Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

nam thanh trường

Thơ hay là thơ đi vào lòng người!
Ta không điên được như người
Một hôm hoá đá giữa đời. Dầm mưa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thanlong2

Thơ hay luôn luôn là thơ mang nhiều ý ngĩa về cả NHÂN - NGHĨA - LỄ - và ko thể thiếu chữ TÌNH có lẽ là tình là yếu tố chính.Và nhất là cần có cảm xúc của tác giả. - Thơ hay là thơ có hồn va có chất - ^^
Ngoảnh mặt lại cuộc đời như giấc mộng.
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tran Khai Y

Tôi xin chào các bạn, xin phép được chia xẻ ý kiến.

Thế nào là một bài thơ hay ? Nội một chữ "hay" là đã thấy rất phiền. Chưa kể nếu ta ngắt câu hỏi "Thế nào là một bài thơ ?". Nếu thơ đến từ đâu đã là một hóc búa, thì thế nào là thơ hay lại càng là một công án (mọi so sánh đều khiên cưỡng, xin nhận lấy ý mà tha thứ cho lời các bạn nhé!)

Nếu nói câu trả lời nằm trong câu hỏi, thì nghe chừng ra "thế nào là một bài thơ hay" là một câu hỏi đến từ một nhu cầu thẩm định nhiều hơn là một nhu cầu sáng tác. "The need of creation" có thể sẽ lãng vãng gần xa ớ biên giới của "thơ đến từ đâu". Và những bậc tinh anh, tài hoa ai cũng đã nói qua hơn một lần về những bí ẩn của thi ca này. Chỉ xin đưa ra một trích dẫn từ Bùi Giáng, đại ý là thơ về từ cõi trên, cõi lạ. Chỗ như nhất, chỗ không có tên gọi, nó mà gọi thì thi sĩ phải trả lời. Ấy là theo bác Bùi.

Chừng như, tôi thấy Lê Quý Đôn và Phạm Công Thiện, những bậc đại trí thức của mình đều khuyên chúng ta không nên chê thơ. Một câu thơ đọc lên, nếu thích, thì đó là thơ hay đối với ta. Nếu không thích, thì không hay đối với ta chứ chưa chắc đã không hay đối với người khác. Vâng, tôi đồng ý, mọi cái đều tương đối, cái gì cũng có chuẩn của nó, nếu không làm sao có Hoa Hậu Thế Giới. Với những bài thơ quá ấu trĩ, người ta dễ dàng phang cho nó rất nhiều vi phạm, nào là tư tưởng không mạch lạc, nhịp điệu lung tung, vần thì đầy lỗi. Ngôn ngữ là vậy, mà ngữ ngôn cũng là vậy. Nói cho 100 tiêu chí thế nào là thơ hay thì cũng được, nhưng đứng trước một bài thơ hay, thi nhân mặc khách ai nỡ lòng mổ xẻ nó ra mà đo xem à, cậu có vừa từng milimet cho mỗi tiêu chí hay không.

"Thế nào là một bài thơ hay" là một câu hỏi rất hóc. Có lẽ nhà thơ nào khi đi ngủ cũng nghĩ đến nó, cũng nhào những bài thơ của mình với những tiêu chí mà mình đặt ra qua nhiều quá trình học hỏi, thử lửa và cọ xát, nổ tung với thực tế. Nhưng, dường như tôi thấy khi sự phán xét của tư duy dừng lại thì những chân trời mơ mộng và cảm nhận lại mở ra cách bao la hơn rất nhiều. Càng thoát ra khỏi những gò bó, thơ càng bay cao. Thơ càng đòi hỏi người thơ một bến đáp chất lượng, với những đường băng thăm thẳm đi vào cõi sáng tạo. Một tinh thần làm việc nghiêm túc, một thái độ học hỏi không ngừng, một cảm quan đào luyện từng ngày, một tâm trí mở mang tiêu trừ dần dần những ganh ghét nhỏ hẹp. Một sự chia xẻ đến cùng cực, cái lõi của mình, cái phát kiến của mình, cái tâm của mình và cái lòng yêu thơ nồng nàn như than hồng trong lửa.

Phải yêu nước thì mới làm được những bài ca về tình yêu đất nước say đắm lòng người. Phải là người tình chung thủy của thơ thì mới tả được những nụ hôn suy tưởng thi ca đắm đuối và tác động lên tâm hồn người đọc mới sâu xa, miên viễn.

Như thế, giữa vô vàn hình thái của thi ca, giữa bạt ngàn những cánh đồng tư tưởng, giữa bao nhiêu là trường phái sáng tạo, đặt để hoặc trưng bầy thi ca, tôi đã mạn phép chia xẻ cùng các bạn yêu thơ một đôi dòng. Thơ hay sẽ chan chứa tình yêu, nồng nàn tâm lực và miên man những lớp sóng vỗ trong hồn người đọc. Đương nhiên, tất cả đều tương đối và mỗi nhà thơ đều có độc giả của riêng mình.

Cám ơn chủ topic, cám ơn các bạn cùng chia xẻ.
Trần Khải Ý
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Để xác định xem một bài thơ có hay hay không là một điều khó và nó phụ thuộc vào cảm nhận thẩm mỹ của người đọc. Tuy nhiên, để xác định xem một bài thơ có thể hay hay không thì lại không khó lắm và có thể chuẩn hoá, thậm chí tin học hoá.

Một bài thơ có thể hay phải đảm bảo một số tiêu chí cơ bản, nền tảng của ngôn ngữ học, văn học, nghệ thuật... đã được chuẩn hoá từ lâu, ví dụ:

1. Đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng các công cụ ngôn ngữ học, tu từ học...
2. Không mắc những lỗi văn thơ sơ đẳng mà cổ kim đã khẳng định chắc chắn đó là lỗi.
3. Đảm bảo vần, điệu, quy định, luật lệ... của thể loại mà bài thơ theo đuổi, nghĩa là đảm bảo cái hình thức và kỹ thuật của bài thơ.
4. Phản ánh, mô tả đúng hiện thực cuộc sống bằng hình tượng văn học thích hợp, thông qua cảm nhận của tác giả.
5. Tạo cảm giác hấp dẫn, thích thú, lôi cuốn người đọc.
6. Chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, sự cảm thông với người đọc, định hướng và gợi mở tương lai.
7. Có tính sáng tạo, độc đáo, không sáo mòn lặp lại những thứ đã có; mang đậm bản sắc, phong cách riêng của tác giả.
8. Trình bày, thể hiện được đầy đủ, chính xác chủ đề mà tác giả muốn đề cập, ý định mà tác giả muốn nói.
...

Những điều trên có thể thấy trong bất kỳ một cuốn sách nào nói về sáng tạo văn học.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nhân tiện, làm luôn một bài "thơ hay" như thế này cho nó dễ nhớ:

Thơ hay chẳng phải luận bàn
Vì thơ hay vốn rõ ràng là... hay!
Thơ dở thì cũng biết ngay
Vì thơ dở nó... rất hay... bốc mùi!
Còn lại có mỗi thơ... "tôi"
"Thơ tôi" duy nhất trên đời là thơ!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trung30

Thơ hay ư!

Thơ hay? không dở cũng hay
Không mòn, không sáo mượn vay thơ người.
Thơ vui đọc nhẩn nha cười,
Thơ buổn đọc ngẫm mà rơi lệ lòng
Câu thơ ý sáng, từ trong
Lời thơ tôi thích làm hồng tim tôi.
Gió thổi dừa rơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thơ Cấm Chê

Thơ thật còn chẳng ăn ai
Huống hồ thơ đểu khoe hoài bụi tre.
Buồn vui ngẫm ngợi hò vè
May ra còn có kẻ nghe, người cười.
Líu lo ngô ngọng à ơi
Lại còn cấm chọc, cấm cười, cấm chê.
Thôi thôi, thơ ấy mang về
Cho tường nó đọc, cho hè nó khen!
Thiên tài cũng hoá thằng hèn
Nếu như viết mãi thơ quèn cấm chê!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thuý xinh

học Lí luận, thầy giáo định nghĩa thơ hay là thơ có nội dung phong phú và nghệ thuật hấp dẫn. Hôm trước tranh luận với cô bạn cùng lớp nó cũng cãi sống cãi chết là thơ thì phải có ý và có tứ, nghĩa là phải có nội dung và hình thức... Thấy rất là bức xúc khi nó cứ nằng nặc chê thơ Vi Thuỳ Linh vì không có ý tứ gì cả. Thế tại sao người ta lại tìm thấy chất thơ trong "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam chứ? Còn nữa, nếu nói thơ phải có vần vè thì thơ tự do nổi tiếng 1 thời chẳng hoá không phải là thơ à?
bàn về việc thế nào là 1 bài thơ hay là điều rất khó bởi trong nghệ thuật không có cái chuẩn chung nào cả. Hơn thế, các luật lệ cũng là do con người tạo ra, vì thế chính con người cũng hoàn toàn có thể phá bỏ luật lệ ấy. Một bài thơ hay trước hết phải tạo được ấn tượng cho người viết, tức là khi thành thi phẩm rồi thì đến người viết cũng phải ngỡ ngàng vì nó. Tiếp đó, thơ hay phải gây được ấn tượng với người thưởng thức. Ấn tựong đó cũng tuỳ vào cảm nhận từng người nữa...
Nói tóm lại, thơ hay là thơ gây ấn tượng với người đọc. Có khi thích thơ của một tác giả nào đó mà chẳng có lí do, giống như Trần Tiến từng có câu hát: "Đôi khi tình yêu vẫn thế, yêu nhau chỉ vì yêu nhau..."
sau cơn mưa trời lại nắng...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

thuý xinh đã viết:

Nói tóm lại, thơ hay là thơ gây ấn tượng với người đọc. Có khi thích thơ của một tác giả nào đó mà chẳng có lí do, giống như Trần Tiến từng có câu hát: "Đôi khi tình yêu vẫn thế, yêu nhau chỉ vì yêu nhau..."
Đúng rồi, yêu chỉ là yêu
Mà sao thế giới lắm điều, lắm thơ!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mộc Lan Hoa

Chào các bạn . hôm nay mình mới thấy chủ đề này .Xin được góp chút cảm nhận rất riêng của mình để chia sẻ cùng các bạn

Xưa giờ đã có câu " Văn bất đệ nhị " là gì .
Theo mình nghĩ nếu 1 bài thơ được viết ra bởi tác giả dùng cảm xúc trái tim mình để viết và dùng trí óc để chắc chiu câu chữ thì không có bài thơ nào không hay cả .
Ở đây mình không bàn đến học thuật , bởi lẽ mình cũng tay ngang .

Một bài thơ chỉnh , là 1 bài thơ từ đầu chí cuối liền mạch về ý . Âm điệu không quá chỏi .

Khi đọc một bài thơ thấy chưa hay , mình cố đọc nhiều lần , đọc đến thuộc , đọc cho hiểu ra tận cùng thâm ý của tác giả . Vậy là bài thơ trở nên hay
Những bài mà mình đồng cảm mình dể dàng công nhận nó hay . Những bài mình chưa đồng cảm thì cũng có người đồng cảm và công nhận nó hay
Vậy nên khó mà tìm ra chân lý cho 1 bài thơ hay . Hãy cảm nhận nó bằng trái tim mình khi mà tác giả đã viết bằng cảm xúc của trái tim họ . Đó là điều quyến rủ của thơ ca

Đôi điều rất riêng của mình , xin được góp cùng các bạn
Chúc cả nhà ngày mới an lành . nhiều cảm xúc để viết
Mộc mạc giàn dị mà toả hương
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] ... ›Trang sau »Trang cuối