Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [44] [45] [46] [47] [48] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mối lo về sinh vật ngoại lai



TT - Nhiều đợt điều tra của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam từ năm 2012 đến nay về sinh vật ngoại lai tại Hà Nội cho thấy sinh vật ngoại lai tràn lan ở nhiều khu vực của Hà Nội.  

http://tuoitre.vn/Cache/Image/507/646507.jpg
Tôm hùm nước ngọt - loài sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại - Ảnh do giáo sư Mai Đình Yên cung cấp



Việc cần làm sau những đợt khảo sát này, theo các nhà khoa học, không gì khác là phải có cơ chế kiểm soát chặt những sinh vật ngoại lai đã có mặt trong nước và nâng cao ý thức của từng người dân, của cơ quan quản lý trước khi nhập một sinh vật ngoại lai bất kỳ vào Việt Nam.

Nhà nhà cùng... nhập sinh vật ngoại lai
“Lâu nay, có quan niệm rất tự nhiên: cứ sinh vật ngoại lai là có ích, nên nhiều người mang chúng từ nước ngoài về Việt Nam nuôi trồng vô tư, không ý thức hết được những hậu họa có thể gây ra sau này” - GS.TS Mai Đình Yên, phó chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam, mở đầu câu chuyện với Tuổi Trẻ.

Song theo GS Yên, không chỉ có người dân không hiểu nhiều về sinh vật ngoại lai, mà ngay cả nhà quản lý và cả nhà khoa học đôi khi cũng còn khá “vô tư” trong việc nhập sinh vật ngoại lai từ nước ngoài về Việt Nam nuôi trồng, phát triển tự do, để lại nhiều bài học đắt giá.

Chuột hải ly, ốc bươu vàng, rùa tai đỏ là những ví dụ điển hình của việc nhập sinh vật ngoại lai vô căn cứ.

Theo GS Yên, việc cho nhập một loài ngoại lai vào Việt Nam, các bộ liên quan phải trả lời được hai vấn đề: Một là đã tìm hiểu và có kết quả khảo nghiệm loài này có hại hay không, có hại chưa. Hai là nếu được nuôi trồng thì ai nuôi, nuôi thế nào và bao tiêu sản phẩm ra sao?

“Khi chúng ta thả con sâu róm thông nhập vào để phòng trừ bệnh thông, ít ai ngờ đến khi loài gây bệnh chết hết thì sâu róm thông lại phát triển mạnh mẽ, không thể kiểm soát, gây ra hậu quả ghê gớm tại các rừng thông. Câu chuyện ốc bươu vàng thậm chí từng được coi là “sáng kiến” xóa đói giảm nghèo, nhưng chính cơ quan quản lý khi nhập về vốn hồ hởi là thế, nhưng cũng không lường được rằng tốc độ sinh sản rất nhanh của loài ốc này sẽ sinh ra những tác hại gì khi nó tràn ra đồng ruộng. Bộ Thủy sản trước đây cho rằng ốc bươu vàng không có tác hại gì hết, nhưng giờ ai cũng biết quá rõ khả năng tàn phá đồng ruộng của nó đến mức nào” - GS Yên nói.

Tuy nhiên, điều đáng nói trong khảo sát vừa rồi của Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường lại cho kết quả ốc bươu vàng không còn đáng sợ như trước đây. Ốc bươu vàng đã trở thành một loại thực phẩm mà thị trường chấp nhận với giá rẻ hơn ốc mít thông thường.

“Thực tế đến thời điểm này có thể khẳng định không thể có cách nào tiêu diệt được hết ốc bươu vàng vì phạm vi phát tán của nó quá rộng. Song nay thành phố Hà Nội cũng không còn phải bỏ tiền trợ giúp việc mua ốc để người dân đánh bắt loài này đi tiêu hủy, mà bản thân ốc bươu vàng đã được tổ chức mua với giá cao, bán cho một số nhà hàng. Dù đã bớt mối lo về loại sinh vật ngoại lai này, nhưng vẫn phải tìm cách để hạn chế trước khi nó có thể gây hại cho cây trồng” - GS Yên nói.

Lo ngại cá dọn bể và bèo tây
Môi trường sinh thái Hà Nội đang bị đe dọa mạnh mẽ bởi nhiều sinh vật ngoại lai khác. Cá dọn bể vốn được biết đến là loài cá thường gặp trong nhiều bể cá cảnh, nhưng nay phát triển rất nhanh ở sông hồ và ao thả cá.

Loài cá này dù có đánh bắt được thì ngư dân cũng thả xuống vì không ăn, nên nó phát triển rất nhanh, chiếm chỗ của sinh vật bản địa, cướp thức ăn của sinh vật khác sống cùng môi trường.

Cá dọn bể nhập vào những ao nuôi thả cá của nông dân và ăn cả thức ăn thủy sản mà người dân chắt chiu thả cho “cá nhà”. Do đó, các nhà khoa học đang tính toán thử nghiệm để loài cá này được chế biến một cách phù hợp thành thực phẩm ăn được.

Theo GS Yên, trước đó, cá hoàng đế - một loài cá cảnh - không hiểu bằng đường nào mà từ bể cá cảnh đi vào hồ Trị An, chiếm chỗ, lấy thức ăn cá bản địa, làm giảm cả cá lăng ở hồ. Hiện tại, cá hoàng đế đã trở thành loài cá chiếm đến 1-2% sản lượng cá toàn vùng hồ này.

Một mối lo khác về sinh vật ngoại lai tại Hà Nội chính là cây trinh nữ đầm lầy. Loài cây mọc nơi ven sông này là loại ăn hại đất, chiếm đất, lấy mất không gian sống của một số loài chim, đồng thời cản trở hoạt động của người đánh cá.

“Điều đáng nói trong các đợt khảo sát này chính là việc lộ ra tác hại bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của bèo tây. Nhiều luồng lạch, kênh thủy lợi của khu vực đang bị bèo tây cản trở dòng nước, giao thông đường thủy trở nên khó khăn. Nhiều vùng, người dân phải mất nhiều thời gian, công sức và cả đầu tư tốn kém để dẹp bèo tây, khai thông dòng chảy. Việc dẫn nước tại sông Đáy, sông Nhuệ trở nên tốn kém hơn nhiều vì sự phát triển của bèo tây”- GS Yên nhấn mạnh.

NGỌC HÀ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

California đóng chai ánh nắng mặt trời



TTO - California, nơi đưa ra những tham vọng “xanh” giúp ngành công nghiệp năng lượng mặt trời và gió bén rễ, đang tiến hành tăng mạnh việc lưu trữ năng lượng để đạt được năng lượng tái tạo tổng hợp tốt hơn so với lưới điện.

http://tuoitre.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=650166
Khai trương nhà máy thương mại năng lượng mặt trời đầu tiên eSolar trong sa mạc thành phố Lancaster, Carlifornia ngày 5-8-2009 - Ảnh: Reuters



Thống đốc Jerry Brown phát biểu tại hội nghị Intersolar tại San Francisco tháng trước: “Chúng ta không thể chỉ dựa vào ánh sáng mặt trời, chúng ta nên đóng chai ánh sáng mặt trời”.

Công nghệ lưu trữ năng lượng tái tạo của California buộc phải cung cấp 1/3 lượng điện cho toàn bang vào năm 2020. Đề xuất này đã mở ra cuộc chạy đua công nghiệp và thu hút các nhà đầu tư lớn, như Peter Thiel, Vinod Khosla, nhà sản xuất pin tên tuổi lớn như LG Chem. Ngoài ra, cuộc chạy đua còn thu hút cả công ty General Electric và công ty Microsoft Corp được sáng lập bởi Bill Gates.

Không chỉ ở California, Đức cũng là quốc gia tiên phong trong vấn đề lưu trữ năng lượng này. Riêng Mỹ, tại tiểu bang New York và Texas, một số dự án đang được tiến hành dưới sự hỗ trở của quỹ kích thích kinh tế.

Nhưng mục tiêu của tái tạo năng lượng của các bang đưa ra vấn đề: “Mức lưu trữ lên đến 1,3 GW (1,3 tỉ Watt) vào năm 2020 - năng lượng đủ để cung cấp hơn một triệu gia đình.”

Tuy nhiên, việc kinh doanh lưu trữ năng lượng sẽ gặp phải những khó khăn trong vấn đề làm thế nào để cắt giảm chi phí và chứng minh công nghệ, như Ủy ban năng lượng California đã chi khoản 1,7 tỉ USD để chứng minh công nghệ lưu trữ năng lượng tái tạo tổng hợp của mình tại khu căn cứ hải quân hạt Ventura.

Giám đốc điều hành SunPower Corp Tom Werner cho biết: “Hiện nay, lưu trữ năng lượng không mang tính kinh tế, nhưng năm năm nữa, tôi đặt cược rằng, tôi không chống lại nó.”

Hiện nhiều nhà doanh nghiệp lớn trên thế giới đã sẵn sàng đánh cược vào ngành công nghiệp lưu trữ năng lượng với những dự án lớn mang tầm quốc tế. Điều chắc chắn rằng, những nhà tư bản này, không làm điều đó như một thí nghiệm khoa học.

TRÙNG DƯƠNG (Theo Reuters)


Còn một thông tin nữa rất hay, nói về việc tạo ánh sáng bằng chai nhựa rỗng, mà ta có thể tự làm ở nhà. Hiện nay đã có hàng triệu gia đình trên thế giới tạo ánh sáng bằng cách này. Mời các bạn tham khảo tại: http://www.bbc.co.uk/news/magazine-23536914.
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bảo tàng thuỷ sản: cá sông còn một chút này…



SGTT.VN - Triển lãm chuyên đề “Sưu tập thuỷ sản sông Đồng Nai” đang diễn ra tại bảo tàng Đồng Nai, kéo dài đến 30.10. Đây là bộ sưu tập mẫu động vật cá, thuỷ sinh đặc hữu mà những người có tấm lòng với thiên nhiên đã dày công nghiên cứu từ hơn bảy năm qua nhằm lưu giữ nguồn gen thuỷ sản quý, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tạo “của để dành” cho thế hệ sau học tập, tìm hiểu thiên nhiên.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=206137
Với nhiều bạn trẻ, có rất nhiều loài thuỷ sinh lần đầu họ nhìn thấy. Ảnh: Phan Thượng



Kẻ săn, người giữ
Sông Đồng Nai có chiều dài 586km và lưu vực 38.600 km², là hệ thống sông duy nhất của Việt Nam có nguồn gốc nội sinh, nghĩa là sông bắt nguồn từ trong nước, chảy qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố và đổ ra vùng biển Việt Nam. Nhiều năm trở lại đây, hệ thống sông này bị tác động mạnh từ quá trình phát triển công nghiệp, thuỷ điện… dẫn đến nguồn thuỷ sinh bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài cá đặc hữu ở đây đứng bên bờ tuyệt chủng. Ông Lưu Văn Du, giám đốc bảo tàng Đồng Nai cho biết hệ thống sông Đồng Nai có khoảng 300 loài cá, trong đó 17 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam. “Nếu trước đây trên sông Đồng Nai, ngư dân thường bắt gặp cá ngựa xám, ngựa xương, cá cóc đậm, các loài cá trèn, những loài thuộc họ cá lăng và cá chạch sông… thì nhiều năm trở lại đây, những loài đặc hữu này rất hiếm gặp”, ông Du dẫn chứng.

Nhằm lưu giữ những mẫu vật tiêu biểu, quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, từ năm 2006 bảo tàng Đồng Nai đã phối hợp với chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Đồng Nai sưu tầm và nghiên cứu để bảo tồn giống, nguồn gen, thực hiện bộ mẫu động vật thuỷ sản bổ sung cho nội dung về lịch sử tự nhiên ở bảo tàng. Hiện bảo tàng đã có danh sách 164 loại cá thuộc 27 bộ và 85 họ sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ; 61 loài cá sống hoàn toàn trong nước ngọt tại lòng hồ Trị An; 93 loài sống trong nước mặn và nước lợ thuộc thuỷ vực xã Phước An, huyện Nhơn Trạch...

Quy trình thực hiện lưu giữ như sau: đầu tiên là thu thập các mẫu cá, thuỷ sinh ở các vùng trong tỉnh, sau đó lấy mẫu đưa về phòng thí nghiệm xử lý, bảo quản theo đúng kỹ thuật. Các mẫu cá khi thu thập phải đang ở tuổi trưởng thành và được bảo tồn nguyên vẹn, từ cái vây cho đến vẩy, mắt, răng… Kế tiếp, xử lý tiêu bản mẫu bằng cách chích thuốc và ướp phoocmôn formalin nguyên chất vào các vị trí đặc thù, những chỗ dễ gây thối rữa như miệng, mang, bụng… và được ngâm trong một hỗn hợp dung dịch để giữ thể trạng, tránh phân huỷ. Để kéo dài tuổi thọ, các tiêu bản này phải được bảo quản trong phòng lạnh. Sau đó, đặt vào thùng thuỷ tinh tương ứng với kích thước của mẫu cá hay thuỷ sinh khác như chúng đang vùng vẫy, bơi lội trong sông nước tự nhiên. Cuối cùng, xây dựng “hồ sơ lý lịch” cho từng mẫu với đầy đủ thông tin khoa học như tên loài, nơi phân bổ, cân nặng, giá trị, cho đến kỹ thuật nuôi trồng… để người tham quan biết.

“Của để dành” cho mai sau  
Triển lãm giới thiệu đến công chúng bộ sưu tập 1.091 tiêu bản cá thể đã xử lý hoá chất nhằm bảo tồn lâu dài của 84 loài thuỷ sản gồm cá, tôm, cua, hến, nhuyễn thể…; 50 ảnh tư liệu và 50 hiện vật là các loại ngư cụ khai thác, đánh bắt thuỷ sản… “Những tiêu bản mẫu được sắp xếp theo đặc trưng của từng loài và trong trạng thái giống như đang bơi trong hồ, chứ không phải là những tiêu bản đã xử lý khô. Đây là một cách làm tương đối mới lạ và độc đáo. Công chúng có thể tận mắt nhìn thấy những mẫu động vật được ngâm tẩm trong dung dịch formalin với hình dáng mẫu vật được cố định trên giá khung một cách rất tự nhiên…”, ông Du nói.

Ghi nhận từ triển lãm cho thấy với những người lớn tuổi, tiêu bản xác ướp cá gợi họ nhớ lại thời xa xưa với những loài cá mà bây giờ hầu như không còn gặp trong tự nhiên: cá duồng, cá ét, cá đù, cá leo, cá chai… Còn với những bạn trẻ, triển lãm đem lại nhiều thú vị vì có rất nhiều loài thuỷ sinh lần đầu tiên họ nhìn thấy.

Ông Du cho biết nếu thời gian tới có điều kiện, bảo tàng sẽ mở rộng quy mô của khu lưu giữ với các loại cá nước mặn sưu tầm ở các tỉnh thành khác. Ông tâm sự: “Tâm nguyện của chúng tôi khi thực hiện công việc này là nhằm giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường, biết thực trạng và có những hành động thiết thực, góp phần bảo tồn những loài cá q uý để con cháu sau này biết về sự phong phú, đa dạng của các loài cá, sinh vật ở sông Đồng Nai”.

Khiết An – Phan Thượng
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Lo ngại sinh vật ngoại lai lấn át bản địa



SGTT.VN - Không phải cứ sinh vật ngoại lai (SVNL) là có ích, việc người dân kể cả các nhà quản lý, nhà khoa học đôi khi cứ “vô tư” đưa từ nước ngoài về Việt Nam nuôi trồng, phát triển tự do mà không ý thức được những hậu hoạ do những loài này gây ra. Cần một cơ chế kiểm soát chặt chẽ, tăng cường nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức của người dân là vấn đề được đặt ra tại hội thảo Tăng cường công tác quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam do tổng cục Môi trường tổ chức tại Hà Nội.

http://118.69.212.147/ImageHandler.ashx?ImageID=206184
Thầu dầu là một trong số những thực vật ngoại lai



Đến bất cứ khu hệ sinh thái nào, cũng phát hiện ra nhiều loài SVNL đang xâm hại, các loài đang được người dân nhân nuôi, kể cả các loài cỏ dại xâm hại cùng nhiều loài sinh vật mới được du nhập vào nước ta theo con đường tiểu ngạch. Tại Hà Nội, SVNL lan tràn tại nhiều khu vực, du nhập với số lượng lớn, nhưng do không được kiểm soát chặt, gây tác hại trong tự nhiên. Đây là kết quả sau nhiều đợt điều tra khảo sát thực địa từ năm 2012 đến nay của nhóm các chuyên gia đầu ngành về sinh học, sinh thái, côn trùng, thuỷ sản, lâm học của hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam.

Theo đại diện cục Bảo tồn đa dạng sinh học, số lượng thực vật ngoại lai nhập vào Việt Nam khoảng 94 loài, trong đó có 42 loài xâm hại thuộc các họ thực vật gồm: thầu dầu; họ đậu; họ cúc; họ cói; họ hoà thảo; họ thông. Theo thống kê chưa đầy đủ, số các loài động vật thuỷ sinh ngoại lai đang ở Việt Nam có 48 loài. Các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện ở Việt Nam gồm động vật không xương sống: 3 loài, cá: 5 loài, chim – thú:1 loài, thực vật: 11 loài. Theo GS.TS Phạm Văn Lầm, nguyên cán bộ cục Bảo vệ thực vật, gần đây, các nhà khoa học có nghiên cứu về thành phần loài thực vật ngoại lai xâm hại tại mười vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Kết quả cho thấy có 134 loài cỏ dại ngoại lai, trong đó có 25 loài là SVNL xâm hại và con đường du nhập của chúng gồm: dòng nước, gió, bão hoặc các loài sinh vật di chuyển, di cư, việc vận chuyển qua lại, buôn bán thương mại các SVNL.

Vẫn theo các nhà khoa học, cùng với việc làm giảm độ che phủ của rừng và thay đổi quần xã thực vật rừng như: cây mai dương, cây bạch đàn nâu, keo lá sim… SVNL còn tác động lên đa dạng sinh học: lấn át các loài bản địa, gây khó khăn cho công tác bảo tồn thiên nhiên như cây mai dương. Ông Mai Hồng Quân, cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho biết kết quả điều tra tăng cường năng lực quản lý SVNL ở hai cấp quản lý Trung ương và địa phương cho thấy, cấp quản lý Trung ương nhận diện khá tốt về SVNL, tuy nhiên, có khoảng 40% số cán bộ quản lý cấp Trung ương trả lời sai, hoặc chưa nắm được nội dung quản lý SVNL theo quy định của luật Đa dạng sinh học. Ở cấp địa phương, nhiều cán bộ chưa nhận diện được các loài SVNL xâm hại, đặc biệt, có khoảng hơn 90% số cán bộ nhận định cơ quan nơi họ đang công tác chưa đủ năng lực quản lý SVNL.

THANH TUYỀN  
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đổ xô mua ốc bươu vàng



Một số tỉnh ở ĐBSCL đang rộ lên tình trạng người dân tranh nhau bắt ốc bươu vàng bán cho thương lái Trung Quốc, thậm chí họ còn thả nuôi thay vì tận diệt để bảo vệ đồng lúa như trước đây/

Dọc tuyến đường nối thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang với TP Cần Thơ trong những ngày này đi đâu cũng thấy treo bảng “Thu mua ốc bươu vàng”. Đang lom khom bắt ốc bươu vàng (OBV) dưới cánh đồng lúa vừa thu hoạch ở xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Hậu Giang, chị Trần Thị Mận nói: “Thu nhập được lắm! Trước đây, người dân bắt OBV sống để bán cho các chủ vựa thường bị họ làm… eo đủ điều, nay bán bao nhiêu họ cũng mua. Tuy có hơi cực một chút nhưng lại có thu nhập”.

Chị Mận cho biết trước đây, người dân bắt OBV sống rồi bán trực tiếp cho các vựa. Nay OBV sau khi bắt được phải luộc chín, đập vỏ lấy thịt để bán, giá cao hơn nhiều. Trước đây, 1 kg OBV còn vỏ chỉ bán được khoảng 300 đồng, nay thịt của nó bán được từ 10.000 - 12.000 đồng/kg. “Mỗi ngày cố gắng ra đồng bắt ốc cũng kiếm được khoảng trên 150.000 đồng. Bắt bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Khỏe lắm!” - chị Mận nói.
Anh Đ.P.H, một thương lái cấp 2 chuyên thu mua OBV ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng để bán lại cho các vựa ở Hậu Giang, cho biết: “Gần đây, thịt OBV có giá lắm. Tôi nghe nói xuất khẩu ra nước ngoài nhưng nói thiệt thịt của nó luộc sơ qua thì làm sao bảo đảm vệ sinh nhưng các vựa vẫn mua hết. Lạ thật!”.

http://nld.vcmedia.vn/A5flpgLhaXMMX9kSmF2jOOr7B792r/Image/2013/10/11/12chot_ec5b1.jpg
Nhiều hộ dân ở ĐBSCL bắt ốc bươu vàng để cung cấp cho các thương lái Trung Quốc Ảnh: NGỌC TRINH



Ông Sáu Lồng, một hộ chuyên nuôi vịt thả đồng, cho biết: “Trước đây, sau khi thu hoạch lúa thì chủ ruộng nào cũng đồng ý cho thả vịt vào bắt OBV để vụ sau hạn chế nạn OBV cắn phá lúa non. Thế nhưng gần đây, không ít người ngăn cản khiến ốc sinh sôi nảy nở với tốc độ chóng mặt. Thậm chí, nhiều hộ còn mua OBV về thả nuôi trong ao để chúng sinh sản nhiều hơn. Đúng là nguy hiểm thật”.

Trong vai người đi mua ốc còn sống về làm thức ăn cho cá, chúng tôi được nhiều chủ vựa thu mua OBV ở thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Tụi tôi bây giờ chỉ cung cấp OBV đã qua luộc chín cho thương lái Trung Quốc thôi. Còn ốc sống hả? Không có đâu”.

Sau khi thu mua OBV đã qua luộc chín từ các hộ dân và thương lái cấp 2, các điểm chuyên thu mua OBV cấp 1 sẽ bảo quản bằng nước đá trong thời gian 48 giờ. Sau đó, lượng ốc này được các chủ vựa chở lên TP HCM giao cho các thương lái Trung Quốc. Họ khuyến khích cung cấp càng nhiều càng tốt nên các chủ vựa ai cũng muốn làm “đẹp lòng” bằng cách xuất hàng liên tục. Còn việc các thương lái Trung Quốc đem OBV tiêu thụ ở đâu thì các chủ vựa không hề hay biết.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về việc người dân đổ xô bắt OBV bán cho thương lái Trung Quốc, một cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang nói: “Bà con kiếm thêm thu nhập từ việc bắt OBV để bán cho các vựa thì chúng tôi đã biết. Tuy nhiên, các chủ vựa bán cho ai thì địa phương không biết”.

PHẠM CÔNG


Thu gom cả trứng ốc bươu vàng

Không chỉ thu mua OBV, nhiều hộ dân ở tỉnh Đồng Tháp và các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ cũng gom trứng OBV đem về dập nát rồi bán cho thương lái với giá khoảng 20.000 đồng/kg. Anh Trung Giang, một hộ dân ở tỉnh Đồng Tháp, đặt câu hỏi: “Người dân chúng tôi cũng chẳng biết họ mua trứng OBV để làm gì. Chỉ nghe nói đem bán lại cho các thương lái Trung Quốc”. Cũng theo anh Giang, từ ngày trứng OBV được thu mua thì nhiều hộ dân bắt đầu thả nuôi loài xâm hại này tại ao, ruộng của mình thay vì dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt như trước đây.

.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bẫy giăng kín không tha cả thú rừng con



TT - Mặc dù bị nghiêm cấm nhưng ở các huyện vùng xa như Ia Grai (tỉnh Gia Lai), người dân vẫn săn bẫy thú rừng.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20nguyen%20va%20Moi%20truong%20VDT/09_zpsb2f0c0af.jpg
Lưới dù được thợ săn giăng khắp lối đi để bắt sống các loài thú



Thợ săn bây giờ được “hiện đại hóa” với máy móc hỗ trợ giả tiếng kêu cứu của con thú bị thương... Theo chân một nhóm đi săn vào khu vực rừng huyện Ia Grai mới thấy mức độ tận diệt thú rừng ở nguy cơ đáng báo động. Với những chú chó săn thiện nghệ và máy móc nên thợ săn đã không bỏ lọt những con thú ở những khu rừng còn sót lại hiếm hoi.

Đinh Văn Đang - thợ săn ở xã Ia Tô - cho biết dù việc săn bắt thú rừng đã bị pháp luật nghiêm cấm nhưng nhóm của anh hằng ngày vẫn lủi vào rừng bẫy thú. Trước đây những thú rừng nhỏ như hoẵng, chồn con được thợ săn bỏ lại nhưng giờ cũng trở thành mục tiêu truy đuổi. Khi rừng còn nhiều thú, mỗi ngày chó săn có thể phát hiện được 4-5 con thú như heo rừng, nai, hoẵng... nhưng nay may mắn chỉ được 1-2 con.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20nguyen%20va%20Moi%20truong%20VDT/000_zps6e972b0a.jpg
Máy phát âm thanh để dụ thú vào trận địa bẫy được gài trong rừng




http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20nguyen%20va%20Moi%20truong%20VDT/05_zps6f8f5087.jpg
Giây phút vùng vẫy trong tuyệt vọng của cầy hương hoang dã khi bị dụ vào bẫy




http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20nguyen%20va%20Moi%20truong%20VDT/00_zpsed9355e2.jpg
Một chú mang nặng 23kg đang mang thai sa bẫy




http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20nguyen%20va%20Moi%20truong%20VDT/0_zps163b628c.jpg
Chú mang hoang dã sau nhiều giờ vùng vẫy giữa rừng đã kiệt sức




http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20nguyen%20va%20Moi%20truong%20VDT/08_zps9927f456.jpg
Mỗi ký thịt mang rừng có giá thua cả thịt heo



http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20nguyen%20va%20Moi%20truong%20VDT/00a_zpsf17300d3.jpg
Những hàm răng thú được một thợ săn treo trên gác bếp



THÁI BÁ DŨNG thực hiện
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cây kiểng giải độc: thận trọng khi trồng



SGTT.VN - Một số khu bán cây kiểng đang rao bán nhiều loại cây: dương xỉ, nha đam, vạn tuế, cỏ lan chi, đuôi hổ, trầu bà vàng, vạn niên thanh, hoa thuỷ tiên... được cho là có tác dụng triệt tiêu nhiều độc chất tồn dư trong nhà, thanh lọc không khí… với giá có loại cả triệu đồng. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý người dân nên thận trọng khi chọn mua những loại cây này.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=207819
Ảnh: CTV



Chỉ là biện pháp bổ trợ
TS Nguyễn Thị Kim Quý, nguyên giảng viên bộ môn cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, khoa Môi trường và tài nguyên, đại học Nông lâm TP.HCM cho biết: khả năng thanh lọc, xử lý các chất độc hại trong không khí của cây kiểng phụ thuộc nhiều vào kích thước cây, nhiệt độ, độ ô nhiễm của không khí, chất lượng cây... Không phải loại cây kiểng nào cũng có thể trồng được, nếu không thận trọng có thể mang đến nhiều mầm bệnh cho các thành viên trong gia đình (dị ứng da, viêm nhiễm đường hô hấp…), đặc biệt là với trẻ nhỏ. Điển hình như cây vạn tuế, hiện không ít gia đình để trong nhà làm kiểng, nếu tiếp xúc gần hoặc dùng tay bứt lá, hạt, vỏ cây thì có thể ngộ độc, rối loạn thần kinh mạn tính, ngay cả hạt vạn tuế cũng độc tính khá cao...

PGS.TS Trần Văn Thuỵ, chủ nhiệm bộ môn sinh thái môi trường, khoa Môi trường đại học Khoa học tự nhiên – đại học Quốc gia Hà Nội cho biết cây kiểng có hai cơ chế hoạt động là quang hợp và hô hấp. Ban ngày cây hút thán khí (CO2), thải ôxy, còn ban tối ngược lại nên nếu để quá nhiều cây trong nhà và đóng kín cửa thì ban đêm trong nhà sẽ có lượng lớn thán khí không tốt cho sức khoẻ. “Một số cây có thể hút một số khí được xem là độc như ôzôn, formandehit... Tuy nhiên, trồng cây trong nhà chỉ là biện pháp hỗ trợ, bởi thực vật hấp thụ khí độc rất chậm và thấp”, PGS Thuỵ nói. Cũng theo PGS Thuỵ, thông tin một số loại cây: phong lan, xương rồng, lô hội, cây thuộc họ dứa... nhả ôxy về đêm vẫn chưa được khoa học xác nhận.

Coi chừng lợi bất cập hại  
PGS Thuỵ khuyến cáo, trước khi trồng cây kiểng nào, người dân nên tìm hiểu kỹ tài liệu về chúng. Cây trồng trong nhà buổi tối cần đưa ra hành lang, nhằm tránh bị ngộ độc cũng như giúp cây phát triển tốt. Tại các địa điểm, văn phòng khép kín cần có hệ thống thông gió chứ không thể trông nhờ cây xử lý. Việc trồng một hay vài cây chưa thể đạt được mục đích cải thiện môi trường, thanh lọc không khí. Theo các nhà khoa học ở cơ quan Hàng không và không gian Mỹ (NASA), trong một ngôi nhà rộng khoảng 160m2 nên trồng 15 – 18 cây trong các chậu có đường kính 12 – 18cm. Các vi sinh vật sống xung quanh rễ các loài cây kiểng cũng tham gia tiêu huỷ chất độc, do đó nên để cho mặt đất tiếp xúc với không khí để tăng khả năng trao đổi và thu hút khí độc.

Theo TS Quý, để trong nhà có không khí sạch, lành thì điều quan trọng nhất là hạn chế tối đa những khí độc hại; tạo môi trường thông thoáng cho sự trao đổi khí; sử dụng vật liệu thân thiện môi trường; không đun nấu bằng than, dầu; không hút thuốc; có quạt hút, lắp đặt hệ thống thông gió…; lau chùi, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, giữ phòng khô thoáng…

Nếu có nhu cầu sử dụng cây kiểng để thanh lọc không khí trong nhà, nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các nhà sinh vật cảnh có kinh nghiệm. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ở đại học Lâm nghiệp (Hà Nội) về đề tài sử dụng cây xanh hấp thu khí độc đã ghi nhận ba loài cây hấp thu khí toluene cao nhất trong 20 cây khảo sát là: thiết mộc lan, ngũ gia bì và dương xỉ thường (chất độc khí toluene phát sinh từ sơn, khói thuốc lá, chất tẩy rửa hoặc bị khuếch tán từ ngoài vào trong nhà… có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, khiến người ở trong nhà có cảm giác buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt; ở nồng độ cao, khí toluene có thể gây bất tỉnh thậm chí tử vong).

TS Quý còn lưu ý: “Nếu thỉnh thoảng cảm thấy cay mắt, chảy nước mũi, nổi mề đay một cách vô cớ thì nên nghĩ đến chứng dị ứng do cây kiểng”.

Linh An – Hoàng Tuấn  


Năm loại cây cấm trồng trên đường phố vì có độc
UBND TP.HCM vừa ban hành danh mục cây cấm trồng và hạn chế trồng trên đường phố thuộc địa bàn TP.HCM. Theo đó, năm loài cây sau cấm trồng trên vỉa hè và dải phân cách đường phố, là các cây có độc tố gây nguy hiểm cho người: bã đậu (có mủ và hạt độc), cô ca cảnh (lá có chất cocaine gây nghiện), mã tiền (hạt có chất strychnine gây độc), thông thiên (hạt, lá, hoa, vỏ cây đều chứa chất độc), trúc đào (thân và lá có độc).
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tàn phá rừng vườn quốc gia Mũi Cà Mau



TT - Vườn quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau ở huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) là một trong những khu rừng ngập mặn nguyên sinh lớn ở Việt Nam và là khu ramsar của thế giới. Thế nhưng, hiện nay khu rừng này đang bị tàn phá nặng nề.

http://images.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/169/668169.jpg
Một khu rừng bị lâm tặc khai thác trắng ở kênh 5, VQG Mũi Cà Mau - Ảnh: Tấn Thái



Giữa tháng 10, từ chợ Ông Trang, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, chúng tôi đi vỏ lãi vào VQG Mũi Cà Mau. Từ Ông Trang ra theo hướng trạm kiểm lâm Trại Xẻo, nhìn vào bờ chúng tôi thấy những vạt rừng xanh tốt, thỉnh thoảng gặp vài ba cây đước bên bìa rừng bị đốn hạ nhưng không đáng kể. Người lái vỏ lãi bảo: “Bên ngoài nhìn vào thấy như vậy chứ bên trong rừng bị phá tan hoang”.

Trên 1.000m3 gỗ bốc hơi khỏi rừng
Theo chỉ dẫn của người lái vỏ lãi, chúng tôi đi vào xẻo Cồng Cộc, khi tới kênh Ngang (ranh giới giữa VQG Mũi Cà Mau với lâm ngư trường Sào Lưới) thì quẹo trái. Đậu vỏ lãi ở bìa rừng, lội vào rừng hơn 100m thì hiện ra trước mắt chúng tôi là một bức tranh khác của VQG Mũi Cà Mau: nhiều cây rừng bị chặt phá tan hoang, cây lớn bị đốn hạ chỉ còn lại những cây con... Đi càng sâu vào trong rừng, chúng tôi thấy cây rừng bị chặt phá càng nhiều. Ngoài những cây rừng bị “lâm tặc” chặt đã lâu, có nhiều cây rừng mới bị đốn hạ, dấu búa, dấu cưa còn mới tinh.

Không chỉ rừng ở vùng đệm, mà ngay trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Mũi Cà Mau cũng bị tàn phá. Tại kênh 5 thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Mũi Cà Mau, ngay phía đầu kênh có trạm kiểm lâm Kênh 5 đóng án ngữ phía trước. Phía bên ngoài treo bảng có nội dung nghiêm cấm chặt phá cây rừng, vào rừng trái phép và săn bắt chim muông thú rừng. Khi vào kênh 5 chừng 1km, người dẫn đường cho vỏ lãi rẽ phải vào một con lạch nhỏ (trước đây là những kênh đào để nuôi tôm). Đi được hơn chục phút chúng tôi thấy một khu vực rừng đước bị lâm tặc khai thác trắng chứ không tỉa thưa như những nơi khác. Trên đường chạy theo các con lạch nhỏ trong Kênh 5, chúng tôi còn thấy nhiều cây rừng bị đốn hạ nằm lăn lóc...

Trước nạn chặt phá cây rừng diễn biến phức tạp tại VQG Mũi Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh làm trưởng đoàn. Theo xác minh của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tại VQG Mũi Cà Mau trữ lượng gỗ được giám định mất lên đến trên 1.000m3.

Kiểm lâm cũng “tận thu” cây rừng  
Ông Đặng Minh Lâm - trưởng Phòng lâm sinh thủy sản VQG Mũi Cà Mau - thừa nhận: “Thời gian gần đây tình hình chặt phá cây rừng diễn ra phức tạp”. Nguyên nhân theo ông Lâm, do năm nay nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, nghêu giống không xuất hiện nên người dân không ra biển mưu sinh mà vào rừng chặt cây trái phép đem về hầm than để bán. Theo ông Lâm, xung quanh VQG Mũi Cà Mau có trên 2.000 hộ dân sinh sống, đa số đời sống rất khó khăn, nhiều người trong số đó không có ruộng đất, cuộc sống chỉ bám vào biển hoặc vào rừng. “Nếu dân cư sống ven rừng có công ăn việc làm, có đất sản xuất thì khi đó mới ngăn chặn được nạn khai thác rừng trái phép. Tại VQG Mũi Cà Mau, cán bộ kiểm lâm mỏng, hệ thống sông ngòi chằng chịt nên rất khó quản lý, ngăn chặn người dân vào rừng chặt phá cây trái phép” - ông Lâm nói.

Khi chúng tôi đề cập việc lâm tặc móc nối với cán bộ kiểm lâm VQG Mũi Cà Mau vào rừng khai thác trái phép, ông Lâm từ chối trả lời và nói hiện vụ việc công an đang điều tra. Ông Lâm chỉ thừa nhận liên quan đến việc mất rừng với số lượng lớn, giám đốc VQG Mũi Cà Mau đã xử lý kỷ luật cảnh cáo hàng loạt cán bộ kiểm lâm như các ông: Đỗ Thành Nhiệm - trạm trưởng trạm kiểm lâm Cái Mòi, Quách Tấn Kháng - trạm trưởng trạm kiểm lâm kênh 5. Và mới đây nhất là cách chức trạm trưởng trạm kiểm lâm Trại Xẻo là ông Trương Thanh Tâm và trạm phó Trần Thái Sanh...

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, đoàn kiểm tra quản lý và bảo vệ rừng tại VQG Mũi Cà Mau phát hiện một số cán bộ kiểm lâm vào rừng thu gom cây đã bị lâm tặc chặt đem đi bán (bán không hóa đơn). Đoàn kiến nghị UBND tỉnh yêu cầu VQG Mũi Cà Mau thu hồi số tiền này và có hình thức kỷ luật nghiêm. Hiện Công an tỉnh Cà Mau đang xác minh thông tin lâm tặc móc nối với cán bộ kiểm lâm VQG Mũi Cà Mau vào rừng chặt 1.500 cây đước bán lấy tiền chia nhau.

TẤN THÁI


một số cán bộ kiểm lâm vào rừng thu gom cây đã bị lâm tặc chặt đem đi bán

Quan điểm của UBND tỉnh là cương quyết xử lý nghiêm NẾU phát hiện sai phạm.


hehe
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tàn phá rừng vườn quốc gia Mũi Cà Mau
...

Rồi ít bữa nữa chẳng còn gì để phá. Kiểm lâm sẽ được giải nghệ. (TTT)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:

Lo ngại sinh vật ngoại lai lấn át bản địa



SGTT.VN - Không phải cứ sinh vật ngoại lai (SVNL) là có ích, việc người dân kể cả các nhà quản lý, nhà khoa học đôi khi cứ “vô tư” đưa từ nước ngoài về Việt Nam nuôi trồng, phát triển tự do mà không ý thức được những hậu hoạ do những loài này gây ra. Cần một cơ chế kiểm soát chặt chẽ, tăng cường nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức của người dân là vấn đề được đặt ra tại hội thảo Tăng cường công tác quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam do tổng cục Môi trường tổ chức tại Hà Nội.

http://118.69.212.147/ImageHandler.ashx?ImageID=206184
Thầu dầu là một trong số những thực vật ngoại lai



Đến bất cứ khu hệ sinh thái nào, cũng phát hiện ra nhiều loài SVNL đang xâm hại, các loài đang được người dân nhân nuôi, kể cả các loài cỏ dại xâm hại cùng nhiều loài sinh vật mới được du nhập vào nước ta theo con đường tiểu ngạch. Tại Hà Nội, SVNL lan tràn tại nhiều khu vực, du nhập với số lượng lớn, nhưng do không được kiểm soát chặt, gây tác hại trong tự nhiên. Đây là kết quả sau nhiều đợt điều tra khảo sát thực địa từ năm 2012 đến nay của nhóm các chuyên gia đầu ngành về sinh học, sinh thái, côn trùng, thuỷ sản, lâm học của hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam.

Theo đại diện cục Bảo tồn đa dạng sinh học, số lượng thực vật ngoại lai nhập vào Việt Nam khoảng 94 loài, trong đó có 42 loài xâm hại thuộc các họ thực vật gồm: thầu dầu; họ đậu; họ cúc; họ cói; họ hoà thảo; họ thông. Theo thống kê chưa đầy đủ, số các loài động vật thuỷ sinh ngoại lai đang ở Việt Nam có 48 loài. Các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện ở Việt Nam gồm động vật không xương sống: 3 loài, cá: 5 loài, chim – thú:1 loài, thực vật: 11 loài. Theo GS.TS Phạm Văn Lầm, nguyên cán bộ cục Bảo vệ thực vật, gần đây, các nhà khoa học có nghiên cứu về thành phần loài thực vật ngoại lai xâm hại tại mười vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Kết quả cho thấy có 134 loài cỏ dại ngoại lai, trong đó có 25 loài là SVNL xâm hại và con đường du nhập của chúng gồm: dòng nước, gió, bão hoặc các loài sinh vật di chuyển, di cư, việc vận chuyển qua lại, buôn bán thương mại các SVNL.

Vẫn theo các nhà khoa học, cùng với việc làm giảm độ che phủ của rừng và thay đổi quần xã thực vật rừng như: cây mai dương, cây bạch đàn nâu, keo lá sim… SVNL còn tác động lên đa dạng sinh học: lấn át các loài bản địa, gây khó khăn cho công tác bảo tồn thiên nhiên như cây mai dương. Ông Mai Hồng Quân, cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho biết kết quả điều tra tăng cường năng lực quản lý SVNL ở hai cấp quản lý Trung ương và địa phương cho thấy, cấp quản lý Trung ương nhận diện khá tốt về SVNL, tuy nhiên, có khoảng 40% số cán bộ quản lý cấp Trung ương trả lời sai, hoặc chưa nắm được nội dung quản lý SVNL theo quy định của luật Đa dạng sinh học. Ở cấp địa phương, nhiều cán bộ chưa nhận diện được các loài SVNL xâm hại, đặc biệt, có khoảng hơn 90% số cán bộ nhận định cơ quan nơi họ đang công tác chưa đủ năng lực quản lý SVNL.

THANH TUYỀN  
Người ngoài nó lấn át mọi thứ đều ngoan ngoãn phục tùng thì mấy con vật ngoại lại lấn át phỏng có ý nghĩa gì !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [44] [45] [46] [47] [48] ›Trang sau »Trang cuối