Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

unghoadaphu

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

1. Bình Đầu

Hai hay ba chữ đầu của 4 câu đứng liền nhau không được cùng một loại tự.

2. Thượng Vỹ

Ba chữ cuối của 4 câu đứng liền nhau không được cùng một loại tự

3. Phong yêu

Chữ thứ 2 và chữ thứ 7 của câu không được cùng thanh (cùng dấu), được xem là lỗi nhẹ, nhưng tránh được càng tốt.

4. Hạc Tất

Chữ thứ 4 và thứ 7 của câu không được trùng thanh (cùng dấu).

5. Đại Vận

Chữ thứ 4 và thứ 7 của câu vần không được cùng vần. Bệnh Đại Vận và bệnh Hạc Tất đều do một gốc mà ra

6. Tiểu vận

Chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của câu vần không được cùng vần. Lỗi này được xem là lỗi nhẹ nhưng nếu tránh được thì tốt.

7. Bàng Nữu

Trong hai câu đi liền nhau, không được dùng nhiều chữ cùng âm hoặc chữ cái đầu.

8. Chánh Nữu

Trong một câu, không được dùng nhiều chữ cùng âm hoặc chữ cái đầu.

P/S : - Điệp vận ở chữ thứ 4 và thứ 7 gọi là Đại Vận.
Điệp vận ở chữ thứ 2 và thứ 6 gọi là Tiểu Vận

- uhdp sưu tầm
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unghoadaphu

CÁC LỖI KỴ TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

1. Thất luật

Những từ lẽ ra bằng mà thành Trắc hoặc lẽ ra Trắc mà thành Bằng

2. Thất niêm

Câu trên đang theo luật Bằng mà câu dưới sang luật Trắc hoặc câu trên đang theo luật Trắc mà câu dưới làm sang luật Bằng

3. Lạc vận

Đang theo vần này mà gieo sang vần khác.

4. Xuất vận

Người ta đã hạn định cho những vần gì, mà mình dùng vần khác, thì gọi là xuất vận.

5. Trùng vận

Câu trên đã dùng một vần, câu dưới lại dùng như thế nữa thì gọi là trùng vận.

6. Cưỡng vận

Các vần gieo gượng ép.

7. Khổ độc

Chữ thứ ba các câu chẵn của bài thất ngôn, và chữ thứ nhất các câu chẵn của bài ngũ ngôn lẽ ra là bằng mà làm thành Trắc.

8. Đối không chỉnh

Khi những từ trong bài thơ phải đối nhau mà từ nặng từ nhẹ không được cân.

9. Trùng từ hay trùng ý

Từ hay ý đã dùng rồi mà lại còn dùng nữa.

10. Đảo Ngữ

Đổi thứ tự của những chữ kép làm mất ý nghĩa chính gốc.

- uhdp sưu tầm
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unghoadaphu

CÂU ĐỐI TRONG THƠ Đường Luật TNBC

Câu đối là những câu văn đi đôi với nhau thế nào cho ý , chữ và luật bằng trắc cân xứng nhau.

Trong thơ ĐL TNBC các câu 3-4 và 5-6 bắt buộc phải đối từng cặp một. Câu đối thì không hạn chế số chữ, nhưng trong thơ ĐL câu đối phải giữ theo đúng luật của bài thơ về số chữ và luật bằng trắc .

Về đại thể, hai câu thơ đối nhau phải đối cả về ý , từ và thanh.

1. Đối ý

Ý ngụ trong 2 câu đối phải mang tính cách tương phản (tức là tả 2 sự việc trái ngược nhau) hoặc tương đồng (tức là ý đi song song bổ túc nhau).

Thí dụ:

- Tương đồng:

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn (Bà huyện Thanh Quan)

- Tương phản:

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng ( Trần Tế Xương)

2. Đối từ

Các từ hoặc cụm từ trong câu trên và câu dưới phải đối nhau về từ loại, sự vật và ngữ pháp:

- Từ loại: danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối tính từ, v.v... từ đơn đối từ đơn, từ kép đối từ kép, từ lắp láy đối từ lắp láy, v.v...
- Ngữ pháp: chủ từ phải đối với chủ từ, túc từ phải đối túc từ, v.v...
- Sự vật: từ nhân xưng thì đối từ nhân xưng, cảnh vật thì đối cảnh vật, tên người đối với tên người, địa danh đối với địa danh, v.v...

Ngoài ra các từ tiếng Hán Việt phải đối bằng từ Hán Việt, từ thuần Nôm thì đối với từ thuần Nôm, điển tích đối với điển tích, v.v...

Thí dụ:

Còi mục thét trăng miền khoáng dã
Chài ngư tung gió bãi bình sa (Bà huyện Thanh Quan)

- Còi với Chài là những vật dụng để làm việc của Mục đồng và Ngư phủ,
- Mục với Ngư là danh từ người, ngành nghề, và là tiếng Hán việt
- Thét và Tung đều là động từ
- Trăng với Gió là danh từ, chỉ sự vật thiên nhiên
- Miền với Bãi là danh từ chỉ nơi chốn , Khoáng dã với Bình sa là từ ghép Hán việt, khoáng với bình là tính từ, dã với sa là danh từ

3. Đối thanh

Chữ thanh bằng đối với chữ thanh trắc và ngược lại. Nếu giữ đúng luật bằng trắc của thơ ĐL thì bắt buộc đã đối nhau về thanh rồi, không cần quan tâm nữa.

Tuy rằng đối thanh và đối từ góp phần quan trọng để tạo thành một bài thơ ĐL hay, nhưng nội dung ý tưởng mới là phần chủ yếu của bài thơ, nên cần phải đặt nặng vấn đề viết câu sao cho có ý nghĩa, chớ không nên chỉ câu nệ vào việc tìm từ đối cho chỉnh mà quên ý nghĩa toàn cục.

- uhdp sưu tầm
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unghoadaphu

Thể thơ Liên hoàn

Thể thơ có nhiều đoạn , câu cuối của đoạn trên được chuyển thành câu đầu của đoạn dưới

Thi Lấy Ðược

Anh Phán nhà ta biết cóc gì
Kỳ thi Tham biện cũng ra thi,
Nhất thì anh đỗ,nhì anh trượt,
Chẳng đậu khoa này,khoa khác đi.
Chẳng đậu khoa này,khoa khác đi.
Nam nhi chi chí,há lo gì,
Một,hai,ba,bốn,năm năm trượt
Nhẵn mặt quan trường,chẳng thẹn chi.

Nhẵn mặt quan trường,chẳng thẹn chi.
Trượt thi,thi trượt,vẫn gan lì.
. . . .

- Tú Mỡ

Lính Tập Vinh Qui

Chú đội qua Tây thắng trận về,
Cả nhà đón rước thật mừng ghê !
Ông già,bà lão gồm hai cụ,
Vợ giảnh,con ngoan đủ mọi bề,(1)
Nảy ngực mề đay tiền bạc chói,
Rạng mình khố đỏ áo vàng xuê.
Giang sơn mày mặt càng tươi tốt,
Bộ cất tay lên,ngó cũng nghề .(2)

Bộ cất tay lên ngó cũng nghề,
Miệng cười tróm trém,húi râu dê.(3)
Xông pha trăm trận từng hăm hở
Gánh vác hai vai ghẹo nặng nề !(4)
Mở mặt Tiên Rồng dòng Ðại Việt,
Nổi danh hùng hổ cõi Âu tê(5)
Trong tình cảnh nọ dầu không vẻ,
Văng vẳng dường nghe tiếng ắc-đê !(6)

- N.V.H

Chú thích
1-Vợ đẹp ( tiếng Nghệ)
2-Có vẻ tay nghề
3-Bộ râu xén như râu dê
4-Dù công việc có nặng đến đâu cũng không sợ (tiếng Nghệ)
5-Âu Tây.chữ tây,âm Hán có khi đọc là tê
6-Phiên âm chữ Pháp :un,deux.Tiếng hô đi đều của lính tập.

- uhdp sưu tầm
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unghoadaphu

Thể thơ Liên hoàn thuận nghịch vận

Thể thơ như trên ,nhưng bài thứ 2 viết ngược vần lại với bài thứ nhất VD :

Xem Núi Non Bộ

Non nhân,nước trí,điểu muông hiền,
Núi giả mà in dáng tự nhiên.
Một vũng xinh xinh ,vươn một ngọn,
Hai cầu nho nhỏ,vắt hai triền.
Thuyền ngư lướt suối dong miền tục,
Cánh hạc trườn mây bổng cõi tiên.
Ðối cảnh tâm tư dường nhẹ nhõm,
Lâng lâng chẳng bợn chút ưu phiền.

Lâng lâng chẳng bợn chút ưu phiền.
Bàn đá say cờ đôi lão tiên,
Lã vọng buông câu vờn sóng nước,
Phật đài mở lối lượn ven triền.
Sỏn thanh thủy tú,hồn u nhã,
Sắc lộng hương nùng ,khí hạo nhiên.
Phong cảnh tạo hình như giới thiệu
Chủ nhân đây cũng bậc nhân hiền.

- Lạc Nam
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unghoadaphu

Thể thơ liên hoàn Ô thước kiều

Thể thơ liên hoàn như trên,nhưng lấy 2 từ cuối,hoặc nhắc lại 2,3 từ nào đó ở câu cuối của bài trên để mở đầu cho câu 1 của bài dưới

Chống Tôn Thọ Tường

Lung lay lòng sắt đã mang nhơ,
Chẳng xét phận mình khéo nói vơ.
Người trí mang lo danh chẳng chói,
Ðứa ngu luống sợ tuổi không chờ.
Bài hòa đã sẵn in tay thợ,
Cuộc đánh hơn thua giống nước cờ.
Chưa trả thù nhà,đền nợ nước,
Dám đâu mắt lấp với tai ngơ

Tai ngơ sao đặng lúc tan tành,
Luống biết trách người,chẳng trách mình.
Ðến thế còn khoe đàng đạo nghĩa,
Như vầy cũng gọi kẻ trâm anh.
Biển khơi vụng tính dung thuyền nhỏ,
Chuông nặng to gan buộc chỉ mành.
Thân có,ắt danh tua phải có,
Khuyên người ái trọng cái thân danh.

Thân danh chẳng kể,thật thằng hoang,
Ðốt sáp nên tro lụy chẳng màng.
Hai cửa trâm anh xô sấp ngửa,
Một nhà danh giá xóa tan hoang.
Con buôn khấp khởi chưa từng ngọc,
Người khó xăng xăng mới gặp vàng.
Thương kẻ đòng văn nên phải nhắc.
Dễ đâu ta dám tiếng khoe khoang.

- Phan Văn Trị ( 1830-1910)
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unghoadaphu

Thể thơ Thủ vĩ ngâm

Thể thơ trong đó câu đầu và câu cuối giống nhau

Ðèn Kéo Quân

Lúng túng trong vòng mấy đứa đen,
Nhờ khi đỏ lửa mới hay hèn.
Nghênh ngang võng giá phô đồ giấy,
Ðủng đỉnh dù che nép bóng đèn.
Thằng trước thằng sau liền gót chạy,
Anh trên anh dưới vểnh râu lên.
Này ai say tỉnh nhìn xem thử,
Lúng túng trong vòng mấy đứa đen .

- Khuyết Danh
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unghoadaphu

Thể thơ Triệt hạ

Từ cuối của mỗi câu thơ để bỏ lửng làm cho câu thơ chưa trọn nghĩa,khiến người đọc phải nghĩ ra

Gái Hồng Nhan

Thấy gái hồng nha bỗng chốc mà . . .
Hõi thăm cô ấy chửa hay đà . . .
Hình dung yểu điệu in như thể . . .
Diện mạo phương phi ngó tưởng là . . .
Ăn mặc ra tuồng người ở chốn . . .
Nói năng phải lẽ giống con nhà . . .
Ước gì ta được mà ta để . . .
Ta để đem về để nữa ta . . .

- Nguyễn Quý Tân

- uhdp sưu tầm
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unghoadaphu

Thể thơ Yết hậu

Các câu trên đủ từ cả,riêng câu cuối cùng chỉ có 1 từ

Rượu Say Nhè

Sống ở nhân gian,đánh chén cay,
Trăm năm ngày thác ,gi" be đầy.
Diêm vương phán hỏi " Ai đó " ?
Say ! "

Sống ở nhân gian đánh chén khè ,
Trăm năm ngày thác,gi" đầy be.
Diêm vương phán hỏi " Ai đó " ?
Nhè ! "

- Phạm Thái biệt hiệu Chiêu Ly

- uhdp sưu tầm
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unghoadaphu

Thể thơ Áp cú

Từ cuối của câu trước trở thành từ đầu của câu sau

Sang Canh

Năm nảo năm nao cũng ước lành
Lành,còn mong hết ? đón sang canh
Canh trời thắc thỏm phương xin lộc
Lộc nước lăm le khách vít cành.
Cành lá đêm qua dù thiếu nụ
Nụ đào xuân hé đẹp hơn tranh,
Tranh đời mới lại màu hoa gấm
Gấm vóc sơn hà lộng sắc xanh.

- Toại Khang

Chừa Rượu

Những lúc say sưa, cũng muốn chừa,
Muốn chừa, nhưng tỉnh lại hay ưa,
Hay ưa nên nỗi không chừa được,
Chừa được, nhưng mà cũng chẳng chừa.

- Nguyễn Khuyến

- uhdp sưu tầm
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ›Trang sau »Trang cuối