Trang trong tổng số 10 trang (94 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Có những bài đúng niêm luật nhưng chẳng là thơ
Cũng có những bài thơ chẳng cần theo niêm luật
Thơ chỉ có một bất biến trường tồn duy nhất
Thơ phải là thơ! Không được đánh mất vẻ nên thơ!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hiệp Nguyễn Hoàng

Wendy Cope: ‘Nhà thơ phải biết đọc thơ’

Tác giả: Thanh Huyền

Wendy Cope là thi sĩ nổi tiếng người Anh. Bà khẳng định, muốn trở thành nhà thơ, trước hết bạn phải là người yêu thơ và biết đọc thật nhiều thơ.
Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa bà với tờ Time Out.

- Với bà, thơ là gì?

- Tôi không trả lời được câu hỏi này. Sự khác nhau giữa thơ và văn xuôi là ở chỗ: thơ được viết thành dòng, đúng không? Còn văn xuôi thì được viết thành đoạn. Tôi nghĩ đó là sự khác nhau chủ yếu. Nhiều người nghĩ, nhịp điệu rất quan trọng với thơ, nhưng nó cũng quan trọng với văn xuôi.

- Bà không dùng dấu hiệu kỹ thuật để định nghĩa thơ ca đấy chứ?

- Không, tôi không nghĩ chúng định nghĩa thi ca. Nhưng không phải loại thơ nào cũng có vần, không phải loại thơ nào cũng có nhịp điệu. Rất khó để bạn có thể định nghĩa đầy đủ về thơ ca. Vậy thì “viết thành dòng” là một dấu hiệu nhận biết về nó.

- Vậy thơ ca có ý nghĩa như thế nào với bà?

- Tôi không biết. Tôi chỉ biết làm thơ thôi. Thơ là thứ tôi thích viết và thích đọc. Bạn sẽ không thể trở thành nhà thơ nếu không thích đọc thơ. Có lẽ, nói về ý nghĩa thì, thơ là thứ tôi thích đọc. Vậy thôi.


Nhà thơ Wendy Cope.

- Thể thơ yêu thích của bà là gì?

- Nếu bạn đọc sách của tôi, bạn sẽ thấy tôi sáng tác dạng thơ sonnets (thơ trữ tình 14 câu) rất nhiều. Ngoài ra còn có thể thơ villanelle. Đó là hai thể thơ mà tôi yêu thích.

- Tại sao bà lại chọn thơ cho sự nghiệp sáng tác của mình?

- Nó diễn ra tự nhiên. Một ngày, tôi ngồi xuống và làm thơ, vậy thôi.

- Sáng tác thơ, với bà, có diễn ra theo một quá trình không?

- Có. Tôi cần một điểm khởi đầu. Có lẽ nó là một dòng nào đó xuất hiện trong đầu, nghe có vẻ như một dòng thơ. Tôi sẽ viết ra và tiếp tục xem nó đi đến đâu. Nếu nó thành bài thơ thì tốt. Còn nếu không, tôi sẽ lại tìm điểm khởi đầu. Vậy nên, nếu bạn có cái dòng khởi đầu này rồi, thì hãy viết ra để xem câu chữ dẫn bạn đến đâu.

- Bà thường thích sáng tác ở đâu?

- Thường là ở nhà. Tôi có một chiếc ghế, một chiếc ghế rất thoải mái để ngồi viết. Thường tôi viết bằng tay, sau đó đánh máy lại. Đó là ở nhà. Còn thì thỉnh thoảng tôi cũng làm thơ trong khách sạn. Những lúc đó, khôn có giấy, không có máy tính, tôi đành viết ra trên một chiếc phong bì.

- Bà thích viết vào khoảng thời gian nào trong ngày?

- Tôi viết vào bất cứ lúc nào.

- Bà thích thơ ca ở giai đoạn nào?

- Ồ, một câu hỏi hay. Nhưng tôi không biết mình có đặc biệt thích một giai đoạn thơ nhất định nào đó hay không. Mà tôi có những nhà thơ yêu thích, như George Herbert, John Clare, Robert Frost, Emily Dickinson, Shakespeare. Tôi đọc thơ cũ nhiều hơn thơ ca đương đại. Tôi cũng cố nắm bắt kịp với thơ ca đương đại. Nhưng thỉnh thoảng lắm tôi mới tìm được tập thơ yêu thích, còn thì thường xuyên gặp phải những tập thơ không “nuốt” nổi.

- Những phong cách thơ nào ảnh hưởng đến bà?

- Tôi bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhà thơ sau hàng chục năm như thế. Nhưng tôi không biết cụ thể ai ảnh hưởng đến tôi và ảnh hưởng như thế nào. Có lẽ các nhà phê bình sẽ chỉ ra được điều này. Một điều rất hay là tôi đọc rất nhiều nhưng không hề biết tôi bị ảnh hưởng ra sao.

- Vậy, đọc có ý nghĩa như thế nào đối với sáng tác?

- Vô cùng quan trọng. Điều khiến tôi khó chịu nhất là gặp phải một như thơ nào đó nói rằng họ không thích đọc thơ. Một lần, một người đàn ông lớn tuổi, đến gặp tôi tại một liên hoan văn học, đưa cho tôi một tập thơ và nói: “Tôi không đọc thơ, tôi chỉ làm thơ thôi”. Tôi cá cả nghìn bảng rằng, tập thơ đó của ông ta sẽ chẳng ra gì. Và đúng là như thế. Không đọc thơ, không yêu thơ thì khó mà làm thơ hay được.

- Bà còn nhớ bài thơ đầu tiên bà viết?

- Tôi viết bài thơ đầu tiên khi mới 6 tuổi. Bởi vì nhà trường yêu cầu viết một bài thơ. Và tôi đã viết về con gấu bông của mình.

- Bài thơ thế nào?

- Tệ lắm.
Nguyễn Hoàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

acxenlupanh

trước nay mình rất băn khoăn. thơ thì phải lãng mạn. nhưng thơ cũng là một hình thức phản ánh cuộc sông. vậy trong thơ cũng có thực tế. 2 điêu trên nghe có vẻ rất mâu thuẫn. thôi thì đành nhờ mọi người bình luận xem thơ thực tế hay thơ lãng mạn tốt hơn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

acxenlupanh đã viết:
trước nay mình rất băn khoăn. thơ thì phải lãng mạn. nhưng thơ cũng là một hình thức phản ánh cuộc sông. vậy trong thơ cũng có thực tế. 2 điêu trên nghe có vẻ rất mâu thuẫn. thôi thì đành nhờ mọi người bình luận xem thơ thực tế hay thơ lãng mạn tốt hơn.
Không chỉ hai mà có thể có rất nhiều "cặp phạm trù" xung đột kiểu "thực tế, lãng mạn" tồn tại trong "thơ ca" nói riêng và trong bất kỳ sự vật nào nói chung. Những mâu thuẫn vẫn sống chung với nhau như vậy và chẳng cần phải thắc mắc gì nhiều ngoài việc công nhận và chú ý tới sự tồn tại của chúng.

Về bản chất, thơ ca luôn là tổng hoà của rất nhiều thứ và sự tách bạch chúng ra chỉ do và có trong ý niệm của con người. Tỷ lệ phần trăm các thành phần của thơ rất khó đong đếm và phụ thuộc vào tác giả, người đọc, môi trường sáng tác, môi trường cảm thụ...

Do đó việc "bình luận xem thơ thực tế hay thơ lãng mạn tốt hơn" sẽ chỉ dẫn tới những tranh cãi bất tận kiểu "vị nghệ thuật hay vị nhân sinh" mà thôi. Chưa kể là phải định nghĩa "tốt" là gì, thứ có thể dẫn đến một tranh luận còn ở mức cao hơn và dai dẳng hơn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Xin các bạn lưu ý cho: đây là topic để thảo luận chung, không phải là nơi gửi thơ, nhất là thơ mang tính khích bác lẫn nhau!
Tất cả các bài viết không mang tính thảo luận chung sẽ bị xoá bỏ. Các nick còn cố ý spam bài không đúng chủ đề sẽ bị xử lý theo quy định.
NT
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nguyệt Thu đã viết:
Xin các bạn lưu ý cho: đây là topic để thảo luận chung, không phải là nơi gửi thơ, nhất là thơ mang tính khích bác lẫn nhau!
Tất cả các bài viết không mang tính thảo luận chung sẽ bị xoá bỏ. Các nick còn cố ý spam bài không đúng chủ đề sẽ bị xử lý theo quy định.
NT
Ấy là vì luận về thơ mà chẳng nên thơ mới sinh ra thế. :((
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyen quoc

Xưa nay thơ có nhiều thể loại. Hiện nay, một số nhà thơ hay sử dụng thuật ngữ: Thơ làng, thơ bác học và v.v...Khi hỏi thế nào là thơ "bác học" thì chỉ nói chung chung, có người còn ậm à ậm ờ!
Vậy, bạn nào biết giải nghĩa giúp : Thế nào là thơ " bác học", " Thơ làng".v.v...
Thân ái!
Nguyen quoc
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Điêu Chính Luận

Theo em thơ "Bác học" có 2 dạng: một là :thơ của những người trung niên nhưng vẫn theo học ở một trường nào đó. Hai là: thơ của những người không bao giờ đi học cả.Còn thơ làng thì em chịu không biết vì trên em chỉ toàn là bản thôi,không có làng như ở mạn xuôi

Họ em mang tiếng là Điêu
Nhưng lòng em chứa toàn điều chính chuyên

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

nguyen quoc đã viết:
Xưa nay thơ có nhiều thể loại. Hiện nay, một số nhà thơ hay sử dụng thuật ngữ: Thơ làng, thơ bác học và v.v...Khi hỏi thế nào là thơ "bác học" thì chỉ nói chung chung, có người còn ậm à ậm ờ!
Vậy, bạn nào biết giải nghĩa giúp : Thế nào là thơ " bác học", " Thơ làng".v.v...
Thân ái!
Tôi không biết một định nghĩa "bác học" về hai thuật ngữ này, chỉ biết suy nghĩ "làng" về chúng. Để tránh chung chung, ậm ờ, xin đưa hai ví dụ cụ thể, rõ ràng:

Thơ bác học

Khoảng cách và tình yêu bất định do nguyên lý Heisenberg.
Lát cắt Dedekind sinh ra trù mật những nỗi buồn.
Em quyến rũ anh bằng liên kết hydro bền vững.
Con hơn cha mới đúng là tiến hóa luận Darwin.

Thơ làng

Con đường cắt mặt cánh đồng.
Cây đa cổ thụ chổng mông vào làng.
Bờ ao khế ngọt chửa hoang.
Chiếc cầu gục dưới mỡ màng dáng em.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Già làng trưởng bản ơi, bọn dưới xuôi điên rồi

Bài đăng trên blog Nguyễn Thông Chủ nhật, ngày 12/8/2012

Mất cả sáng nay chạy xe đến mấy cái nhà sách ở Sài Gòn kiếm cuốn thơ thiền nghe nói sắp giật giải Nobel nhưng không ra. Hay là mấy cô bán sách xinh đẹp nhìn cái mặt mình cho rằng trần tục quá, không xứng với thơ siêu thoát. Hay là được hội trung ương, báo trung ương lăng xê rầm rộ quá nên bán hết veo rồi, mình trâu già chậm chân uống nước đục. Hay là thơ quý chỉ in ra ít bản gửi theo thuyền bát nhã về cõi phật nên bến trần gian không có. Hay là...

Nhưng chỉ riêng chuyện, dù mình cũng là người tỉnh táo ra phết, vẫn săm sắn chạy lùng tìm quý thi cũng đủ thấy người ta PR, marketing, quảng cáo thành công thế nào. Chả có tập thơ trong tay, không được đọc cụ thể nên không dám bàn. Hóng hớt nói theo người khác đâu phải lối đàng hoàng. Vậy bao giờ có vật chứng mình sẽ bàn chuyện hay dở của thơ.

Tuy nhiên, từ lâu lắm rồi đã tường chuyện bác trung tướng Hữu Ước dùng tờ báo Công an lăng xê ca ngợi tác giả Nobel tương lai này. Cứ ra tập nào, mà thậm chí khi nhà thơ còn thai nghén, đã sai phóng viên viết bài bốc tận mây xanh. Giáo sư tiến sĩ nhà khoa học nhà thơ (cũng nhiều chức danh như tổng quản báo) nghe các cháu nó khen cứ tưởng thật, lại càng phởn tợn. Rồi lập kỷ lục độc bản thi nặng hơn tạ mốt tạ hai, rồi viết như điên vài phút một bài, rồi bỏ tiền ra cho chúng nó làm hội thảo. Cứ là bị thơ điên quay như chong chóng. Cũng may chỉ có báo công an của trung tướng yêu thơ chứ lôi vào chốn điên thi này cả những đại báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân thì lấy ai tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của đảng, lấy ai chống diễn biến hòa bình.

Hôm rồi, ông cụ bạn nhà mình là phụ lão Nguyễn Việt Chiến làm cho 2 bài tường thuật, phân tích về hội thảo thơ giáo sư tiến sĩ trên báo Thanh Niên, mình đọc xong phát hoảng. Thế ra tưởng chỉ có giáo sư và trung tướng phát cuồng vì thơ, nay lại cả hội nhà văn quốc gia và biết bao vị đạo mạo nữa ư. Tham luận này nọ, đủ kiểu nhấn mạnh, tìm tòi, hầu như chả có cụ nào chỉ ra được cái hay cái đẹp của thơ (hay là họ cũng chưa đọc như mình), tuyền chú ý đến tập thơ được ra đời như thế nào, nhà thơ nhập thần ra sao, một đêm viết bao nhiêu bài, mỗi bài hết bao nhiêu phút... Hội nhà văn ôi hội nhà văn, bác Hữu Thỉnh ôi bác Hữu Thỉnh, hết chuyện hay sao mà tưng tửng dở điên dở dại thế.

Nhớ chuyện dạo xưa cụ Chính Hữu sau suốt 29 năm làm cách mạng, làm thơ cũng chỉ dám ra tập thơ đầu tay nhõn 24 bài Đầu súng trăng treo, vị tính hơn 1 năm mới trình một bài, nhưng hồn cốt đâu ra đấy, đến nay chả ai dám chê điều gì. Lại nhớ hồi mình còn đi học, nghe các thầy Nguyễn Lộc, Bùi Duy Tân dạy về Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, thầy bảo cụ Lý Văn Phức khi nhận xét về khúc ngâm này chỉ nói ngắn gọn "thiên đoàn bách luyện, ngữ ngữ kinh nhân" (trăm nghìn lần rèn luyện, mỗi câu đọc lên khiến rợn người), còn chủ nhân của Mộng Liên Đường xuất bản truyện Kiều thì tuyên dương Nguyễn Du ngắn gọn như vầy "mỗi câu thơ viết ra như có máu chảy ở đầu ngọn bút". Cổ nhân hành văn thận trọng thế chứ đâu có cái thói đẻ sòn sòn.

Xem ra cõi văn chương xứ mình loạn rồi, bác Nguyễn Việt Chiến nhỉ. Ngọn cờ ngơ ngác trống canh trễ tràng, mấy người cầm trịch làng văn sẽ đẩy nền văn nghệ xứ này đến đâu, nào ai biết được. Ông Hữu Thỉnh khen ông Hoàng Quang Thuận, ông Thuận khen ông Hữu Ước, ông Ước khen ông Hữu Thỉnh, ông Thỉnh lại khen ông Thuận, ông Thiều...

Ngân sách đâu, rót vào đây để phục vụ nền văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc, khoa học, đại chúng.

Nói như mấy bác già làng trưởng bản: bọn dưới xuôi chúng mày điên rồi.

12.8.2012
Nguyễn Thông
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 10 trang (94 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối