Trang trong tổng số 70 trang (698 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Trên là bài thơ duy nhất về xã nhà (Nhơn Phú) có ghi chú...
"Một nén hương kính viếng cụ Võ văn Sổ, thầy giáo đầu tiên của tôi
ở quê và đã giúp tôi (người học trò khó) bước đầu lên Sàigòn học."
Thiềng Đức đã viết:
QUÊ MẸ VẪN BÊN ĐỜI
(Hoạ thơ bạn)

Quê hương Mang Thít luôn ngời ngời
Trong trái tim tôi mãi chẳng vơi
Xao xuyến bao năm vườn họ tộc
Vấn vương giây phút ruộng chân trời
Nhớ bờ Nhơn Phú sông tràn quét
Thương bến Cái Nhum gió lốc rơi (1)
Cắt rốn chôn nháu đầy ấm lạnh
Đi đâu...quê mẹ vẫn bên đời...

TĐ-24/5/2000
(1) Những địa danh quê tôi.
-Bài này là một trong số những bài thơ ĐL đầu tiên TĐ học xướng hoạ,
có chỉnh sửa, nâng cấp mấy lần mới thấy ưng ý.
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Xin giới thiệu 2 Thi hữu ở CLB Thơ ca hưu trí Q10
có thơ tốt hơn  hết ...

QUẬN 10 ĐỒNG PHÁT

Quang Liêu, Nhân Tạo cùng hoài niệm
Thơ vườn Tuyển tập hơn trăm bài
Đà Nẵng, Hoà Vang quê cậu cháu
Bạn già tự nhủ hãy đừng phai

Cậu Tạo 'theo Người' năm Bốn tám
Vượt đèo Roon kỉ niệm Tiên Minh
Mía ngọt tình em  đưa tiển anh
Thương thương ngày cưới ... nên thông cảm

Cảm hoài ảnh cũ anh Hoàng Quý
Về thăm quê mặn ngọt Sông Hàn
Biệt ly, trăn trở tình chung thuỷ
Huy hiệu Năm mươi ... thật vững vàng ...
(Còn tiếp)
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

(Copy bên chủ đề Nguyễn Du của TV)
-Tiểu dẫn của Nguyễn Du :
Người gảy đàn đất Long Thành không rõ họ tên là gì. Nghe nói thuở nhỏ, nàng học đàn "Nguyễn" (đàn nguyệt ca do Nguyễn Hàm, người đời Tấn ở Trung Quốc chế ra) trong đội nữ nhạc ở cung vua Lê. Quân Tây Sơn kéo ra, các đội nhạc cũ người chết, kẻ bỏ đi. Nàng lưu lạc ở các chợ ôm đàn hát rong. Những bài nàng gãy đều là những khúc cung phụng gãy cho vua nghe, người ngoài không hề được biết, cho nên tài nghệ của nàng nổi tiếng hay nhất một thời.

Hồi còn trẻ (1792-1793?), tôi đến kinh đô thăm anh tôi (Nguyễn Nễ), ở trọ gần Giám hồ (hồ Gương). Cạnh đó các quan Tây Sơn mở cuộc hát lớn, con hát đẹp có đến vài chục người. Nàng nỗi tiếng nhờ ngón đàn Nguyễn. Nàng hát cũng hay và khéo nói khôi hài, mọi người say mê, đua nhau ban thưởng từng chén rượu lớn, nàng uống hết ngay, tiền thưởng nhiều vô kể, tiền và lụa chồng đầy mặt đất. Lúc ấy tôi nấp trong bóng tối, không thấy rõ lắm. Sau được gặp ở nhà anh tôi. Nàng người thấp, má bầu, trán giô, mặt gẫy, không đẹp lắm, nhưng mước da trắng trẻo, thân hình đẫy đà, khéo trang điểm, lông mày thanh, má đánh phấn, áo màu hồng, quần lụa cánh chả, có vẻ phong nhã. Nàng hay uống rượu, hay nói pha trò, con mắt long lanh, không coi ai ra gì. Khi ở nhà anh tôi mỗi lần uống rượu thì nàng uống say đến nỗi nôn bừa bãi, nằm lăn ra đất, các bạn có chê trách cũng không lấy làm điều.

Sau đó vài năm, tôi rời nhà về Nam (Thái Bình), mấy năm liền không trở lại Long Thành. Mùa Xuân năm nay (1813) tôi lại phụng mệnh sang sứ Trung Quốc, đi qua Long Thành. Các bạn mở tiệc tiễn tôi ở dinh Tuyên phủ, có gọi tất cả vài chục nữ nhạc, tôi đều không biết mặt biết tên. Chị em thay nhau múa hát. Rồi nghe một khúc đàn Nguyễn trong trẻo nổi lên, khác hẳn những khúc thường nghe, tôi lấy làm lạ, nhìn người gảy đàn thì thấy một chị gầy gò, vẻ tiều tụy, sắc mặt đen sạm, xấu như quỷ, áo quần mặc toàn vải thô bạc thếch, vá nhiều mảnh trắng, ngồi im lặng ở cuối chiếu, chẳng hề nói cười, hình dáng thật khó coi. Tôi không biết nàng là ai, nhưng nghe tiếng đàn thì dường như đã quen biết, nên động lòng thương. Tiệc xong, hỏi thì chính là người trước kia đã gặp.

Than ôi! Người ấy sao đến nỗi thế! Tôi bồi hồi, không yên, ngửng lên cúi xuống, ngậm ngùi cho cảnh xưa và nay. Người ta trong cõi trăm năm, những sự vinh nhục buồn vui thật không lường được. Sau khi từ biệt trên đường đi, cảm thương vô hạn nên làm bài ca sau, để ghi lại mối cảm hứng.
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

CHUYỆN BÀ BÊ / HÀN THỊNH (1)
(Theo bài viết của tác giả Nguyễn Quang Thiều
đăng báo Phụ nữ TP/CN số mừng 8/3/2008 )

Cụ bà không muốn thành người Mỹ
Dù ở Hoa Kỳ hai chục năm
Không phải Mỹ không cho nhập tịch
Tuổi tám mươi bà vẫn ... Việt Nam

Bà Bê không thể là người Mỹ
Trên tàu bay Mỹ về thăm quê
Hai tiếng ‘Việt Nam’ và trỏ dấu
Một chốn xa xôi ... đó hướng về …

Quê hương hàng xóm đầy thương nhớ
Cụ bà không muốn thành người Mỹ ...

TĐ-28/3/2008
(1) gốc ở Hànội.
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

QUẬN 10 ĐỒNG PHÁT (tiếp theo)

Quang Liêu rảnh rỗi mới làm thơ
Về hưu thoải mái bao tâm sự
Mừng Đảng quang vinh lính cụ Hồ
Tuổi hạc số nhàn ... về viếng mộ ...

Thăm Chùa Non nước, Ngũ Hành Sơn
Chín mươi năm hội Trường An Phước
Đà Nẵng tương lai vẫn sắt son
Chào Xuân Mới ... Quận 10 đồng phát ...

TĐ-16/7/2004
-Kính tặng đáp lễ giao lưu
với 2 Thi hữu Đặng Nhân Tạo
và Châu Quang Liêu.
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Mục lục Tuyển tập "QUÊ MẸ VẪN BÊN ĐỜI"
I-Chủ đề Chính trị (Vĩnh Long).
II-Chủ đề huyện Mang Thít.
III-Chủ đề Khuyến học.
IV-Trường xưa, Thầy cũ.
V-Giao lưu với Nhà thơ Sao Vàng (Hội Nhà văn)
 và Hội thơ Văn Xương Các(Hội VHNT/VL).
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

MÃI MÃI VUI
(Thân tặng 7 Thi hữu có mặt)

Nhớ hoài món rắn Phường 20
Bầu rượu, túi thơ ... chút chất tươi
Hồ Kiểng, Ngọc Thu cùng Ngọc Ánh
Thuỳ Dương, Phú Khánh họp lai rai

Thiềng Đức, Văn Phương làm hết xị
Thái Hoà 'cỡi mở' chuyện còn dài
22 tháng 8 năm Tân Tị
Kỉ niệm ngày này mãi mãi vui

Hồ Kiểng, Thái Hoà cùng uống huyết
Nóng quá Thuỳ Dương cỡi áo ngoài
Ngọc Ánh, Thái Hoà vừa hết nạn
Anh em tình nghĩa chẳng hề vơi ...

TĐ-22/8/2001
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Thiềng Đức đã viết:
-Cảm đề theo quyển 'Khoảnh khắc Hoa Kỳ'
của tác giả Phạm Thanh Quang gốc Hà Nội,
hiện ngụ tại TP.HCM.

Ở đâu có tình yêu
Ở đó có hạnh phúc
Dù ta hay Việt kiều
Việt Nam hay Mỹ quốc

Tình yêu đâu cũng đẹp
Nếu chân thật yêu thương
Vật chất có tràn ngập
Thiếu tình cũng bằng không ...

TĐ-20/4/2004
-Và một bài thơ ướt át ...
-Thi hữu Phạm Thanh Quang cũng đã tặng cho TĐ 3 tập thơ
(Nhà xuất bản?)...xin giới thiệu dòng thơ PTQ...

-Nói chung là mỗi Thi hữu đều có tứ thơ độc đáo của riêng mình,
TĐ chỉ tổng hợp những gì tinh tuý nhất...


-TA CHỢT BUỒN

Tàn tro bếp lạnh em hoang vắng
Hồn thơ anh lạnh ngắt...cô đơn...
Mưa bất chợt! Tâm hồn khắc khoải
Từng giọt yêu thương...ta chợt buồn !...

TĐ-20/4/2004
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

I.Chủ đề Chính trị (Vĩnh Long)
1-Dâng hoa lên người
2-Trang sử nhỏ
3-Gương kiệt xuất
4-Đáng tự hào
5-Vĩnh Long 17 năm đổi mới
6-Trái tim người mẹ
7-Mừng Xuân Giáp Thân
8-Lần đầu qua Cầu Mỹ Thuận
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

II.Chủ đề Mang Thít
1-Tấm lòng quê hương
2-Mừng Xuân thái hoà
3-Tình yêu đất sét
4-Về quê Chánh Hội
5-Quê mẹ vẫn bên đời (lấy làm tựa Tập thơ)
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 70 trang (698 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29] ... ›Trang sau »Trang cuối