Trang trong tổng số 12 trang (116 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

tranta

làm sao để có một bài luận hay?
Trần Thiên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trangkhadinh

để có được một bài thơ với đúng nghĩa là thơ thì không phải là một điều rễ trong thơ không có chỗ dành cho những bài thơ bình thường mà chiw có chỗ cho những bài thơ thực sự hay, lên có được một bài thơ hay không phải rễ mà nếu ai nói khi có cảm xúc thực sự là là viết được 1 bài thơ hay thì tôi dám nói là hoàn toàn sai, trong khi viết một tác phẩm điều quan trọng là có cảm xúc nhưng có một điều nữa là kinh nghiệm viết và ngông ngữ dùng trong khi viết và cả "vốn sống" của một con người như thế nào nữa, một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ kiệt tác thì họ còn có cả 1 khoảng thờ gian tô luyện ngòi bút của mình nữa chứ không phải cứ có cảm xuc là viết ngay ra được một bài thơ, còn nguồn cảm xúc ở đâu thì tự chúng ta hãy đi tìm nguồn cảm xúc cho chính mình mà đừng có đợi cảm xúc nó đến vời mình...!
Một ngày không thấy em qua
Hàng cây lá đã úa thêm mấy phần
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

dvlta

mình nghĩ đây cũng là một nhức nhối của xã hội hiện nay, cũng như âm nhạc vậy, đó là hiện tượng bão hoà. Bây giờ gần như ai cũng được đến trường nên lượng bài viết của toàn xã hội cũng sẽ tăng lên. Vấn đề ở đây, theo ý kiên riêng, không hẳn là lỗi cảm nhận của những tác giả khi cho ra những bài thơ "sáo rỗng", mà còn là nhu cầu được viết và được thưởng thức. Giống như trong nhạc trẻ hiện nay, mặc dù giới nghệ sĩ phê phán giòng nhạc thị trường nhưng nó vẫn phát triển mạnh vì rất nhiều người nghe. Trong thơ văn cũng thế, những bài thơ không co chiều xâu vẫn được viết vì có nhiều người chấp nhận nó và coi đó là những bài thơ hay. Theo thiển y của mình thì sửa đổi cái gì cũng phải làm từ gốc, tức là từ phần giáo dục. Nếu nâng cao trình độ cảm thụ của mọi người thì họ sẽ phân biệt tốt hơn những bài thơ hay thật sự, lúc đó những bài thơ kém sẽ tự bị đào thải.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Trần Quốc Tuấn... bóp nát quả cam?


TT - Ngày 10-6, ông Đàm Quang Hát - trưởng ban quản lý đền thờ Trần Hưng Đạo tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) - cho biết vừa phát hiện một sự nhầm lẫn không thể chấp nhận được trong bài thơ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn của tác giả Khiết Minh (tên thật là Huỳnh Tấn Minh, trú tại TP Nha Trang, Khánh Hòa), đăng trong tập thơ Lời thương mở lối của nhiều tác giả, do NXB Văn Hóa Thông Tin ấn hành năm 2010.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/425410-1.jpg

Bài thơ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn in trong tập thơ Lời thương mở lối do NXB Văn Hóa Thông Tin ấn hành - Ảnh: Văn Kỳ


Theo chỉ dẫn của ông Hát, chúng tôi tìm đọc bài thơ trên và đi từ bất ngờ đến... bất bình, khi tác giả bài thơ đã nhầm lẫn giữa hai nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) và Trần Quốc Toản! Bài thơ được sáng tác năm 2008, gồm 16 câu, nội dung ca ngợi tướng quân Trần Hưng Đạo là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

Tuy nhiên, tác giả Khiết Minh lại viết:

Tuổi trẻ phi thường trí tuyệt luân.
Đứng ngoài nghe lén việc quan quân.
Bình Thang hội nghị không cho dự.
Bóp nát quả cam quyết tự thân.


Ngoài ra, còn có câu:

Hưng Đạo dựng cờ thêu sáu chữ
Bạch Đằng thủy chiến giặc tàn vong.


Đây là một sự nhầm lẫn không thể chấp nhận được, bởi ngay cả học sinh tiểu học cũng biết phân biệt hai nhân vật lịch sử lừng danh này. Và trong Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi rõ: Trần Quốc Toản vì nhỏ tuổi nên không được vua Trần Nhân Tông cho vào dự Hội nghị Bình Than (1282, không phải Bình Thang như chữ trong bài thơ), phải đứng bên ngoài nên “hổ thẹn, phấn khích, tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết”.
Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi rõ chính Trần Quốc Toản đã viết lên cờ sáu chữ  “Phá cường địch báo hoàng ân”  để dẫn đầu đội quân gồm hơn 1.000 gia nô và thân thuộc tham gia chống giặc Nguyên. Câu chuyện về vị anh hùng nhỏ tuổi này còn được kể trong cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng nổi tiếng nửa thế kỷ nay của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Còn câu chuyện của người anh hùng Trần Quốc Tuấn thì khác. Khi diễn ra Hội nghị Bình Than, ông đã 54 tuổi.
Nhà xuất bản không hiểu do không nắm vững kiến thức hay quá cẩu thả mà cho xuất bản bài thơ trên. Ông Đàm Quang Hát cho biết: “Tôi là người lo việc hương khói cho đền thờ Trần Hưng Đạo bao nhiêu năm nay, vô cùng bức xúc khi một nhà thơ có thể nhầm lẫn chết người như thế. Theo tôi, nên hủy bài thơ này bởi nó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của thế hệ mai sau”.
Lời thương mở lối  là tập thơ tập hợp các bài thơ của khoảng 140 tác giả trong Câu lạc bộ Văn học - Trung tâm Văn hóa Khánh Hòa, nhân kỷ niệm câu lạc bộ này tròn 20 tuổi.

VĂN KỲ
Nguon: http://tuoitre.vn/Van-hoa...Tuan-bop-nat-qua-cam.html
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Văn sĩ, thi sĩ lơ mơ... lịch sử

TT - Trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày thứ bảy (12-6-2010) có bài viết “Trần Quốc Tuấn... bóp nát quả cam?” phản ánh một nhầm lẫn về hai nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn và Trần Quốc Toản trong bài thơ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn của Khiết Minh (in trong tập Lời thương mở lối, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2010), một sự nhầm lẫn được cho là “từ bất ngờ đến... bất bình”.

Thật ra chuyện văn sĩ, thi sĩ Việt Nam... lơ mơ về lịch sử nước nhà không là chuyện mới. Xin dẫn ra đây vài chuyện:

- Tạp chí Sông Hương số tháng 8-1997 có đăng một chùm thơ ba bài của T.Ð., một nhà thơ “tên tuổi” trên thi đàn Việt Nam hiện đại. Ðó là ba bài thơ viết về ba nữ nhân vật lịch sử Việt Nam: Huyền Trân công chúa, Mỵ Nương và Dương Vân Nga.

Tiếc rằng không rõ do đãng trí hay không thuộc sử mà trong bài thơ thứ nhất, nhà thơ T.Ð. đã cho rằng Chế Bồng Nga vì muốn cưới Huyền Trân công chúa nên đã cắt đất hai châu Ô, Lý cho Ðại Việt (!). Thật ra người làm việc đó là Chế Mân. Còn Chế Bồng Nga phải ngót 70 năm sau sự kiện cắt đất nói trên (1306) mới xuất hiện trên chính trường Champa, và là người đã mấy lần cất quân tiến đánh Ðại Việt dưới các triều vua Trần Nghệ Tông (1370-1372), Trần Duệ Tông (1373-1377), Trần Phế Ðế (1377-1388), Trần Thuận Tông (1388-1398) và bị tử trận tại Hoàng Giang (Hưng Nhân, Thái Bình) năm 1790.

Ở bài thơ thứ hai thì nhà thơ lại cảm thông cho Mỵ Nương mà nhà thơ cho là con gái của Thục Phán An Dương Vương (!), vì tình yêu mà đã trao nỏ thần cho Trọng Thủy nên mới dẫn đến mất nước. Phải là Mỵ Châu mới đúng chứ, vì Mỵ Nương là nhân vật của truyện Trương Chi - Mỵ Nương, chứ không phải vợ của Trọng Thủy như nhà thơ T.Đ. đã cảm tác.

- Tháng 10-1999, báo Tiền Phong khởi đăng truyện lịch sử dài kỳ của nữ văn sĩ N.T.A. viết chuyện Nội tán Nguyễn Khoa Ðăng thời chúa Nguyễn Phúc Chu (cầm quyền ở Đàng Trong từ năm 1691-1725) dẹp lũ giặc cướp ở truông nhà Hồ. Viết truyện lịch sử nhưng nhà văn lại không am hiểu lịch sử nên cứ gọi Nguyễn Phúc Chu là vua, trong khi vua nước ta thuở đó là vua Lê Hi Tông (1676-1705) và Lê Dụ Tông (1705-1729), còn Nguyễn Phúc Chu chỉ xưng là chúa, cai quản đất Ðàng Trong mà thôi.

Nhà văn N.T.A. còn đặt ra chức quan Cơ mật viện đại thần cho một nhân vật trong truyện của mình. Thật ra, chức quan này không hề có trong thời kỳ chúa Nguyễn, vì mãi đến triều Minh Mạng (1820-1841) nhà vua mới chính thức cho lập Cơ mật viện. Từ đó trở đi mới có chức Cơ mật viện đại thần.

- Cũng trên tạp chí Sông Hương số xuân Mậu Dần (tháng 2-1998) có đăng bài “Tản mạn chuyện hổ” của tác giả Ð.M.T.. Trong bài viết này, Ð.M.T. kể chuyện vua Gia Long nằm mơ thấy con hổ đen bay đến, tỉnh giấc thấy Nguyễn Hữu Tiến đứng hầu bên cạnh, sắc phục màu đen. Thật phi lý hết sức, vì vua Gia Long sinh năm 1762, thăng hà năm 1820, còn Hổ uy đại tướng Nguyễn Hữu Tiến sinh năm 1602, mất năm 1665, làm sao mà đến hầu vua Gia Long được.

Chuyện này có chép trong sách Ðại Nam liệt truyện tiền biên, nhưng người nằm mộng thấy con hổ đen bay đến và khi tỉnh giấc thì gặp Hổ uy đại tướng Nguyễn Hữu Tiến chính là Ðào Duy Từ (1572-1634). Không rõ tác giả Ð.M.T. có đọc sách Ðại Nam liệt truyện tiền biên hay không mà lại “đem râu ông nọ cắm cằm bà kia” như vậy.

Xem ra chuyện các nhà văn, nhà thơ nước ta chỉ “biết văn mà không rành sử” không là chuyện hiếm. Đáng buồn thay! Và cũng tai hại thay!

TRẦN ĐỨC ANH SƠN


ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Nguyên mẫu của nhân vật Thị Nở



Hồi ấy, ở làng Đại Hoàng có cô Trần Thị Nở, con ông Phó Kính - ông này làm nghề đóng cối xay nên gọi là phó. Thị Nở xấu xí, tính dở hơi, rất hay cười nên ông mới đặt tên là Trần Thị Nở.

Câu chuyện về nguyên mẫu nhân vật Thị Nở được ông Trần Khang Hộ, người làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam, bạn học thuở nhỏ của nhà văn Nam Cao, con cụ Ký Lân - thầy dạy của nhà văn Nam Cao và một số cụ cao niên khác kể lại.
Thị Nở chỉ biết làm việc vặt trong nhà và nhặt cỏ vườn. Thị Nở thường làm bạn với cái chép cùn (có nơi gọi là cái dầm). Tính thị dở hơi, rất vô tâm, sờ vào việc gì được một lúc là lăn ra ngủ, bất kể là đâu, từ chân đống rạ, gốc chuối đến bờ ao…

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/anhtoThN-ChPho.jpg
Đêm trăng làng Vũ Đại. Tranh: Mai Long


Có lần bà ngoại nhà văn Nam Cao (bà Vân) sai thị đi kín nước về ngâm sợi, mãi không thấy thị về, cho người đi tìm, thì ra thị đang ngủ ở gốc chuối. Người làng ai cũng cười cái tật xấu ấy của thị. Người ta kể cái “tài gia chánh” của thị như sau: Ông bố chồng của thị (ông Quản Dung) thường xuyên rày la thị về tội để cơm sống, cơm khê. Những khi ấy, Thị Nở vênh mặt lên cãi lại bố chồng: “Sống đâu mà sống, chỉ hơi sường sượng thôi mà!”.
Tuy thị xấu và dở hơi như vậy nhưng thị vẫn có chồng. Chồng thị là anh Đào. Anh này cùng cảnh làm thuê như Thị Nở. Nhà nghèo lắm, phải mua chức trùm. Thị Nở có ý vênh vang ra phết. Anh chồng thì nai lưng ra làm để giả nợ. Ăn ở với nhau được một thời gian thì thị sinh cho Đào một đứa con trai đặt tên là Trần Bá Xuyên. Năm 14, 15 tuổi gì đó, Xuyên vào Sài Gòn theo người làng đi tìm chú là ông Ba Lễ, rồi mất ở Sài Gòn lúc còn trẻ.
Khi đã có gia đình rồi, Thị Nở vẫn còn làm thuê cho bà ngoại Nam Cao. Nhà văn Nam Cao gọi Thị Nở là dì.
Chuyện Thị Nở ở làng Đại Hoàng là có thật. Nhưng với tài hư cấu của nhà văn, ông đã cho ra đời một Thị Nở có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam.
Nhờ có Thị Nở mà “Chí Phèo” mới nổi tiếng, mới sống mãi trong lòng người đọc. Cũng nhờ có Thị Nở và Chí Phèo mà tên tuổi nhà văn Nam Cao đã tỏa sáng trên bầu trời văn học Việt Nam.

Trần Văn Đô
(Trường cấp II Nhân Hậu, Lý Nhân, Hà Nam)
(Nguồn: Tiền Phong)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Đồ Nghệ đã viết:

Trần Quốc Tuấn... bóp nát quả cam?


TT - Ngày 10-6, ông Đàm Quang Hát - trưởng ban quản lý đền thờ Trần Hưng Đạo tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) - cho biết vừa phát hiện một sự nhầm lẫn không thể chấp nhận được trong bài thơ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn của tác giả Khiết Minh (tên thật là Huỳnh Tấn Minh, trú tại TP Nha Trang, Khánh Hòa), đăng trong tập thơ Lời thương mở lối của nhiều tác giả, do NXB Văn Hóa Thông Tin ấn hành năm 2010.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/425410-1.jpg

Bài thơ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn in trong tập thơ Lời thương mở lối do NXB Văn Hóa Thông Tin ấn hành - Ảnh: Văn Kỳ


Theo chỉ dẫn của ông Hát, chúng tôi tìm đọc bài thơ trên và đi từ bất ngờ đến... bất bình, khi tác giả bài thơ đã nhầm lẫn giữa hai nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) và Trần Quốc Toản! Bài thơ được sáng tác năm 2008, gồm 16 câu, nội dung ca ngợi tướng quân Trần Hưng Đạo là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

Tuy nhiên, tác giả Khiết Minh lại viết:

Tuổi trẻ phi thường trí tuyệt luân.
Đứng ngoài nghe lén việc quan quân.
Bình Thang hội nghị không cho dự.
Bóp nát quả cam quyết tự thân.


Ngoài ra, còn có câu:

Hưng Đạo dựng cờ thêu sáu chữ
Bạch Đằng thủy chiến giặc tàn vong.


Đây là một sự nhầm lẫn không thể chấp nhận được, bởi ngay cả học sinh tiểu học cũng biết phân biệt hai nhân vật lịch sử lừng danh này. Và trong Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi rõ: Trần Quốc Toản vì nhỏ tuổi nên không được vua Trần Nhân Tông cho vào dự Hội nghị Bình Than (1282, không phải Bình Thang như chữ trong bài thơ), phải đứng bên ngoài nên “hổ thẹn, phấn khích, tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết”.
Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi rõ chính Trần Quốc Toản đã viết lên cờ sáu chữ  “Phá cường địch báo hoàng ân”  để dẫn đầu đội quân gồm hơn 1.000 gia nô và thân thuộc tham gia chống giặc Nguyên. Câu chuyện về vị anh hùng nhỏ tuổi này còn được kể trong cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng nổi tiếng nửa thế kỷ nay của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Còn câu chuyện của người anh hùng Trần Quốc Tuấn thì khác. Khi diễn ra Hội nghị Bình Than, ông đã 54 tuổi.
Nhà xuất bản không hiểu do không nắm vững kiến thức hay quá cẩu thả mà cho xuất bản bài thơ trên. Ông Đàm Quang Hát cho biết: “Tôi là người lo việc hương khói cho đền thờ Trần Hưng Đạo bao nhiêu năm nay, vô cùng bức xúc khi một nhà thơ có thể nhầm lẫn chết người như thế. Theo tôi, nên hủy bài thơ này bởi nó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của thế hệ mai sau”.
Lời thương mở lối  là tập thơ tập hợp các bài thơ của khoảng 140 tác giả trong Câu lạc bộ Văn học - Trung tâm Văn hóa Khánh Hòa, nhân kỷ niệm câu lạc bộ này tròn 20 tuổi.

VĂN KỲ
Nguon: http://tuoitre.vn/Van-hoa...Tuan-bop-nat-qua-cam.html
Cái sai sót, nhầm lẫn của một cá nhân cũng là chuyện thường tình.Vua chúa còn ối khi nhầm. Bác học càng hay đãng trí... Nhưng để xuất bản cả một tập sách rồi cho lưu hành ra ngoài xã hộithì phải qua rất nhiều khâu, nhiều người can dự. Mình không thể hiểu được một nhà xuất bản nhớn như ĐN nêu mà lại cho ra những sản phẩm như vây. Chả nhẽ bây giờ gọi là NHà xuất bản VĂN HÓA KHÔNG TIN. Còn các nhà xuất bản in ấn những tác phẩm mà Letam nêu ở dưới thì gọi là nhà XUẤT BẢN VÌ TIỀN ? Vẫn biết trên đời này mọi chuyện đều có thể xẩy ra, nhưng mà nghe nó cứ buồn nẫu ruột...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

@Đồ Nghệ, @Thái Thanh Tâm

Tôi nghĩ đây không phải là sự nhầm lẫn, phải gọi đích danh đây là sự vô học mới đúng!

Thật khủng khiếp!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

trangkhadinh đã viết:
để có được một bài thơ với đúng nghĩa là thơ thì không phải là một điều rễ trong thơ không có chỗ dành cho những bài thơ bình thường mà chiw có chỗ cho những bài thơ thực sự hay, lên có được một bài thơ hay không phải rễ mà nếu ai nói khi có cảm xúc thực sự là là viết được 1 bài thơ hay thì tôi dám nói là hoàn toàn sai, trong khi viết một tác phẩm điều quan trọng là có cảm xúc nhưng có một điều nữa là kinh nghiệm viết và ngông ngữ dùng trong khi viết và cả "vốn sống" của một con người như thế nào nữa, một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ kiệt tác thì họ còn có cả 1 khoảng thờ gian tô luyện ngòi bút của mình nữa chứ không phải cứ có cảm xuc là viết ngay ra được một bài thơ, còn nguồn cảm xúc ở đâu thì tự chúng ta hãy đi tìm nguồn cảm xúc cho chính mình mà đừng có đợi cảm xúc nó đến vời mình...!
Để có được một bài thơ với đúng nghĩa là thơ thì trước hết phải: viết hoa đầu câu, chấm phảy rõ ràng, viết đúng chính tả, viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

=D>
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 12 trang (116 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối