Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Cám ơn các bạn đưa thêm những tư liệu để rộng đường dư luận thì càng tốt và phong phú cho chủ đề...Xin nhắc lại là mọi ý kiến đều là tâm huyết và đáng trân trọng.
-Xin post tiếp, cuối cùng sẽ đúc kết...
------------------------
Phần III:-Hiện tình thơ ca ở các CLB Thơ HT trong cả nước.
(sẽ post sau...sorry)
[[Thành viên:Thiềng ĐứcVL|Thiềng ĐứcVL]] 09:32, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)

1/-Về sách Thơ ĐL thì tôi còn có duyên với tác giả Trần Đình Sử qua bài viết"Thi pháp Thơ Đường-Mối tình thủy chung của Quách Tấn"(1999)và quyển "Nghệ thuật-Ngôn ngữ Thơ Đường"(2000)của 2 tác giả người Mỹ gốc Trung Quốc tập hợp nhiều tiểu luận.Tác giả TĐS cũng chịu khó
nghiên cứu,dịch thuật và giới thiệu 2 tài liệu trên để làm phong phú thêm kho sách Thơ ca VN nói chung và Thơ ĐL nói riêng,nhưng không biết ông TĐS có làm Thơ ĐL không,thì tôi chưa rõ.

Theo thiển ý thì sách của cụ Lạc Nam viết tốt(dễ hiểu hơn sách của cụ Quách Tấn)và dạy nhiều thể thơ chứ không chỉ có Thơ ĐL và dành cho ai mới bắt đầu làm quen với Thơ ca,đặc biệt là Thơ ĐL.Sách "NT-NN Thơ Đường"(2000)thì nặng về ngữ pháp hơn là thi pháp,nên phải có
trình độ cao mới tiếp thu được.Nhưng tôi nghĩ Thơ ĐL/VN thì không cần cầu kỳ theo kiểu quá cổ của Đường thi Trung Quốc.

Cụ LN nói đơn giản"Thơ hay cần phải có hồn",...phải đổi mới cách viết,...ý từ phải đi vào thực tiển của cuộc sống...không chỉ than mây khóc gió,vịnh nguyệt đề hoa(cùng ý với Bác Hồ,nhưng Bác Hồ còn có ý mạnh hơn là"trong thơ nên có thép",cùng ý với cụ Đồ Chiểu là"bút chẳng tà",như ta đã rõ,nhưng chắc cũng không nên tất cả Thơ ca phải như thế).

2/-Qua những Tuyển tập Thơ HT&NCT hoặc Thơ trẻ thì ai cũng muốn định nghĩa Thơ theo chủ quan của mình và "tùy hứng qua cầu"(Thơ là...Thơ là...v.v...và v.v...)

Tôi thấy định nghĩa Thơ trong Đại từ điển tiếng Việt của Gs-PTs Nguyễn Như Ý là đúng giáo khoa.Thơ là"hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh,có nhịp điệu,vần điệu để thể hiện ý tưởng,cảm xúc nào đó của tác giả,một cách hàm súc",cũng na ná định nghĩa của Từ điển LAROUSSE.Nhưng theo tôi thì cần bổ sung Thơ là tiếng lòng và phải có ích cho xã hội hướng tới Chân,Thiện,Mỹ.
[[Thành viên:Thiềng ĐứcVL|Thiềng ĐứcVL]] 07:01, ngày 11 tháng 6 năm 2007 (UTC)
(Vì bị trục trặc kỹ thuật ADSL nên type hết đoạn 2/-nhưng bị mất hết nên type lại từng đoạn ngắn cho chắc ăn)

Rõ ràng Thơ(luôn cả Nhạc)của 2 thời kỳ Kháng chiến chống Pháp và Mỹ
đã đáp ứng và hổ trợ không nhỏ cho công cuộc chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược.Hoàn toàn không có Thơ ủy mị như sau này và  đang tràn ngập báo đài của Nhà nước như đã nói ở Phần I.Các tác giả chạy theo Thơ tình như là mốt thời thượng.Không viết Thơ tình thì không là "Nhà thơ".Thơ càng ủy mị thì được cho là hay!!Càng tối nghĩa("Đại ngôn chọn chữ,Bí hiểm dùng văn")là"siêu"!!

Rất nhiều ý kiến ở các CLB Thơ HT&NCT là Thơ trên báo đài,thực tình không hiểu nỗi tác giả muốn nói gì và bài thơ có ích lợi gì cho cuộc sống với kiểu ủy mị,tối nghĩa như thế?!Các báo đài đối chiếu lại xem thế nào?Các Nhà thơ chính hiệu cũng tự soi rọi lại xem thơ mình như thế nào?!

Chắc ai cũng phải thống nhát là Thơ cần có tư tưởng,nếu Thơ không có tư tưởng là "Thơ vô hồn" thì xã hội cần gì loại Thơ này?!Bản thân tôi cũng xin chịu thua vì chưa đủ trình độ để hiểu"Thơ vô hồn" nhan nhản trên báo chí!

3/-Lâu nay Tuyển tập Thơ các CLB hoặc cá nhân xuất bản có phép hoặc "lưu hành nội bộ"...(sẽ post tiếp cho chắc...sorry)
[[Thành viên:Thiềng ĐứcVL|Thiềng ĐứcVL]] 07:33, ngày 11 tháng 6 năm 2007 (UTC)
...thì rất và quá nhiều,thường là"tình cho không,biếu không".Chủ trương"học bạn,nâng tay bút"cũng rất tốt cho các Thi hữu nghiệp dư.Số này rất đông và cũng rất say mê sáng tác,xướng họa giao lưu,ngâm vịnh.Sân chơi các CLB là nên khuyến khích và nên giúp đở
thêm nữa.

Về chủ đề thơ thì có thể chia thành 3 cấp:

a/-Thơ "tức cảnh,sanh tình",thơ giao lưu xướng họa,viết về tình bạn,tình yêu,...về Nàng thơ(viết hoài không biết chán!)

b/-Thơ chính trị,ca ngợi Bác Đảng,mừng Xuân,mừng các lễ hội,v,v...

c/-Thơ châm biếm,trào phúng,triết lý nhân sinh,...

Nói chung"Văn là người".Thơ của vị nào thì thể hiện trình độ của vị đó.Qua các Tuyển tập tôi không dám chủ quan nhưng cũng đánh giá được đa số là"lục lục thường tài"...chỉ có thể viết được 2 dạng trên.Dạng thứ ba phải có trình độ văn hóa tương đối cao thì mới viết được,cở Đại học trở lên thì càng hiếm.Chứ không thể đánh đồng"cá mè một lứa"(theo tâm lý chung thì ai cũng cho là thơ mình là nhất!)Dù là dạng nào thì...làm thơ cho vui tuổi già.Thế thôi,như đã nói trên...

4/-Về các Tuyển tập thì có 2 dạng.Một là"góp gạo nấu cơm chung" và lưu hành nội bộ thì rất nhiều.Hai là dạng Chủ biên kinh doanh thơ của bạn bè,ai nộp tiền đủ thì in vào Tuyển tập,ai không đóng tiền thì không in,Thành ra thơ hay,thơ không hay(không dám nói thơ dở)cũng cứ in ra và tặng nhau.còn cá nhân nào đủ khả năng tài chánh thì làm Tuyển tập riêng để...tặng bạn bè,gia đình.Dạng này cũng bộn bộn và cũng dễ thông qua Nhà xuất bản chính thức.

Năm 2003 Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh VĩnhLong có duyệt cho xuất bản Tuyển tập"Thơ mang màu sắc Hồ Xuân Hương",theo tôi thì tương đối có giá trị vì quy tụ được hầu hết các tay bút có tầm cở về Thơ ĐL(và Thơ cổ truyền khác)trong cả nước,Thơ dạng này là khó nhất.

Cuối cùng chuyện ai cũng biết là Thơ của Bác Hồ thì rõ ràng tất cả đều là Thơ tứ tuyệt(đa phần),Thơ ĐL,Thơ lục bát(chỉ một ít)và được đánh giá như thế nào...xin miễn nhắc lại đây.

Qua bài viết này"Vì sao tôi thích làm Thơ ĐL"là như thế...
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Xin post tiếp...

Phần IV:-Thơ Đường luật và Thơ cổ truyền là bản sắc văn hóa dân tộc.
Có ai không đồng ý?(sorry...sẽ post tiếp)[[Thành viên:Thiềng ĐứcVL|Thiềng ĐứcVL]] 09:43, ngày 11 tháng 6 năm 2007 (UTC)

Bản sắc văn hóa dân tộc là gì thì chắc quý vị có trình độ văn hóa đã rõ,giải thích dài dòng ở đây tôi thấy không cần thiết mà chỉ nhắc mấy
bộ môn văn hóa dân tộc phi vật thể đã được tôn vinh và UNESCO công nhận là Nhã nhạc Cung đình Huế,Văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên,
rồi Hát Quan họ-Ca trù,...

Cũng như Vần điệu, nhịp điệu là bản sắc của Thơ ca.Các thể thơ gọi là mới và tự do muốn phủ định thì cứ...

Về thơ vô hồn rồi thơ điên,thơ cuồng,thơ say(Hàn Mặc Tử,Bùi Giáng,Vũ Hoàng Chương,Đinh Hùng)mà được ai ca ngợi thì cứ...

-Xin bổ sung mấy ý kiến về Thơ ĐL/VN:

1/-Về sách thì tôi thấy chỉ có sách của cụ Lạc Nam là bổ sung đầy đủ nhất cho sách của Gs.Dương Quảng Hàm(sách đầu tiên dạy về Thơ ĐL)và của Ôn Như Nguyễn văn Ngọc,về bộ môn thơ cổ truyền(đặc biệt là Thơ ĐL)
Cụ LN có làm nhiều thơ nên có kinh nghiệm chơi thơ hơn các tác giả khác,không làm thơ mà góp ý,phê bình thơ thì không thể sâu được và làm sao đúng được?.Bình thơ thì dễ đụng chạm nên ít có tác giả nào dám viết thật,mà thường là tránh né.Kể cả 2 cụ Hoài Thanh,Hoài Chân trong quyển Thi nhân Việt Nam.

2/-Về thơ cũ, thơ mới và cuộc bút chiến như đã nói ở trên thì có ích lợi gì?Ai thích thể thơ nào thì cứ viết theo sở trường của mình,rồi thời gian và dư luận đánh giá thôi.Việc gì mà phải bút chiến?

Với ước mong thấy Thơ ca VN ngày càng được nâng cấp và hay hơn,tôi xin đưa ra hết ý kiến của mình trong tinh thần "Có phê bình mới có tiến bộ".Với kinh nghiệm của một người đã viết hơn 200 bài thơ ĐL,trong đó có gần 100 bài dạng triết lý nhân sinh(chất lượng cao)và sẵn sàng xướng họa giao lưu với bất kỳ thi hữu nào lên Chiếu thơ Đường luật VN.
Chỉ có Thơ ĐL mới có Chiếu thơ.Chiếu thơ như Võ đường.Sạch nước cản như đã đạt đai đen.Đai đen còn phải là cấp 1-2-3.Cấp 3 là chất lượng cao.

3/-Xin xác nhận:-Thơ ĐL/VN là bình cũ rượu mới,không dùng điển tích,điển cố Trung Quốc,Hán Nôm,không sai niêm luật,không điệp ý,khộng điệp tự(trừ cố ý,nhưng phải cho hay),chủ đề xã hội VN(không hoài cổ quá mức)và cần nhất 2 cặp đối cho ngon(đối ý,đối từ),bỏ bớt những rắc rối râu ria(khổ độc,...).Ngoài ra xin xác nhận một diều nữa là "thâm thúy" cũng là bản sắc không thể thiếu của Thơ ĐL(nghĩa đen,nghĩa bóng ở từng chữ,từng câu).

4/-Ý kiến về Thơ Tân Đường luật(TTĐL)sorry...sẽ post tiếp...
[[Thành viên:Thiềng ĐứcVL|Thiềng ĐứcVL]] 12:20, ngày 13 tháng 6 năm 2007 (UTC)

Thơ Đường luật thì khó viết nên tôi nghĩ ra cách đơn giản để cho ai viết cũng được,nhất là bước đầu để chơi Thơ ĐL,xin gọi là Thơ Tân Đường luật(Thơ ĐL cải tiến)kết hợp Thơ tứ tuyệt,Thơ cổ phong.Cứ viết từng 4 câu 7 chữ,chỉ giữ luật bằng trắc trong từng câu,2 hoặc 3 vần bằng trong một khổ 4 câu,không cần niêm,không cần đối.Văn hay chẳng luận đặt dài.Tập trung vào chủ đề,viết 4,8,12,16 câu,thậm chí 10,14 câu cũng được.Bài thơ viết trên 20 câu đọc thấy ngán và dễ lạc đề.
[[Thành viên:Thiềng ĐứcVL|Thiềng ĐứcVL]] 23:00, ngày 13 tháng 6 năm
2007 (UTC)

5/-Các lối thơ riêng:Thủ vĩ ngâm,Liên hoàn,Thuận nghịch độc,Yết hậu,Lục ngôn thể,Tiệt hạ,Vĩ tam thanh,Song điệp,Liên ngâm hoặc Liên cú
thì chỉ dành cho những cao thủ thượng thừa.Các bạn mới tò te thì không nên thử sức.

6/-Thơ chiết cành (từ Thơ ĐL)là kiểu chơi thơ riêng của TĐ từ 1/2001(phát triển lối chơi thơ đã có từ lâu)bằng cách chọn những câu thơ hay trong một số bài Thơ ĐL của bạn về một đề tài,rồi chiết ra và ghép lại thành một bài thơ mới,có cùng đề tài với thơ bạn,vì bạn đã nói hết ý rồi,không còn ý nào hay hơn nữa.Cái cần thiết là phải đọc kỷ thơ bạn(thế mới là tri âm,tri kỷ).Thơ chưa tâm đắc thì không thể chiết cành được.TĐ đã có 40 bài Thơ chiết cành.Bốn chục Thi hữu có thơ được chiết cành đều hoan hỉ.Xin mời các thi hữu cứ thử...xem sao?

-Nhờ có tư liệu Bút hoa thi tập,TĐ mới biết kiểu chơi Thơ chiết cành của mình chỉ là kiểu chơi đã có từ xưa,nhưng không rõ căn cứ ở đâu,nay thì đã rõ rồi và tác giả Phan Mạnh Danh chính là tổ sư của TĐ đó.Và chính nhờ có tác giả Khánh Trung đã sưu tầm được và đưa ra tư liệu quý này.Cụ Nguyễn Du cũng đã chiết cành hết sức độc đáo.Thí dụ 2 câu;

Người đâu gặp gỡ làm chi

Trăm năm biết có duyên gì hay không

là chiết cành và dịch ra từ 2 câu:

Vô đoan giải cấu thành tương tri(Trụ xuân viên)

Bách tuế lương duyên tạm hoán thì(Ỷ lâu mộng)

(Còn nhiều nữa,xin xem Bút hoa thi tập)
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Cháu xin có chút ý kiến...

Về tên "Tân Đường luật", theo cháu tên đó có vẻ không hợp lý cho lắm. Đường luật là Đường luật, nó chỉ có một và duy nhất thôi, sao lại có tân Đường luật, vì đã có "tân Đường luật" thì ắt phải có "cựu Đường luật". Nếu ta thêm/bớt luật thì nó không còn là Đường luật nữa rồi, cháu nghĩ có thể gọi là thơ cách luật, hoặc gì đó tương tự như vậy. Nó giống như ta chỉ có thể nói "lịch sử", chứ không thể có "tân lịch sử" hay "cựu lịch sử" được (trừ khi người ta dùng chữ "tân biên" cho những cuốn sử được biên soạn và chỉnh lý lại, nhưng đó là nhằm vào cuốn sách chứ không nhằm vào 2 chữ "lịch sử").

Bác có nhắc đến "Bút hoa thi tập" của Phan Mạnh Danh. Kỳ thực cháu đang rất mong muốn sưu tầm được cuốn này. Tiếc là cháu chỉ mới được xem một vài bài.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

V-Kết luận và Đề nghị:Sẽ post tiếp[[Thành viên:Thiềng ĐứcVL|Thiềng ĐứcVL]] 03:36, ngày 14 tháng 6 năm 2007 (UTC)

Không hoài cổ lắm,nhưng cũng xin phép nhắc lại thời phong kiến,thơ phú là môn thi quan trọng trong các kỳ thi hương,thi hội(trình độ Tú tài,Cử nhân).Thơ thì chỉ có thơ cổ truyền và Thơ ĐL là chủ đạo.Thơ phú  thì nặng về câu đối.Thơ mới,thơ tự do thì không có đối gì cả.Thế thì làm sao duy trì được những câu đối dân gian,câu liểng(kèm môn Thư pháp)đều là bản sắc văn hóa dân tộc.Các vị cao minh nghĩ sao?

Tôi thiển nghĩ muốn chơi được Thơ ĐL thì thời nay cũng như thời xưa phải có trình độ Tú tài trở lên.

Sau khi trình bày hết tâm tư như thế,tôi xin phép đề nghị là muốn được phong là"Nhà thơ"(Hội Nhà văn VN)thì tiêu chí mới là phải làm được Thơ ĐL.
Quý vị nghĩ sao?
[[Thành viên:Thiềng ĐứcVL|Thiềng ĐứcVL]] 09:11, ngày 4 tháng 7 năm 2007 (UTC)
--------------------
-Sẽ trả lời những ý kiến của các bạn sau...
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Re cháu ĐLH:
1-Cháu sang w.hoasontrang.us/phorum để xem "Bút hoa thi tập" do một bạn đang post dần đấy.
2-Cách nay một tuần có một Thi hữu 85 tuổi ở Hà Nội vừa gửi cho bác photocopy bài viết của Ông Hoài Yên (Chủ nhiệm CLB UNESCO Thơ Đường Việt Nam)tựa là cùng nhau trao đổi "Về một danh xưng cần được làm sáng tỏ" trả lời một bài viết trên báo Văn Nghệ số 26 ra ngày 30/6/2007 của tác giả Thanh Hoa (theo Ô.HY là với lời lẽ hằn hộc,thiếu thiện chí nhằm vào CLB UNESCO Thơ Đường Việt Nam).Ô HY đã giải thích khá đầy đủ về tên gọi cuối cùng(sau nhiều lần thay đổi tên gọi khác nhau)được chọn là "Thơ Đường Việt Nam".
Theo TĐ thì "danh xưng" không có gì mà phải ầm ỉ...kiểu bút chiến trước đây lại không cần thiết và phải xem lại tác giả TH nào đó có biết làm thơ ĐL hay không? Và tác giả này như thế nào mới được báo Văn nghệ cho đăng bài viết về văn học mà thiếu văn hoá?(Người phụ trách trang thơ báo Văn Nghệ có rành Thơ ĐL không?)
TĐ nghĩ thì Gs Dương Quảng Hàm là ông thầy lớn nhất về văn học của cả các thế hệ về sau này,đã gọi là Thơ Đường luật(trang 276 quyển VN văn học sử yếu) thì cứ gọi như thế,nếu cần thì gọi là Thơ Đường luật VN cho rõ ràng hơn."Có chết thằng Tây nào đâu".Thơ Đường thì anh em còn gọi vui là "Thơ muối","Thơ Đường không ngọt" vv và vv...
Văn học nói chung, Thơ ca nói riêng phát triển đi lên là tốt,nhưng đừng chệch hướng bản sắc của bộ môn đó.Thơ Tân Đường luật(TTĐL)đã được giải thích..."Cũng đâu có chết thằng Tây nào"...
Xin tiếp thu ý kiến trao đổi có văn hoá...
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Về Bút hoa thi tập, những bài cháu đã đọc chính là những bài cháu đã xem bên hoasontrang đó. Hôm nay cháu vào mới thấy bên đó tiếp tục gửi, sau đúng 5 tháng gián đoạn.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Thơ không đường...Thơ muối của TĐ cũng có nhiều bên w.hst,w.vntq
-Xin giới thiệu một bài lạ lạ(chưa post ở đâu hết)...

SẼ MÃI LÀ CÁNH ÉN
(Cảm tác theo Tuỳ bút MẸ VÀ MÁ,
được Giải thưởng Văn học,
của tác giả Dương Thanh Thanh,Vĩnh Long)

Chuyện kể...
Con gái Huế về làm dâu xứ Vĩnh
Giã từ mẹ ruột đến với mẹ chồng
Giã từ dòng sông đến với bến trong
Xuôi về Nam xa hàng ngàn cây số

Từ bước đầu mọi sự đều bỡ ngỡ
Nhờ tình thương bù đắp cảnh quê anh
Bến bờ hạnh phúc đẹp lắm quê mình
Xa rời mạ yêu...con về với má

Má anh...với em giờ là tất cả
Vòng tay má ấm áp như mạ hiền
Tình yêu má...con thấy thật bình yên
Làm vợ,làm dâu...con dần hoàn thiện

Với anh...em sẽ mãi là cánh én...

Thiềng Đức-6/6/2005
(Thân tặng DTT)
-Các cháu ĐLH,HXT và quý bạn...xem "Thơ muối" của TĐ thế nào?...
------------------
-Đã copy qua topic mới"Thơ Thiềng Đức(không đường)
-Xin để đây làm mẫu "Thơ muối"...
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Thấy bên vietnamnet có topic Tranh luận về NHẠC VIỆT hết sức sôi nổi
giống như topic THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI THƠ HAY. TĐ có tham gia ý kiến.
Xin copy về đây để THƠ VIỆT cũng nên tìm hướng ra cho văn học nói chung và Thơ Nhạc nói riêng...Nhà thơ INSARA cũng đã than thở "Bế tắc Thơ"...
------------------
Tôi chỉ làm thơ theo tin tức thời sự. Thấy chữ "Tranh luận" mình hơi ngại…chỉ xin góp ý bằng mấy vần thơ …nhẹ nhàng.
Đầu năm 2005 tôi có đọc bài viết của Gs.Ts TVK “Căn bệnh mãn tính
của Âm nhạc truyền thống VN” và đã viết bài thơ suy tư một tí
(tổng hợp) về thơ ca…

VẨN VƠ…/1 (hay là Nhạc trẻ-Nhạc già)

Văn là người (1)…chân phương
Thơ là hoa tư tưởng
Văn hóa là khiêm nhường
Đạo đức là phương hướng…

Nghệ thuật xã hội hóa
Nhạc trẻ luôn top ten
“Nhạc già” không thuốc chữa (2)
Thơ văn “nom-bờ then”…(3)

Thiềng ĐứcVL-2/4/2005
(1)Nhà văn Pháp “Le style c’est l’homme”
(2)Theo bài viết của GsTs TVK
(3)Nguyễn Du “Cái nghiệp văn chương nghèo đến chết”
-Thơ ĐL cũng là "Thơ già" chăng?
(còn tiếp)
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vết ngọc

Em cũng rất thích đọc thơ. Nhưng thường cảm nhận một cách cảm tính, hôm nay vào topic này mới thực sự nghĩ xem: thế nào là một bài thơ hay. Em cũng xin đưa ra một chút ý kiến của mình theo cách cảm nhận của một người đọc bình dân.
 Một bài thơ theo em thể hiện vẻ đẹp ở hai phần tương đối độc lập: nội dung và hình thức. Cảm nhận mỗi tác phẩm người đọc sẽ thu nhận được cả hai phần này và việc đưa ra đánh giá thường là tổng cộng của hai nửa.
 Hình thức của một bài thơ là vẻ đẹp của ngôn từ, kết cấu, nhạc điệu của bài thơ đó. Nó giống như một tác phẩm kiến trúc, điêu khắc. Người viết dùng vật liệu là ngôn ngữ, nhào nặn nó bằng ngòi bút của mình. Có khi tạo nên vẻ đẹp hoàng tráng, nguy nga như Vạn lý trường thành, Đấu trường La Mã, tượng thần tự do,...đấy là những trường ca, những truyện thơ. Có khi nó chỉ mộc mạc như một ngôi nhà sàn, một vòi phun nước ở công viên,... hoặc tinh tế như nội thất của một căn phòng hay chỉ là một đồ trang trí xinh xắn, cũng có khi nó tinh xảo, công phu như những món đồ trang sức, đấy chính những bài thơ ngắn ta thường gặp. Vẻ đẹp đó được đánh giá khác nhau qua lăng kính cảm nhận thẩm mỹ của mỗi người, nó phụ thuộc vào nền tảng truyền thống, thói quen về văn hoá, ngôn ngữ của người đọc.
 Vẻ đẹp về nội dung là ý tứ mà người viết gửi trong tác phẩm của mình. Nó là những cảm nhận về cái đẹp, những suy nghĩ, những quan điểm, những triết lý của người viết về cuộc đời, về tình yêu, về cảnh vật hay bất cứ một điều gì. Nó chỉ hay khi nó khác lạ, đặc sắc mang tính khám phá và quan trọng hơn cả là sự thông cảm, đồng điệu và gần gũi với tâm hồn của người đọc. Nó có thể hay trong một cộng đồng, trong hoàn cảnh nhất định nhưng lỗi thời, lệch lạc trong một giai đoạn, một cộng đồng khác. Vì thế đánh giá một bài thơ phải đặt nó trong hoàn cảnh ra đời của nó. Có những bài thơ mang ý tưởng khác thường, số đông coi là lập dị nhưng có lẽ không nên vội vàng chê bai nó gay gắt bởi có thể nó hay với một số người khác có thế giới quan khác.
 Người đọc nhớ đến một tác phẩm hoặc một câu thơ có khi chỉ bởi vì nó có vần điệu độc đáo, có khi bởi vì nó làm loé lên một ánh chớp, hay rung lên một giai điệu trong lòng mình.
Tôi muốn nhìn trái đất từ mặt trời
Muốn chạm vào con người từ ngọn cỏ
Muốn nghe trái tim từ một hồng cầu nhỏ
Muốn hiểu mình qua một chiếc hôn sâu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Vết Ngọc ơi, em viết bài trên thật hay. Chị rất tán đồng với quan điểm của em, đặc biệt đoạn:

"Nó có thể hay trong một cộng đồng, trong hoàn cảnh nhất định nhưng lỗi thời, lệch lạc trong một giai đoạn, một cộng đồng khác. Vì thế đánh giá một bài thơ phải đặt nó trong hoàn cảnh ra đời của nó. Có những bài thơ mang ý tưởng khác thường, số đông coi là lập dị nhưng có lẽ không nên vội vàng chê bai nó gay gắt bởi có thể nó hay với một số người khác có thế giới quan khác."


Chị cũng thích cách nói của em về bài thơ hay rằng "nó làm loé lên một ánh chớp, hay rung lên một giai điệu trong lòng mình". Phải rồi, chị cũng nghĩ như em, tuy không nói hay được như em thôi.
Những bài thơ gần đây em viết, mặc dù em bảo em ít viết thơ, hồi xưa em nói thế ấy, chị thấy rất nhiều ý nó như ánh chớp, nó đã loé lên trong lòng người đọc.

Chân thành mà nói thế, đừng nghĩ chị khen để tán dương em như kiểu em hát thì chị khen hay, nhé!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối