Trang trong tổng số 27 trang (269 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Trẻ cuồng

Ông Mỗ chột mắt, đi chơi núi, than rằng: "Núi bên trái rực rỡ làm sao! Núi bên phải trống trải thế nào!". Lúc đi thuyền lại than : "Bên kia sông, hoa nắng lấp lánh làm sao; bên này sông, ảm đạm thế nào!". Có đứa trẻ nói cho ông biết: "Bên phải núi, bên này sông, đều rực rỡ lấp lánh". Ông Mỗ giận nói: "Hừ! Mày bảo ông mù, không biết ngắm cảnh núi sông sao?" Đứa trẻ cụt hứng vội lảng ra chỗ khác.
Ô tô bị mất một pha
Chê đường sáng tối nhập nhoà khó đi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Lời nịnh

Trịnh công khi chưa gặp thời, thường trợn mắt nắm tay tức bực nói: "Nếu có cơ hội làm quan tôi sẽ đuổi hết những kẻ a dua xiểm nịnh". Không bao lâu, ông đỗ đầu khoa thi, được cử ra làm quan huyện Hà Dương. Mới vào công đường, thấy tấm biển treo cao: "Kỳ thụ cam đường" (cây ngọc kỳ, bóng cam đường, chỉ quan tài giỏi cần mẫn), lại có đôi câu đối viết: "Mưu lược vô song sĩ, Văn chương đệ nhất gia" đều mới tinh. Trịnh Công giận, trách viên thư lại rằng: "Ta đâu được như thế". Viên thư lại nói: "Trăm họ nghe ngài sắp đến, bàn bạc với nhau làm câu đó, để cho đức lành truyền xa đó mà". Trịnh Công nguôi giận, bảo: "Đằng sau đức lành, sợ rằng cái danh không đúng với thực".

Trịnh Công hỏi tình hình địa phương và được nghe kể về một câu chuyện chiếm đoạt tài sản. Ngày hôm sau, quả có người đàn bà goá đến kiện bị buộc đi lấy chồng để chiếm đoạt tài sản. Trịnh Công đã nghe chuyện ấy minh xét cho. Nha lại đều ca tụng ông làm quan vô tư. Công tươi nét mặt, vui vẻ chưa biết đó là nịnh.

Đến khi lui hầu, các thư lại ca tụng ông: "Làm việc không kể sớm khuya, ơn đức thấm đến lê dân". Lúc đó, Công thấy toàn thân nhẹ nhõm, ngây người ra như được lên mây.

Vợ ông đến, thấy thế kinh hãi, vội hạ lệnh lấy nước lạnh dội lên đầu. Công bỗng tỉnh ra nói: "Nay mới biết lời nịnh có thể khiến người ta sướng đến mất hồn"
Nước lạnh nếu đổ lên đầu vịt
Chắc gì làm nó ngộ tỉnh ra?
Xin lấy hết băng hai đầu cực
Đem về đổ cả xuống đầu ta!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Đạo tuyền

Ông Mỗ đến Tứ Thuỷ, có suối trong trẻo, liền uống nước, vị rất ngọt. Ông uống xong thấy tấm bia đề "Đạo tuyền" (suối kẻ trộm), lòng rất sợ hãi, buồn rầu nói: "Tăng tử liêm khiết, không uống nước Đạo Tuyền, nay ta mất cái liêm rồi". Từ đó, mỗi khi giơ tay, ông lại ngờ mình có lòng của kẻ trộm, cất bước cũng ngờ rằng mình có lòng  của kẻ trộm, trong khoảng một tuần, buồn bực không sao chịu nổi.

Đổng sinh, là bạn của Mỗ , trách ông chỉ biết cái "Danh" mà không xét cái thực, sai người dựng sẵn bia mới ở bên suối đó. Rồi đến rủ Mỗ, Mỗ cũng gượng dậy mà đi đến Đạo Tuyền. Nhìn thấy bia, thì lại thấy "Ích tuyền" (suối có ích). Đổng nói : " Anh lầm rồi, làm gì có kẻ trộm". Mỗ xem xét kỹ, vô cùng mừng rỡ, sảng khoái như đã khỏi bệnh. Ghé xuống suối, chúm môi mà uống, vỗ tay nói: " Tôi vẫn bảo nước suối này  đã ngọt lại trong mà".

Than ôi, người mà lấy danh bỏ thực, còn đi xa hơn thế nữa!
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Ý mới

Đàm Nam Dương làm quan ở Kỳ Thiệt. Miền này bốn bề là núi. Dân nghèo nhưng hay nói. Nam Dương muốn gây mối lợi, ông bèn họp các trưởng lão lại bàn bạc.

Một trưởng lão lấy gậy chọc xuống đất nói : "Lợi không gì lớn bằng đánh cá, làm muối. Đào ao nuôi cá, làm vườn phơi muối. Sau ba năm, dân không còn quẫn bách về cơm ăn nữa.

Một trưởng lão khác lấy gậy chỉ lên trời nói: "Lợi không gì lớn bằng buôn bán. Đào sông khơi ngòi, làm ăn hưng vượng". Ba năm sau dân có thể mặc áo gấm ăn thịt.

Những người còn lại hoặc bàn về đánh cá làm muối hoặc bàn về đóng thuyền chở hàng, không biết mệt mỏi. Nam Dương chán ngán, phất tay đứng dậy nói: "Lời các ông bàn đều chí phải, chỉ hiềm nghề đánh cá làm muối, đóng thuyền không thể thi hành được ở miền núi, thôi về đi".

Ngày hôm sau, lại họp bàn, cũng lại đề xướng đánh cá, làm muối, đóng thuyền bè. Nam dương mệt nhọc, chán nản nói: "Bọn các ông không có ý mới, sao cứ lải nhải toàn lời cũ rích?" Các trưởng lão mặt biến sắc nói: "Sao ông lại nói như vậy. Lời của chúng tôi hôm nay khác với hôm qua, đem ý cũ đổi cho nhau thành ý mới rồi đó!"
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Một người bạn bình thường

Đùa cho vui một chút:

Năm vợ tôi 40 tuổi, tôi đổi cô vợ 40 tuổi ấy lấy 2 cô vợ 20 tuổi, như vậy vợ tôi vẫn 40 tuổi =))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Đạo tuyền

Ông Mỗ đến Tứ Thuỷ, có suối trong trẻo, liền uống nước, vị rất ngọt. Ông uống xong thấy tấm bia đề "Đạo tuyền" (suối kẻ trộm), lòng rất sợ hãi, buồn rầu nói: "Tăng tử liêm khiết, không uống nước Đạo Tuyền, nay ta mất cái liêm rồi". Từ đó, mỗi khi giơ tay, ông lại ngờ mình có lòng của kẻ trộm, cất bước cũng ngờ rằng mình có lòng  của kẻ trộm, trong khoảng một tuần, buồn bực không sao chịu nổi.

Đổng sinh, là bạn của Mỗ , trách ông chỉ biết cái "Danh" mà không xét cái thực, sai người dựng sẵn bia mới ở bên suối đó. Rồi đến rủ Mỗ, Mỗ cũng gượng dậy mà đi đến Đạo Tuyền. Nhìn thấy bia, thì lại thấy "Ích tuyền" (suối có ích). Đổng nói : " Anh lầm rồi, làm gì có kẻ trộm". Mỗ xem xét kỹ, vô cùng mừng rỡ, sảng khoái như đã khỏi bệnh. Ghé xuống suối, chúm môi mà uống, vỗ tay nói: " Tôi vẫn bảo nước suối này  đã ngọt lại trong mà".

Than ôi, người mà lấy danh bỏ thực, còn đi xa hơn thế nữa!
Chỉ cần thay áo, đổi tên
Hãi hùng bao kẻ, đảo điên bao thằng!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Ý mới

Đàm Nam Dương làm quan ở Kỳ Thiệt. Miền này bốn bề là núi. Dân nghèo nhưng hay nói. Nam Dương muốn gây mối lợi, ông bèn họp các trưởng lão lại bàn bạc.

Một trưởng lão lấy gậy chọc xuống đất nói : "Lợi không gì lớn bằng đánh cá, làm muối. Đào ao nuôi cá, làm vườn phơi muối. Sau ba năm, dân không còn quẫn bách về cơm ăn nữa.

Một trưởng lão khác lấy gậy chỉ lên trời nói: "Lợi không gì lớn bằng buôn bán. Đào sông khơi ngòi, làm ăn hưng vượng". Ba năm sau dân có thể mặc áo gấm ăn thịt.

Những người còn lại hoặc bàn về đánh cá làm muối hoặc bàn về đóng thuyền chở hàng, không biết mệt mỏi. Nam Dương chán ngán, phất tay đứng dậy nói: "Lời các ông bàn đều chí phải, chỉ hiềm nghề đánh cá làm muối, đóng thuyền không thể thi hành được ở miền núi, thôi về đi".

Ngày hôm sau, lại họp bàn, cũng lại đề xướng đánh cá, làm muối, đóng thuyền bè. Nam dương mệt nhọc, chán nản nói: "Bọn các ông không có ý mới, sao cứ lải nhải toàn lời cũ rích?" Các trưởng lão mặt biến sắc nói: "Sao ông lại nói như vậy. Lời của chúng tôi hôm nay khác với hôm qua, đem ý cũ đổi cho nhau thành ý mới rồi đó!"
Hoá ra xưa cũng hay bàn
Tan cơm, nát cháo, chỉ toàn có suông!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

khongkhong

Chuyện kể rằng: Khi thượng đế sinh ra con người,Ngài ví cuộc đời của họ như một trái táo.Một nửa Ngài ném vào cuộc đời.Và suốt đời ta phải đi tìm nửa trái táo của đời mình.Có người đã tìm được nhưng lại để vuột mất,có người may mắn đã tìm được cho mình,có người tìm được nhưng đã quá muộn màng, nhưng lại có người suốt cuộc đời chẳng bao giờ tìm được...
Bạn thì sao?
Câu chuyện này chắc nhiều người biết.Còn VN biết tới nó bởi một người đã kể cho VN nghe...và....sau mấy chục năm rồi,giờ đây ngồi ngẫm lại.Thực sự mình cũng không biết mình rơi vào trường hợp nào...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cao Trung Nhan

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Đạo tuyền

Ông Mỗ đến Tứ Thuỷ, có suối trong trẻo, liền uống nước, vị rất ngọt. Ông uống xong thấy tấm bia đề "Đạo tuyền" (suối kẻ trộm), lòng rất sợ hãi, buồn rầu nói: "Tăng tử liêm khiết, không uống nước Đạo Tuyền, nay ta mất cái liêm rồi". Từ đó, mỗi khi giơ tay, ông lại ngờ mình có lòng của kẻ trộm, cất bước cũng ngờ rằng mình có lòng  của kẻ trộm, trong khoảng một tuần, buồn bực không sao chịu nổi.

Đổng sinh, là bạn của Mỗ , trách ông chỉ biết cái "Danh" mà không xét cái thực, sai người dựng sẵn bia mới ở bên suối đó. Rồi đến rủ Mỗ, Mỗ cũng gượng dậy mà đi đến Đạo Tuyền. Nhìn thấy bia, thì lại thấy "Ích tuyền" (suối có ích). Đổng nói : " Anh lầm rồi, làm gì có kẻ trộm". Mỗ xem xét kỹ, vô cùng mừng rỡ, sảng khoái như đã khỏi bệnh. Ghé xuống suối, chúm môi mà uống, vỗ tay nói: " Tôi vẫn bảo nước suối này  đã ngọt lại trong mà".

Than ôi, người mà lấy danh bỏ thực, còn đi xa hơn thế nữa!
Con người có bản lĩnh
Sống theo cảm nhận riêng
Kẻ hèn thường nhút nhát
Chút gió thổi là nghiêng

Đời là một chuỗi những ngạc nhiên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cao Trung Nhan

VânNhi đã viết:
Chuyện kể rằng: Khi thượng đế sinh ra con người,Ngài ví cuộc đời của họ như một trái táo.Một nửa Ngài ném vào cuộc đời.Và suốt đời ta phải đi tìm nửa trái táo của đời mình.Có người đã tìm được nhưng lại để vuột mất,có người may mắn đã tìm được cho mình,có người suốt cuộc đời chẳng bao giờ tìm được...
Bạn thì sao?
Câu chuyện này chắc nhiều người biết.Còn VN biết tới nó bởi một người đã kể cho VN nghe...và....sau mấy chục năm rồi,giờ đây ngồi ngẫm lại.Thực sự mình cũng không biết mình rơi vào trường hợp nào...
Vạn vật hấp dẫn
Có hấp dẫn riêng
Tĩnh tại an nhiên
Trái táo tròn liền.

Đời là một chuỗi những ngạc nhiên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 27 trang (269 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] ... ›Trang sau »Trang cuối