Trang trong tổng số 45 trang (441 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

DNH

Bản dịch nghĩa của Ngô Đức Thọ:

TẶNG NGƯỜI KHÁCH Ở QUÁN TRỌ ĐẠI THUẬN Ở CẨM PHƯỜNG

Kẻ sĩ ra làm lái buôn tự làm mờ nhạt tài năng của mình
Nhưng nói đến Đào Chu thì cũng đành cười để xem thế nào
Hoặc ở nơi rường tía cột hồng kết thân với những người mới giàu sang
Hay là với dăm mười người bạn quý từ khi còn đi học
Cùng nhau chọn những vần thơ cốt cách phóng khoáng ý chí cao rộng
Hàng ngày tiếp đón những khách quý có phương lược diệu kỳ
Còn như ai đó trong chốn bụi trần muốn làm đến chức khanh tướng
Thì rồng mây gặp hội lớn tùy thích mà thể hiện tài năng tiềm tàng của mình
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bản dịch thơ của DNH:

Kẻ sĩ đi buôn chí nhạt mờ,
Đào Chu có khác? Cứ cười, chờ!
Hoặc thân với mấy người giàu có,
Hay bạn cùng dăm đứa học trò.
Tiếp đón tháng ngày bao quý khách,
Lọc sàng cốt cách những vần thơ.
Bụi trần muốn được làm khanh tướng,
Gặp hội mây rồng thỏa chí to.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Thơ Đinh Nho Hoàn:

DU TRƯỜNG SINH AM

Trường sinh sinh ý dữ xuân hài
Hoa thảo song phương cẩm bán tài
Hàm quả cầm hồi phân diệp ấm
Bộc kinh viện tĩnh hứa phong khai
Cảnh phi tuyền thạch khoan viên oán
Các cận vân tiêu tiện nguyệt lai
Chú bát tăng nhàn cu thụ ỷ
Cà sa lãn chỉnh tảo thương đài
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bản dịch nghĩa của Ngô Đức Thọ:

ĐI CHƠI AM TRƯỜNG SINH

Tên am Trường Sinh có ý nghĩa với cuộc sống và rất hợp mùa xuân
Hai bên là cỏ và hoa mọc xen nhau như thêu gấm
Chim rừng ngậm quả bay về đậu nấp dưới lá
Gió thổi qua am im vắng giữa sân đang phơi kinh
Cảnh không chỉ toàn suối và đá ít nghe tiếng vượn kêu ai oán
Lầu chuông cao sát mây tiện cho mặt trăng ghé vào
Nhà sư nhàn dựa gốc cây cu long tay cầm bát miệng niệm chú
Cà sa không buồn sửa sang chăm chỉ quét dọn những rêu xanh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bản dịch thơ của DNH:

Cuộc đời xuân sắc đúng Trường Sinh
Hoa cỏ đan xen đẹp tựa tranh
Chim ngậm quả rừng im nấp lá
Gió lùa sân miếu vắng phơi kinh
Lầu chuông cao vút trăng thanh tỏ
Suối đá chơ vơ vượn lặng thinh
Dựa gốc cu long sư niệm chú
Cà sa xộc xệch quét rêu xanh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Thơ Đinh Nho Hoàn:

TẶNG KIM LĂNG THI ÔNG MÃ KỲ TIÊN

Tùng cù mai sấu cộng bồi hồi
Đại trượng ngô đồ chí khí giai
Thi hậu sổ chi tâm sự bạch
Nguyệt trung thiên lý cố nhân lai
Tàng danh nhàn dật quân chân triết
Phù thế tiêu lao ngã bất tài
Ký cấu vi quang hà đẳng lạc
Dương quang biệt hậu đảo ngâm hoài
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bản dịch nghĩa của Ngô Đưcvs Thọ:

TẶNG MÃ KỲ TIÊN, ÔNG GIÀ LÀM THƠ Ở KIM LĂNG

Loanh quanh cũng chỉ những tùng béo trúc gầy
Tự đề cao cho là mình cũng có chí khí như “bọn ta”
Sau khi làm thơ cạn vài chén rượu rồi bộc bạch tâm sự
Như dưới ánh trăng có bạn xa ngàn dặm đến thăm
Ẩn danh làm người nhàn dật ông là kẻ chân triết
Vất vả trong cuộc đời chìm nổi tôi đành chịu bất tài
Đã gặp nhau là may mắn rồi lại còn vui như thế nữa
Sau khi chia tay vẫn ghi nhớ ngẫm ngợi trong lòng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bản dịch thơ của DNH:

Bản dịch 1:

Loanh quanh tùng trúc béo hay gầy
Tự đánh giá mình tính khí hay
Rượu cạn vài li cùng bộc bạch
Bạn xa vạn dặm đến vui vầy
Ông người chân triết luôn nhàn dật
Ta kẻ bất tài chẳng thấy may
Đã gặp là vui, mừng đến thế
Lòng còn vương vấn lúc chia tay
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bản dịch thơ của DNH:

Bản dịch 2:

Loanh quanh tùng béo trúc gầy
Tự cho mình cũng cao tay như người
Hàn huyên thơ rượu đầy vơi
Dưới trăng bạn tận chân trời đến chơi
Ẩn danh chân triết là người
Còn ta vất vả bất tài nổi trôi
Gặp nhau vui vẻ lắm rồi
Chia tay lòng vẫn bồi hồi vấn vương.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

VỀ BÀI THƠ "LÀNG THUẬN VY" CỦA NGUYỄN ĐÌNH NHỮ

"Thi đàn Việt Nam" tổ chức giới thiệu bài thơ "Làng Thuận Vi" của tác giả Nguyễn Đình Nhữ và ngỏ ý muốn tôi viết lời bình trình bày trong thời gian vài phút. Vì vậy tôi cũng chỉ xin nêu lên vài ý đáng nói nhất.
Tất nhiên đây không phải là một bài thơ luật Đường. Người ta thường gọi đây là một bài "Thất ngôn tứ tuyệt đa thủ", thể thơ rất thịnh hành và được các nhà thơ trong trào lưu "Thơ Mới" thời tiền chiến ưa thích. Các nhà thơ nổi tiếng như Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử... rất thành công ở dạng thơ này. Và hôm nay, bài "Làng Thuận Vy" của Nguyễn Đình Nhữ cũng theo thể loại đó.
Làng Thuận Vy trong bài thơ là một làng quê điển hình của vùng đồng bằng Bắc Bộ, bốn mùa xanh tươi.
Với những câu thơ mượt mà, giàu hình ảnh, tác giả đã đưa ra những nét điển hình, nổi bật trong 4 mùa xuân, hạ, thu, đông ở một làng quê thanh bình của Việt Nam nói chung và làng Thuận Vy nói riêng, những hình ảnh để tác giả kết luận rằng, khi khách đã đến, thì lòng sẽ "lưu luyến lúc ra đi".
Với câu "Xanh tươi cô gái tuổi đương thì", tác giả muốn ví von làng quê Thuận Vy của mình xinh tươi, mơn mởn, hấp dẫn như cô gái mới lớn. Chính vì vậy mà tác giả đã nhắc lại khổ thơ "Nơi ấy quê tôi...lưu luyến lúc ra đi" ở đoạn kết. Và tôi cho rằng, với việc này, tác giả đã đạt được mục đích của mình.
Xin chúc mừng nhà thơ Nguyễn Đình Nhữ.
Như phần đầu tôi đã trình bày, đây là một bài thơ thuộc dạng thơ mới được sáng tác theo thể tứ tuyệt đa thủ, không cần phải tuân theo niêm luât của thơ Đường. Nhiều nhà thơ mới không muốn biết và cũng không cần biết đến luật của thơ Đường. Nhưng cũng phải khách quan mà nói rằng, những khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt đa thủ nào được sáng tác theo niêm luật của thơ Đường, thì nghe vẫn thuận tai hơn. Các tác giả nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới cũng đã có nhiều bài như vậy.
Xin chân thành cám ơn!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 45 trang (441 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối