Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cammy

PVCT nói rất hay em à! Chính hợp ý chị! :D Thơ Đường thì đúng là phải có niêm có luật đầy đủ thì người ta mới cho là hay (à, dĩ nhiên là phải có những điều như em nói chứ!) Chị không nói được nữa. Nhưng cái này em viết rất hay! :P
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Với tôi thơ hay phải đạt được ba tiêu chí
1. Cảm xúc chân thành (Tình)
2. Ngôn ngữ thể hiện
3. Tứ

trong đó "Tứ" là quan trọng nhất. Một bài thơ nếu chỉ có tình không thôi thì chỉ là mới đạt có một nửa yêu cầu. Nhà thơ đời Thanh Viên Mai
của Trung Quốc là một nhà thơ đã có nhiều thành tựu trong phê bình lý luận thơ ca , trong đó thuyết "tính linh" đã được ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là tác phẩm " Tuỳ Viên thi thoại ". Có thể tóm tắt nội hàm của "thuyết tính linh" qua ba nhân tố cơ bản như sau:

1. Chân tình: (Thi giá, do tình sinh giả dã), nghĩa là " Thơ do cái tình sinh ra". Đây là hạt nhân của thuyết tính linh của Viên Mai. Ông cho rằng "điều khó nhất của thơ là tính chân thật mà điều tiên quyết của nó là tính tình". Nó cũng là nội dung chủ yếu mà thơ ca cần miêu tả, biểu hiện.

2. Cá tính: Đây là hệ quả tất yếu của việc nhấn mạnh chân tình. Và ông đã nhấn mạnh cái Tôi trong vấn đề này ( Làm thơ không thể không có cái Tôi, Tác thi bất khả dĩ vô Ngã). Ông nói: "Đại phàm những người làm thơ
đều có thân phận riêng, cũng đều có lòng dạ, chí khí riêng", " chỉ cần cái Tôi tồn tại, không thể làm cái việc đánh cắp văn thơ của người khác". Cái Tôi không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn cả ở phương diện nghệ thuật "Thơ phải có tính độc đáo, không thể ỷ vào người khác"

3. Tài năng: Ông giải thích như sau: " Tài năng, học vấn, hiểu biết, cả ba đều nên có đủ song tài là trước hết" và cho rằng: " Nhà thơ không có tài thì không thể vận chuyển được tâm linh". Viên Mai rất coi
trọng điều này, ông lý giải, nếu nhà thơ có tài năng thực sự thì trong quá trình sáng tạo mới dễ xuất hiện trạng thái hưng phấn và linh cảm, những điều kiện hết sức cần thiết cho sự ra đời các tác phẩm văn thơ có
giá trị, "làm thơ mà cơn hưng phấn đến thì chóng thành" .

Đấy, quan điểm của nhà lý luận Trung Quốc thời phong kiến là thế, còn các nhà lý luận phê bình văn học Việt Nam thì nghĩ sao về vấn đề này.
Không cần nêu nhiều ý kiến khác nhau chỉ cần một câu này của nhà phê bình văn học Hoài Thanh thôi là đủ: "Thơ hay thì người ta phải thuộc"  

hongha83
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thânthơ

{không phải là thơ đâu, trình bày vậy để mọi người dễ đọc, không ngán khi phải liếc mắt qua một dòng dài với co chữ bé vậy)

Xem ra thiếu hai ngày nữa,
topic này tròn 01 tuổi.
Hai hôm nữa, người xướng ra nó
có nhớ nó để kỷ niệm sinh nhật không?
Xem ra trong 363 ngày đó,
đã có 71 bài viết
(theo nội dung chính của chủ đề có, lạc đề có, giao lưu ngoài nội dung có, "vô bổ" cũng có...)
và có đến 2264 lượt xem.
Các con số thường là khách quan nhất!
Như vậy, kết luận số 1 là:
- có nhiều người quan tâm đến "thế nào là một bài thơ hay".
Thứ hai số bài có nội dung hay và nghiêm túc,
có nhiều, nội dung thấm thía,
có tham khảo, suy lụân: có và nếu ai đó,
biên tập lại, sẽ có một số thông tin bổ ích.
- có ích cho những người yêu thơ trong THI VIỆN
Thứ ba, xem ra đây là một đề bài khó.
Mà những người tham gia đều là không chuyên nghiệp cả,
nên kết quả "cũng chỉ vậy".
Nó cũng như câu chuyện" quả đất tròn hay vuông".
Thế nào là tròn thế nào là vuông.
Vì thực ra nói Trái đất tròn
cũng không đúng và không sai.
Nói quả đất không vuông thì đúng,
nhưng lại không đúng.
Nghe nực cười không?
Thế nào là "một bài thơ hay".
Bao quát quá, bao la quá.
Cũng y trang với câu hỏi "thế nào là một món ăn ngon" vậy.
Không ai tiệm cận tối đa được.
Nếu đưa ra một bài thơ cụ thể
và hỏi 1000 người xem hay hay không hay.
Thì quá dễ. Có câu trả lời.
Chỉ cần chép bài thơ đó, rồi in ra 1000 biểu,
với một lô các câu hỏi đi kèm,
rồi gửi cho 1000 người để họ trả lời.
Sau đó, thu lại, lên thống kê, và tổng kết.
Điều đó làm được.
Chẳng hạn, bài thơ có 500 người cho là hay,
và họ là những nhà thơ chuyên nghiệp cả.
Kết luận được.
Trường hợp ngược lại, cũng thế!
Đưa một món ăn mặn, ngon thật sự  cho 1000 người ăn kiêng.
Hỏi họ xem, họ trả lời như thế nào.
Hoặc ngược lại.
Đưa một món ăn ngon của người theo đạo hồi
cho một người châu á không đạo, họ trả lời ra sao!!!.

Mấy lời ngắn vậy,
chắc mọi người hiểu ý của thành viên tôi!!!

Tôi hoan nghênh HXT đưa ra mục này.
Tiếc là không đi sâu bàn luận được,
vì không có khả năng, nói rồi mọi người cười cho, nên có mấy lời thô, so vậy...
Thân Thơ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em cũng vỗ tay cái ý kiến của bác thantho ạ.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

Một lần làm việc ở thư viện trường, mình đọc được một truyện ngắn của một nhà văn hiện đại Trung Quốc kể về Lý Bạch (truyện hư cấu) Trong đó, nhân vật Lý Bạch ("nhân vật" chứ không phải "nhà thơ"): "Thơ hay cốt ở ý, không phải ở khí"
Âu cũng là một cách cảm nhận về thơ văn. Và mình phản đối cách cảm nhận đó. Nếu mình là nhà văn ấy, mình sẽ viết ngược lại: "Thơ hay ở khí, không phải ở ý" Khí hay, thì ý mới hay. Lấy ví dụ về bài "Cảm hoài" của Đặng Dung. Có nhiều ý kiến cho rằng bài thơ không hay vì câu: "Thời lai đồ điếu thành công dị/Vận khứ anh hùng ẩm hận đa" ý không mới, trước đó đã có nhiều bài thơ có ý giống như vậy.
Nhưng theo mình, Đặng Dung làm thơ đâu phải để cho người khác đọc, cũng như nhà thơ làm thơ không phải để in sách. Thơ chẳng phải là nguồn tâm sự, là nỗi lòng của người viết đó sao. Khi đánh giá một nỗi lòng, thiết nghĩ chỉ là đánh giá nỗi lòng ấy tha thiết đến mức nào, cao cả đến mức nào. Thơ hay là diễn tả được nỗi lòng ấy. Còn ý chỉ là cách diễn tả, là công cụ mà thôi (công cụ diễn tả của ý là lời). Thế mới có câu: "Nhị cú tam niên đắc/ Nhất ngâm song lệ lưu"
Nhìn chung, mình phản đối quan niệm cho rằng cái chính của văn chương là câu chữ. Câu chữ cũng quan trọng, nhưng tư tưởng hàm chứa trong văn chương mới làm nên giá trị văn chương. Thơ hay là thơ diễn tả được nỗi lòng, tình cảm tha thiết của nhà thơ, mà diễn tả được "khí" là một mặt.
Mình chỉ bày tỏ một cách cảm thụ thơ văn. Mình còn nhỏ, thiển cận, rất mong mọi người giúp đỡ.
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Anh hùng & mỹ nhân

Diệp Y Như đã viết:
Một lần làm việc ở thư viện trường, mình đọc được một truyện ngắn của một nhà văn hiện đại Trung Quốc kể về Lý Bạch (truyện hư cấu) Trong đó, nhân vật Lý Bạch ("nhân vật" chứ không phải "nhà thơ"): "Thơ hay cốt ở ý, không phải ở khí"
Âu cũng là một cách cảm nhận về thơ văn. Và mình phản đối cách cảm nhận đó. Nếu mình là nhà văn ấy, mình sẽ viết ngược lại: "Thơ hay ở khí, không phải ở ý" Khí hay, thì ý mới hay. Lấy ví dụ về bài "Cảm hoài" của Đặng Dung. Có nhiều ý kiến cho rằng bài thơ không hay vì câu: "Thời lai đồ điếu thành công dị/Vận khứ anh hùng ẩm hận đa" ý không mới, trước đó đã có nhiều bài thơ có ý giống như vậy.
Nhưng theo mình, Đặng Dung làm thơ đâu phải để cho người khác đọc, cũng như nhà thơ làm thơ không phải để in sách. Thơ chẳng phải là nguồn tâm sự, là nỗi lòng của người viết đó sao. Khi đánh giá một nỗi lòng, thiết nghĩ chỉ là đánh giá nỗi lòng ấy tha thiết đến mức nào, cao cả đến mức nào. Thơ hay là diễn tả được nỗi lòng ấy. Còn ý chỉ là cách diễn tả, là công cụ mà thôi (công cụ diễn tả của ý là lời). Thế mới có câu: "Nhị cú tam niên đắc/ Nhất ngâm song lệ lưu"
Nhìn chung, mình phản đối quan niệm cho rằng cái chính của văn chương là câu chữ. Câu chữ cũng quan trọng, nhưng tư tưởng hàm chứa trong văn chương mới làm nên giá trị văn chương. Thơ hay là thơ diễn tả được nỗi lòng, tình cảm tha thiết của nhà thơ, mà diễn tả được "khí" là một mặt.
Mình chỉ bày tỏ một cách cảm thụ thơ văn. Mình còn nhỏ, thiển cận, rất mong mọi người giúp đỡ.
theo anh thì lý bạch nói rất trí lý
Làm trai chí lớn xưa nay hiếm
Thiếu nữ trong tranh được mấy người
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Có 1 quyển sách của GS. Thuỵ Khuê về vấn đề này, mấy lần định lôi về TV để mọi người thảo luận nhưng vẫn lười quá: http://chimviet.free.fr/v...ue/cautructho/mucluc.html
Nhân có bạn khơi lại chủ đề này nên mình để link ở đây, ai có thời gian đọc nhé :-)
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

hà ngọc hoàng đã viết:
Diệp Y Như đã viết:

Một lần làm việc ở thư viện trường, mình đọc được một truyện ngắn của một nhà văn hiện đại Trung Quốc kể về Lý Bạch (truyện hư cấu) Trong đó, nhân vật Lý Bạch ("nhân vật" chứ không phải "nhà thơ"): "Thơ hay cốt ở ý, không phải ở khí"
Âu cũng là một cách cảm nhận về thơ văn. Và mình phản đối cách cảm nhận đó. Nếu mình là nhà văn ấy, mình sẽ viết ngược lại: "Thơ hay ở khí, không phải ở ý" Khí hay, thì ý mới hay. Lấy ví dụ về bài "Cảm hoài" của Đặng Dung. Có nhiều ý kiến cho rằng bài thơ không hay vì câu: "Thời lai đồ điếu thành công dị/Vận khứ anh hùng ẩm hận đa" ý không mới, trước đó đã có nhiều bài thơ có ý giống như vậy.
Nhưng theo mình, Đặng Dung làm thơ đâu phải để cho người khác đọc, cũng như nhà thơ làm thơ không phải để in sách. Thơ chẳng phải là nguồn tâm sự, là nỗi lòng của người viết đó sao. Khi đánh giá một nỗi lòng, thiết nghĩ chỉ là đánh giá nỗi lòng ấy tha thiết đến mức nào, cao cả đến mức nào. Thơ hay là diễn tả được nỗi lòng ấy. Còn ý chỉ là cách diễn tả, là công cụ mà thôi (công cụ diễn tả của ý là lời). Thế mới có câu: "Nhị cú tam niên đắc/ Nhất ngâm song lệ lưu"
Nhìn chung, mình phản đối quan niệm cho rằng cái chính của văn chương là câu chữ. Câu chữ cũng quan trọng, nhưng tư tưởng hàm chứa trong văn chương mới làm nên giá trị văn chương. Thơ hay là thơ diễn tả được nỗi lòng, tình cảm tha thiết của nhà thơ, mà diễn tả được "khí" là một mặt.
Mình chỉ bày tỏ một cách cảm thụ thơ văn. Mình còn nhỏ, thiển cận, rất mong mọi người giúp đỡ.
theo anh thì lý bạch nói rất trí lý

Cách đây nhiều năm, mình có đọc một cuốn sách bàn về nghệ thuật của nhà thơ người Pháp Paul Valéry. Ông cho rằng, điều khác biệt của ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi ở chỗ này: Ngôn ngữ văn xuôi (hay nói đúng hơn là không thơ) khi nói lên, vừa được hiểu thì ngay lập tức biến mất câu và chữ, thay vào đó, người ta chỉ còn nhớ đến những cảm nhận, ý tưởng, hành động mà lời văn nói tới. Ngược lại, ngôn ngữ thơ ca sau khi được đọc lên, được thấu hiểu, thì không biến mất, mà nó còn lại, như thể một lần nữa hiện lên từ tro tàn để rồi lặp lại mãi mãi vô cùng tận dưới hình thức thể hiện mà nhà thơ đã tạo ra.

Mình trích ý này để muốn nói, theo mình, cả khí, cả ý đều quan trọng. Bằng không thơ sẽ là văn xuôi! Ranh giới giữa thơ ca và văn xuôi đến giờ người ta vẫn đang tranh cãi, nhưng mình thích ý kiến của P. Valery
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chắc chị HXT nói về "parole extraordinaire" (lời nói phi thường) của Valéry mà trong bài kia ông Thuỵ Khuê cũng nhắc tới.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Điệp luyến hoa đã viết:
Chắc chị HXT nói về "parole extraordinaire" (lời nói phi thường) của Valéry mà trong bài kia ông Thuỵ Khuê cũng nhắc tới.
Ủa vậy hả? Chị chưa kịp đọc bài trong link của chú Điệp. Nếu bài không dài thì copy vào đây luôn cho đỡ phải theo đường link, ngại ghê.
Năm xưa, chị dùng các khái niệm của P. Valéry khá nhiều trong các bài của chị, nhưng toàn đọc qua tiếng Nga thôi. Hì.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối