Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [45] [46] [47] [48]

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Xây cáp treo lên ‘nóc nhà Đông Dương’



BBC -  Việt Nam đã khởi công dự án cáp treo lên đỉnh Fansipang, đỉnh núi cao nhất của Bán đảo Đông Dương, trong một buổi lễ hoành tráng có sự tham gia của lãnh đạo cao cấp hôm thứ Bảy ngày 2/1.

Vài ngày trước khi khởi công, nhiều báo chí trong nước đã đăng nhiều bài ca ngợi công trình này là ‘hiện đại nhất, dài nhất, cao nhất và phức tạp nhất thế giới’.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/11/03/131103094512_fansipang_464x261_vnphoto.net.jpg



Tuy nhiên, công trình xây dựng này khi hoàn thành được lo ngại là phá vỡ cảnh quan và môi trường sinh thái của đỉnh Fansipang vốn lâu nay chỉ là điểm đến của những người leo núi thích thử thách.

Chính quyền quan tâm
Theo bản tin của Thông tấn xã Việt Nam thì dự án này do Ủy ban tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Sun Group chính thức khởi công.

Buổi lễ khởi công ngoài quan chức của tỉnh này còn có sự tham dự của phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu. Điều này cho thấy dự án này được chính quyền Việt Nam quan tâm đặc biệt.

Ông Hải được dẫn lời nói ‘đây là cơ hội để Sapa phát triển kinh tế du lịch, thu hút du khách trong nước và quốc tế’.

Mặt khác, ông cũng yêu cầu nhà đầu tư ‘bảo vệ môi trường, giữ nguyên cảnh quan, hệ sinh thái của núi rừng của Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn cũng như nền văn hóa bản địa’.

Cáp treo lên Fansipang chỉ là một phần của tổng thể dự án du lịch, vui chơi giải trí, khách sạn cho Sapa, một thị trấn nhỏ do người Pháp khai phá nằm cách Hà Nội khoảng 400 km, thuộc tỉnh Lào Cai, một tỉnh nghèo nằm giáp giới Trung Quốc.

Hệ thống cáp treo này, được cho là theo thiết kế ‘ba dây’ được dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015. Khi đó, du khách sẽ chỉ mất 15 phút để lên đỉnh Fansipang thay vì phải mất thông thường là hai ngày một đêm trèo đèo vượt suối như trước.

Bản tin trên trang chủ của Chính phủ Việt Nam cho biết kiểu cáp treo ba dây này là ‘lần đầu tiên có tại châu Á’ và ‘đây là hệ thống cáp treo dài nhất, cao nhất, phức tạp nhất thế giới’.

Công suất vận chuyển của cáp treo này khi hoàn thành là ‘2.000 lượt khách một giờ’.

Ngoài cáp treo, dự án còn xây dựng hệ thống khách sạn 4 và 5 sao, khu vui chơi giải trí, khu ẩm thực và sân golf 18 lỗ để thu hút thêm du khách đến thị trấn vốn yên ả gần như quanh năm phủ trong mây mù.

Riêng dự án cáp treo được đầu tư 4.400 tỷ đồng, tương đương hơn 200 triệu Mỹ kim, báo chí trong nước cho biết.

Chủ đầu tư dự án là một công ty thành viên của Sun Group, tức Tập đoàn Mặt trời, vốn từng xây dựng tuyến cáp treo lên đỉnh Bà Nà ở Đà Nẵng.

Trang chủ của tập đoàn này cho biết tập đoàn chỉ mới hoạt động được có sáu năm trong lĩnh vực bất động sản và du lịch nghĩ dưỡng nhưng lại có đến 20 công ty thành viên với hơn 1.500 cán bộ nhân viên.

Trang mạng của Chính phủ cũng cho biết tỉnh Lào Cai đã thành lập một tổ công tác do giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư đứng đầu để phối hợp cùng nhà đầu tư triển khai dự án.

‘Không còn ý nghĩa’  
Từ khi có tin dự án cáp treo lên Fansipang được triển khai, trên mạng xã hội Facebook đã xuất hiện những lời kêu gọi phản đối dự án này.

Nhiều người lo sợ khi có cáp treo thì đỉnh Fansipan sẽ ‘mất đi ý nghĩa’ là một biểu tượng của sự thử thách tinh thần và ý chí của con người, nhất là giới trẻ, khi phải vượt qua địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt để leo lên đến đỉnh.

Những ý kiến phản đối cáp treo cho rằng sự thú vị của Fansipang là chặng đường chinh phục đỉnh chứ không phải là bản thân đỉnh núi chật hẹp không có gì ngoài chóp nhọn đánh dấu độ cao 3.143 mét.

Đối với cộng đồng thám hiểm ở Việt Nam vốn thường được gọi là ‘dân phượt’ thì Fansipang nằm trong số ‘một đỉnh, bốn cực’ (các điểm cực đông, tây, nam, bắc) mà họ 'nhất định phải đi'.

Ngoài ra có ý kiến còn e ngại quá đông du khách đến đây sẽ đe dọa cảnh quan môi trường của Công viên Quốc gia Hoàng Liên Sơn vốn có nhiều hệ động thực vật quý giá.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ốc biển lạ, chớ chạm vào!



SGTT.VN - Gần đây đã xảy ra một số tai nạn ngộ độc do ăn ốc biển ở Phú Yên, Quảng Ngãi, Khánh Hoà… phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngưng thở, ngưng tim, hôn mê sâu... Nghiêm trọng hơn, đã có trường hợp tử vong.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=208657
Ốc hương Nhật Bản (Babylonia japonica) được ghi nhận có chứa độc tố tetrodotoxin. Ảnh: Trung Mỹ



Theo nghiên cứu của viện Hải dương học Nha Trang, những vụ ngộ độc do ăn ốc biển có độc tố xảy ra khá phổ biến ở khu vực Thái Bình Dương. Tại Brunei, năm trẻ đã chết sau khi ăn ốc trám (ốc ôliu), tại Đài Loan có 17 nạn nhân ngộ độc, trong đó một tử vong sau khi ăn món xào chế biến từ ốc bùn (catut Nassarius castus) và ốc bùn hình nón (N. conoides). Nghiên cứu cũng cho thấy có khá nhiều loài ốc được ghi nhận là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc: ốc mặt trăng, ốc đụn, ốc tù và, ốc tù và gai miệng đỏ, ốc hương Nhật Bản, ốc ngọc... Đáng lưu ý, vì một lý do nào đó mà một số loài ốc biển thông thường không hề gây ngộ độc cho con người, nhưng đột nhiên trong thời điểm nào đó lại trở nên độc. Trong một số trường hợp, độc tố của ốc không bị phân huỷ trong quá trình xử lý ở nhiệt độ cao khi chế biến. Đến nay Việt Nam đã xác định được ít nhất ba loài ốc cối (Conus) chứa độc tố dưới dạng nọc độc có khả năng gây chết người. Một số loài ốc chỉ độc ở bộ phận nhất định (thường là tuyến nước bọt), dẫn đến ngộ độc do con người bất cẩn, không loại bỏ phần độc trước khi ăn. Cũng có những loài ốc luôn luôn độc và hết sức nguy hiểm nếu vô tình ăn chúng.

TS Đào Việt Hà, trưởng phòng hoá sinh biển, viện Hải dương học Nha Trang cho biết, tuỳ từng loài ốc, bản chất độc tố có thể là saxitoxin (độc tố vi tảo tích luỹ trong các sinh vật hai mảnh vỏ, một số loài cua rạn...), hoặc tetrodotoxin (độc tố trong cá nóc, mực đốm xanh, con so...) Độc tố trong các loài ốc mặt trăng, ốc đụn và ốc trám đã được xác định là saxitoxin; còn độc tố của ốc tù và, ốc tù và gai miệng đỏ, ốc hương Nhật Bản, ốc bùn, ốc ngọc là tetrodotoxin. “Hai độc tố này đều thuộc loại độc tố thần kinh cực mạnh, không hề bị phân huỷ, biến tính trong quá trình xử lý ở nhiệt độ cao nên vẫn tồn tại trong thức ăn đã được chế biến, xào nấu, thậm chí cả sản phẩm cấp đông, đóng hộp”, TS Hà nói. Cũng theo TS Hà, sau khi ăn phải ốc biển chứa độc tố, triệu chứng ngộ độc xảy ra trong vòng 20 phút đến 3 giờ, nạn nhân có cảm giác tê, rát bỏng ở môi, đầu lưỡi... rồi lan dần đến chân tay, đôi lúc kèm đau đầu, đau bụng, đau cánh tay, đi đứng loạng choạng, nôn mửa dữ dội rồi khó thở, hôn mê, hô hấp ngưng trệ do bị tê liệt... Nạn nhân có thể chết sau 30 phút đến tám giờ nếu không được cấp cứu kịp thời.

“Để phòng tránh ngộ độc ốc biển, mọi người cần hết sức thận trọng, tránh cầm nắm, đụng chạm những loài ốc lạ, màu sắc sặc sỡ... Tuyệt đối không ăn những loài nghi ngờ có độc hay chưa được kiểm chứng. Sau khi ăn bất cứ loài ốc biển nào mà cảm thấy có triệu chứng như đã mô tả, lập tức phải đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời”, TS Hà lưu ý.

 KIỀU LOAN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bùn đỏ titan vượt suối ra biển



TTO - Chiều 18-11, các công nhân và phương tiện cơ giới vẫn chưa quét dọn xong lớp bùn đỏ tràn lan qua đoạn đường Phan Thiết - La Gi.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20nguyen%20va%20Moi%20truong%20VDT/672640_zps6e482d1d.jpg
Du khách đi tắm biển chạy xe khó khăn qua đoạn đường đầy bùn đỏ trơn trượt - Ảnh: Hữu Thành



Bùn đỏ tràn lan do hồ chứa khai thác titan ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận bị vỡ, nước cuốn theo bùn đỏ từ trong công ty tràn lan ra đường nhựa khiến người dân ở khu vực này rất khó khăn khi lưu thông qua đoạn đường đầy bùn đỏ trơn trượt. Bùn đỏ tràn ngập dọc theo con đường du lịch Phan Thiết - Kê Gà vốn được du khách ưa thích.

Trước cổng văn phòng Công ty CP đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận vẫn còn tràn ngập bùn đỏ và ước tính phải mất nhiều ngày mới dọn hết được. Công ty này đang ráo riết huy động xe cơ giới khẩn trương lấp lại hồ chứa bùn đỏ.

Một lượng bùn đỏ rất lớn còn tràn qua những dòng suối nhỏ chảy thẳng ra biển. Bờ biển xã Thuận Quí, vốn nổi tiếng là trong xanh và sạch được du khách ưa thích nay đã biến dạng đỏ ngầu do lượng bùn đỏ rất lớn tràn ra gây ô nhiễm trên diện rộng.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20nguyen%20va%20Moi%20truong%20VDT/672650_zpsfb0f8bad.jpg
Cây cối bị bùn đỏ vây kín gốc rễ - Ảnh: Hữu Thành




http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20nguyen%20va%20Moi%20truong%20VDT/672643_zps9e0417b9.jpg
ột lượng bùn đỏ rất lớn tràn qua những dòng suối nhỏ chảy thẳng ra biển - Ảnh: Hữu Thành




http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20nguyen%20va%20Moi%20truong%20VDT/672644_zps699349fd.jpg
Bờ biển xã Thuận Quí biến dạng đỏ ngầu do lượng bùn đỏ tràn ra gây ô nhiễm diện rộng - Ảnh: Hữu Thành




HỮU THÀNH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trồng cây thật, trồng cây giả



Ở ta Tết trồng cây là phong trào. Năm nào cũng trên phát dưới không động nên kết quả xem ra chỉ là trên giấy. Ai đời người ta bứng cả những cây đã lớn từ nơi khác về để các vị lãnh đạo vun vun tưới tưới cốt để chụp ảnh quay phim lên đài lên báo. Lại có tình trạng cây cổ thụ được bứng về khu di tích, chùa chiền để treo biển ông A ông B trồng

Tết trồng cây nhớ Bác - Xuân Giáp Ngọ 2014 vừa được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động tại xã Vật Lại huyện Ba Vì ngoại thành Hà Nội. Cách đây 45 năm, ngày 16/2/1969, đúng ngày mùng Một tết Kỷ Dậu, Bác Hồ đã về thăm, gặp gỡ và chúc tết cán bộ, nhân dân huyện Ba Vì và trồng cây đa trên đồi Đồng Váng, thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, để khuyến khích phong trào trồng cây của địa phương và cả nước. Đây cũng là lần cuối cùng Bác thăm nông dân và trồng cây trước lúc Người đi xa.

Nhân Tết trồng cây, tôi bỗng nhớ lần tháp tùng Thủ tướng Phan Văn Khải đi dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ở Phú Thọ. Sau buổi lễ, trên đường về Thủ tướng tỏ ý muốn thăm Đồi cây nhớ Bác, nơi có một cây chò ông đã trồng trong chuyến thăm Phú Thọ mấy năm trước. Quá bất ngờ, các quan gia địa phương tỏ ý e ngại vì không biết các cây Thủ tướng trồng ấy hiện thế nào, xanh tươi hay héo úa… bèn nhờ cánh nhà báo chúng tôi tìm cách câu giờ để cho người lên đồi thám thính xem sao. Dễ thường phải mất nửa giờ mới có thông tin rằng vô tư đi, cây còn sống và tấm bảng gắn tên người trồng vẫn còn.

Thế là các vị mau mắn đưa Thủ tướng lên đồi. Thăm lại đồi cây, Thủ tướng hài lòng lắm. Ông căn dặn lãnh đạo địa phương cần vận động nhân dân chăm sóc bảo vệ cây cối đã trồng trong các tết trồng cây, bảo đảm trồng cây nào sống cây ấy. Thì ra người đứng đầu Chính phủ e ngại phong trào làm ào ào nhưng rồi hữu sinh vô dưỡng thì cây nào sống được?

http://www.petrotimes.vn/stores/news_dataimages/chudiepquynh/022014/11/09/trongcay1.jpg
Trồng cây lưu niệm nên nhiều người ít cây



[...] Ở ta Tết trồng cây là phong trào. Năm nào cũng trên phát dưới không động nên kết quả xem ra chỉ là trên giấy. Ai đời người ta bứng cả những cây đã lớn từ nơi khác về để các vị lãnh đạo vun vun tưới tưới cốt để chụp ảnh quay phim lên đài lên báo. Lại có tình trạng cây cổ thụ được bứng về khu di tích, chùa chiền để treo biển ông A ông B trồng. Cây nào chết đều được trồng lại trên mức chu đáo. Bởi thế có nơi đếm mỏi miệng không hết số cây của VIP trồng dù cách đó không xa vẫn là đất trống đồi trọc.

Trồng cây và trồng rừng là chuyện khác nhau. Chưa bao giờ có thông tin các vị lãnh đạo phát lệnh khởi công thủy điện và sau đó là tham gia trồng rừng bù cho dự án. Mấy vạn hécta rừng bị đốn chặt cho thủy điện nhưng trồng bù rừng chỉ là vài phần trăm nên lũ lụt trở thành “cái chết được báo trước”.

Các chuyên gia đưa ra con số, để có 1MW thủy điện sẽ mất 10ha rừng. Thảm họa “lạm phát thủy điện” khiến Chính phủ phải ra tay siết lại và loại bỏ hàng trăm dự án thủy điện địa phương vì lo ngại mất cây mất rừng.

Xem ra lợi ích 10 năm cũng như 100 năm đều chưa được coi trọng!

BẢO DÂN

Nguồn: http://petrotimes.vn/news...y-that-trong-cay-gia.html
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [45] [46] [47] [48]