnh khắc ấm áp hiếm hoi trong cuộc đời Mai, khi cô tìm thấy tình yêu của mình và sinh con. Nhưng rồi nó cũng chợt tắt, như đốm lửa heo hút giữa mùa đông lạnh giá:
“... Đi cai lần thứ ba, tôi quen biết rồi yêu một thanh niên cùng cảnh ngộ, anh ấy cũng từng mắc nghiện và đang mắc căn bệnh HIV trong mình như tôi. Nhưng khi biết rõ về quá khứ và gia cảnh không mấy tốt đẹp của tôi, gia đình tỏ ý ngăn cấm, kiên quyết không chấp nhận cuộc hôn nhân này.

...Đột ngột một ngày, tôi hụt hẫng chứng kiến anh ấy bị cưỡng chế bắt vào trại cai nghiện thêm một lần nữa! Bụng tôi đã nặng nề, lại phải sống ở ngoài một thân một mình nếm trải đầy cơ cực. Nghĩ thương cho đứa bé trong bụng! Tôi tìm về van nài để mẹ cho tôi trở về nhà. Nói hết nước hết cái thì bà cũng chịu đồng ý, song với một điều kiện: Sau khi sinh nở xong, tôi phải lập tức bỏ lại đứa trẻ ở bệnh viện chứ không được mang về nuôi nó. Mang thai ở tháng thứ 5, làm xét nghiệm máu thì được bệnh viện kết luận: tôi đã chuyển sang giai đoạn AIDS - khả năng lây nhiễm cho đứa trẻ sẽ rất cao! Và thế là - tôi - một người mẹ trẻ cứ mong chờ sự ra đời của con mình bằng trạng thái tâm lý hồi hộp, căng thẳng và đầy nỗi hoang mang! Một tháng bốn ngày sau sinh, tôi bỗng sốt cao, toàn thân phát đầy các ban đỏ, nằm lịm đi bên cạnh đứa con mình. Tình trạng của tôi ngày một xấu đi: Li bì, mê man lại tiêu chảy kéo dài phải chuyển viện cấp cứu. Tại đây, các bác sỹ cho hay tôi phải cách ly hoàn toàn khỏi đứa nhỏ”.

Mai đối diện với cái chết, khi sức lực của cô gần như suy kiệt. Nhưng cái chết, sau một cuộc đời tủi nhục đối với cô không còn quan trọng nữa:

“Tôi không chút lo sợ! Ở trung tâm này, ngày nào mà chẳng diễn ra cái cảnh một - hai xác chết được khiêng xuống “Nhà đại thể”! Tôi đón nhận điều đó với một tâm trạng hết sức bình tĩnh: Trót dính phải căn bệnh này, ai cũng sẽ đến lúc phải ra đi như thế thôi!”. Mai bị bắt vì tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Sau nhiều lần hút chích, Mai thấm thía:

“Tôi kết thúc câu chuyện khá dài dòng về cuộc đời của mình vào một ngày trời cao, mây xanh và nắng vàng rực rỡ! Lần đầu tiên trong hơn 30 năm qua, tôi mới đặt bút ghi lại cho mình một tự truyện, để rồi cho tới mai sau, tôi không mong rằng sẽ một lần nào đọc lại câu chuyện này. Điều đó với riêng tôi có nghĩa là: mọi quá khứ đáng tiếc đã đến lúc phải kết thúc mãi mãi. Trang đời mới đầu tiên”...
Đọc những điều Mai viết, và khi trò chuyện với cô trong những ngày đang chống chọi với căn bệnh AIDS, tôi hiểu, Mai đã tìm thấy ánh sáng của mặt trời trong chính bóng tối của cuộc đời mình. Và cô đang bước về phía đó, từng ngày...

Theo Cảnh sát toàn cầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

NGHỊ HỒNG ƠI, BÁC NỎ PHẢI RỨA
Nguyễn Quang Vinh




Trong danh thiếp của đại biểu QH Nguyễn Minh Hồng ghi: Bác sĩ, tiến sĩ, nhà văn.

P/S: Tiếng Nghệ Tĩnh: Nỏ là không. Trong quan hệ trai gái, thằng con trai hỏi, mình đi chơi em nhé, cô gái nũng nịu: em nỏ…( có thể là từ chối nhưng vẫn bước theo- nỏ là không, không đâu, không phải thế- tiếng địa phương)

Và đây là cuộc điều tra bé nhỏ xinh xinh của Cu Vinh về ông Nghị Hồng “ luật nhà văn” nổi tiếng của cử tri chúng ta đây.

BÁC NỎ PHẢI…TIẾN SĨ

Hồi bác đi tiếp xúc cử tri bầu đại biểu Quốc hội ở Nghệ An, các cử tri được bác phân phối cho một tập sách có tên là “Truyện ngắn đặc sắc 2009” do NXB Văn học ấn hành. Trong đó, bác có một truyện  tên là “ Con mèo và cục mỡ” đọc rất dở hơi. Ngoài bìa sách, bác dán vào miếng giấy ghi rõ: Tiến sĩ- Bác sĩ, nhà văn Nguyễn Minh Hồng - đọc Con mèo và cục mỡ của mình ở trang 107.

Thôi khỏi bàn việc con mèo là ai, cục mỡ ở đâu, văn chương không bàn.

Em nỏ thích bàn văn.

Em thích mê cái danh Tiến sĩ của bác cơ.

Hai chữ Tiến sĩ là chính tay bác viết ra bác nhé- bác không cãi nhé.

Trong tập sách bác viết về…cha bác “ Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Minh Thân” ( mở ngoặc: em có dò la xem Nguyễn Minh Thân xếp vào bậc vĩ nhân hoặc tiên chỉ nào của nước Nam, nhưng e không có, e chỉ là hoạt động ở quê nhà thôi, mà cũng không sao, ca ngợi cha mình thì quá tốt), trên trang giới thiệu về bác, tác giả Hoàng Chỉnh viết nắn nót: Nguyễn Minh Hồng là tiến sĩ triết học, xã hội học ( Mỹ)- Rứa là bạn của bác cũng xác nhận bác là tiến sĩ nhé, tiến sỹ này còn ghi là triết học, xã hội học, mà ở Mỹ kia.

Bạn bác xác nhận thêm cho bác danh tiến sĩ to tổ bố được Mỹ cấp vào chính cuốn sách bác viết về cha mình, nghĩa là chính danh bác nhé, không cãi nhé.

Còn báo Việtnam nét thì ghi: Ông Nguyễn Minh Hồng là tiến sĩ Tâm lý học

Em còn đọc mấy bài báo khác ghi: Ông Nguyễn Minh Hồng là Tiến sĩ y khoa.

Quảng cáo liên tục trên báo Công An Nghệ An
Tóm lại, vị chi…bác là tiến sĩ triết này, tiến sỹ xã hội học này, tiến sỹ tâm lý học này, tiến sỹ y khoa này….Vinh dự tự hào thế nghĩa là bác không cãi bác nhé.

Thế mà trong Hồ sơ lý lịch ứng cử quốc hội (cái này quan trọng số 1 nha), bác chỉ ghi trình độ chuyên môn là bác sĩ. Tìm hoài không thấy chữ tiến sĩ ở đâu hết. Lý lịch này là chính quy hiện đại, nên bác không dám nói dối, nên mới ghi là Bác sĩ.

Thế là trong lý lịch mất hút tiến sĩ.
Thế  tức là bác nỏ phải rứa, nỏ phải tiến sĩ bác hè?
Nỏ phải tiến sĩ mà bác nổ ầm ầm không biết ngượng bác hè?
Nổ ầm ầm tới mức mà bây chừ ai cũng tưởng bác là tiến sĩ bác hè?
Rồi chính bác cũng tưởng bác là tiến sĩ bác hè?
Rứa là không cần mần chi, chỉ cần nổ là ra tiến sĩ bác hè?
Bác không gian dối bằng cấp trong lý lịch nhưng gian dối bằng cấp với công luận, mà với tư cách của một chính khách, việc gian dối bằng cấp với công luận là một thứ gian dối còn bỉ ổi và tởm hơn trong lý lịch bác hè?
Rứa là không xứng đáng với người đại biểu nhân dân bác hè?
Người đại biểu nhân dân e nỏ phải rứa bác hè?

BÁC NỎ PHẢI…NHÀ VĂN

Anh em văn nghệ sĩ ở Nghệ An quê hương của bác nói rằng, tác phẩm gối đầu giường của bác, tác phẩm được coi là kinh điển của bác là “ Bạn hỏi bác sĩ trả lời” do NXB Y khoa ấn hành.
Nói thế là oan cho đại thảo dân như bác.

Bác còn có tập truyện ngắn ( viết như viết báo), có cái tên rất “ trời ơi”, mới nghe đến tên sách em nỏ phì  cười mà phun cơm ra mới lạ: Em ở đầu xuân, anh cuối đông. Em đọc xong tập này và chỉ tha thiết yêu cầu những ai còn có chút yêu thương văn chương nước nhà thì đừng đọc.

Thêm tác phẩm kể lể về người cha của bác viết theo kiểu gia phả gia đình.
Nghe nói có cuốn: Cánh sen.
Đại khái gia tài văn chương của bác như thế.
Gia tài này xét ở nước Việt từ khoảng 100 năm trở lại đây có cả vạn người.

Bác vô Hội nhà văn Việt Nam năm 2007. Không biết ai điên đã giới thiệu, và ai điên đã kết nạp? Một nhà văn được kết nạp Hội mà anh em văn nghệ sĩ bật ngửa người ra.

Bà con coi bác viết vài lời tự bạch của mình trong cuốn kỷ yếu nhà văn in năm 2010: “Nghề văn là một nghề không phải ai muốn có cũng có được… Nhà văn có khi phải chảy cả nước mắt hoặc tức giận tưởng chừng vỡ tung trái tim mình khi cầm bút.

Em và nhiều nhà văn khác viết nhiều tác phẩm, nhận nhiều giải thưởng văn chương, nhưng em nỏ cần phải chảy nước mắt hoặc tức giận tưởng chừng vỡ tung trái tim mới cầm bút đâu bác ạ. Mần rứa, các nhà văn lại phải vào bệnh viện tư của bác điều trị à? Nỏ dại.

Có một nhà văn nổi tiếng ở Nghệ mình, kết nạp Hội nhà văn một năm với bác, khi nghe xướng tên bác lên đã cúi gằm mặt xuống vì xấu hổ. Vì anh em nhà văn hiểu bác rõ nhất, hiểu bác viết văn chương chữ nghĩa dở hơi như thế nào nên mới xót xa và cay đắng chúc mừng bác vô Hội, nhưng có lẽ đó là Hội ông Hữu Thỉnh, chứ dứt khoát không phải Hội Nhà văn Việt Nam.

Bác nỏ phải nhà văn.
Bác nỏ thành nhà văn
Bác nỏ có chữ nhà văn
Nên bác đề xuất làm luật nhà văn xong rồi nói, tui cũng không biết cần luật nhà văn làm chi.
Có người nói bác điên.
Em nói, bác nỏ điên.
Nhưng khùng.

BÁC NỎ…DẠI RỨA

Bác khai trong Kỷ yếu nhà văn Việt nam: văn hóa học hết lớp 4, sau đó tự học đến hết phổ thông, sau đó vào đại học Quân Y , tốt nghiệp loại xuất sắc.

Em đọc, nghiềm ngẫm. Mần răng mà tự học từ năm lớp 4 đến phổ thông rồi vô Đại học được hè?

Nhưng em tự an ủi, bác khai như rứa là có ý của bác cả, bác nỏ dại mà viết lung tung, nổ lung tung bác hè?
.
Danh thiếp của bác vô địch Việt Nam về chức danh, em nỏ có sức khỏe để liệt kê ra hết các chức danh trong danh thiếp, nhưng em hỏi bác, hỏi luôn Quốc hội, chức danh: Phó Chủ tịch Hội nghị sĩ sức khỏe của Quốc hội là chức danh chi, ai thành lập, và ông Chủ tịch là ai? Nếu chưa có Chủ tịch, em xin mần được không?

Hỏi rứa thôi nhưng bác e nỏ trả lời bác hè?

Bác mần ăn ở Hà Nội, nổ ầm ầm ở Hà Nội rồi lẻn về Nghệ An quê bác để bầu ( lẻn- chữ dùng của Tiến sĩ Nguyễn Quang A).

Rứa là bác khôn ( quê mình gọi là khun)

Vì nếu ở Hà Nội, không ai lại không biết bác, vì biết nên không ai bầu bác vô quốc hội mô bác hè?

Nên bác nỏ dại bầu ở Hà Nội mô bác hè?

Bác nỏ dại rứa.

Thôi nói chi nữa, nói nữa thì bác cũng là đại biểu quốc hội rồi bác hè.

Xin bác đừng có đề xuất luật mô nữa bác nhé.

Bác nên chơi với bác đại biểu Hoàng Hữu Phước cho có anh có em, có hồng có phước bác nhé.

Bác ăn nói, phát biểu cẩn thận, không lần nữa, nhân dân lại quẳng cho bác cái từ như đã từng quẳng vào mặt đại biểu Phước: lẻn vô quốc hội.

E bác không muốn rứa bác hè?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

Hic, hic, thầy thuốc của bạn trên đài truyền hình Nghệ An hoá ra lại là người đề  xuất ra luật nhà thơ cơ đấy:d, iem may mắn vì lâu lâu đến giờ nỏ phải đi viện, bệnh viện tư của bác í ở vị trí cũng trung tâm ra phết, nhưng ở bệnh viện của bác í yên tĩnh lắm, nỏ biết có phải do trình độ của bác í, hay do giá điều trị, chỉ biết là bạn của iem vào bệnh viện của bác  í một lần rồi bảo  lần sau có đau ốm gì nỏ  dại chi mà vô đó.

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Hồng Hải

Thái Thanh Tâm đã viết:
PGS VĂN NHƯ CƯƠNG: ƯỚC MƠ MỘT NỀN GIÁO DỤC SẠCH
Khánh Linh- Hà Anh (Thực hiện)



Dù đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hi, PGS Văn Như Cương vẫn chưa “buông” cương vị hiệu trưởng  trường dân lập Lương Thế Vinh. Xem ra, sự nghiệp “trồng người”đã vận vào đời ông, nên dù đã ở bên kia của đỉnh dốc cuộc đời, ông vẫn mơ giấc mơ đẹp: về một nền giáo dục sạch. Nhiều người bảo rằng, con người Văn Như Cương thẳng thắn, thật thà nên đôi lúc hơi phô. Ông phô đến nỗi “nói không” với các tất cả các danh hiệu thi đua, thành tích ảo. Đối với ông, không thành tích nào bằng: học trò đánh giá về thày cô, bởi hình ảnh của thày cô trong lăng kính của học trò là trung thực và lung linh nhất. Ông tỏ ra “e ngại” trước những khẩu hiệu thi đua kiểu hô hào, hình thức, mang tính phong trào. Thế mới có chuyện những đóng góp của ông về Đề án đổi mới giáo dục luôn thực tế, sát sườn mà lại trái dấu với số đông. Nhưng, đó mới chính là Văn Như Cương…
Hiếu học ở ta cũng…lạc hậu!
Ở Đức, cái gì cải thiện chất lượng cuộc sống thì họ học và làm, không nhất thiết cứ phải học đại học. Còn ở Việt Nam, có một thực tế, các em học sinh đi học chỉ nhăm nhăm vào được Đại học, tìm mọi cách để làm sao đỗ đại học. Và, sau khi con cái đỗ đại học thì cha mẹ mổ trâu, mổ bò, cả hàng xóm láng giềng ăn mừng.
- PV: Học để đi thi, đó là quan niệm sai, thưa thày?
- PGS Văn Như Cương: Đúng thế. Nền giáo dục hiện nay của ta là nền giáo dục “ứng thí”- Học để đi thi. Đó là quan niệm sai lầm. Cái sai này không thể trách các em học sinh vì đó là lỗi hệ thống, lỗi cách dạy và cách học của cả thày và trò trong quá trình dài. Học đối phó, học để đi thi, để có bằng, đó là sự hiếu học lạc hậu.
- PV : Vậy, theo thày, phải sửa thế nào?
- PGS Văn Như Cương : Tôi cho rằng, chúng ta cần phải thay đổi cấu trúc giáo dục. Chẳng hạn, bây giờ học sinh đang phải học 12 năm phổ thông thì rút xuống học 10 hoặc 11 năm thôi, sau đó cấp bằng tốt nghiệp. Những em nào có nguyện vọng học đại học thì sẽ học thêm 1 năm nữa gọi là năm dự bị đại học, sau đó phải thi.
- PV : Nghĩa là giảm tải chương trình giáo dục, thưa thày. Nghe nói Bộ Giáo dục đang quyết liệt ?
- PGS Văn Như Cương : Đương nhiên là phải như vậy rồi. Phải cắt gọt những cái rườm rà, cho học sinh đỡ khổ chứ. Hiện nay, chương trình học đang quá tải, học sinh chỉ lo học hết kiến thức trong sách cũng đã đủ mệt, chứ nói gì đến kiến thức xã hội. Do vậy, các em không có kĩ năng sống. Tôi lấy ví dụ đơn giản, ở cấp 3, mỗi tuần các em học đủ 12 môn, trong khi đó 1 tuần chỉ có 6 ngày đi học. Thật sự là quá tải. Ở các nước khác, họ học cuốn chiếu luôn. Chẳng hạn, học kì này học toán thì sẽ không học lý nữa, học môn sinh thì không học địa…
- PV : Nhưng thưa thày, Bộ Giáo dục đã có chủ trương giảm tải, chẳng hay... ?
- PGS Văn Như Cương : Vâng. Chủ trương của Bộ làm tôi thất vọng quá! Giảm tải theo cách làm của Bộ là làm cho nó có và làm khó cho thày và trò. Bởi vậy, ở trường tôi quyết định dạy nguyên như cũ vì giảm tải không có ý nghĩa gì mà còn làm cho học sinh hoang mang.
- PV: Vậy sao, thưa thày?
- PGS Văn Như Cương: Tôi cho rằng, chương trình cần thu gọn, tập trung vào những cái chính để đào tạo ra những con người thích hợp với từng ngành nghề, làm được việc và phục vụ cho xã hội.
Phải làm cuộc cách mạng về giáo dục
Nếu ví Đề án đổi mới giáo dục như một cuộc cách mạng về giáo dục thì cũng không ngoa. Quan trọng là làm cách mạng thế nào? PGS Văn Như Cương hiến kế: cần lập ra một Uỷ ban Nhà nước về cải cách giáo dục gồm những người tâm huyết, nghiên cứu kĩ, thậm chí phải đặt ra lộ trình xem cái gì làm trước, cái gì làm sau...
- PV : Bỏ ra 70 nghìn tỉ đồng để viết lại sách giáo khoa thì đúng là “cải cách” rồi, thưa thày ?
- PGS Văn Như Cương: Sách giáo khoa phải là cái sau cùng trong Đề án đổi mới. Bây giờ, bỏ ra 70 nghìn tỉ đồng tương đương với khoảng 3,5 tỉ USD để đổi mới chương trình giáo dục thì lãng phí quá. Thử làm phép so sánh thế này, chúng ta vừa mua tàu ngầm của Nga phục vụ cho an ninh quốc phòng, mỗi cái giá 200 triệu. Vậy mà chỉ dám mua 6 cái thôi. Vì vậy, theo tôi phải có một Ủy ban Nhà nước về cải cách giáo dục. Rồi phải định hướng, giải quyết vấn đề học cái gì, để làm gì và học như thế nào? Chất lượng dạy và học ra sao để đào tạo ra những con người thích hợp với từng ngành nghề, phục vụ cho xã hội.
- PV: Giới chuyên môn cho rằng, chất lượng dạy và học hiện nay không phải quá kém, là một nhà quản lí, thày đánh giá thế nào?
- PGS Văn Như Cương: Đúng thế. Hiện nay, chất lượng dạy không phải là tồi. Trình độ giáo viên hiện nay so với những năm trước đây trội hơn hẳn vì họ được đào tạo cơ bản, có kiến thức. Học sinh cũng vậy, trình độ nhận thức của các em tốt hơn ngày trước rất nhiều. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khách quan làm cho việc dạy và học chưa được tốt.
- PV: Cụ thể là gì, thưa thày?
- PGS Văn Như Cương: Đó là bệnh thành tích, chạy theo kết quả thi đua của lớp, của trường; vấn đề lạm thu… Vừa rồi, có một trường ở Thanh Chương, Nghệ An được đề nghị Thủ tướng cấp bằng khen vì thành tích 100% học sinh thi đỗ đại học. Tôi thì cho rằng: Đó là một kiểu chạy theo thành tích. Bởi, nếu trong một trường, tôi chọn ra những học sinh giỏi cho vào một lớp theo mô hình lớp chọn thì thành tích đó trong tầm tay.
- PV: Vậy, ví thử ở cương vị Thủ tướng thày sẽ….
- PGS Văn Như Cương: Nếu tôi là Thủ tướng, tôi sẽ không làm như vậy. Vì nếu cấp bằng khen kiểu ấy, sang năm sẽ có 64 trường của 64 tỉnh, thành đạt thành tích như vậy. Đây chính là kiểu thi đua chạy theo thành tích và nó làm cho thành quả giáo dục bị hạn chế.
- PV: Ở trường của thày, mô hình phân lớp được thực hiện thế nào?
- PGS Văn Như Cương: Ở trường Lương Thế Vinh thì khác, tôi phân lớp theo năng lực học sinh. Tức là đối tượng giáo dục trong một lớp đồng đều. Thầy giáo giỏi tôi đầu tư vào lớp học yếu, còn lớp có các em học giỏi thì thày không  cần phải giỏi nhất. Cho nên vấn đề cơ bản của giáo dục hiện nay là tăng cường chất lượng thày, trò; cần tập trung vào việc học. Đặc biệt, cần hạn chế bệnh thành tích, tiêu cực, lạm thu, dạy thêm, học thêm.
- PV: Thày mong muốn gì cho nền giáo dục?
- PGS Văn Như Cương: Tôi mơ ước một nền giáo dục trong sáng. Bởi, trong  giáo dục không thể có những chuyện tham ô, tham nhũng, lạm thu... Muốn thế, trước tiên ta phải làm cho nó trong sạch đã, rồi trong suốt. Một nền giáo dục không sạch là một nền giáo dục vứt đi. Không sạch là gì? Thu tiền cho nhiều, tiền nộp cho lắm, học đủ các thứ…  Đó là những cái mà chúng ta phải thanh lọc ngay từ hôm nay.
-PV: Xin cảm ơn thày. Chúc cho mơ ước của thày sớm thành hiện thực.

Người tốt, việc tốt cho dân cho nước luôn luôn chỉ là ước mơ !!!
Nếu được hỏi, em chỉ hỏi một câu thôi: Ở cương vị PGS, thầy đã làm được điều gì và sẽ tiếp tục làm điều gì để điều mà thầy mơ ước có khả năng trở thành hiện thực???
Xin lỗi mọi người vì câu hỏi hơi quá trên, nhưng quả thật những câu phỏng vấn và trả lời kiểu này quá nhiều, nhan nhản trên các bài báo, trên các trang mạng. Ở đây không bàn đến những điều đáng kính khác nhưng ở đây chỉ muốn nói đến một điều: những chuyện tham ô, tham nhũng, lạm thu...không tự dưng nó mọc ra mà nó là chủ ý của một số người....Những năm gần đây những điều xấu bộc phát từ việc giáo dục nhiều quá. Chúng ta hô khẩu hiệu nhiều quá khi bị chất vấn thì vội vàng đưa ra giải pháp, vội vàng hứa hẹn, vội vàng bưng bít...Vô số những vội vàng được xem là giải pháp từ những người được giao trọng trách đào tạo thế hệ, giáo dục nhân cách...Chỉ có hai từ: Thất vọng!
Đừng đổ lỗi do học sinh, đừng đổ lỗi do cơ chế, đừng đổ lỗi do vật giá leo thang, đừng đổ lỗi do nghèo ...Tất cả là do con người...Thực tế là như thế...
Thanh lọc. Quả thực tôi thấy hai từ này vô cùng phản cảm mặc dù ý nghĩa của nó rất trong sáng. Hãy thử ngẫm nghĩ xem: Báo chí hô hào, người dân tha thiết, lãnh đạo chủ trương nhưng ngay trong ngày giáo dục khi phát hiện ra vi phạm, khi xảy ra tiêu cực mấy ai đã dám dũng cảm thực hiện hành vi văn hoá này.Mấy ai dám chủ động từ chức? Không có? Đúng là không có?
Vậy thì câu hỏi đặt ra:Chúng ta có lỗi không khi để những điều xấu ấy xảy ra trong môi trường giáo dục. Hệ quả và hậu quả ai cũng nhìn thấy được. Ai cũng nói được nhưng để làm được phải từ chính Ngành giáo dục chứ ko phải ai đó chung chung trong cộng đồng gần 90 triệu dân hoặc ai đó chung chung trong hai từ Chúng ta...
Và nếu thực sự có tâm huyết, chỉ cần ở cấp Trưởng phòng Giáo Dục, Giám đốc Sở GD chứ không cần đến phải đặt giả thiết: Nếu là Thủ tướng...
Đừng đặt quá nhiều gánh nặng lên vai Thủ tướng trong khi quên mất vai trò, trách nhiệm của mình...
Hay là giả vờ quên...Có lẽ thế...Có lẽ thế sẽ tốt hơn...
Ta về khuất bóng tây sơn nhạn
Tịch mịch rả cánh bay
Quay đầu là núi
Gửi lòng bằng hữu
Chỉ chút hương cay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Nhung%20buc%20anh%20biet%20noi/ChuotcanQuoc-1.jpg
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trung30

Mẹ ơi, sao phải đưa phong bì cho cô giáo?


Sáng nay đưa con đến trường, chị Lan (Cầu giấy) không quên chuẩn bị chiếc phong bì để tặng cô giáo cu Bi nhân ngày Nhà giáo Việt nam. Dọc đường đi, khi nghe mẹ kể về ý nghĩa ngày 20-11, Bi nghe rất chăm chú, rồi con nhíu mày, mắt trong veo hỏi mẹ “Mẹ ơi, ngày 20-11 con tỏ lòng biết ơn cô giáo của con bằng việc đưa phong bì hả mẹ?”

Bé Mimi (quận Hoàn Kiếm) cũng được mẹ chuẩn bị một chiếc bưu thiếp mang tặng cho cô nhân ngày Nhà giáo Việt nam. Chị dạy cho con nói lời chúc thật dõng dạc và luyện đi luyện lại, Mimi phấn khích lắm. Yên tâm khi con đã bước vào lớp rồi, chị Minh định quay xe đi làm thì nghe tiếng bé Mimi gọi lảnh lót: “Mẹ ơi, mẹ bỏ nhầm tiền vào phong bì rồi, đây là bưu thiếp con tặng cô mà!”

Anh Minh (Quận Long biên) cũng kể rằng vợ chồng anh được một phen xấu hổ với con. Để tránh sự tò mò của bé Rubi, anh đã chuẩn bị một bó hoa, khéo léo đặt chiếc phong bì vào trong bó hoa, dặn con vào lớp thì đưa cho cô giáo. Đến giờ đón con về nhà, thấy mặt Rubi đăm chiêu, anh mới gặng hỏi thì con trả lời; “Bố ơi, bạn Cún bảo là phong bì nhà bạn ấy dày, phong bì nhà mình mỏng, lần sau bố chuẩn bị phong bì dày để con tặng cô bố nhé!”


Vào ngày Nhà giáo Việt nam, rất nhiều phụ huynh bày tỏ sự quan tâm với thầy cô giáo của con bằng những món quà, thậm chí là một món tiền nhỏ với ý nghĩ là để thầy cô mua món quà nào thật thích, nhưng đôi khi, sự ứng xử không khéo của người lớn sẽ bóp méo nhận thức, hình thành những ý nghĩ không đúng hướng với con trẻ. Các con của chúng ta rất thông minh và nhạy cảm, con sẽ nói ra những cảm nhận và suy nghĩ, thậm chí đôi khi làm người lớn hoàn toàn bất ngờ. Vì vậy, để con yêu của chúng ta không có những suy nghĩ tiêu cực, các bậc phụ huynh nên có những cách ứng xử sau đây:

- Hãy dành thời gian giải thích cho con ý nghĩa của ngày lễ. Ngày Nhà giáo Việt nam là ngày tri ân thầy cô giáo, chính vì vậy bố mẹ rất muốn bé thật ngoan, và biết cách thể hiện sự kính trọng với thầy cô

- Nếu muốn tặng quà bằng giá trị vật chất, hãy thật tế nhị. Nếu có thể, các bậc phụ huynh hãy trực tiếp tặng quà và hoa cho thầy cô, hãy dạy cho mé nói lời chúc mừng thật tốt đẹp. Nếu con có những thắc mắc, hãy lựa chọn cách giải thích, tránh hình thành những ý nghĩ méo mó trong tâm hồn con trẻ
- Hãy cùng con chuẩn bị những món quà nhỏ như chiếc bưu thiếp hay vẽ một bức tranh để tặng thầy cô, đó là một cách giúp trẻ ý thức được sự cần thiết và cách nói lời cảm ơn với những người đã góp công dạy dỗ bé nên người.

- Nếu gia đình bạn có những người thân là Nhà giáo, hãy cho bé cơ hội được đến chúc mừng. Khi bé được thể hiện tình yêu thương, con của chúng ta cũng sẽ xây đắp những tình yêu thương, và có thái độ trân trọng với nghề cao quý của những người thầy, người cô.
(ST)
Gió thổi dừa rơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Trong bệnh viện cũng có đám cưới”

TTCT - Con gái vốn sợ hãi mỗi lần đi khám bệnh, hay khép nép cầm chặt tay ba, nhưng cũng không từ bỏ thói quen quan sát xung quanh.

Rồi mỗi khi trên đường về nhà hay hỏi những câu hỏi mà ba lúc đầu ậm ừ nói cho xong, nhưng về sau ngẫm lại thấy nhói cả lòng dạ.

Hè năm ngoái vào thăm ngoại nằm viện. Bệnh viện chật cứng người. Những khuôn mặt héo mòn thăm nuôi người bệnh. Con thấy các cô các bác chăm lo một ông bệnh cùng phòng với ngoại, tay họ cầm phong bì, tụm lại bàn tán chuyện gì đó để gặp bác sĩ.

Trên đường về nhà, con kéo đầu ba xuống nói nhỏ: “Ba ơi, trong bệnh viện cũng có đám cưới hả ba?”. Vướng mũ bảo hiểm, lại thêm tiếng ồn xe cộ, ba không rõ lắm, ậm ừ cho qua chuyện.

Đến nhà con kể lại cho nội biết bệnh viện cũng có đám cưới, đám cưới mà không có cô dâu chú rể, làm ba giật thót cả mình.

Mẹ con hoảng vội giải thích qua loa: “Phong bì đó không phải là để đám cưới con à. Mà để... để... mua thuốc cho người bệnh đó con”.

Nghĩ mà đau khi mẹ phải nói dối con ạ.

Lần này trong lúc chờ khám bệnh, lại nghe mấy bệnh nhân chờ khám bàn tán chuyện phong bì ít nhiều cho bác sĩ, con cũng chưa hiểu mô tê gì hết nhưng cứ ngồi lẳng lặng mà nghe. Ba hiểu ý nên dắt con đi qua lại để tránh xa những lời đàm tiếu kia.

Chuyện dùng phong bì hay xảy ra ở một số bệnh viện. Và có thể sẽ còn ở nhiều nơi nữa. Đó là cái không đẹp nơi chữa trị bệnh, là chuyện của xã hội, ba cũng lắm bức bối. Nhưng con à, bây giờ phận con cố gắng học tập thật giỏi, làm tốt những bài toán, tiếng Việt cô giáo dạy và ra bài tập, con nhé...!

NHO NGUYỄN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Hồng Hải

"Chuyện dùng phong bì hay xảy ra ở một số bệnh viện. Và có thể sẽ còn ở nhiều nơi nữa. Đó là cái không đẹp nơi chữa trị bệnh, là chuyện của xã hội, ba cũng lắm bức bối. Nhưng con à, bây giờ phận con cố gắng học tập thật giỏi, làm tốt những bài toán, tiếng Việt cô giáo dạy và ra bài tập, con nhé...!"
Nghe mà đau...Liệu đứa trẻ kia có tin vào những điều mà cha mẹ chúng đang giảng giải và mong muốn không khi mà chúng chúng đang là trung gian để chuyển cái phong bì từ Bố mẹ sang cô giáo? Chính chúng là kênh tiếp nhận thông tin giữa bệnh nhận và bác sĩ...Vậy chúng ta dạy chúng những gì ở những bài toán và những bài tiếng Việt...Và chúng sẽ hiểu phải học toán cho tốt để khi bỏ vào phong bì sao cho chất lượng và tương xứng với món hàng cần mua...Chúng sẽ học được gì sau các từ:con cố gắng học tập thật giỏi.Có phải sẽ là học cách vượt lên mọi người bằng những món quà, những phong bì hay học cách dưa sao cho khéo, cho kín...
Chúng ta dùng những món quà và phong bì để định lượng giá trị của cung cầu trong nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường và chính những món quà và phong bì ấy đang lập trình giá trị con người của thế hệ sau chúng ta...
Ta về khuất bóng tây sơn nhạn
Tịch mịch rả cánh bay
Quay đầu là núi
Gửi lòng bằng hữu
Chỉ chút hương cay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Nhung%20buc%20anh%20biet%20noi/Zippedeye.jpg
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [128] [129] [130] [131] [132] [133] ›Trang sau »Trang cuối