Trang trong tổng số 67 trang (667 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nhiên An

CLOUDS AND WAVES

We play from the time we wake till the day ends.
We play with the golden dawn, we play with the silver moon.
I ask, "But, how am I to get up to you?" They answer, "Come to the edge of the earth, lift up your hands to the sky, and you will be taken up into the clouds."
"My mother is waiting for me at home," I say. "How can I leave her and come?"
Then they smile and float away.
But I know a nicer game than that, mother.
I shall be the cloud and you the moon.
I shall cover you with both my hands, and our house-top will be the blue sky.

The folk who live in the waves call out to me--
"We sing from morning till night; on and on we travel and know not where we pass."
I ask, "But, how am I to join you?" They tell me, "Come to the edge of the shore and stand with your eyes tight shut, and you will be carried out upon the waves."
I say, "My mother always wants me at home in the evening--how can I leave her and go?"
Then they smile, dance and pass by.
But I know a better game than that.
I will be the waves and you will be a strange shore.
I shall roll on and on and on, and break upon your lap with laughter.
And no one in the world will know where we both are.
(Rabindranath Tagore)

---
Bản Dịch: MÂY VÀ SÓNG.

Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
"Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc".
Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?".
Họ đáp: "Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây".
"Mẹ mình đang đợi ở nhà"- con bảo
"Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?".
Thế là họ mỉm cười bay đi.
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Trong sóng có người gọi con:
"Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao".
Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".
Họ nói: "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi".
Con bảo: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?".
Thế là họ nhảy múa lướt qua.
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
(Nguyễn Khắc Phi)


Mọi người thường thích bản dịch của Nguyễn Đình Thi, nhưng riêng mình thì vẫn đọc bản của Nguyễn Khắc Phi hơn. Và mình cũng chọn bản này để viết lên thiệp tặng mẹ ngày 8.3 vừa rồi.
Bài thơ trong sáng và đáng yêu quá. :)
"Tha vọng xuyên liễu doanh doanh thu thuỷ
Túc tổn liễu đạm đạm xuân sơn."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

TÀU EM ĐI TRẠI HÈ

I/Tinh mơ, tàu em đi trên sóng quê hương
Bàn tay ai lưu luyến tiễn đưa trừu mến
Ra khơi, cờ lung linh bóng Bác kính yêu
Lời ca vang chen lẫn tiếng reo tưng bừng.

Hai bên bờ sông đẹp sao  
Nương dâu hàng ngô mượt xanh
Đồng lúa vừa đang chín , toả ngát hương
Khăn thắm bay vờn trong gió
Soi bóng nước sông Hồng Hà
Giữa khoảng trời xanh biếc quê ta

II/Vi vu, hàng phi lao theo gió đu đưa
Bầy chim non ríu rít líu lo gọi ta
Bao la, biển mênh mông dưới ánh trăng thanh
Biển quê hương đón tiếp cháu ngoan Bác Hồ.

Bao nhiêu ngày qua học chăm
Hôm nay hè vui thật hăng
Trời mát, lều căng gió  lộng bốn phương
Tay nắm tay cùng lướt sóng
Ánh nắng phương đông chan hoà
Thắm tô hồng đôi má chúng ta.

III/Trăng lên, trời thanh thanh gió mát hây hây
Giờ liên hoan ríu rít bên nhau đùa vui
Mênh mông, biển lung linh dưới ánh trăng thanh
Biển ca vang tiếng hát Bắc Nam kết đoàn.

Ta tin vào một ngày mai
Quê hương miền Nam đẹp tươi
Đỏ thắm cờ giải phóng ở khắp nơi
Ta lái con tàu thống nhất
Cập bến vinh quang Sài Gòn
Giữa một rừng hoa thắm… yêu thương.


           (Của ai?)
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoadongnoi

Ái chà ! Đến nước này thì đúng thật là bái phục "sư phụ" letam. Thấy "sư phụ" mô tả được đến cả chi tiết có "cái khung" ở dưới nữa thì tớ đã hình dung lại được hết hình ảnh trình bày trong cuốn tập đọc vỡ lòng hồi xưa.
Nhưng letam ơi, đấy là những bài mở đầu. Còn bài kết thúc của quyển 1, quyển 2 là bài gì, chưa thấy bác đề cập tới nhỉ ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hi hi...không nhớ lắm. Chỉ nhớ hai bài cuối cùng bên tay trái là bài về gà lên chuồng, bên tay phải là vần uya, hình như là làm ca khuya gì đó.Ở giữa quyển còn có bài về đèn lồng, đèn treo với hình vẽ hồ Gươm, tháp rùa với nhiều đèn lồng treo trên những hàng cây quanh bờ hồ. Học đến chữ G Và GH thì có hình chiếc ghế và người đang giã giò cùng với chữ... Quyển 2 cũng không nhớ.Còn quyển nào mà bài đầu tiên là Ảnh Bác Hồ nhỉ? Quyển 3 của Vỡ lòng hay quyển 1 của lớp 1? Bài đầu tiên của lớp 1 (tập mấy?) là bài Cây hồng nho nhỏ. Bài cuối cùng của tập đọc lớp 1 là bài Gửi lời chào lớp 1.
Còn quyển O, a thì ở bài thứ 2 vẽ cái ca và ở dưới vẽ 2 nhóm đang kéo co.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

EM LÀ CON GIÁ MÁ ÚT TỊCH

I/Khi mà ba má em hãy còn đi đánh giặc
Thì em còn thay má (mà) giữ em
Chăm sóc bao em thơ để ba má yên tâm
Đi giết quân xâm lăng gìn giữ quê hương nhà.

II/ Ghi lời ba má em, nếu còn quân xâm lược
Còn giặc thù, chưa có (mà) sướng vui
Non nước chưa yên vui, thù quân cướp Mỹ chưa nguôi
Gian khó bao nhiêu năm trường vẫn đi diệt thù.

III/ Mai này em lớn lên, nếu còn quân xâm lược
Thì em còn tiếp bước ba má em
Cho đất đai quê hương lừng vang tiếng ca yêu thương
Cho thiếu nhi hai miền cùng múa quanh Bác Hồ.

VI/Khi mà ba má em hãy còn đi đánh giặc
Thì em còn thay má (mà) giữ em
Cho má ba yên tâm để đi giết quân xâm lăng
Chăm sóc em khôn ngoan là góp công diệt thù.
       
                (Của ai?)
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nhiên An

:D chị letam nhớ nhiều thơ thật đấy. Em chỉ nhớ được một ít bài, mỗi bài nhớ được một ít câu thôi à. Ví dụ như là bài "Cái Trống Trường Em"

CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm suy nghĩ

Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve.

Cái trống lặng im
Nghiêng mình trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá.

Kìa trống đang gọi
Tùng tùng tùng tùng
Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng.
(của ai?)

Kỳ hồi, báo Laodong.com có đăng một bài thơ hoạ lại bài trên.

Cái trống trong bài thơ "Cái trống trường em" (trong SGK Tiếng Việt 2) mùa hè được nghỉ suốt ba tháng liền nên rất nhớ các bạn nhỏ. Nhưng hiện nay, nhiều trường vẫn học suốt hè, cái trống cũng phải mệt mỏi theo.

Cái trống trường em/Hè không được nghỉ/Suốt ba tháng liền/Vẫn kêu rền rĩ.
Buồn quá trống nhỉ/Trong những ngày hè/Bọn mình phải học/Quên cả tiếng ve.
Cái trống lặng im/Mệt nhoài trên giá/Trống thấy chúng em/Nó càng rời rã.
Trống cùng bạn nhỏ/Mệt mỏi vô cùng/Tiếng trống uể oải/Phùng... phùng... phùng... phùng...!

Nhìn trẻ con bây giờ học hành mà sợ quá, không được thong thả rong chơi như mình hồi nhỏ. Mà em không hiểu tại sao mấy bài thơ viết cho con nít mà người lớn lại đem vô nhiều thù hận, nhiều "giết quân xâm lăng" với "thù quân cướp chưa nguôi" vậy?
"Tha vọng xuyên liễu doanh doanh thu thuỷ
Túc tổn liễu đạm đạm xuân sơn."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nhiên An

Bài thơ viết tặng em Tuấn Anh của nữ sỹ Xuân Quỳnh, rút ra từ tập Thi Ca Việt Nam Chọn Lọc - Thơ Xuân Quỳnh (NXB Đồng Nai - 2001).

MẸ VÀ CON - Xuân Quỳnh.
(Tặng con Tuấn Anh)

- Mẹ ơi, bông hoa kia
Là của ai hả mẹ?
Cái màu xanh trên cửa
KIa nữa là của ai?

- Của con đấy con ơi
Đều của con tất cả
Cái màu xanh trên cửa
Cái bông hoa cuối vườn
Ông mặt trời chiều hôm
Tiếng chim kêu buổi sáng
Cái mặt ao lặng lặng
Có con cá đang bơi
Cái dòng sông trôi trôi
Có con thuyền mới đỗ ...
Là của con cả đó
Cả mẹ cũng của con.

Con ôm mẹ con hôn:
- Của con sao nhiều thế?
- Ừ của con nhiều quá
Nhưng mẹ lại nhiều hơn
Vì tất cả của con
Mà con là của mẹ.
(30.01.1972)

:) "mà-con-là-của-mẹ"
"Tha vọng xuyên liễu doanh doanh thu thuỷ
Túc tổn liễu đạm đạm xuân sơn."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoadongnoi

Híc, Nhiên An ơi, có lẽ thế hệ các bạn không quen và cũng ko dễ tiếp thu được những bài thơ cho thiếu nhi mà có vẻ đượm màu "hung hăng, khát máu" như bài vừa rồi của letam nhỉ ? Cũng dễ hiểu thôi, vì mỗi thời mỗi khác, các bạn thì được sinh ra và lớn lên trong thời bình, còn thế hệ chúng tớ thì là "thời đạn bom" nên tinh thần hồi đấy nói chung là phải "hung hăng toàn diện". Thế mới thắng Mỹ được chứ !
Tớ còn nhớ, hồi trước ở Miền Bắc, phần đông trẻ em và cả người lớn đều rất khâm phục thần đồng thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa khi kết thúc bài thơ "Kể cho bé nghe" (bài này hơi dài, đã có trong TV) bằng 2 câu : "Ngu xuẩn nhất, nhì - Là Tổng thống Mỹ".
Hai câu thơ này, bây giờ đố bác Trần Đăng Khoa dám viết lại đấy ! Ngay cả khi đăng lại bài thơ này trong các tập tái bản thơ của TĐK ngày nay, người ta cũng đã sửa lại hết rồi ! Không thì có mà ảnh hưởng tới cả quan hệ ngoại giao giữa 2 nước chứ chẳng bỡn !
Còn sư tỷ letam, mong tỷ tiếp tục "xuất chiêu" tiếp nữa nha ! Đa tạ !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Nhiên An đã viết:
:D chị letam nhớ nhiều thơ thật đấy. Em chỉ nhớ được một ít bài, mỗi bài nhớ được một ít câu thôi à. Ví dụ như là bài "Cái Trống Trường Em"

CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm suy nghĩ

Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve.

Cái trống lặng im
Nghiêng mình trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá.

Kìa trống đang gọi
Tùng tùng tùng tùng
Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng.
(của ai?)

Kỳ hồi, báo Laodong.com có đăng một bài thơ hoạ lại bài trên.

Cái trống trong bài thơ "Cái trống trường em" (trong SGK Tiếng Việt 2) mùa hè được nghỉ suốt ba tháng liền nên rất nhớ các bạn nhỏ. Nhưng hiện nay, nhiều trường vẫn học suốt hè, cái trống cũng phải mệt mỏi theo.

Cái trống trường em/Hè không được nghỉ/Suốt ba tháng liền/Vẫn kêu rền rĩ.
Buồn quá trống nhỉ/Trong những ngày hè/Bọn mình phải học/Quên cả tiếng ve.
Cái trống lặng im/Mệt nhoài trên giá/Trống thấy chúng em/Nó càng rời rã.
Trống cùng bạn nhỏ/Mệt mỏi vô cùng/Tiếng trống uể oải/Phùng... phùng... phùng... phùng...!

Nhìn trẻ con bây giờ học hành mà sợ quá, không được thong thả rong chơi như mình hồi nhỏ. Mà em không hiểu tại sao mấy bài thơ viết cho con nít mà người lớn lại đem vô nhiều thù hận, nhiều "giết quân xâm lăng" với "thù quân cướp chưa nguôi" vậy?
@ Đấy là bài hát thời chiến mà. Thơ thì có chú thích là thơ chứ.Út Tịch có một bầy con, vừa làm mẹ, vừa đánh giặc, nhờ những đứa lớn chăm đứa bé mới được chứ. Chưa đọc Người mẹ cầm súng hay xem phim Mẹ vắng nhà à?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

hoadongnoi đã viết:
Híc, Nhiên An ơi, có lẽ thế hệ các bạn không quen và cũng ko dễ tiếp thu được những bài thơ cho thiếu nhi mà có vẻ đượm màu "hung hăng, khát máu" như bài vừa rồi của letam nhỉ ? Cũng dễ hiểu thôi, vì mỗi thời mỗi khác, các bạn thì được sinh ra và lớn lên trong thời bình, còn thế hệ chúng tớ thì là "thời đạn bom" nên tinh thần hồi đấy nói chung là phải "hung hăng toàn diện". Thế mới thắng Mỹ được chứ !
Tớ còn nhớ, hồi trước ở Miền Bắc, phần đông trẻ em và cả người lớn đều rất khâm phục thần đồng thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa khi kết thúc bài thơ "Kể cho bé nghe" (bài này hơi dài, đã có trong TV) bằng 2 câu : "Ngu xuẩn nhất, nhì - Là Tổng thống Mỹ".
Hai câu thơ này, bây giờ đố bác Trần Đăng Khoa dám viết lại đấy ! Ngay cả khi đăng lại bài thơ này trong các tập tái bản thơ của TĐK ngày nay, người ta cũng đã sửa lại hết rồi ! Không thì có mà ảnh hưởng tới cả quan hệ ngoại giao giữa 2 nước chứ chẳng bỡn !
Còn sư tỷ letam, mong tỷ tiếp tục "xuất chiêu" tiếp nữa nha ! Đa tạ !
@ Làm tớ nhớ bài thơ của Trần Đăng Khoa:

Bà chớ bảo cháu nghịch
Cho cháu ra sau vườn
Lợm vài hòn đất sét
Cháu nặn thằng Nich xơn
Này đầu như quả sồi
Bụng căng như quả thị
Này chân bằng que tăm
Mắt tròng vôi trắng dã
Tai nó luôn nghe chửi
Phải vểnh hơn tai voi
Mũi luôn ngửi thuốc độc
Phải dài như cái vòi
Bà ơi ra mà xem
Nếu đem đặt ra đường
Ai cũng đòi vặn cổ.


Hình như quên một đoạn.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 67 trang (667 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối