Trang trong tổng số 19 trang (182 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

htcmb

Đọc bài:
Chằn tinh Shrek đã viết:

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/HOAKY/SKTT.jpg

tôi xin bổ sung thêm một món ăn rât tốt cho lưng: Đó là "Chả xương sông" tôi học được từ thời "Chống mỹ cứu nước "
…Nghe các Cụ bảo: "Chả xương sông" là "Sổng xương cha"…
mà "Sổng xương cha"  là "Sổng xương bố"…
mà "Sổng xương bố" rỏ ràng là  "Bổ xương sống"...Quá tuyệt vời...thử đi, thử đi.

(Sưu tầm sưu tầm…hê hê)
lnp
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Baba Yaga đã viết:
Namlan! Tớ đoán bạn bị gút thừa axít uric trong máu . Tạm thời ăn kiêng đồ biển,trứng,và nội tạng động vật.Ăn tăng hoa quả lên đã xem thế nào rồi tính tiếp.
Cám ơn bạn TN và chị Lê Tâm để mình/ em sẽ để ý việc ăn uống xem sao. Con rượu bia thì mình cai lâu rồi bạn TN ạ.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Phượng Hoàng _Lửa đã viết:
SẮN DÂY-VỊ THUỐC GIẢI ĐỘC RƯỢU

"Sắn dây bò leo, mối tình vương vấn". Đó là câu trong dân gian Trung Quốc vẫn thường nói để ca ngợi về cây sắn dây ,một loại cây bò leo xoắn xuýt . Người xưa vẫn coi nó là tượng trưng cho lòng nhớ nhung ly biệt, và nó thường được các nhà thơ xưa ngâm vịnh.
Sắn dây là cây thuộc họ đậu ,toàn bộ cây từ củ ,rễ đến thân,lá , hoa hạt v.v... đều có thể dùng làm thuốc , nhưng chủ yếu là dùng củ của nó ,tức cát căn (củ sắn dây) . Cát căn tính bình hơi mát, hơi có vị ngọt, có công năng giải biểu, thanh nhiệt, sinh tân, làm giải rượu v.v ... Thành phần gồm lượng lớn tinh bột và các chất soybeanflavone , isoflavane v.v...Tác dụng dược lý: Làm giãn động mạch  vành và động mạch não , hạ thấp đường trong máu,làm hết co giật cơ bắp, hạ nhiệt, giải khát và giải độc rượu. Lâm sàng thường dùng để chữa trị các bệnh thường ở hệ thống mạch vành của tim,  bệnh xơ cứng động mạch não , bệnh đái tháo đường , bệnh đau xương cột sống cổ , bệnh cổ gáy bị cứng,chứng bệnh sốt ngoại cảm, bệnh viêm ruột, bị đau bụng đi ngoài ,v.v...Mỗi ngày dùng từ 9-15g,sắc lấy nước uống.
Cát căn, ở thời cổ đại người ta vừa dùng làm thuốc,lai vừa làm thức ăn hàng ngày. Có nhiều cách ăn: Hấp chín làm lương thực để ăn , luộc chín cả củ để bán cho người qua đường ,mài bột hoà nước sôi uống, trộn với đường & bột gừng làm bánh ngọt ,thái thành lát nhỏ pha như pha trà để uống. Gần đây nó rất ít được dùng để ăn ,nhưng vẫn có thể gia công làm thành món ăn để chữa bệnh,như làm các loại bánh điểm tâm. TRong bữa ăn có thể dùng bột cát căn trộn thịt & gia vị để rán làm món ăn. Lượng dùng cho mỗi người không quá 10g. Hoa và hạt của nó có công năng làm tỉnh rượu , giải độc rượu. Bài thuốc cổ có : Cát hoa giải tỉnh thang; tức là đồ uống làm tỉnh não và làm hoà diụ dạ dày sau khi uống rượu. Lá sắn dây rửa sạch , giã nhỏ , đắp bên ngoài có thể cầm máu .Thân sắn dây ,đốt thành tro nghiền nhỏ, pha vào sữa uống có thể chữa trị bệnh đau cổ họng, trẻ con không bú được. Tinh bột sắn dây , tức là bột đã mài ra, ngâm nước, lọc lấy tinh bột phơi khô để dùng dần. Loại tinh bột này đem nấu cháo với gạo vừa giải độc rượu vừa giải khát.
(sưu tầm)
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

Trước nay tôi thường coi thường Thực Phẩm chức năng, nhưng giờ đây qua những trải nghiệm của gia đình và bản thân tôi xin phải suy nghĩ lại và để tâm đến nó vì công hiệu thực tế mà nó mang lại .

Tôi xin giới thiệu với các bạn Viên khớp Tâm Bình của công ty TNHH dược phẩm Tâm Bình.

Mẹ tôi trước kia bị đau đa khớp nhất là đốt sống cổ và đầu gối ,suốt ngày bà làm bạn với túi chườm nóng và thuốc giảm đau,chống viêm và không leo nổi lên cầu thang tầng 2.Vậy mà sau khi dùng 10 hộp thuốc mẹ tôi khoẻ lại không phải dùng đến thuốc giảm đau,những hôm trở trời chỉ còn đau chút ít chườm nóng là khỏi.Suốt thời gian bố tôi nằm viện Bạch Mai bà lên chăm sóc và thường xuyên đi bộ được từ bệnh viện về khách sạn Hoa Hồng ,Xã đàn cũ nay là Đào Duy Anh

Còn loại thuốc thứ hai là Thông Xoang Tán dành cho những người bị viêm xoang thể dị ứng cũng rất công hiệu.Tôi vị viêm đến hơn 1 tuần đã dùng thuốc dị ứng,chống viêm,kháng sinh và chống phù nề mãi không khỏi vậy mà chỉ dùng thông xoang tán đến ngày thứ 3 là tự nó đã trục hết chất nhầy đặc sệt như mủ ra khỏi xoang nhưng tôi kiên trì uống hết hộp . Mấy lâu nay không thấy bị tái phát nữa.

Đây là kinh nghiệm của bản thân tôi và gia đình mời các bạn tham khảo

Thân ái!
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Thực hư chuyện lá đu đủ chữa khỏi ung thư


Vừa qua, tòa soạn đã nhận được thư của GS Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Chủ nhiệm Khoa Da Liễu, Bệnh viện TƯ Quân đội 108 công bố hướng dẫn 250 người chữa ung thư bằng lá đu đủ. Kết quả nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoặc đỡ, kéo dài sự sống tốt.
Nhưng bằng sự thận trọng của một người từng làm trong lĩnh vực y khoa, ông vẫn mong muốn các bộ ngành liên quan nghiên cứu bài thuốc dân gian này. Phóng viên đã tiếp cận trực tiếp vấn đề này.


Dù đã 91 tuổi nhưng trên bàn làm việc của GS Nguyễn Xuân Hiền trong căn nhà Khu tập thể Dệt Kim Hà Nội vẫn bề bộn sách vở. Ông không chỉ viết các chuyên đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực của mình mà đi sâu nghiên cứu về lá đu đủ trị ung thư.

Ông tâm sự, từ khi nghỉ hưu ông sưu tầm nghiên cứu và hướng dẫn miễn phí cho các bệnh nhân ung thư có nhu cầu về bài thuốc này để giúp đỡ.

7/15 người uống có kết quả?

Câu chuyện bắt đầu từ năm 2005, khi ông được tin bà Lê Thị Đặng ở TPHCM đã dùng nước sắc lá đu đủ điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi đã di căn chọc thủng một bên má. Sau vài tháng chỉ uống nước lá đu đủ đã khỏi bệnh và sống thêm được 9 năm rồi chết vì tuổi già (87 tuổi).
 
Bài thuốc này lại bắt nguồn từ ông Stan Sheldon (người Úc). Năm 1962, ông Stan Sheldon bị ung thư 2 lá phổi sắp chết, may có người thổ dân mách cho uống nước sắc lá đu đủ, sau vài tháng đã khỏi, 10 năm sau không tái phát, 16 bệnh nhân ung thư khác được mách uống nước sắc lá đu đủ cũng đã khỏi.

Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, khi nhận được bài thuốc, ông cũng áp dụng cho người nhà bị bệnh nhưng do bệnh đã di căn lại không áp dụng triệt để nên không chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo dõi các bệnh nhân khác.

Kết quả trong 2 năm (2005 - 2007), hướng dẫn cho 15 bệnh nhân cho thấy: 4 trường hợp (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được trên 5 - 6 tháng thì sức khoẻ ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ ho, đỡ đau; 3 trường hợp bị u phổi khác uống được hơn 2 - 3 tháng thì u nhỏ đi, sức khoẻ tốt hơn; 1 trường hợp bị u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều; 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan) chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó chuyển thuốc Đông y khác; 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển.


Từ đó đến nay, ông tiếp tục nghiên cứu và hướng dẫn cho 250 người khác có đầy đủ số điện thoại, địa chỉ ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, kết quả có 9 người khỏi bệnh, hết u, sức khoẻ tốt.

Nhiều người trên thế giới khỏi bệnh:

Ngoài 16 trường hợp bị ung thư phổi được ông Sheldon mách uống lá đu đủ cũng khỏi bệnh, GS Nguyễn Xuân Hiền cũng cung cấp cho chúng tôi một bản dịch từ Mỹ trong đó cũng kể kinh nghiệm của 3 người bị ung thư phổi đã ở giai đoạn III, IV cũng nhờ uống nước lá này mà khỏi.
  
Tuy nhiên, bài viết chỉ nêu rất chung chung, không có tên và địa chỉ của người bệnh: Một người đàn ông 65 tuổi, đã bị cắt 1/4 lá phổi, ho ra máu và mủ nhiều, người kiệt sức chỉ nằm mà không ngồi được, bệnh viện trả về nhà chờ chết. Ông này đã uống lá đu đủ chưa đầy 2 tháng mà bệnh tình thuyên giảm tới 80%, 4 tháng thì khỏi hẳn. Hay một người đàn bà 66 tuổi, bị ung thư phổi giai đoạn IV - to bằng bàn tay, tế bào ung thư đã ăn sâu vào xương sống, sau 3 tháng uống lá đu đủ, khối u teo nhỏ lại bằng đầu ngón tay, tháng thứ 6 thì chỉ còn là chấm nhỏ...

Khi được hỏi về tính xác thực của các kết quả ghi nhận những bệnh nhân uống lá đu đủ khỏi bệnh, GS Nguyễn Xuân Hiền cho biết, ông đã nghỉ hưu nên không đủ điều kiện nghiên cứu, chứng minh trên lâm sàng.

Ông chỉ là người truyền bá bài thuốc để giúp những người bị bệnh “tứ chứng nan y” vượt qua được bệnh tật. Các bệnh nhân khỏi bệnh là do họ gọi điện báo cho ông chứ ông cũng không thăm khám hay có các kết quả xét nghiệm từ Tây y.

Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, qua theo dõi nghiên cứu ông thấy, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và ghi nhận lá đu đủ có thể chữa được ung thư.

Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang giáo sư Đại học Florida Mỹ đã công bố trên tạp chí dược học cho thấy, chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên Th1-type cytokines.

Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời tạo hiệu quả tiêu trừ khối u ở một số loại ung thư, điều này mở ra những phương cách điều trị bệnh ung thư qua hệ thống miễn dịch.

Nghiên cứu đã dùng nước chiết lá đu đủ ở 4 độ mạnh khác nhau cho 10 mẫu ung thư khác nhau và đo hiệu quả sau 24 tiếng. Kết quả cho thấy, lá đu đủ đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cả 10 mẫu thử ấy.

Đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, do đó, tránh được các tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị hiện nay.

Chưa được khoa học công nhận

Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, trước đây có nhiều người phản đối lá đu đủ chữa bệnh và cho rằng đó là một loại cây khác. Nhưng nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang là cây Carica papaya. Đây là tên khoa học của cây đu đủ. Người Mỹ gọi đu đủ là papaya, người Úc và New Zealand gọi là pawpaw.

Không nên lẫn lộn “paw paw đu đủ” và “paw paw Bắc Mỹ”. Cây pawpaw Bắc Mỹ thân mộc, có tên khoa học là Asimina tribola và cũng được làm dùng thuốc trị ung thư hiện có bán trên trị trường. Còn đu đủ là cây thân thảo.

GS Nguyễn Xuân Hiền nhấn mạnh, nhiều người, đặc biệt với những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy xạ, truyền hóa chất chống ung thư thì kết quả tốt và nhanh hơn. Các nghiên cứu cho thấy, trong lá đu đủ có men papain và trong men papain có chất carotenoid và Iso thyocyanotes có khả năng kích thích sản xuất Cytokin Th1 - type là yếu tố miễn dịch, do đó có thể ức chế tế bào ung thư mạnh gấp triệu lần các thuốc chống ung thư Tây y.

Một công trình nghiên cứu so sánh nước sắc lá đu đủ với 10 loại nước lá chống ung thư khác thì thấy, nước sắc lá đu đủ có tác dụng vượt trội mà giá thành lại rẻ bằng 1/2 - 1/3 với các loại khác. Hơn nữa, nước sắc lá đu đủ không gây tác dụng phụ.

Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, cho tới nay nước sắc lá đu đủ chữa ung thư vẫn chưa được khoa học công nhận, vì thế rất khó biết nó có tác dụng thực sự hay không, nếu có thì ở chừng mực nào và các phản ứng phụ có thể xảy ra. Vì vậy, ông thiết tha mong muốn Viện Đông y, Bệnh viện K, Bộ Y tế... quan tâm nghiên cứu vấn đề này một cách bài bản, khoa học.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mỗi ngày lấy 4 - 5 lá đu đủ cả cuống, già càng tốt (có tài liệu hướng dẫn là lá bánh tẻ), lấy dao cắt nhỏ cho vào nồi đổ 2 lít nước, nấu khoảng 2 tiếng, cô lại thành 1 lít để nguội cho vào tủ lạnh, uống thành 2 ngày, mỗi ngày 500ml chia làm 3 lần lúc no. Sau khi uống, uống thêm 1 - 2 thìa cà phê mật mía hoặc mật ong. Uống liên tục 3 tháng trở lên mới thấy có tác dụng. Những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy tia, truyền hóa chất thì kết quả tốt và nhanh hơn.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Theo Thúy Nga
báo Khoa học & Đời sống


P/s: Với mong muốn góp phần giới thiệu các bài thuốc dân gian tới những người cần khi đã phải "vái tứ phương", ĐN mong các bạn sẽ chuyển tiếp thông tin tới những người đang gặp phải những bệnh tương tự đã được nêu trong bài báo trên, đôi khi những bài thuốc thế này cũng có thể là một cứu cánh đúng nghĩa với biết bao người không có điều kiện được bảo hiểm và chăm sóc y tế trên đất nước ta. Xin chân thành cảm ơn
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Chú Đồ Nghệ ơi, cháu bị Viêm mũi dị ứng, có bài thuốc dân gian nào chữa bệnh này không ạ?
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Baba Yaga đã viết:
Trước nay tôi thường coi thường Thực Phẩm chức năng, nhưng giờ đây qua những trải nghiệm của gia đình và bản thân tôi xin phải suy nghĩ lại và để tâm đến nó vì công hiệu thực tế mà nó mang lại .

Tôi xin giới thiệu với các bạn Viên khớp Tâm Bình của công ty TNHH dược phẩm Tâm Bình.

Mẹ tôi trước kia bị đau đa khớp nhất là đốt sống cổ và đầu gối ,suốt ngày bà làm bạn với túi chườm nóng và thuốc giảm đau,chống viêm và không leo nổi lên cầu thang tầng 2.Vậy mà sau khi dùng 10 hộp thuốc mẹ tôi khoẻ lại không phải dùng đến thuốc giảm đau,những hôm trở trời chỉ còn đau chút ít chườm nóng là khỏi.Suốt thời gian bố tôi nằm viện Bạch Mai bà lên chăm sóc và thường xuyên đi bộ được từ bệnh viện về khách sạn Hoa Hồng ,Xã đàn cũ nay là Đào Duy Anh

Còn loại thuốc thứ hai là Thông Xoang Tán dành cho những người bị viêm xoang thể dị ứng cũng rất công hiệu.Tôi vị viêm đến hơn 1 tuần đã dùng thuốc dị ứng,chống viêm,kháng sinh và chống phù nề mãi không khỏi vậy mà chỉ dùng thông xoang tán đến ngày thứ 3 là tự nó đã trục hết chất nhầy đặc sệt như mủ ra khỏi xoang nhưng tôi kiên trì uống hết hộp . Mấy lâu nay không thấy bị tái phát nữa.

Đây là kinh nghiệm của bản thân tôi và gia đình mời các bạn tham khảo

Thân ái!
Để chú tìm đã, chắc có nhiều đấy vì chú đã nhiều lần được đọc ở đâu đó.Ngay ở những phần đăng trên bài này, chị Baba Yaga có nhắc đến thuốc 'Thông xoang tán" trị viêm xoang thể dị ứng, cháu thử hỏi lại chị ấy xem nhé. Nếu chưa đúng loại cháu cần thì chờ tý nhé, chú sẽ cố tìm trong các bài thuốc dân tộc.Ai biết và sưu tầm được thì xin đăng lên đây ngay giúp Cammy với nhé.Cảm ơn rất nhiều.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện theo mùa, khi thời tiết thay đổi. Người bệnh thấy ngứa mũi, chảy nước mũi trong, hắt xì hơi, rất khó chịu.

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, nhưng các nhà khoa học nhận thấy có ảnh hưởng của yếu tố di truyền và các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, bụi nhà, phấn hoa... Viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi hẳn nhưng sẽ giảm triệu chứng và giúp người bệnh dễ chịu hơn nhờ 2 bài thuốc sau:

- Cây cứt lợn tía hoặc trắng 12 g, lá cối xay 12 g, hoa kinh giới 8 g, bạc hà 8 g, hoa húng quế 8 g. Đổ 500 ml nước, đun sôi, chia 2 lần, xông hơi hít qua mũi, ngày xông 1-2 lần.

- Hương nhu 12 g, lá cứt lợn 12 g, bạc hà 12 g. Đổ 500 ml nước, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày.

BS Nguyễn Văn Tuấn, Sức Khỏe & Đời Sống
Việt Báo (Theo_VnExpress.ne

Nguồn:http://www.google.com.vn/search?q=chua+viem+mui+di+ung+bang+thuoc+nam&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a

http://vietbao.vn/Suc-kho...-mui-di-ung/10902028/248/

Xem đoạn băng tư vấn về Viêm mũi dị ưng ở đây:

http://www.youtube.com/watch?v=ar4X7a2jVrA



Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của đường hô hấp, chiếm tỷ lệ 17-25% dân số, có tần suất cao ở những người đi làm, đi học. Bệnh ngày càng tăng ở các nước công nghiệp phát triển do sự ô nhiễm không khí với nhiều kháng nguyên lạ xuất hiện. Những yếu tố thuận lợi khác gây dị ứng là: thời gian tiếp xúc với dị nguyên, nhiễm trùng; yếu tố di truyền, nhân chủng học.

Tùy theo yếu tố gây dị ứng, người ta chia bệnh viêm mũi dị ứng thành các dạng sau:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Yếu tố gây dị ứng thường gặp là phấn hoa và bụi nấm mốc ngoài trời. Một người dị ứng với loại phấn hoa này cũng có thể dị ứng với nhiều loại phấn hoa khác.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Yếu tố gây dị ứng thường là bụi trong nhà (hoặc bụi ngoài trời nếu bụi này có trong không khí quanh năm), lông chó mèo, con mọt (có trong không khí, da người, lông vật nuôi, chăn nệm, đồ chơi...). Con gián và các loài gặm nhấm trong nhà cũng được coi là nguyên nhân gây hen và viêm mũi dị ứng quanh năm.
- Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa. Khi hết tiếp xúc thì không còn triệu chứng dị ứng. Dị ứng không thường xuyên còn có thể xảy ra đối với thức ăn. Trong trường hợp này, bệnh nhân còn có triệu chứng nổi mề đay, ngứa hoặc đau bụng, tiêu chảy.
- Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc (bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, găng tay nhựa...).
- Ngứa mũi (có thể kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng).
- Nhảy mũi (thường thành từng tràng dài liên tục).
- Chảy nước mũi.
- Nghẹt mũi (đôi khi gây mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ).
Có thể chẩn đoán chính xác viêm mũi dị ứng bằng cách xét nghiệm dịch trong mũi, hoặc tìm phản ứng dị ứng bằng cách tiêm một số kháng nguyên nghi ngờ vào da bệnh nhân (nếu nơi tiêm có quầng đỏ lớn hơn giới hạn bình thường thì đó là dị ứng). Một người có thể phản ứng dương tính với nhiều loại kháng nguyên.
Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng khiến người bệnh luôn nhức đầu, buồn ngủ, khó chịu, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nếu để lâu không điều trị, bệnh nhân có thể bị viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang, có polyp trong mũi...
Việc phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng gồm 3 bước chủ yếu:

- Kiểm soát môi trường - tránh tác nhân gây dị ứng: Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.

Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.

- Dùng thuốc: Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Thuốc chống nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm.
Category:
Howto & Style
License:
Standard YouTube License

3 bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng  
Căn bệnh này cực kỳ khó chịu và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hễ gặp phải tác nhân gây dị ứng hoặc cứ đến thời tiết bất lợi là bệnh nhân lại lên cơn sụt sịt. Một số bài thuốc Đông y có thể làm giảm triệu chứng này.

Viêm mũi dị ứng do những nguyên nhân ngoại lai gây ra mà con đường xâm nhập chủ yếu là mũi. Có thể chia bệnh làm hai nhóm chính: theo mùa và quanh năm. Nhóm bệnh theo mùa thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè hàng năm; thời điểm mắc bệnh này gần như đã trở thành quy luật. Nhóm bệnh quanh năm thường xuất hiện do những dị nguyên mà bệnh nhân gặp phải gây ra như khói bụi...

Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đơn giản:

- Bệnh do phong hàn phạm phế (chảy nước mũi trong): Quế chi 6 g, cam thảo 4 g, gừng 4 g, tang bì 10 g, bạch chỉ 12 g, tế tân 6 g, phòng phong 12 g, kinh giới 10 g. Sắc uống.

- Bệnh do phong nhiệt phạm phế (nước mũi đục): Ngưu bàng tử, cúc hoa, tang diệp, cát căn mỗi thứ 12 g; bạc hà 6 g, thuyền toái 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống.

- Bệnh lâu ngày (phế khí hư): Hạnh nhân, rễ cây bách bộ, cát cánh, nhân sâm mỗi thứ 6 g; tang bì (vỏ rễ cây dâu), đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật mỗi thứ 12 g. Sắc uống.

BS Nguyễn Minh Phương, Sức Khỏe & Đời Sống
http://ykhoa.net/yhocphot...ong/taimuihong/17_055.htm
@Cammy: Cammy có thể tham khảo thêm và lựa chọn cho mình cách thức điều trị thích hơp nhất nhé. Chú thấy nhiều cách quá nên nêu lên một số bài vậy thôi.Chúc cháu khoẻ và vui.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Jasmine's

@Cammy và Đồ Nghệ:

Dân gian có rất nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng nhưng quan trọng nhất là phải kiên trì đừng để bệnh trở nặng thêm thành viêm xoang.

Thuốc chính vẫn là lá và hoa cây cứt lợn tươi giã vắt lấy nước nhỏ vào mũi nhưng phải dùng mấy tháng liền mới triệt để được .

Còn theo tây y thường họ cho dùng thuốc kháng histamin như klaritin, hoặc loratazin vvv không gây buồn ngủ nhưng hại tim,  mạch. Thuốc chống phù nề như anpha choay, cộng với thuốc kháng viêm dòng corticois như triamnicolon, prednisolon vvv nhưng dòng thuốc này nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày, loãng xương, teo da, vvv nhưng khi bị viêm cấp tính thì bắt buộc phải dùng thuốc này.

Thuốc Thông xoang tán nam dược của công ty dược Nam Định thật sự có hiệu quả nhưng cũng phải dùng đủ liều điều trị khoảng 3-4 lọ tùy theo bệnh nặng nhẹ mới tránh được bệnh tái phát.

Chúc em Cam chóng khỏi bệnh .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

Bài sưu tầm: Tam thất - Những điều cần biết



Cô ruột của tôi là Đào Ngân Bình ở Quận Hoàn Kiếm - Hà nội bị ung thư đại tràng từ năm 1996, nhưng may là phát hiện ở giai đoạn 1, sau khi mổ và cắt khối u, cô bi quan, chán nản và suy sụp, nhưng được bác sĩ trực tiếp điều trị tư vấn ngoài việc dùng thuốc Tây theo chỉ định, cần kết hợp dùng tam thất với mật ong. Từ đó đến nay, không thấy có sự phát triển hay di căn của khối u, sức khỏe cô tôi như một người bình thường, vẫn tham gia các hoạt động xã hội và chăm lo cho con cháu. Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm này đến những gia đình có bệnh nhân bị mắc căn bệnh ung thư và muốn mọi người hãy thử xem? Tôi cũng muốn nói rằng: Tam thất không có tác dụng chữa ung thư, nhưng có thể góp phần làm chậm quá trình phát triển và di căn của khối u.


Tại Hà nội, giá bán của một lạng tam thất loại tốt là 320 đến 350 ngàn một lạng, tốt nhất bạn nên chọn củ rồi nhờ nhà hàng xay luôn tại chỗ, mua ở các hiệu thuốc Bắc có thương hiệu hoặc ở phố Thuốc Bắc, phố Hải Thượng Lãn Ông - Hà nội sẽ có nhiều sự lựa chọn.

Với người bình thường không bị ung thư, uống tam thất cũng rất tốt, đặc biệt là với những người ở độ tuổi trung niên.

Ung thư cũng không có nghĩa là chết, hãy lạc quan, bạn nhé!

Mời bạn đọc thêm sự chia sẻ của một bệnh nhân bị ung thư và dùng tam thất cũng có hiệu quả tốt: Hãy click vào đây: Dùng tam thất, mất ung thư.

Bạn cũng có thể kiểm tra sức khỏe và phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm nhất với phương tiện hiện đại bậc nhất tại đây: Khoa ung bướu bệnh viện Bạch mai-Hà nội.

Hiện nay nhiều người chưa hiểu hết công dụng của tam thất nên đã sử dụng tam thất một cách tùy tiện. Để sử dụng tam thất một cách khoa học, hợp lý với hiệu quả chữa bệnh cao, cần lưu ý một số điểm.



http://skds.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2008/9/22/2008922165447206/2008/09/tam%20that%20la%20xe.JPG



Sơ chế trước khi dùng: Để bảo đảm hiệu quả chữa bệnh và an toàn, trước hết, rửa thật nhanh củ tam thất bằng nước đun sôi để nguội vài lần, không cho nước kịp ngấm vào ruột, phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60oC (tuyệt đối không rang tam thất trực tiếp trên chảo hoặc tẩm dược liệu với mỡ gà, rồi phơi sấy khô như một số người đã làm). Khi dùng, mới thái lát hoặc tán bột. Dùng đến đâu làm đến đó vì để nguyên củ thì thời hạn sử dụng có thể kéo dài đến 2 năm; nếu thái lát hoặc tán bột, chỉ bảo quản được trong 6-12 tháng, có thể lâu hơn nếu ngâm bột với mật ong hoặc rượu.

Công dụng và cách dùng: Tam thất có hai tác dụng chính là cầm máu và bổ dưỡng do chứa saponin triterpen là ginsenozid, một hoạt chất quý của nhân sâm. Gần đây, tam thất còn được dùng trong một số trường hợp ung thư (phổi, tuyến tiền liệt, vòm họng, vú) với kết quả tốt.

Dùng sống dưới dạng bột hoặc mài với nước uống hoặc dạng lát cắt thì ngậm nhai rồi nuốt để chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, máu hôi sau khi đẻ, kiết lỵ ra máu, khối u (ung thư). Bột tam thất rắc ngoài làm cầm máu nhanh các vết thương.

Dùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ, người mới ốm dậy. Củ tam thất hấp cho mềm, thái mỏng hoặc sao khô, tán bột rồi hầm với thịt gà, thịt chim, ăn hằng ngày trong vài tuần. Có thể ngâm rượu uống. Đơn giản thì hãm tam thất với nước sôi như pha trà, uống làm nhiều lần vừa dễ làm, tiện lợi, vừa giữ được hương vị, hoạt chất. Nước hãm tam thất pha với sữa dùng cho trẻ em rất tốt.

Có thể phối hợp với nhân sâm trong trường hợp uống riêng tam thất thấy có cảm giác "nóng", nhất là đối với những người mà khí, huyết đều suy kiệt. Tuy nhiên, nên uống hỗn hợp sâm - tam thất vào ban ngày và uống riêng tam thất vào buổi tối vì nhân sâm sẽ làm cho tỉnh táo, khó ngủ.

Tam thất còn phối hợp với kỷ tử, cúc hoa chữa các chứng bệnh về mắt; với hoa hòe hoặc rutin trong những trường hợp chảy máu; với linh chi lại tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ.

Chú ý: Phụ nữ có thai không được dùng tam thất.



http://skds.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2008/9/22/2008922165447206/2008/09/tam%20that.JPG




Liều lượng: Dùng cầm máu, giảm đau nhanh, mỗi ngày uống 10-20g chia làm 4-5 lần. Để bổ dưỡng, mỗi ngày, người lớn: 5-6g chia hai lần; trẻ em tùy tuổi bằng 1/2 - 1/3 liều người lớn. Uống sau khi ăn 5 - 10 phút. Đối với các trường hợp ung thư, mỗi ngày có thể dùng liều 10g, liên tục trong 12 tháng hoặc lâu hơn.

Các loài dùng thay thế: Ngoài cây tam thất trồng, hai loài tam thất mọc hoang đã được phát hiện, làm cho vị thuốc trở nên phong phú và đa dạng, giúp cho việc sử dụng tam thất được thuận lợi hơn. Đó là cây tam thất lá xẻ (Panax bipinna tifidus Seem.) và cây tam thất rừng (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng). Cả hai loài đều đã được nghiên cứu sâu về hóa học và dược lý với kết quả tác dụng như tam thất trồng và có thể dùng để thay thế. Tam thất lá xẻ còn được ngâm rượu, rồi chiết dưới dạng tinh sâm dùng rất tốt, đặc biệt có tác dụng kích thích sinh dục.

Phân biệt thật giả: Trên thực tế, tam thất đã bị giả mạo bởi tam thất gừng (Stahlianthus thorellii Gagnep.), thổ tam thất (Gynura pinnatifida DC.) do trùng tên gọi hoặc hồi đầu thảo (Tacca plantaginea (Hanee) Drenth) do cùng tính dược. Những dược liệu này cũng dưới dạng củ đều được bôi đen bằng mực tàu hoặc bút chì đen, rồi xoa bột hoạt thạch (talc) cho bóng giống màu của tam thất thật.

Dựa vào những sai khác sau đây về mặt hình thái thực vật, ta có thể phân biệt dễ dàng và tránh nhầm lẫn để có dược liệu tam thất đúng:

Củ tam thất hình thoi hoặc hình con quay (đa số), dài 2-4cm, đường kính 1-2cm. Đầu củ sần sùi do những vết tích của thân cây rụng hằng năm tạo thành. Mặt ngoài màu đen, có nhiều nếp nhăn dọc. Thịt màu xám đen. Vị ngọt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm.



http://www.thuocbietduoc.com.vn/images/news/2010/5/cu-tam-that_8-17510.jpg


Củ tam thất gừng hình tròn thuôn một đầu hoặc hình trứng (giống quả trứng chim), dài 1,5 đến 2 cm.

Mặt ngoài màu trắng vàng, có nhiều vòng song song ngang củ. Thịt màu trắng ngà. Vị cay, nóng, mùi thơm như gừng.

Củ thổ tam thất (gọi bạch truật nam) hình tròn hoặc gần tròn, dài 4-5cm, đường kính 3,5-4cm, sần sùi không đều. Mặt ngoài màu nâu vàng. Thịt màu vàng ngà. Vị nhạt, chát, hơi ngứa, không mùi.

Củ hồi đầu thảo hình tròn méo mó không đều, dài 1,5-2cm. Đầu củ sần sùi do những vết tích của lá cây rụng. Mặt ngoài màu trắng bẩn. Thịt màu trắng đục. Vị đắng, hàn, không mùi.

Lưu ý trong một số trường hợp, củ tam thất rỗng ruột còn bị kẻ xấu nhồi chì cho nặng thêm để trục lợi gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

TTƯT.DSCKII. Đỗ Huy Bích
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 19 trang (182 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ›Trang sau »Trang cuối