Trang trong tổng số 1 trang (5 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

bruce lee

NGƯỜI LÍNH CỦA MÙA XUÂN
                (Vadin Sikovxki, Chính Hữu dịch)

Ước gì được sống mãi những ngày không có chiến tranh
Để chiếc ba lô chỉ dùng mà gói tròn hạnh phúc
Và để ôm những tia nắng mặt trời long lanh
Như ôm khẩu súng trường trên ngực

Và ta sẽ đi khắp thế gian
Mà gõ cửa từng nhà,lòng tràn đầy phấn khởi
Hãy mở cửa ra, xin đừng sợ hãi
Tôi chỉ là người lính của mùa xuân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

duc trung

tạm d­­uoc
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Dmitriy Vodennikov: Thơ ca là gánh nặng



Tên tuổi nhà thơ trẻ Nga (sinh năm 1969) Dmitriy Vodennikov đã trở nên quen biết trong giới thơ ca Moskva. Bản thân anh đã làm nhiều để quảng bá thơ của mình - đọc thơ trong các câu lạc bộ, lập trang web trên Internet; một tờ họa báo nọ thậm chí đã in ảnh khoả thân của anh. Sau đây là cuộc trò chuyện của Dmitriy Vodennikov với nhà báo Andrey Morozov về việc thơ ca có cần thiết cho con người hiện nay hay không, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

- Theo anh, nhà thơ hiện nay có phải là một nghề không?

- Tất nhiên là không. Đó là gánh nặng. Nó không thể là nghề nghiệp, vì không thể kiếm tiền bằng thơ ca. Còn câu chuyện về việc có thể kiếm sống bằng thơ tôi cho là tầm thường.

- Nhưng vẫn có các hội nhà văn. Ở đấy mọi người sống bằng nghề văn. Anh có được mời vào một hội nào đó không?

- Có, nhưng tôi thậm chí không hiểu hội nào - hội của Prokhanov hay của Mikhalkov. Tôi đã từ chối. Tôi không cần điều đó.

- Một số người coi thơ ca là trạng thái của tâm hồn, số khác lại coi là một cách tự thể hiện, dưới thời Xôviết có ý kiến cho rằng thơ ca là lập trường công dân. Anh gần gũi với định nghĩa nào nhất?

- Không một định nghĩa nào hết. Thơ ca giống như một luồng ánh sáng bất ngờ xuất hiện và bạn rơi vào trong đó. Nó giống như một sứ mệnh. Thơ ca ập đến bạn, nó có thể ám ảnh bạn hàng tuần liền trước khi được viết ra.

Việc gì phải thể hiện mình? Anh là ai mà tự thể hiện? Tất nhiên, thơ ca cũng chẳng là trạng thái tâm hồn gì hết. Theo tôi, đó là cách nói của những kẻ "nhạt". Không gì tệ hơn một con người "nhạt". "Nóng" hay "lạnh" dù sao vẫn là một quan điểm nào đấy, còn "nhạt" thì cái gì cũng xong.

Điều tệ hại nhất là khi ai đó nói "Thơ ca là trạng thái tâm hồn của tôi, là sự tự thể hiện của tôi". Chỉ cần nghe nói vậy là con người ấy trở nên không thú vị đối với tôi nữa, tôi sẽ không đọc những gì anh ta viết, bởi vì tôi đã nhìn thấy trạng thái tâm hồn và cả sự tự thể hiện của anh ta trong quan tài.

Tôi chỉ quan tâm tới thời điểm phát lộ chân lí, sự phụng sự và chiến công, mà thơ chính là sự phụng sự và chiến công. Thơ tự nó ra lệnh và bạn phải lôi nó ra từ mớ bòng bong của thực tại.

- Anh vừa nhắc tới những con người "nhạt". Anh có cảm giác rằng gìơ là thời đại của những con người như vậy không?

- Vâng, chúng ta đang sống trong thời đại của những con người "nhạt". Nhưng tôi không muốn nói rằng họ có mặt, ví dụ, như trong kinh doanh. Trong kinh doanh, đặc biệt vào đầu những năm 90, rất nhiều những con người "nóng". Kinh doanh là vùng mạo hiểm, và tôi kính trọng những kẻ đi vào vùng đó. Các thi sĩ, chính trị gia đích thực cũng muốn đi vào vùng mạo hiểm như vậy, nhưng không phải những kẻ bạn nhìn thấy trên truyền hình, mà là những kẻ trung thực. Các nhà báo trung thực cũng vậy... Tại sao anh lại lắc đầu?

- Đơn giản là vì tôi ngạc nhiên về niềm tin chân thành của anh vào các nhà chính trị và nhà báo trung thực.

- Thế anh có trung thực không?

- Tôi không thể tự đánh giá mình. Điều đó không khiêm tốn.

- Thế còn Politkovskaya?

- Đó là một vấn đề tranh cãi.

- Có thể. Nhưng ít ra thì tôi rất hy vọng là có những con người đến với báo chí không chỉ để làm những thứ theo đơn đặt hàng.

- Chúng ta sống trong một đất nước tự do, và mỗi người có thể tin những gì mình muốn.

- Cảm ơn. Dù sao tôi vẫn hy vọng như vậy. Cũng như việc có những con người đi vào chính trị không chỉ để làm giàu và mị dân.

- A. Pushkin viết: "Khi Apollon chưa đòi thi sĩ làm vật hiến tế thần linh,/ Trong số những đứa con đớn hèn của hạ giới,/ Có lẽ, không ai đớn hèn hơn anh"? Anh có cảm thấy tâm trạng đó không?

- Cảm giác về sự đớn hèn của mình ư? Rất tiếc là có. Khi tôi nằm ngoài luồng ánh sáng, thì tôi viết hoàn toàn khác, không phải những gì cần phải viết. Khi không có luồng ánh sáng đó, tôi là một kẻ ti tiện, lăng xăng, ngu ngốc, láu cá...

- Nhà thơ mà cũng láu cá ư?

- Có thể, nhưng ở đây ý tôi muốn nói về sự hồn nhiên. Anh ta muốn láu cá, nhưng làm sao để sự láu cá của anh ta bị phát hiện. Tôi có một niềm thích thú là khi tôi láu cá thì tất cả mọi người xung quanh đều hiểu ra. Có thể, đó là biểu hiện tính trẻ con không đúng tuổi.

- Tôi thấy anh là người biết tranh thủ sự ủng hộ của các phương tiện thông tin đại chúng: tham gia các chương trình thơ, phát biểu trên đài phát thanh, trả lời phỏng vấn trên các báo, lập trang web rất có nghề...Liệu ở đây có sự liên tưởng với các nhà thơ những năm 60 không? Họ có các sân vận động, mà Internet cũng là một sân vận động! Có thật là anh cần sự xuất hiện đến như vậy không?

- Đấy là vương quốc của tôi, nếu cần, là lãnh địa của tôi. "Thơ ca đã chết, và nó không cần thiết cho con người nữa" - đó là câu đầu tiên tôi nghe được khi bước vào văn học trong những năm 90. Lúc bấy giờ nó làm tôi rất ngạc nhiên. Tôi không hiểu: tại sao bỗng nhiên tất cả mọi người đều cho rằng thơ ca không cần thiết nữa, rằng thời đại của nó đã qua". Tại sao mọi người gật đầu và nói rằng quả là như vậy? Những lời nói đó như một cái tát giáng vào mặt tôi.

Tôi không thể nhất trí với ý kiến cho rằng thơ ca đang giãy chết. Có những thời điểm nó trở nên nghèo nàn, sa sút, ít cần thiết hơn, nhưng dù sao thơ ca vẫn là một khối vàng ròng!

Tôi không thể nói là tôi không thích các nhà thơ những năm 60 của thế kỉ trước. Một số đồng nghiệp văn học sốt sắng quay lưng lại với họ, muốn nhanh chóng rút lui vào ở ẩn trong các xa lông ấm áp và tiện nghi của mình! Tôi không thể không thách thức họ. Có thời điểm tôi đã ném vào mặt họ những bằng chứng cho thấy tôi đúng chứ không phải họ. Vì muốn chứng minh lẽ phải của mình đôi khi tôi phải trả gía bằng việc bị đưa vào "sổ đen".

- Trời ơi, làm gì có "sổ đen"trong thời đại chúng ta?

- Có đấy. Các họa báo sẵn sàng in thơ tôi, còn các tạp chí văn học thì im như thóc. Đó là chuyện bình thường.

- Mỗi nhà thơ đều bắt nguồn từ một cái gì đấy. Những nhà thơ nào có ảnh hưởng tới anh?

- Năm 16 tuổi tôi say mê Blok, sau đó thích Tsvetaeva, sau đó - Akhmadulina. Đối với tôi Elena Shvarts ở Leningrad là một phát hiện lớn. Đọc thơ chị, tôi hiểu rằng thơ ca cần phải giống như cái ống cao su mà người ta dùng để kiểm tra dạ dày. Khi rút nó ra thì bạn bị nôn.

- Nếu theo cách nói của Wilde rằng "tất cả các nghệ thuật đều hoàn toàn vô ích" thì có thể những dằn vặt như vậy cũng chẳng để làm gì?

- Không. Nghệ thuật giúp con người sống. Khi không làm được thơ, tôi cảm thấy mình như đang đi trên một mặt phẳng. Còn khi câu thơ xuất hiện thì nó giống như một bậc mới. Với mỗi câu thơ mới tôi lại giơ chân và bước lên bậc cao hơn nữa. Tôi thích đi máy bay, đặc biệt tôi rất khoái thời điểm lúc máy bay hạ cánh, khi bạn không rõ máy bay đang hạ thấp độ cao hay rơi xuống. Vâng, thơ ca giúp con người, độc giả sống... Chúng ta có thể nói đủ điều về thế hệ các nhà thơ những năm 60, nhưng lúc bấy giờ người ta hiểu rằng thơ ca cần cho con người. Không quan trọng chất lượng của thơ ca trong thời đại ấy, nhưng nó cần cho con người, nó không vô ích.

- Có lần anh viết "Tôi vẫn còn yêu đế chế...". Nhưng hiện nay ở nước Nga điều đó đã lỗi thời, mà anh vẫn cứ nói. Vì sao?

- Tôi thích ý tưởng về một không gian mạnh mẽ nào đó mà mọi người đều yêu mến, sợ hãi và kính trọng. Rõ ràng là các đế chế có nhiều nhược điểm, và chúng ta biết chúng sẽ biến thành cái gì. Nhưng dù sao cái ý tưởng bên trong về một cái gì đấy mạnh mẽ và to lớn, cảm giác về sự tham dự vào đó khiến tôi rất thích thú. Mặc dù cái đế chế đó có thể đè bẹp tôi, nhưng bởi chúng ta bao giờ cũng thích những gì mạo hiểm hơn là sự an toàn. Tôi còn thích những con người tạo nên các đế chế, nhỏ hay lớn, nhưng là các đế chế. Và không quan trọng sau đó chúng có bị sụp đổ hay không và ai sẽ bị tiêu diệt dưới những mảnh vỡ của nó.

- Anh có thể nói điều gì về bản thân mình?

- Có lẽ, tôi là một con người công bằng - đối với bản thân cũng như tất cả mọi người. Ít ra thì tôi cố gắng trở nên công bằng. Có lẽ, đó là cái tốt duy nhất của tôi.


Theo Vzglyad.
ĐN sưu tầm.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyenan

Xin gửi tặng ace 1 bài thơ Nga do tôi dịch. Rất mong nhận được những góp ý chân thành. (xin lỗi vì mới tham gia vào website nên chưa biết cách trình bày bài viết cho đẹp như ý)

Спичка отгорела и погасла

(Борис Корнилов)

Спичка отгорела и погасла,
Мы не прикурили от неё.
А луна — сияющее масло —Тихо уходила в бытиё.
И тогда, протягивая руку,
Думая о бедном, о своем,
Полюбил я горькую разлуку,
Без которой мы не проживем.
Будем помнить грохот на вокзале,
Беспокойный,тягостный вокзал.
Что сказали,что — не досказали,
Потому что поезд побежал.
Все уедем в пропасть голубую.
Скажут будущие: молод… был,
Девушку веселую любую
Как реку весеннюю любил.
Унесет онаи укачает,
И у ней ни ярости, ни зла
А впадая в океан, не чает,
Что меня с собою унесла.
Вот и все.
Когда вы уезжали,
Я подумал,только не сказал,
О реке подумал,о вокзале,
О земле, похожей на вокзал…

CHÁY HẾT RỒI TÀN

Cháy lên diêm ơi
Cháy lên rồi tắt
Trăng vàng sóng sánh
Lặng lẽ ra đi.

Hỏi đất hỏi trờl
Hỏi người rơi lệ
Chia xa như thế
Mới đúng như mơ ...

Sân ga tuổi thơ
Nhiều lời chưa ngỏ
Tình yêu vừa tỏ
Đã vụt bay xa

Ai sẽ biết ta
Một thời trai trẻ
Yêu người như thể
Yêu cả dòng sông

Xuân đến tan băng
Sông trôi phẳng lặng
Cuốn theo tình nặng
Hoà mãi biển xanh.

Thôi thế là xong
Chia tay ly biệt
Mãi còn nuối tiếc
Hình bóng dòng sông
Và một sân ga
Như miền đất lạ...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

bangbh

KẺ HÀNH KHẤT
Mikhail  Lermôntôv

Ở cổng ngôi nhà của người quyền uy (1), (2)
Kẻ hành khất đứng xin của bố thí
Bởi đói, khát, mỏi mòn thân tiều tuỵ
Chỉ còn chút sinh khí ẩn hàng mi.

Người đó chỉ cầu xin mẩu bánh mì,
Với ánh mắt hiện nỗi đau hành hạ,       
Nhưng ai đó đã đặt lên viên đá
Trên bàn tay kẻ khốn khó chìa ra .

Luỵ tình mi ta đã cố van lơn
Với hàng lệ đắng cay, với tủi hờn;
Những cảm xúc của ta còn hơn thế
Bị mi đánh lừa chẳng thể quên đi!
1830

Bùi Huy Bằng dịch  (http://buihuybang.blogtiengviet.net/)
2/2013 (Tết Quý Tỵ)
(1)
1- Theo từ điển những từ tiếng Nga đồng nghĩa dạng hình thái học - Словарь русских синонимов с морфологией (http://jeck.ru/tools/SynonymsDictionary)   
- ОБИТАТЕЛИ có 12 từ đồng nghĩa, trong đó những từ được sử dụng nhiều nhất:
. Дом: ngôi nhà - với tần suất sử dụng 153.887 lượt.
. Монастырь: nhà tu, tu viện - với tần suất sử dụng 5.586 lượt.
- СВЯТОЙ, СВЯТАЯ có 52 từ đồng nghĩa, trong đó những từ được sử dụng nhiều nhất hoặc đáng chú ý nhất:
. Высокий (высочайший, наивысочайший,...): cao, rất cao, cực cao... - với tần suất sử dụng  63.801lượt.
. Благородный...: cao cả , cao thượng, quý tộc... - với tần suất sử dụng 9.289 luợt.
2- Theo từ điển tiếng Nga (Словарь русского языка, С. И. Ожегов, 1973), trang 650, điểm 4: trong Ky-tô giáo và Cơ đốc giáo СВЯТОЙ, – ОГО (cách 2), СВЯТАЯ, – ОЙ (cách 2) có nghĩa nguời ... có quyền lực màu nhiệm.
Như vậy câu “У врат обители святой “ có thể dịch:
+ Ở cổng ngôi nhà của người quyền uy
+ Ở cổng nhà tu của đấng quyền uy
Xét ngữ cảnh trong bài thơ, tần suất sử dụng từ và trạng thái không viết hoa của từ святой, tôi lựa chọn câu dịch trên.
Sở dĩ phải giải thích dài dòng là để phân biệt hầu hết các bản dịch khác đã dịch ОБИТАТЕЛИ СВЯТОЙ là NHÀ THỜ, có bài dịch là TƯỢNG THÁNH... Liệu đây có phải là một sự nhầm lẫn?
(2)
Giả thiết phần dịch nghĩa là đúng, nhiều bài dịch mà tôi biết đã hư cấu (nhiều tình tiết, hinh ảnh) rất phong phú. Ở khổ thơ cuối (4 câu cuối cùng) thể hiện sự oán hờn, trách cứ nhưng với lòng tự  trọng cao của KẺ HÀNH KHẤT đối với “КТО-ТО”  (ai đó), “ ТВОЕЙ” (của mày, của mi), “ТОБОЙ” (bởi mày, bởi mi) làm mất niềm tin vĩnh viễn (навек) vào một con người “ai đó”, nghĩ rộng ra là vào con người nói chung. Như vậy trong bài thơ nguyên tác không có nhân vật thứ 3 nào để diễn xướng thành “ANH” - bởi  KẺ HÀNH KHẤT hiển nhiên ở đẳng cấp thấp, hơn nữa người này chẳng còn chút thiện cảm nào với “ai đó” (кто-то) hoặc thành “EM”, “NÀNG” - bởi “AI ĐÓ” (кто-то) chẳng có dấu hiệu nào chứng tỏ là phụ nữ,  cực đoan còn gán cho “кто-то” là “Có cô em quý tộc Nga...” rồi biến bài thơ nguyên tác 12 câu thành bài lục bát 18 câu rất êm tai.
Đành rằng ai chả muốn thơ dịch hay, nhưng không rõ do “vô tình” hay “hữu ý” mà nhiều dịch giả cố nhào nặn dịch phẩm thành thơ sáng tác dựa trên “nguyên liệu” thơ nguyên tác với những câu “rung cảm” nhằm thoả mãn sự tưởng thưởng của bạn đọc , nhất là những nguời chưa hoặc không biết tiếng Nga. Nếu tác giả nguyên tác sống lại sẽ nói gì nhỉ? Mà lạ thay, không chỉ ở bài này mả ở hầu hết các bản dịch thơ Nga không có bản dịch nghĩa. Phải chăng đây là cố tình đánh đố bạn đọc?
Có nhiều DỊCH GIẢ đã phóng tác quá xa nguyên tác với lý do uyên thâm là gìn giữ “HỒN THƠ”. Nhưng tiếc thay “HỒN THƠ” lại nằm ở chính câu chữ của nguyên tác  - yếu tố chủ quan, chứ không phụ thuộc người dịch - yếu tố khách quan, mà yếu tố này lại biến hoá, đến lượt, nó lại phụ thuộc tư duy ngôn ngữ (văn phạm Nga, Việt), sự trung thành (tôn trọng nguyên tác, tác giả), sự phục thiện (biết lắng nghe, bớt sĩ diện, hiểu rõ mình) của chính người dịch. Điều này có thể dễ dàng kiểm chứng bằng cách để người Nga không biết bài thơ Nga nguyên tác, biết tiếng Việt dịch ngược thì sẽ thấy HỒN THƠ “bay bổng” thế nào!. Cứ đà này không lâu nữa tiếng Nga sẽ biến thành tiếng Việt. Thật tuyệt vời “MỘT CÔNG, ĐÔI VIỆC”.
(3)- Xem các bản dịch tại
http://www.thivien.net/vi...ID=I3eX508KT6SoOGSUOI2GVA

NGUYÊN TÁC tại:
http://www.lermontov.info/text/nishiy.shtml

Нищий - Лермонтов М.Ю.
1830
У врат обители святой
Стоял просящий подаянья
Бедняк иссохший, чуть живой
От глада, жажды и страданья.

Куска лишь хлеба он просил,
И взор являл живую муку,
И кто-то камень положил
В его протянутую руку.

Так я молил твоей любви
С слезами горькими, с тоскою;
Так чувства лучшие мои
Обмануты навек тобою!

DỊCH NGHĨA:

KẺ HÀNH KHẤT
Mikhail  Lermôntôv

Ở cổng (1) ngôi nhà của người cao sang (quý tộc) (2)
[Đã] Đứng ở đó là [người] đang van xin của bố thí
Kẻ nghèo khó gầy còm, [chỉ còn] một chút sự sống [sinh khí]
Bởi đói (3), khát, khổ đau.

Nó (anh ta, ông ta) cầu xin chỉ một mẩu bánh mì,
Và [với] cái nhìn tỏ ra khổ đau sống động [hành hạ],
Và [nhưng] ai đó đã đặt viên đá,
Vào [lên lòng] bàn tay của người này đang chìa ra,

Ta đã khẩn cầu tình yêu (thương) của mi [твоей] như thế đó
Với những giọt lệ đắng cay, với  nỗi buồn tủi;
Những cảm xúc của ta  tuyệt vời [sâu nặng]  đến thế
Đã bị lừa dối vĩnh viễn bởi mi [тобою]!
1830

Bùi Huy Bằng dịch  
2/2013
(1) – Врат = (врата, ворота) – danh từ đa nghĩa (Xem Словарь русского языка, С. И. Ожегов, 1973).
(2) -  Oбители святой – Xem diễn giải ở trên.
(3) – глад = голод (http://jeck.ru/tools/SynonymsDictionary).
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (5 bài viết)
[1]